Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    Vấn đề phân biệt chữ Hán Việt

    avatar
    congdantoancau

    Tổng số bài gửi : 633
    Tiền xu Ⓑ : 1732
    Được cảm ơn № : 27
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 12/05/2014

    Vấn đề phân biệt chữ Hán Việt Empty Vấn đề phân biệt chữ Hán Việt

    Bài gửi by congdantoancau 14th September 2014, 15:06

    Đây là bài giới thiệu của một thành viên trong diễn đàn Hoangsa.org. Bài viết dưới góc độ tự tôn một dân tộc. Một số ý kiến đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo, không nên nhìn nhận theo một cách phiến diện

    TỪ HÁN VIỆT LÀ GÌ?

    Khi 1 từ gốc Tàu truyền vào VN, người Việt sẽ học cách phát âm nó. Vấn đề nảy sinh là người Việt không thể phát âm chuẩn 1 từ gốc ngoại, nên từ đó được phát âm ra sẽ sai chuẩn gốc. Dần dần, sự sai lạc trong cách phát âm ngày càng xa so với người Tàu. Người Việt chấp nhận cách phát âm đó và sử dụng nó để gọi tên từ gốc Tàu đó. Người ta gọi đó là từ Hán Việt.

    TẤT CẢ TỪ CÓ NGUỒN GỐC TQ ĐỀU LÀ TỪ HÁN VIỆT?

    Sai. Phải là những từ du nhập vào VN từ rất lâu, cách phát âm bị biến dị đi đến 1 mức độ nào đó mới được gọi là từ Hán Việt. 1 số người cho rằng phải là từ TQ du nhập từ đời Hán, Đường về trước mới được công nhận là từ Hán Việt.

    Trong vài trăm năm gần đây, theo những làn sóng di dân của người Hoa và Nam Bộ ( đặc biệt là người Quảng Đông và Triều Châu), họ đã du nhập vào 1 lượng từ gốc Hoa mới mà người Việt đến hiện tại vẫn chưa kịp Hán Việt hóa nó ( vẫn còn đọc theo âm gốc Tàu).


    VD: “tàu hủ”, “ há cảo”, “ xí muội”, “cần xé”, “hên xui” ( đọc theo Hán Việt là “hưng suy”), …

    1 đặc trưng khá dễ nhận ra là từ Hán Việt có phong cách rất “kiếm hiệp”, còn những từ gốc Tàu chưa bị Hán Việt hóa lại có cách đọc theo kiểu “ xí xô xí xào”.

    TỪ HÁN VIỆT CÓ THỂ GỌI LÀ TỪ HÁN BỊ VIỆT HÓA?

    Rất khó nói, dưới góc nhìn của TQ thì từ Hán Việt được xem là tiếng Tàu bị người Việt đọc sai chính tả. Đây là vấn đề thường xảy ra với những nước từng tiếp thu văn hóa Hán.

    VD:
    - Vương Thúy Kiều là cách đọc Hán Việt của cái tên Tàu gốc là “Wang Cui Qiao”.

    Dưới góc nhìn của TQ thì từ Hán Việt là 1 cái lỗi do dân bản địa phát âm sai. Còn người VN thì coi nó là 1 nỗ lực trong việc cố phát âm từ ngữ gốc Tàu. Tóm lại, cả 2 phía, ko ai công nhận nó là thuộc về mình cả, đều thấy rõ dấu vết ngoại lai trong nó. Từ Hán Việt là một kiểu con lai bị hắt hủi bởi cả 2 phía.

    NẾU CHỈ ĐƠN GIẢN LÀ PHÁT ÂM SAI, THÌ NGƯỜI VIỆT SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT CÓ KHÁC GÌ SO VỚI NGƯỜI TÀU SỬ DỤNG CHỮ HÁN GỐC?

