Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    Vài suy nghĩ về bảng chữ cái tiếng Việt và đề nghị cách viết chữ Việt không dấu

    avatar
    congdantoancau

    Tổng số bài gửi : 633
    Tiền xu Ⓑ : 1732
    Được cảm ơn № : 27
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 12/05/2014

    Vài suy nghĩ về bảng chữ cái tiếng Việt và đề nghị cách viết chữ Việt không dấu Empty Vài suy nghĩ về bảng chữ cái tiếng Việt và đề nghị cách viết chữ Việt không dấu

    Bài gửi by congdantoancau 4th June 2015, 00:05

    Friday, 31st July 2009

    Vài suy nghĩ về bảng chữ cái tiếng Việt
    và đề nghị cách viết chữ Việt không dấu 



    Theo các nghiên cứu về lịch sử chữ viết của người Việt gần đây cho rằng ngay từ thời Hồng Bàng nước ta đã có chữ viết,thứ chữ  ngày nay gọi là chữ "Nòng nọc" được khắc trên trống đồng. Rồi thì chữ "khoa đẩu" cũng có từ  thời nước Văn Lang nhưng rồi tất cả đã mất bóng vào lịch sử nhường bước cho chữ Hán, rồi từ chữ Hán người Việt cho ra đời chữ Nôm, đến khi những người phương tây sang, chữ viết của nước ta lại có thêm loại chữ mới. Loại chữ viết này không theo lối cũ là chữ biểu í mà theo cách biểu âm. Kể từ ngày có mặt trên nước Việt đến nay đã trên 300 năm, càng ngày loại chữ La Tinh này càng phổ biến, chúng càng phổ biến và quan trọng hơn khi vào năm 1920 người Pháp ra lệnh cấm dùng chữ  Nôm.Từ đó chữ Việt - La Tinh xem như là quốc ngữ. Tất nhiên không phải những gì các vị cố đạo xưa kia đưa ra đều hợp lí cả, mà khuôn mặt chữ quốc ngữ ngày nay có được đoan trang như vậy là nhờ vào sự trang điểm của bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên có một vấn đề là chữ Việt - La Tinh đã trở thành quốc ngữ trước khi nó được nghiên cứu một cách kĩ lưởng. Bởi vì song song với nhu cầu phổ biến kiến thức đến với mọi người qua việc xử dụng con chữ,(đây là thời kì mà ai cũng có cơ hội học được con chữ vì sự đơn giản của nó) đất nước lại phải kháng chiến đòi độc lập, sức người, sức của tập trung vào đây, thế là chữ quốc ngữ mặc nhiên đi vào đời sống quốc gia với rất nhiều điều bất cập. Cũng chính vì vậy mà khi bắt đầu có thời gian nhìn lại chúng ta mới thấy nó chưa thật sự hoàn hảo. Bằng chứng là có rất nhiều đề nghị cải cách, cải cách cách viết, như thay một số chữ cái bằng chữ cái khác,bỏ bớt dấu ngã hoặc hỏi,viết liền các từ ghép, thậm chí viết chữ Việt không dấu. Tất cả không ngoài nỗ lực muốn làm cho chữ Việt phong phú hơn, nhưng cho đến hiện nay chữ Việt vẫn thế.Tại sao như vậy?.Phải chăng những đề  nghị trên không hợp lý, hay chẳng ai quan tâm đến những đề nghị đó.
