Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    TÌM HIỂU NGÔN NGỮ Ở KINH THÀNH THĂNG LONG CUỐI THẾ KỶ XVIII QUA “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU

    avatar
    congdantoancau

    Tổng số bài gửi : 633
    Tiền xu Ⓑ : 1732
    Được cảm ơn № : 27
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 12/05/2014

    TÌM HIỂU NGÔN NGỮ Ở KINH THÀNH THĂNG LONG CUỐI THẾ KỶ XVIII QUA “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU Empty TÌM HIỂU NGÔN NGỮ Ở KINH THÀNH THĂNG LONG CUỐI THẾ KỶ XVIII QUA “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU

    Bài gửi by congdantoancau 4th June 2015, 00:38

    TÌM HIỂU NGÔN NGỮ Ở KINH THÀNH THĂNG LONG CUỐI THẾ KỶ XVIII QUA “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
    NGUYỄN KHẮC BẢO

    Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 - 1820) là con trai thứ bảy của Xuân quận công Nguyễn Nghiễm (1708 - 1776) quê gốc ở xã Tiên Điền huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh. Nhưng thân phụ của thi hào từ năm 16 tuổi (1724) đã ra dự và đỗ đầu kỳ thi sát hạch tại Quốc tử giám, đến năm 23 tuổi lại đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ, trẻ nhất trong số người đỗ đại khoa năm ấy và từ đó liên tục nhận các chức quan ở Thanh Hoa, Sơn Nam. Đến năm 33 tuổi (1741), Cụ bắt đầu ra Thăng Long nhậm chức Tế tửu Quốc tử giám rồi thăng dần đến chức Tham tụng (Tể tướng) tước Xuân quận công, đến khi về trí sĩ được thăng chức Đại Tư đồ. Mẹ của thi hào là bà Trần Thị Tần (1740 - 1778) quê ở xã Hoa Thiều huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn trấn Kinh Bắc, sinh ra thi hào tại phường Bích Câu Kinh thành Thăng Long. Quan Tham tụng Nguyễn Nghiễm còn có bà vợ thứ 5 là Nguyễn Thị Xuân quê ở xã Tiên Sơn huyện Yên Phong phủ Từ Sơn trấn Kinh Bắc và 2 nàng dâu quê cũng ở trấn Kinh Bắc. Một là vợ của Nguyễn Điều quê ở huyện Siêu Loại phủ Thuận Thành sinh ra Nguyễn Hành (1771 – 1824) cũng là một trong “An Nam ngũ tuyệt” như người chú Nguyễn Du). Hai là vợ của Nguyễn ức (em cùng mẹ với Nguyễn Du) quê ở xã Phù Đổng huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn. Như vậy là trong dinh thự của quan Xuân quận công ở Kinh thành Thăng Long có hai bà phu nhân và hai nàng dâu người trấn Kinh Bắc và dĩ nhiên là sẽ có hàng trăm gia nô, đầy tớ, a hoàn nữa là người xứ Bắc và ở Kinh đô Thăng Long. Môi trường sinh hoạt ấy tổng hòa cả ngôn ngữ tình tứ, trau chuốt của các làn điệu quan họ quê mẹ, sự chuẩn xác, thuần cổ của vùng Nghệ Tĩnh quê cha và nét hào hoa, thanh lịch của Kinh kỳ Thăng Long là nền tảng vững chắc ảnh hưởng rất nhiều đến kho tàng ngôn ngữ của thi hào khi dùng để sáng tác nên Truyện Kiều bất hủ.