    Sự khác biệt dần nảy sinh theo thời gian từ Hán Việt được sử dụng. Ít nhất có 2 cái:

    1/ Trục trặc khi phiên âm: khi TQ dùng chữ Hán để phiên âm 1 cái tên Tây, 1 sự vật ngoại lai nào đó mà TQ ko có: người Tàu sẽ dựa trên cách phát âm chuẩn theo kiểu TQ của những chữ Hán, chọn ra những chữ có cách phát âm giống với cái tên ấy để ghi phiên âm lại những cái tên trên. Nhưng vấn đề ở chỗ, là cùng 1 chữ Hán ấy, người Việt ko phát âm theo kiểu gốc của TQ mà lại phát âm thành từ Hán Việt ( ko hề hay biết là mình phát âm sai) nên nhiều khi cùng 1 cái tên được phiên âm và ghi lại bằng Hán tự trên giấy tờ ấy, đọc theo cách phát âm những chữ Hán ấy theo kiểu gốc của TQ thì ta sẽ phát âm đúng cái tên Tây nọ, nhưng đi đọc dòng chữ ấy theo kiểu Hán Việt, ta có 1 cái tên cực kỳ kiếm hiệp, khác xa với bản phiên âm mà Tàu ghi lại.

    VD1: Cho 1 cái tên Hy Lạp là “Medea”
    - TQ phiên âm cái tên ấy thành “ 美狄亞”, đọc theo cách phát âm chuẩn của TQ là “ Mei Di A”, tức rất sát cách phát âm tên gốc.

    - Nhưng cũng cái dòng chữ Hán “ 美狄亞”ấy, người VN đọc theo âm Hán Việt thành “ Mỹ Địch Á”.

    VD2: như trong cuốn “ Chân Lạp phong thổ ký” của Châu Đạt Quang đời Tống đi thăm Campuchia. Đã ghi lại cách phát âm các chữ số từ 1 đến 9 của người Cam, rồi đến lượt người Việt lại đọc những phiên âm đó theo kiểu Hán Việt thành ra sai lạc xa so với cách phát âm gốc.

    - Theo thứ tự: chữ số: cách phát âm gốc của dân Cam; phiên âm của Tàu đọc theo tiếng Tàu gốc; phiên âm Tàu đó nhưng đọc theo kiểu Hán Việt:
    1: mui; mei; mai.
    2: pi; pie; biệt.
    3: bây; pei; ti.
    4: buôn; pan; ban.
    5: pram; po-lan; bột giám.
    6: pram-mui; po-lan-mei; bột giám mai.
    7: pram-bi; po-lan-pie; bột giám biệt.
    8: pram-bây; po-lan-pei; bột giám ti.
    9: pram-buôn; po-lan-pan; bột giám ban.

    Điều này đôi khi dẫn đến những hiểu lầm rất nghiêm trọng: trong khi TQ chỉ đơn giản là chọn ra và lắp ghép những từ Hán có cách phát âm kiểu TQ giống với từ gốc mà họ muốn phiên âm, cốt để ghi lại cách phát âm cái tên ngoại ấy mà thôi, thì người Việt lại đi… dịch nghĩa từng chữ của cái cụm từ Hán dùng để phiên âm ấy, cố tìm xem “ẩn ý mà TQ gọi người đó qua cái tên do TQ tự sáng chế ( thực ra chỉ là phiên âm)”. Những hiểu lầm dở khóc dở cười này diễn ra nhiều lần.

    VD:
    - TQ phiên âm thành Omar thì VN lại đọc thành “Ô Mã Nhi” rồi đoán già đoán non rằng TQ coi con người đó là “ con ngựa con màu đen ( Ô: màu đen; Mã: ngựa, Nhi: con).

    - Hiểu lầm nghiêm trọng nhất là vụ cái tên của Bà Triệu, sẽ nói vào khi khác.

    2/ Hiểu sai nghĩa, dùng sai từ: 1 sự khác biệt sẽ dần nảy sinh là người VN dần hiểu nhầm và dùng nhầm 1 từ gốc Hán nào đó theo cách của họ do đã ko còn nhớ rõ nghĩa gốc của nó.