    Không phải như vậy, những đề nghị trước đây về cải cách chữ Việt có không ít những ý kiến hay và hợp lý, đồng thời có rất nhiều người quan tâm,có thể chưa phải là những cơ quan có thẩm quyền về ngôn ngữ nhưng rõ ràng người ta đã bàn rất nhiều về những vấn đề mà nhiều người đưa ra như đã nêu trên, nhưng cuối cùng chỉ dừng lại ở chỗ tiếp tục bàn thôi. Bởi vì đã có ai đó trả lời "Cải cách làm gì? trong khi chữ Việt đang làm tròn nhiệm vụ của nó trên mọi lãnh vực, khoa học chính trị, văn hóa. Vậy cớ gì phải cải cách".
    Đúng như vậy, nhưng đó chưa phải là câu trả lời hoàn toàn thỏa đáng. Nếu chúng ta xem chữ viết như là một phương tiện chuyên chở tư duy, mà ở đây tạm gọi là chiếc xe, thì nếu thay một vài bộ phận để làm cho chiếc xe ấy chạy êm hơn, tốc độ hơn, thậm chí an toàn hơn, sao ta không làm?.Tất nhiên những người có trách nhiệm điều khiển chiếc xe này cũng có những lí do của họ. Có thể như sau :
    •1-     Như tôi đã nói trên, chữ Việt - La Tinh đã đi vào lịch sử,đã trở thành quốc ngữ, đã là chữ viết của bao văn tự quốc gia. Hay nói khác hơn xe này đã và đang chở iếu nhân, vẫn chạy tốt, thôi cứ vậy mà chạy, dừng lại sửa chữa tốn kém, lở có chuyện gì ai chịu trách nhiệm.Vấn đề ở đây không còn là vấn đề chữ viết nữa mà là vấn đề lịch sử.
    •2-      Những đề nghị trên, tất nhiên là có những đề nghị hoàn toàn phù hợp về mặt chuyên môn, nhưng nó không phải là vấn đề không thể thay thế,nên không áp dụng(cải cách) cũng chẳng sao.
    •3-     Đất nước đang còn nhiều lãnh vực khác cần thay đổi,mà không cải cách ngôn ngữ  cũng không sao, nên dành chuyện cải cách cho lãnh vực khác.Vì một lần cải cách là tốn kém.
    Có thể với những suy nghĩ trên, nên tuy có nhiều đề nghị tâm huyết, nhưng cách viết chữ Việt vẫn thế, chẳng thay đổi gì.
    Vẫn biết như thế, nhưng ở đây tôi cũng đề nghị cải cách chữ viết.Về mặt ngôn ngữ, trong từng lãnh vực riêng biệt, thì những đề nghị của tôi cũng không khác mấy so với những đề nghị của nhiều người trước đây.Tuy nhiên lí do của tôi thì có nhiều điều khác biệt như tôi trình bày sau đây:
    1 - Bảng chữ cái của ta là những kí tự ghi lại những âm tố hình thành nên tiếng Việt.Trong những  âm tố này chắc chắn rằng đa số đã được hình thành từ đời Hùng Vương. Ấy vậy mà giờ đây ta ghi lại, ta lại không ghi một cách đầy đủ. Hiện nay bảng chữ cái của chúng ta chỉ có 29 chữ, còn lại các chữ : Ch, ng, nh, kh, th, tr, ph không thuộc chữ cái.Tại sao vậy?.Tôi tạm gọi bảng chữ cái là gia đình âm tố tiếng Việt, gia đình này hiện nay theo thống kê thì gồm có 34 thành viên (theo tôi). Thế nhưng ta chỉ công nhận 29 thành viên là chính thức. Như tôi đã nêu trên đa số âm tố này đã có từ thời xa xưa, biết bao thế hệ đã sử dụng những âm thanh này để bàn bạc, bày tỏ, quyết định những những quyết sách của quốc gia, hay nói khác hơn, chúng là những đứa con của tổ quốc,vậy sao không chính thức công nhận là những đứa con ruột, được hưởng cái quyền lợi của một một đứa con, trong khi nghĩa vụ thì phải làm, mà lại xem chúng như những đứa con nuôi.