    Như chúng tôi đã trình bày trong bài: “Nguyễn Du viết Truyện Kiềukhi nào?” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống tháng 6/2000, dựa vào văn bản Truyện Kiều còn nhiều câu chữ có nội dung “yêu thư - yêu ngôn” kiểu như “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”... phạm vào điều 225 luật Gia Long và đặc biệt có nhiều từ phạm trọng húy như:Chủng 種, Lan 蘭, là tên của vua Gia Long và mẹ cả là Huy Gia từ phi, nên có thể kết luận: Nguyễn Du viết Truyện Kiều trước khi Gia Long lên ngôi vua, tức là khi thi hào còn ở ẩn tại quê cha Tiên Điền (1796 - 1801). Do văn bản gốc Truyện Kiều của thi hào không còn, nên những bản Truyện Kiều khắc in vào đầu thế kỷ XX như bản của Kiều Oánh Mậu 1902 (đã chủ yếu dựa vào bản Kinh của Đào Nguyên Phổ mang từ Huế ra tặng năm 1898) mà văn bản Kinh này đã bị các văn quan triều Tự Đức sửa chữa với các lý do: nhầm tự dạng, không hiểu nghĩa, tự cho mình có quyền sửa chữa “hay hơn”... nên các từ cổ của thế kỷ XVIII trong nguyên tác đã bị thay bằng các từ “hiện đại” cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dẫn đến làm sai lệch chân diện của nguyên tác. Sau đây chúng tôi xin dựa vào các văn bản Kiều Nôm cổ nhất còn lưu giữ được là:

    1. Bản Liễu Văn Đường khắc in năm 1871,

    2. Bản Quan Văn Đường khắc in năm 1879,

    3. Bản ấn Thư hội khắc in năm 1896,

    4. Bản chép tay của cụ Vũ Hữu Đắc ở Bắc Ninh năm Giáp Ngọ 1894,

    5. Bản chép tay của cụ Chu Phi Bảng ở Diễn Châu - Nghệ An.

    Để khôi phục lại các từ cổ trong Truyện Kiều, mong rằng sẽ phản ánh chính xác ngôn từ của Kinh kỳ Thăng Long hồi cuối thế kỷ XVIII qua ngòi bút của thiên tài Nguyễn Du.

    Các câu Kiều chúng tôi đề nghị hoàn nguyên, chủ yếu là dựa vào sự thống nhất của các bản Kiều Nôm thế kỷ XIX nói trên. Các câu Kiềucho là sai nhưng lại đang được dùng để giảng dạy, truyền bá rộng rãi, được trích dẫn theo bản Truyện Kiều của Nxb. Văn học 1979 do học giả Đào Duy Anh và tập thể các nhà thơ cùng tham gia hiệu đính.

    Để thiết thực chào mừng 990 năm Thăng Long - còn 10 năm nữa là tròn 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, chúng tôi xin chọn 10 trường hợp tiêu biểu sau:

    . Câu 41: Cỏ non xanh tạn (羡) chân trời.

    Câu 831: Miếng ngon kề đến tạn (羡) nơi.

    Câu 2610: Nợ đâu ai đã dắt vào tạn (羡) tay.

    Câu 2704: Nước xuôi bỗng đã trôi dần tạn (羡) nơi.

    Câu 2766: Đánh đường chàng mới tìm vào tạn (羡) nơi.

    (Nếu cần ghi âm tận thì chỉ cần khắc chữ (尽) có 6 nét, thay vì 羡 tới 12 nét)

    Bản Đào Duy Anh 1979 (ĐDA79) phiên âm câu 41 là:

    Cỏ non xanh dợn chân trời (nhưng bản ĐDA 74 lại phiên là: xanhtận) còn các chữ tạn ở các câu sau thì ĐDA79 đều phiên là: tận.

    Tạn là âm cổ, theo từ điển Việt - Bồ - La của De Rhodes 1651 đã giải nghĩa: Tạn là vươn tới, chạm tới. Ví dụ: Nước đã tạn gỗ = Nước đã chạm gỗ; Tạn mây = Tới mây.

    Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (HTC 1896) còn ghi rõ:

    Tạn (羡) (Nôm): Thấu đến nơi, sát một bên, cùng tột.

    Ví dụ: Tạn mặt, tạn trời, tạn chân trời, dòm tạn mặt, cho tạn mặt.

    J.F.M Genibrel 1898 cũng giảng:

    Tạn: Tận, đến tận, đến sát. Ví dụ: Nhìn tạn mặt.