    VD:
    - “ yếu điểm” là “ điểm quan trọng”, nhưng người VN hiểu thành “ điểm dễ bị tổn thương nhất”.
    - “ Nhân công” là “ công do 1 người tạo nên”, người VN qua thời gian, hiểu lộn thành “ người làm công”, lẫn lộn nó với từ “ công nhân”.

    CHỮ NÔM KHÁC CHỮ HÁN CHỖ NÀO?


    Mọi quốc gia từng giao tiếp với TQ sẽ có ít nhất 2 hệ thống từ vựng. 1 là kho từ vựng bản địa, 2 là kho từ vựng du nhập từ TQ. Từ điều này xảy ra 1 vấn đề là: cùng 1 sự vật, có 1 cách gọi nó theo vốn từ bản địa, nhưng cũng có 1 cách gọi nó theo kho chữ Hán.

    VD: “ Trời”, trong kho từ Hán Việt có từ “ Thiên” để gọi nó, nhưng trong kho từ thuần Việt cũng có từ “ Trời” để chỉ nó.

    Tương tự, ở Nhật, từ “kiếm” ( đao, kiếm), Nhật đọc theo âm Hán ( gọi là “On”, tương đương “ Hán Việt” mình) là “ken”, nhưng trong kho từ vựng bản địa Nhật cũng có 1 từ dùng để chỉ “kiếm” là “tsuguri”

    Vậy vấn đề phát sinh là, làm sao ghi lại những từ đồng nghĩa với từ Hán ấy ( và xa hơn nữa, ghi lại những sự vật bản địa và tiếng Tàu ko có). Rõ ràng, ông ko thể dùng chữ “Thiên” trong Hán tự để ghi chép 1 lúc cả chữ “ Thiên” lẫn chữ “ trời”. Chép thế, khi đọc, làm sao ông biết lúc nào phải đọc là “ trời”, lúc nào đọc là “ thiên”? Hoặc như “cha”,”thầy”,” bố”, “ tía”, ko lẽ từ nào cũng cứ ghi vô giấy là “ Phụ” trong Hán Tự? Đâu có được. Vì từng cách gọi khác nhau, người Việt còn thể hiện tình cảm đối với sự vật trong cách gọi ấy nữa. Vậy làm sao đây? Hán tự là từ ghi ý chứ ko phải ghi âm, theo luật của nó, cứ cùng nghĩa thì dùng chung 1 chữ biểu ý ấy để ghi lại, nhưng điều này ko thể chấp nhận được trong thực tế sử dụng của cả Nhật và VN.

    Kết cuộc là cả Nhật lẫn VN phải tự tạo ra 1 bảng chữ riêng, dùng để ghi lại tất cả những từ nào mà Hán tự ko có. Vì thế mà chữ Nôm ra đời. CHữ Nôm là dạng chữ kiểu ô vuông trông hao hao như TQ, nhưng là những chữ được VN tạo ra để chỉ và ghi âm những từ “ trời”, “ cha”, “ tía”, “thầy”, “u” mà hệ thống chữ TQ ko có ấy.

    Cái lợi của chữ Nôm là khỏi phải dịch qua dịch lại mất công. Hồi chưa có chữ riêng, phải dùng chữ Tàu, ngoài đời xưng nhau là “tui”, “ mình”, “ anh’, “ em”, nhưng khi ghi chép thì phải dùng chữ Tàu nên đành ghi thành “ thiếp”,” phu quân”, “ huynh”, “ đệ”. Rồi khi lấy ra đọc lại phải dịch mấy cái “ huynh”, “ đệ” ấy thành “ anh”, “em” như cũ. Nó rất phiền phức. Nay có chữ Nôm rồi, khỏi cần dịch ra dịch vô thế nữa.

    Vd1:
    “Hoàng Sa” là 1 cái tên Hán Việt, viết theo kiểu Tàu là “, đọc là “ Hoàng Sa”, dịch nghĩa ra tiếng Việt là “ cát vàng ( cát màu vàng)”.
    “Cát vàng” viết bằng chữ Nôm thì là: “ 葛君”, đọc là “cát vàng” luôn.

