Trước khi có thể giải quyết được vấn đề này, ta cần làm rõ các khái niệm sau:
A. Chữ nôm
B. Chữ Hán
C. Từ Hán Việt
A. Chữ nôm là loại chữ được người Việt sáng tạo ra dựa trên chất liệu là chữ Hán, ra đời khoảng thế kỉ 8, 9 và chính thức trở thành hệ thống vào thế kỉ 10.
Có 6 cách tạo chữ Nôm cơ bản:
1. Mượn cả âm và nghĩa của chữ Hán
2. Mượn âm chữ Hán, không mượn nghĩa
3. Mượn nghĩa chữ Hán, không mượn âm
4. Tạo chữ ghép
5. Lược bớt nét của chữ Hán để biểu thị phải đọc chệch đi
6. Mượn âm của chữ Nôm có sẵn
Trong đó, loại được sử dụng nhiều nhất là loại 4.
Có thể xem chi tiết cách tạo chữ nôm tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_N%C3%B4m...
Ví dụ về chữ Nôm:
- [食甘] cơm - Ghép bởi thực + cam
- 碎 tôi - Mượn chữ toái (mảnh vụn)
- [雨眉] mưa - Ghép bởi vũ + mi
- 沒 một - Mượn chữ (mai) một
B. Chữ Hán hay còn gọi là chữ Nho, chữ Tàu, chữ Trung Quốc là loại chữ viết tượng hình của người Trung Quốc.
Có thể phân biệt một cách tương đối, chữ Nho là chữ Hán để diễn đạt tiếng Hán thời xưa (văn Hán cổ), còn chữ Trung Quốc là chữ Hán để diễn đạt tiếng Hán của hiện đại (thời này).
Lưu ý, sự phân biệt này không đồng nghĩa với sự phân biệt hệ thống chữ Hán phồn thể, giản thể. Mà nó chỉ là tên gọi khác nhau của hệ thống chữ Hán trong các thời kì lịch sử của nó.
Ví dụ về chữ Hán:
- 重 trọng (nặng)
- 輕 khinh (nhẹ)
- 德 đức (đạo đức)
- 言 ngôn (lời nói)
- 父子 phụ tử (cha con)
C. Từ Hán Việt là loại từ vựng được sử dụng trong tiếng Việt, được cho là bắt nguồn từ tiếng Trung thời Đường. Cũng có ý kiến cho rằng có một lượng lớn từ vựng bắt nguồn từ Việt Nam và đi ngược một vòng về tiếng Việt.
Có thể xem chi tiết từ HánViệt tại đây:
https://vi.wikipedia.org/.../T%E1%BB%AB_H%C3%A1n-Vi%E1%BB...
Ví dụ về từ Hán Việt:
- 學 học
- 行 hành (đi; làm)
- 武 võ
- 地 địa (đất)
- 生 sinh (đẻ)
- 勝利 thắng lợi
- 違犯 vi phạm
- 範圍 phạm vi
- 成功 thành công
- 公俱 công cụ
- 公共 công cộng
- 議定 nghị định
- 政府 chính phủ
- 正負 chính phụ
- 頒行 ban hành
________________
Dù chưa có một thống kê chính thức nào nhưng người ta ước lượng từ HánViệt chiếm tới 70% trong bảng từ vựng tiếng Việt.
Có một số người nhầm lẫn chữ Nho với chữ Nôm vì họ thấy rằng người Việt xưa sử dụng chữ Nho cùng với văn phạm của tiếng Hán như một loại chữ viết chính thức.
Có thể thấy rằng phần lớn các chữ viết trên bia mộ, hoành phi của đền, chùa, miếu, mạo đều sử dụng chữ Nho (tức chữ Hán).
Nếu không phải người nghiên cứu chuyên sâu, có thể sẽ có một số người thống nhất chữ Nôm và chữ Nho thành một loại gọi là Hán Nôm. Quan niệm này là sai.
Lại có quan điểm cho rằng không có loại chữ nào là chữ Hán Nôm và chỉ có khoa Hán - Nôm chuyên nghiên cứu về chữ Hán và chữ Nôm.
Về bản chất chữ Nôm là loại chữ được chế ra bởi người Việt. Vì số lượng từ HánViệt trong tiếng Việt quá lớn, văn bản được viết ra bằng chữ Nôm sẽ trộn lẫn một số lượng hơn nửa là chữ Hán.
Chữ Nôm phải sử dụng cùng với chữ Hán thì mới trở thành hệ thống chữ Viết hoàn chỉnh để có thể diễn tả đầy đủ chức năng ngôn ngữ.
Hệ thống chữ Nôm bao gồm chữ Hán trong đó. Tuy nhiên, không phải tất cả chữ Hán. Bởi vậy, hệ thống chữ Hán không phải tập con của hệ thống chữ Nôm mà nó giao nhau tại một vị trí trong đó gồm các chữ Hán được sử dụng trong hệ thống chữ Nôm.
Hệ thống chữ Nôm thì ngoài phần giao nhau (mượn nguyên chất từ hệ thống chữ Hán thì gần một nửa là sáng tạo ra để ghi lại những âm cho những từ không phải từ Hán Việt.
Do đó, nếu nói hệ thống chữ Nôm là chữ Hán Nôm cũng không sai. Tuy nhiên, để tránh hiểu lầm, ta nên rạch ròi là chữ Nôm là hệ thống chữ Viết gồm chữ Nôm và chữ Hán để thể hiện tiếng Việt.