    Cho đến gần đây, Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức năm 1971 vẫn ghi:

    Tạn (Trạng từ): Tận, sát một bên, thấy cho rõ ràng.

    Nhiều tác phẩm Nôm cổ vẫn còn sử dụng từ tạn này như:

    + Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa có câu:

    Phong thanh gió mát tạn lầu.

    + Quốc âm thi tập có câu:

    Gió tạn rèm thay chổi quét.

    Tìm thanh trong vắt tạn trà mai.

    + Song Tinh có câu:

    Sinh từ tạn mặt Thể Vân.

    Khách tiên tạn mặt ân cần.

    + Ca dao Nghệ An có câu:

    Anh ơi đừng chê em đen,

    Một ngày tạn tối, nỏ mấy phen em ở nhà.

    Như vậy ta thấy từ Tạn được dùng rất nhiều trong văn chương cổ và được ghi nhận trong các từ điển. Nên chăng khôi phục âm Tạn trongTruyện Kiều cho đúng văn bản và phù hợp với âm cổ.

    . Câu 484: Tiếng mau phay pháy (派 派) như trời đổ mưa

    ĐDA79: Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

    Theo từ điển của HTC 1896 giảng:

    Phay pháy: Mày mày như sợi tơ nhỏ lắm.

    Mưa phay pháy: Mưa bay, mưa sương, mưa nhỏ hột quá (tr.183).

    Tự điển Lê Văn Đức 1971 giảng: Mưa phay pháy còn viết láy pháy,pháy pháy là bay như tro bụi.

    Vậy ghi là “sầm sập” với giảng nghĩa là: “Mưa rào đổ mạnh và mau” làm sai cả ý nghĩa của tiếng mưa phay pháy là nhỏ nhẹ như bụi.

    ƒ. Câu 590: Tiếng oan dậy đất, án ngờ dựng ( TÌM HIỂU NGÔN NGỮ Ở KINH THÀNH THĂNG LONG CUỐI THẾ KỶ XVIII QUA “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU Bao46002 ) mây.

    Câu 1841: Dửng ( TÌM HIỂU NGÔN NGỮ Ở KINH THÀNH THĂNG LONG CUỐI THẾ KỶ XVIII QUA “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU Bao46004 ) đi chợt nói chợt cười.

    Câu 3216: Gà đà gáy sáng trời vừa dựng (孕) đông.

    Ở bản ĐDA79 các câu trên được chép là:

    Tiếng oan dậy đất án ngời lòa mây.

    Ngảnh đi chợt nói chợt cười,

    Gà đà gáy sáng trời vừa rạng đông.

    Theo HTC 1896: Dựng: Tạo lập, cắt đặt, để đứng, dở lên.

    Dửng: là dửng dưng, bảng lảng không biết tới nhau.

    Vậy các âm Dựng - Dửng rất phù hợp với văn cảnh của câu thơ lại đúng với văn bản chữ Nôm, phản ánh đúng ngôn ngữ dân tộc cuối thế kỷ XVIII, sao ta lại vì các bản “tân thời” mà sửa bỏ các từ cổ đi.

    . Câu 898: Trất nhơ (窒 洳) đến nỗi buộc vào tôi ngươi.

    ĐDA79: Rớp nhà đến nỗi buộc vào tôi ngươi.

    Trất là từ gốc Hán, theo Tự điển Hán Việt của Thiều Chửu nghĩa là: Lấp, bức, mắc mứu. Theo HTC 1896: Trất: nghẹt, tiếng trợ từ. Theo Lê Văn Đức: Trất: bí, nghẹt, bị ngăn lại. Còn Nhơ tất cả các từ điển đều giảng là: Dơ dáy không sạch sẽ. Vậy Trất nhơ là từ sáng tạo Hán + Nôm của Nguyễn Du nghĩa là: bị mắc kẹt vào một việc dơ dáy bẩn thỉu, nét nghĩa đúng hơn từ Rớp nhà chứ!