    VD2:
    “ Trường Sa” là 1 cái tên Hán Việt, viết kiểu Tàu là “ 沙”, Đọc là “ Trường Sa”, dịch ra tiếng Việt là “ cát dài”.
    “ Cát dài” viết bằng chữ Nôm là “ 葛曳”, đọc là “ cát dài” luôn.

    Vấn đề phân biệt chữ Hán Việt 20350533-images404463_nom
    cùng chỉ 1 sự vật, bên trái là chữ Tàu và cách đọc Hán Việt; bên phải là chữ Nôm với cách đọc thuần Việt.

    CÓ BAO NHIÊU CÁCH TẠO RA 1 CHỮ NÔM?

    Trích từ wiki, rất đầy đủ:

    1. Chữ Hán được vay mượn toàn diện 100% cả chữ, phát âm và nghĩa.
    Ví dụ:
    Hán 漢,
    Việt 越,
    tỉnh 省,
    thành 城.
    ( đây là những từ Hán Việt quá thông dụng, đã có sẵn chữ Hán để ghi nên cứ giữ nguyên như thế, ko cần tạo thêm chữ Nôm làm gì)

    2. Giữ chữ và nghĩa của chữ Hán, nhưng đọc theo âm Nôm.
    Ví dụ:
    車 xa (đọc thành “xe”);
    孤 cô (đọc thành “côi”);
    局 cục ( đọc thành “cuộc”);
    家 gia ( đọc thành “ nhà”);
    卷 cuốn (< 卷 quyển);
    刀 đao (đọc thành dao);
    巾 cân (đọc thành “khăn”);

    ( Những chữ Hán này, bên cạnh cách đọc theo âm Hán Việt còn có cách đọc theo âm thuần Việt. Vậy, khi cần, ghi thì bằng chữ Hán, nhưng đọc bằng âm Việt luôn.)


    3. Những chữ Hán nào mà người Việt hầu như không sử dụng, nhưng lại có cách phát âm Hán Việt giống với 1 từ thuần Việt nào đó. Thế thì Giữ nguyên hình và âm của chữ Hán, nhưng đổi nghĩa.
    Ví dụ:
    沒 một (chỉ số 1, nghĩa gốc tiếng Hán là "mai một", "mất đi");
    卒 tốt (chỉ tốt >< xấu, nghĩa gốc chữ Hán là "binh lính").
    Chữ Nôm kiểu này nổi tiếng nhất là từ “ Bố” trong danh xưng “ Bố Cái Đại Vương” của Phùng Hưng. Các cụ dùng từ “ Bố” mà Tàu dùng để chỉ “ cái bao vải” để ghi lại từ “ Bố”:”cha,tía, bố, thầy” theo cách gọi của người Việt.

    4. đọc trại 1 chữ Hán có cách phát âm Hán Việt mà khi đọc trại ra sẽ gần giống với 1 từ Việt nào đó:
    VD:
    帝 tiếng Hán là "đế", chỉ vua chúa; vào hệ thống chữ Nôm thì dùng chỉ từ “đấy”.
    羅 tiếng Hán đọc là "la", nghĩa là "cái võng", "cái lưới", "lụa"; vào hệ thống chữ Nôm thì dùng chỉ từ “là”.
    別 âm Hán là "biệt", nghĩa là cách biệt, khác biệt; vào chữ Nôm đọc là “biết”, [hiểu biết]

    5. Ghép 2 chữ Hán với nhau, tạo ra 1 chữ hoàn toàn mới:

    Vấn đề phân biệt chữ Hán Việt Maylacaiconxw4

    1 câu viết và đọc bằng chữ Nôm.