    2 - Trong khi chúng ta không thừa nhận những đứa con này là những đứa con ruột,thì chúng ta lại dốc sức để nuôi những đứa con nuôi mà ta tưởng là con ruột,những đứa con tình cờ ghé vào gia đình âm tố tiếng Việt, thậm chí có ai nhận dạng chỉ ra thì bằng nhiều lí do cố bảo vệ.Trong 3 âm cờ (c,k,q) chắc chắn có 2 kẻ là con nuôi, tương tự như vậy trong các cặp ngh-ng,d-gi-gh-g.
    3-  Cùng một gia đình nhưng người thì họ này, kẻ họ khác.Người thì họ Ê như vê tê vê, kẻ thì họ Ờ như Em mờ, Anh nờ, hay mấy kẻ bị cho đứng bên rìa Xê hát, Ca hát,Phê hát, còn có kẻ tới giờ cũng chưa có tên như Ngh. Hằng ngày xem truyền hình, cứ nghe các phát thanh viên đọc các chữ cái của tiếng Việt, người ta không biết cách đọc nào là chuẩn tiếng Việt.
    4 - Có những iếu tố xuất phát từ một ngẫu hứng nhất thời của một ai đó, thế mà bắt cả bao người phải bỏ bao năng lượng để nhớ và duy trì, làm cho các vị trí thức phải lao tâm khổ tứ tìm mẹo này cách nọ giúp cho người bình thường cố mà nhớ,nếu không thì bảo viết không đúng tiếng Việt. Í tôi nói đến hỏi, ngã. Có phải hỏi, ngã là  tiêu chí  khu biệt để tạo nên ngữ nghĩa của tiếng nói không? Muốn biết điều này, cách hay nhất là ta hãy nói chuyện với những người Việt không biết chữ Việt, chắc chắn sẽ chẳng ai băn khoăn người nói nói chữ ấy hỏi hay ngã, họ hiểu hết, nhưng nếu chúng ta nói huyền thành nặng, sắc thành huyền, nhất định người nghe tức khắc phản ứng vì họ không hiểu. Như vậy rõ ràng giữa hỏi và ngã không có sự khu biệt làm nên nghĩa trong câu nói, chúng chỉ hiện diện trong chữ viết do ta quy định từ sự phát âm khác nhau đôi chút của vùng miền, mà điều này xảy ra chẳng phải riêng gì hỏi, ngã.Do đó không cần thiết phải bắt mọi người phải nhớ một điều không cần nhớ.Đó là chưa nói đến nay mai, nhiều người ngoại quốc tìm đến học tiếng của ta thì quả là khó, vì ngay cả người Việt còn gặp khó khăn nữa là người nước ngoài.Như vậy là ta tự làm khó ta chứ không ai khác.(Trong thời đại ngày nay,chắc chắn sớm muộn gì cũng sẽ có máy phiên dịch tiếng Việt,chừng ấy ta thấy sẽ không có lập trình riêng cho sự nhận diện âm thanh hỏi ngã của một từ, mà sẽ chỉ nhận diện âm thanh và tìm ngữ nghĩa dựa trên ngữ cảnh mà thôi).
    5- Chữ Việt ngày nay, có thể nói về mặt mĩ thuật thì quả là có nhiều cái đẹp, với những dấu mũ, thanh làm cho dòng chữ như đường đi có thêm cây cối. Tuy nhiên nó cũng như đường đèo, rất đẹp như khó lái xe nhanh được, vì thường xuyên quẹo trái,quẹo phải. Nên chăng ta mở thêm một con đường khác, để cho đường đi ít khúc cua, cây cối hơn. Con đường này chính là chữ Việt không dấu.Nhìn sang nước Nhật, họ có đến bốn cách viết khác nhau vẫn tồn tại, tất nhiên là có quy định loại nào thì chữ viết chính thức, thế thôi.
    Nếu ta nói "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" thì Tiếng Việt chính là "Hồn thiêng của dân tộc" vì vậy việc kí âm lại tiếng nói ấy, dù bất cứ  bằng loại chữ nào cũng đòi hỏi người Việt phải làm hết sức mình, sao cho trong thể xác ấy phải phản ánh đầy đủ cái linh hồn mà hồn thiêng sông núi đã hun đúc nên. Khi chưa có đầy đủ phương tiện và kiến thức thì có thể nhờ ai đó giúp sức, nhưng khi có đủ kiến thức rồi thì ta không thể ỷ lại vào ai khác, mà chính người Việt phải có trách nhiệm với tiếng nói của chính mình, có như thế mới không còn lời cảnh báo "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt".Vấn đề không còn là vấn đề chữ cái, mà nó là vấn đề tâm linh ngôn ngữ Việt. Ta sẽ phải trả lời sao trước tổ tiên khi trong gia đình ngữ âm tiếng Việt có những đứa con xa lạ lại được nuông chiều, trong khi đứa con mà bao thế hệ cưu mang thì trở thành kẻ giúp việc.Bảng chữ cái là nơi chứa đựng những âm thanh của thuở ban đầu qua những con chữ, mọi tâm tư,tình cảm, mọi văn bản trên mọi lãnh vực của cả dân tộc cũng xuất phát từ đây, do đó nếu ngay từ ban đầu đã có sự bất toàn như thế thì nhất định là điều cần phải quan tâm.Có thể văn hóa không đem lại những lợi ích thật tế tức thời, nhưng nó là cốt tủy của một dân tộc, một quốc gia.
    Trong suy nghĩ đó tôi đề nghị ở đây một bảng chữ cái cùng cách viết theo cách nghĩ của tôi.Tôi nhận thức được rằng nếu đề nghị cải cách như nhiều người đề nghị mà tôi đã nêu trên;có nghĩa là thay một vài bộ phận của chiếc xe thì chắc cũng chỉ để bàn thôi.Vì vậy nên chăng ta làm một chiếc xe mới, cũng sử dụng động cơ ấy, vật liệu làm nên sườn xe thì ta dùng cũng những thứ sẵn có, thứ nào thấy không cần thì bỏ đi, thứ nào cần thiết thì sửa chữa rồi thêm vào, màu sắc thì thuần hai màu như nhà lợp ngói âm dương (ê,ờ), rồi cho chạy thử, ai thích thì sang xe mới chạy thử xem sao,người không thích thì cứ ngồi trên chiếc xe quen thuộc mà đi, như vậy khỏi phải làm cho các bác tài xế lo âu về trách nhiệm bảo trì .
    Đây là một cách làm tuy có mới trong suy nghĩ, nhưng nhìn chung cũng là kế thừa của nhiều suy nghĩ khác chứ chẳng có gì của riêng tôi.Về cách làm thì theo chủ quan nên chắc chắn có nhiều thiếu sót, kính mong quý vị vui lòng lượng thứ, góp í. Người xưa nói rằng "Đường trâu đi lâu thành đại lộ" hay"Cuộc đời vốn không có đường,do người ta đi mãi nên thành đường." Vì vậy nếu được sự ủng hộ đông đảo của nhiều người thì ta sẽ có thêm một con đường để đi trong vấn đề con chữ ở nước ta. Cuối cùng tôi xin gởi í tưởng này, xem như là một sự chia sẽ đến với nhưng ai đã từng thao thức về việc cải cách chữ Việt ./.