    . Câu 1250: Ngẩn ngơ trăm nỗi dồi ( TÌM HIỂU NGÔN NGỮ Ở KINH THÀNH THĂNG LONG CUỐI THẾ KỶ XVIII QUA “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU Bao46008 ) mài một thân.

    ĐDA79: Ngẩn ngơ trăm nỗi dùi mài một thân.

    Theo De Rhodes và HTC 1896 thì Dồi mài có nghĩa là đầy vơi, phản ánh thật đúng tâm trạng của Thúy Kiều lúc phải sa chân lỡ bước vào chốn lầu xanh. Còn phiên âm là Dùi mài với nét nghĩa phổ biến là cần cù chăm chỉ thì quả là oan cho Thúy Kiều. Vì sao Kiều lại chăm chỉ làm cái việc nhơ bẩn ở chốn lầu xanh được?

    . Câu 1509: Đôi ta chút nghĩa bèo bồng ( TÌM HIỂU NGÔN NGỮ Ở KINH THÀNH THĂNG LONG CUỐI THẾ KỶ XVIII QUA “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU Bao46014 蓬)

    ĐDA79: Đôi ta chút nghĩa đèo bòng.

    Phiên âm là Bèo bồng mới đúng với mặt chữ Nôm và phản ánh thực chất mối quan hệ giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều chỉ là tạm bợ nhưbèo nổi - cỏ bồng bay, lửng lơ không bám rễ vào đâu cả. Còn Đèo bòng là quá khăng khít, gắn bó quấn quýt với nhau thì đời nào Thúy Kiều lại xui dại chàng Thúc về “nói sòng” cái quan hệ mật thiết ấy cho sư tử Hoạn Thư biết.

    . Câu 1647: Dẩy ( TÌM HIỂU NGÔN NGỮ Ở KINH THÀNH THĂNG LONG CUỐI THẾ KỶ XVIII QUA “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU Bao46006 ) ngay lên ngựa tức thì.

    ĐDA79: Vực ngay lên ngựa tức thì.

    Nếu bọn Khuyển Ưng lại: Vực Kiều lên ngựa thì chúng quá nhân đạo mà sau này Kiều lại đem xử tử chúng thì oan cho chúng quá. Vậy phiên âm là Dẩy vừa đúng theo mặt chữ Nôm, vừa lột tả đủ bản chất của bọn ác nhân “khốc quỷ kinh thần” là quá đúng sao lại chữa đi ?

    ˆ. Câu 1912: Cũng cho nghĩ nghị ( TÌM HIỂU NGÔN NGỮ Ở KINH THÀNH THĂNG LONG CUỐI THẾ KỶ XVIII QUA “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU Bao46010 TÌM HIỂU NGÔN NGỮ Ở KINH THÀNH THĂNG LONG CUỐI THẾ KỶ XVIII QUA “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU Bao46012 ) trong vòng bước ra.

    ĐDA79: Cũng cho khỏi lụy trong vòng bước ra.

    Nghĩ nghị là từ Việt gốc Hán, được Vương Vân Ngũ đại từ điển số 5708/1 giảng là: 擬 議: 揣 度 而 加 評 論.

    Nghĩ nghị = Sủy độ nhi gia bình luận. Nghĩa là: Suy xét và thêm bình luận.

    HTC 1896 giảng: Nghĩ nghị: Tưởng đến, suy xét rồi quyết định, nhất tính phải làm thế gì. Cả hai cách giảng trên đều rất phù hợp với văn cảnh của đoạn thơ. Nhưng ngay từ thời đó (theo HTC 1896) từ này đã xếp vào loại ít dùng, điều này càng chứng tỏ rằng Nguyễn Du phải viết Truyện Kiều trước năm 1896 rất lâu - vào khoảng cuối thế kỷ XVIII là rất hợp lý.