    6. Tạo ra thêm nhiều bộ thủ nữa để phục vụ việc ghép chữ ở mục 5 vừa kể.
    ( “bộ thủ” có thể xem như “ chữ cái” trong bảng chữ Tàu. Hán tự có 214 “chữ cái”, khi muốn tạo thêm từ mới, người ta bốc 2 – 3 từ trong 214 chữ cái ấy, ghép với nhau, tạo thành 1 từ mới.)
    VD: 2 bộ thủ mà chữ Nôm thêm vô bảng “ chữ cái” này:
    渃 nước (thủy 氵+ nhược 若);
    扜 vo [vo tròn] (thủ 扌+ vu 于).

    7.Thêm các nét nháy bên trên, bên cạnh, để chỉ một chữ Việt có âm đọc gần giống cách đọc Hán Việt. Kiểu 7 này là dạng cải tiến của kiểu số 4 vừa kể ở trên.
    Ví dụ:
    女< nỡ, nợ, nữa (bằng dấu < cộng với chữ 女 nữ);
    馬< mỡ, mựa (dấu < cộng với chữ 馬 mã).
    “朱 cho (dấu “ cộng với 朱 chu);
    “貝 buổi (dấu “ cộng với 貝 bối)

    8. Bớt nét của chữ Hán, đổi luôn âm và nghĩa.

    Ví dụ:
    "khệnh khạng" (đều dùng chữ "cộng" 共 bớt nét, trong đó chữ "khệnh" bỏ nét phảy ノ, chữ "khạng" ヽ bỏ nét mác).
    "khề khà" (đều dùng chữ "kỳ" 其, chữ "khề" bỏ nét phảy ノ, chữ "khà" bỏ nét mác ヽ).

    Những chữ kiểu này hoàn toàn người Việt bốc đại 1 chữ Hán nào đó, thêm bớt nét rồi quy ước với nhau, trong Hán tự ko hề có vụ nào như thế. Chữ Hán bị bốc ra thêm bớt cũng ko cần có nghĩa hay cách đọc có liên quan gì với âm đọc Việt cả.











    Kết luận: chữ Nôm là 1 bộ chữ rất … lộn xộn. về mục tiêu, nó hướng tới 1 hệ thống chữ ghi âm ( tức kiểu như chữ quốc ngữ giờ) thay vì ghi ý như chữ Tàu. Nhưng do các cụ chưa đủ trình nên làm …không tới. Điều đó dẫn đến việc chữ Nôm nhập nhằng giữa ranh giới 2 cách tạo chữ theo kiểu “ ghi ý” ( cách 5 và 6) và “ghi âm” ( 6 cách còn lại). tuy đã nghĩ đến việc thêm các dấu thanh, nhưng Không hề nghĩ đến 1 phương pháp đơn giản là tạo ra 1 hệ thống khoảng vài chục ký hiệu ghi những âm căn bản của người VN ( chữ quốc ngữ giờ quy đị 24 chữ cái ghi 24 âm tiết tiếng Việt), các cụ lại lọ mọ đằng ngọn, cố chăm chút “ chữ này phải đọc trại đi thế này”, “ chữ kia phải thêm nét thế kia”. Khiến cho chữ Nôm trở nên lúc thì rườm rà, lúc thì đơn giản hơn chữ Hán.

    Tương tự với VN tạo ra chữ Nôm, ở Nhật và Hàn cũng diễn ra tương tự:
    - Ở Nhật, bên cạnh hệ thống chữ Hán ( gọi là Kanji), Nhật tự tạo ra 2 bảng chữ hiragana và katakana để ghi âm các từ và âm đọc bản địa, ko có nguồn gốc Tàu. Ưu điểm của bảng chữ là ở chỗ họ đã kịp nghĩ tới việc ghi âm tiết cơ bản, nên bảng chữ hira của họ chỉ có 42 chữ cái cơ bản, dễ sử dụng hơn.
    - Ở Hàn, bên cạnh hệ thống chữ Hán ( Hanja), Hàn tự nghĩ ra hệ thống chữ Hangul để ghi âm những từ ko có nguồn gốc Tàu.

    Trích từ: Hoangsa.org


      Hôm nay: 29th March 2024, 11:56