A. Chữ nôm
B. Chữ Hán
C. Từ Hán Việt
A. Chữ nôm là loại chữ được người Việt sáng tạo ra dựa trên chất liệu là chữ Hán, ra đời khoảng thế kỉ 8, 9 và chính thức trở thành hệ thống vào thế kỉ 10.
Có 6 cách tạo chữ Nôm cơ bản:
1. Mượn cả âm và nghĩa của chữ Hán
2. Mượn âm chữ Hán, không mượn nghĩa
3. Mượn nghĩa chữ Hán, không mượn âm
4. Tạo chữ ghép
5. Lược bớt nét của chữ Hán để biểu thị phải đọc chệch đi
6. Mượn âm của chữ Nôm có sẵn
Trong đó, loại được sử dụng nhiều nhất là loại 4.
Có thể xem chi tiết cách tạo chữ nôm tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_N%C3%B4m...
Ví dụ về chữ Nôm:
- [食甘] cơm - Ghép bởi thực + cam
- 碎 tôi - Mượn chữ toái (mảnh vụn)
- [雨眉] mưa - Ghép bởi vũ + mi
- 沒 một - Mượn chữ (mai) một
B. Chữ Hán hay còn gọi là chữ Nho, chữ Tàu, chữ Trung Quốc là loại chữ viết tượng hình của người Trung Quốc.
Có thể phân biệt một cách tương đối, chữ Nho là chữ Hán để diễn đạt tiếng Hán thời xưa (văn Hán cổ), còn chữ Trung Quốc là chữ Hán để diễn đạt tiếng Hán của hiện đại (thời này).
Lưu ý, sự phân biệt này không đồng nghĩa với sự phân biệt hệ thống chữ Hán phồn thể, giản thể. Mà nó chỉ là tên gọi khác nhau của hệ thống chữ Hán trong các thời kì lịch sử của nó.
Ví dụ về chữ Hán:
- 重 trọng (nặng)
- 輕 khinh (nhẹ)
- 德 đức (đạo đức)
- 言 ngôn (lời nói)
- 父子 phụ tử (cha con)
C. Từ Hán Việt là loại từ vựng được sử dụng trong tiếng Việt, được cho là bắt nguồn từ tiếng Trung thời Đường. Cũng có ý kiến cho rằng có một lượng lớn từ vựng bắt nguồn từ Việt Nam và đi ngược một vòng về tiếng Việt.
Có thể xem chi tiết từ HánViệt tại đây:
https://vi.wikipedia.org/.../T%E1%BB%AB_H%C3%A1n-Vi%E1%BB...
Ví dụ về từ Hán Việt:
- 學 học
- 行 hành (đi; làm)
- 武 võ
- 地 địa (đất)
- 生 sinh (đẻ)
- 勝利 thắng lợi
- 違犯 vi phạm
- 範圍 phạm vi
- 成功 thành công
- 公俱 công cụ
- 公共 công cộng
- 議定 nghị định
- 政府 chính phủ
- 正負 chính phụ
- 頒行 ban hành
________________
Dù chưa có một thống kê chính thức nào nhưng người ta ước lượng từ HánViệt chiếm tới 70% trong bảng từ vựng tiếng Việt.
Có một số người nhầm lẫn chữ Nho với chữ Nôm vì họ thấy rằng người Việt xưa sử dụng chữ Nho cùng với văn phạm của tiếng Hán như một loại chữ viết chính thức.
Có thể thấy rằng phần lớn các chữ viết trên bia mộ, hoành phi của đền, chùa, miếu, mạo đều sử dụng chữ Nho (tức chữ Hán).
Nếu không phải người nghiên cứu chuyên sâu, có thể sẽ có một số người thống nhất chữ Nôm và chữ Nho thành một loại gọi là Hán Nôm. Quan niệm này là sai.
Lại có quan điểm cho rằng không có loại chữ nào là chữ Hán Nôm và chỉ có khoa Hán - Nôm chuyên nghiên cứu về chữ Hán và chữ Nôm.
Về bản chất chữ Nôm là loại chữ được chế ra bởi người Việt. Vì số lượng từ HánViệt trong tiếng Việt quá lớn, văn bản được viết ra bằng chữ Nôm sẽ trộn lẫn một số lượng hơn nửa là chữ Hán.
Chữ Nôm phải sử dụng cùng với chữ Hán thì mới trở thành hệ thống chữ Viết hoàn chỉnh để có thể diễn tả đầy đủ chức năng ngôn ngữ.
Hệ thống chữ Nôm bao gồm chữ Hán trong đó. Tuy nhiên, không phải tất cả chữ Hán. Bởi vậy, hệ thống chữ Hán không phải tập con của hệ thống chữ Nôm mà nó giao nhau tại một vị trí trong đó gồm các chữ Hán được sử dụng trong hệ thống chữ Nôm.
Hệ thống chữ Nôm thì ngoài phần giao nhau (mượn nguyên chất từ hệ thống chữ Hán thì gần một nửa là sáng tạo ra để ghi lại những âm cho những từ không phải từ Hán Việt.
Do đó, nếu nói hệ thống chữ Nôm là chữ Hán Nôm cũng không sai. Tuy nhiên, để tránh hiểu lầm, ta nên rạch ròi là chữ Nôm là hệ thống chữ Viết gồm chữ Nôm và chữ Hán để thể hiện tiếng Việt.