    . Câu 1951: Quản chi trên các dưới duềnh (TÌM HIỂU NGÔN NGỮ Ở KINH THÀNH THĂNG LONG CUỐI THẾ KỶ XVIII QUA “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU Bao46016 阁 TÌM HIỂU NGÔN NGỮ Ở KINH THÀNH THĂNG LONG CUỐI THẾ KỶ XVIII QUA “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU Bao46018 TÌM HIỂU NGÔN NGỮ Ở KINH THÀNH THĂNG LONG CUỐI THẾ KỶ XVIII QUA “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU Bao46020 )

    ĐDA79: Quản chi lên thác xuống ghềnh

    Câu thơ: Quản chi trên các dưới duềnh chính là lời thanh minh vụng về của chàng Thúc Sinh miệng hùm gan sứa, tỏ vẻ sẵn sàng học cách đâm đầu từ trên gác xuống tự tử như Dương Hùng thời Hán hoặc nhảy xuống sông tìm cái chết như Khuất Nguyên nước Sở. Một số nhà biên khảo do chưa nắm được điển tích trên lại bị ám ảnh bởi Thúc là lái buôn nên chữa câu thơ thành: Quản chi lên thác xuống ghềnh nghe có vẻ dễ hiểu, dễ lọt tai nhưng thực chất lại sai với nguyên truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là: Thúc muốn cùng chết với Thúy Kiều để khỏi phải nhìn cái cảnh đau đớn trước mắt Kiều bị Hoạn Thư hành hạ.

    Š. Câu 2362: Càng cay ngạt ( TÌM HIỂU NGÔN NGỮ Ở KINH THÀNH THĂNG LONG CUỐI THẾ KỶ XVIII QUA “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU Bao46022 ) lắm càng oan trái nhiều.

    ĐDA79: Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.

    Theo HTC 1896 (Tập I - tr.90):

    Cay ngạt: Thường nói về lời gay gắt, cái cay và cái ngạt là cốt cái dao cái kéo. Lời nói có cay có ngạt thì là gay gắt quá.

    Cũng theo HTC 1896 (Tập 2 - tr.87):

    Cay ngạt: Sâu thiểm, gay gắt.

    Trong HTC 1896 lúc đó chưa thấy xuất hiện từ “cay nghiệt”, từ này chỉ xuất hiện đầu tiên ở bản Kiều Oánh Mậu 1902. Như vậy ta có thể kết luận chính từ Cay ngạt mới chính là từ của Nguyễn Du, của Kinh thành hồi cuối thế kỷ XVIII.

    Những câu Kiều vừa trình bày ở trên được trích dẫn theo 5 bản KiềuNôm cổ cuối thế kỷ XIX, tuy xuất hiện ở nhiều nhà tàng bản khác nhau, lại ở các vùng địa lý khác nhau như quê mẹ Nguyễn Du (bản Bắc Ninh), ở nơi sinh trưởng của Nguyễn Du (bản Liễu Văn Đường 1871...), ở quê cha của thi hào (bản chép tay Diễn Châu), nhưng nội dung lại rất thống nhất, nên ta có thể tin rằng những câu thơ đã trình bày ở trên là sát với nguyên tác Truyện Kiều và thực là tiếng nói của người dân Việt nói chung và Kinh thành Thăng Long nói riêng hồi thế kỷ XVIII.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. 5 bản Kiều Nôm đã trích dẫn trong bài.

    2. Các bản Kiều Nôm khắc in trong thế kỷ XX.

    3. Các bản Kiều Quốc ngữ in trong thế kỷ XIX - XX.

    4. Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh, 1974.

    5. Các từ điển tiếng Việt của Alexandro De Rhodes 1651, Huỳnh Tịnh Của 1895 - 1896, Lê Văn Đức 1971, Hoàng Phê 1997.

    6. Các sách của Bùi Văn Nguyên, Đặng Duy Phúc, Chu Trọng Huyến, Lê Thước viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều.




    hannom.org.vn TẠP CHÍ HÁN NÔM SỐ 1(46) NĂM 2001


      Hôm nay: 22nd November 2024, 09:00