Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    Nguồn gốc chữ Hán

    QaniTri
    QaniTri
    Admin

    Nam Libra Monkey
    Tổng số bài gửi : 1609
    Tiền xu Ⓑ : 3986
    Được cảm ơn № : 6
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 07/01/2013
    Đến từ Đến từ : HCMC
    Côngviệc / Sởthix Côngviệc / Sởthix : Languages, Softwares, Sciences, Martial arts

    Nguồn gốc chữ Hán Empty Nguồn gốc chữ Hán

    Bài gửi by QaniTri 8th June 2015, 19:40

    Nguồn gốc chữ Hán

    Chữ viết của người Trung Quốc thường được gọi là Hán Tự hay chữ Hán, người Việt ta hay gọi là chữ Nho. Các nhà nghiên cứu chữ Hán cho rằng chữ viết của người Trung Quốc bắt đầu hình thành tờ thời Phục Hy (hay Bào Hy), một nhân vật truyền thuyết trong lịch sử Trung Quốc. Theo truyền thuyết ông là người sáng tạo ra hệ thống Bát Quái bằng một nét liền (-) đại diện cho Dương và một nét đứt (--) đại diện cho Âm. Kết hợp hai nét lại để ghi nhận và truyền lại các hiện tượng trong trời đất. Đến thời họ Thần Nông người ta dùng dây thừng thắt nút gọi là “kết thằng” để ghi nhớ sự việc và cai trị thiên hạ. Kiểu kết thằng này được xem là một hệ thống chữ viết thô sơ tiếp theo sau hệ thống Bát Quái của Phục Hy.
    Đến thời Hoàng Đế  (2697 – 2598 TCN) người ta cho rằng vị sử quan Thương Hiệt đã bắt chướt hình dạng của dấu chân chim mà sáng tạo ra chữ viết. Hình thể của chữ viết đó ra sao thì ngày nay vẫn chưa tìm thấy dấu tích nhưng người ta gọi hệ thống chữ viết này là Chữ Khoa Đẩu. 
    Đầu thế kỷ X các nhà khảo cổ phát hiện hệ thống chữ viết xưa trên xương cốt, mai rùa mà nội dung của nói liên quan đến việc bói toán (bốc) có niên đại thuộc nhà Thương (sau đổi tên thành nhà Ân) chữ viết lên xương cốt gọi là Giáp Cốt Văn. Các nhà khảo cổ còn phát hiện các chữ viết được viết trên các chuông vạc bằng đồng thời nhà Chu gọi là Chung Đỉnh Văn.
    Ban đầu chữ viết chỉ dùng để mô tả hình tượng nên gọi là Văn, tức là hình thức bề ngoài. Về sau bổ sung thêm hình thức ghi nhận thanh (thanh điệu) trong chữ viết nên gọi là Tự. Chữ viết từ đó sinh ra nhiều từ mới và phát triển bằng hệ thống hình thanh. Chữ viết lúc bấy giờ được viết lên thẻ tre, lụa gọi là Thư.
    Thời Chu hệ thống chữ viết của người Trung Quốc đã phát triển hoàn thiện nhưng số lượng từ vựng không nhiều quá 2.500 chữ. Ngày nay số từ vựng đã có vài chục ngàn.
     

    Tự hình

    Đời Chu người ta viết chữ lên gỗ hoặc thẻ tre (簡書 giản thư), giai đoạn Xuân Thu hệ thống chữ Khoa Đẩu đã phát triển toàn diện thành chữ Triện hay Đại Triện (cũng gọi là triện thư ). Tương truyền chữ Triện do thái sư Trự đặt ra vào thời Chu Tuyên Vương (827 – 782) nên còn gọi là Trụ Văn hay Trự Thư.
    Sang thời Chiến quốc người Trung Quốc  dùng sơn viết lên vải lụa mà hình thành chữ Lệ hay còn gọi là chữa Đãi (Đãi thư 隶書). Cũng có người cho rằng chữ Lệ do Trịnh Mạc (程邈) đời Tần Thủy Hoàng đặt ra.
    Đến khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, tương tuyền Tần Thủy Hoàng (246 đến  210 TCN) sai Thừa Tướng Lý Tư thống nhất chữ viết dựa trên chữ Triện của nhà Chu (Đại Triện 大篆) mà thành chữ triện của nhà Tần (gọi là tiểu triện 小篆) Nhưng cũng có người nói rằng chữ Tiểu Triện đã có trước khi có nhà Tần. Thuyết thứ hai phù hợp hơn vì triều Tần kéo dài không lâu (chỉ có  36 năm) nên không thể tạo ra một kiểu chữ viết và dùng rộng rãi cho toàn một nước rộng lớn như Trung Quốc được.
    Sang thời Hán bút lông ra đời, chữ viết bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Từ chữ Lệ thành chữ Khải (khải thư ) được dùng phổ biết nhất đến ngày nay. Vì vậy mà chữ viết của người Trung Quốc ngày nay còn gọi là Hán Tự.
    Vào thời Tam Quốc, Thái Ung đặt ra chữ Bát Phân (8 phần Lệ, 2 phần Chân)
    Đến thời Hậu Hán, Trương Chi sáng tạo ra Thảo Thư 草書 để viết tháo, viết nhanh. Lưu Bá Thăng sáng tạo ra lối hành thư 行書 nửa chân, nửa thảo. Chữ viết của hai hình thức này không còn ngay ngắn như chữ Khải nữa.
    Chữ Khải là loại chữ được viết một cách ngay ngắn, rõ ràng theo khuôn phép (khải: khuôn phép, mẫu) và đặc biệt nó trở thành một nghệ thuật hội họa bằng chữ viết gọi là Thư Pháp. Chữ khải còn có tên gọi khác là chân thư hay chữ chân phương.
    Vì có những chữ Hán phức tạp nên ngày nay người Trung Quốc dựa vào chữ Hành và Chữ Thảo để đơn giản hóa các nét của chữ Khải. Vì vậy chữ Khải có hai hình thức là Giản thể (chữ khải đã được tinh giảm một số nét, hay Giản thể tự 簡體字) và Phồn thể (tức chữ khải truyền thống hay Chính thể tự 正體字).
    [url=http://www.cohanvan.com/Tu-hoc/phu-luc/gioi-thieu-chu-han/5 kieu chu.png?attredirects=0]Nguồn gốc chữ Hán 5%20kieu%20chu[/url]
     

    Bộ Thủ

    Người Trung Quốc sắp xếp tất cả các chữ viết của họ ra thành từng nhóm. Mỗi nhóm đại diện bởi một ký hiệu gọi là bộ thủ. Có những bộ thủ mà bản thân nó có một nghĩa riêng nhưng cũng nhiều bộ thủ chỉ là đầu mối để sắp xếp các chữ mà nó không có nghĩa thực. Theo chữ viết truyền thống (chữ phồn thể) thì chữ Hán có 214 bộ thủ. Để tiện việc tra cứu từ điển người ta lại sắp xếp chúng theo số lượng nét. Có tất cả là 17 nhóm tương ứng với các bộ thủ có từ 1 đến 17 nét trong một bộ thủ.

    Nhằm mục đích tập viết các nét chữ và thuận tiện cho việc học bộ thủ trong tài liệu này bộ thủ được nhóm theo từng loại nét và từng loại kết cấu, từ đơn giản đến phức tạp.


    cohanvan.com


      Hôm nay: 22nd November 2024, 14:50