                                                        Đà lạt 11/3/2009
                                                  Viên Như
    Vài suy nghĩ về bảng chữ cái tiếng Việt và đề nghị cách viết chữ Việt không dấu Chukhdau

    CÁCH ĐỌC TÊN (letter name)VÀ ÂM (letter sound) CHỮ CÁI



    1 - Với tên chữ cái ta đọc bằng cách ghép âm đầu với vần ê. Phương thức này trước nay chỉ áp dụng cho một số tên chữ cái mà thôi. Bao gồm : b,c,d,đ,g,p,t,v. Số còn lại h,k,l,m,n,r,s,x đọc khác.

    Ví dụ : b = b+ê, v = v+ê .

    2- Với âm chữ cái ta đọc bằng cách ghép âm đầu với vần ờ, phương thức này áp dụng cho tất cả âm chữ cái.
    Ví dụ :   t = t+ờ , m= m+ờ  


    3 - Như vậy đối với tên chữ cái,ngay trong  29 chữ cái đã có cách đọc không thống nhất. Còn trước nay ta không xếp các chữ: ch,gh,gi,kh,ng,ngh,nh,qu,th,tr,ph như là chữ cái. Nhưng trên thực tế chúng là những chữ cái. Vì vậy khi gặp trường hợp các chữ này cần phải đọc tên chữ cái (letter name)thì không biết đọc sao.

    Ví dụ : QU- NG ( Viết tắc từ Quảng Ngãi) TH- TH ( Viết tắc từ Thanh Thủy) ta phải đọc làm sao.Có thể do như vậy mà vấn đề A bờ cờ và A bê cê vẫn còn tồn tại.

    4 - Vì những lí do trên, trong bảng chữ cái chữ nôm VN này tôi thống nhất cách đọc tên chữ cái như đề nghị trên.Đồng thời tôi cũng xếp các chữ ch, gi, gh,ng,ngh,nh,kh,ph,qu,th,tr là những chữ cái với đơn âm cố định.

    Ví dụ: KH  trước đây đọc là CA HÁT, hay TH  đọc là TÊ HÁT, còn NGH thì ?. Nay trong chữ nôm VN này tôi đề nghị KH đọc là KHÊ, TH đọc THÊ , NG-NGH đọc là NGÊ hay nói khác hơn là áp dụng cách đọc tên chữ cái(trừ nguyên âm) bằng cách âm đầu + vần ê đối với tất cả tên chữ cái. Bởi vì ta đã có cách đọc thống nhất đối với âm chữ cái(trừ nguyên âm) là âm đầu + vần ờ,thì việc áp dụng âm đầu +vần ê cho cách đọc tên chữ cái cũng không gì lạ.

     PHÂN BIỆT KHI NÀO ĐỌC TÊN CHỮ CÁI (LETTER NAME) VÀ KHI NÀO ĐỌC ÂM CHỮ CÁI (LETTER SOUND) HAY NÓI KHÁC HƠN KHI NÀO ĐỌC A BỜ CỜ VÀ KHI NÀO ĐỌC A BÊ CÊ .

    1 - Vấn đề này đã được các nhà ngôn ngữ học trả lời nhiều,về lý thuyết thì thỏa đáng nhưng về  thực tế thì có nhiều vấn đề nên vẫn còn bất cập.
       Ví dụ : Chữ  a, b, c. Mỗi chữ đều có 2 phần : tên chữ cái(letter name)và âm chữ cái(letter sound)
        - Tên của chữ [a] là a, tên của chữ  [b] là bê, tên của chữ [c] là cê(kê)
        -  Âm của chữ [a] là /a/, âm của chữ [b] là /bờ/, âm của chữ [c] là /cờ/ (kờ)

    2 - Về lý thuyết  thì như thế nhưng trên thực tế người học không dễ gì nhận ra được khi nào đọc tên chữ và khi nào là âm chữ nên lúng túng. Về vấn đề này tôi xin góp thêm í kiến như sau:
    Khi ta đọc [b] là /bê/ có nghĩa là ta đang đọc một từ như : Nhà, cửa, xe. Từ [b] này có đầy đủ chức năng của một từ trong tiếng việc như : Từ loại (ở đây luôn luôn là danh từ), âm vị, hình vị, nghĩa.
    Ở đây từ [b](bê) chức năng ngữ pháp là danh từ ,âm vị là /b/ hình vị là [b] và nghĩa được quy định bởi thực tế. Ví dụ : Khối B, ông B, anh B.
    Từ cách hiểu này cho ta biết tất cả các chữ viết tắt luôn luôn làTỪ(ở đây là danh từ) như : UBND, UNDP, VTV do vậy  phải đọc theo tên chữ (như  vê tê vê). Có thể có người hỏi vậy tam giác a bê cê, hay a bờ cờ. Trả lời :Tất nhiên là a bê cê. Vì a ,b, c trong tam giác này là những danh từ,ở đây (thông thường) a là tên(danh từ) của góc đỉnh, b là tên(danh từ) của góc trái và c là tên (danh từ) của góc phải.

    4 - Đối với âm chữ cái như khi ta đọc a b c là a bờ cờ,thì những chữ này không phải là từ nên chúng không thuộc từ loại nào và không có nghĩa, chúng chỉ có âm vị và hình vị. Do đó không thể đọc các chữ viết tắt như VN,UNDP,NHCT bằng âm ờ (tờ,nờ)được.Vì VN,UNDP,NHCT là những chữ có nghĩa hay chúng là những danh từ.
    Tóm lại ta phải đọc tất cả các từ viết tắt với âm [chữ cái +ê] . Còn [chữ cái +ơ] chỉ dùng giảng dạy về âm vị học, chứ không bao giờ sử dụng như là một từ,do đó không bao giờ có từ nào viết tắt lại đọc như cách này [chữ cái + ờ].
    Trên đây chỉ là những đề nghị của cá nhân tôi, mong sự góp í của những người quan tâm.
    Powered by Vnweblogs.com


    Blog Viên Như


      Hôm nay: 22nd November 2024, 09:15