Khoa đẩu văn蝌蚪文 còn được gọi là Khoa đẩu thư hay Khoa đẩu triện, bởi nét chữ giống hình con nòng nọc, lúc viết thường để đầu nét thô và thu bút nét nhọn. Tên gọi này xuất hiện từ sau đời Hán, từ đời Đường trở đi thì ít được đề cập. Trên vách đá tại Hương Đạm Trúc, huyện Tiên Cư, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc có phát hiện những hình vẽ, nhưng đó có phải là Khoa đẩu văn hay không, thì vẫn còn nhiều tranh luận.
Theo sự khảo chứng của các chuyên gia, Khoa đẩu văn là 1 dạng thể chữ, chỉ chữ viết cổ của thời Tiên Tần.
I. Lịch sử
Đời nhà Hán lấy chữ Lệ thư làm kiểu chữ chính thống, song vào cuối đời Hán lại xuất hiện 1 kiểu chữ khác đường nét như nòng nọc nên gọi là Khoa đẩu văn. thể chữ này tồn tại trong 1 khoảng thời gian ngắn, và cho đến nay đã không còn được sử dụng nữa. Từ những di vật còn lại, người ta phát hiện chữ viết này có nét giống phong cách chữ Kim Văn trên đồ Đồng thời Chu, cũng như chữ giáp cốt của thời Thương.
Theo truyền thuyết, vào thời Ngụy, chữ Khoa đẩu được sử dụng phổ biến, và được hình thành trên cơ sở chữ Tiểu Triện, thêm vào những nét nhấn khi nhập bút, tạo nên nét đặc sắc riêng. Khi thu bút lợi dụng sự mềm dẻo và tính đàn hồi của bút lông, tạo nên những chân nét nhọn. Tuy nhiên về phương diện bố cục ngoại hình, chỉnh thể chữ viết có thể quá nhọn, chữ viết không hài hòa, vì thế mà về sau ít được sử dụng.
Bên cạnh đó, cũng có thuyết cho rằng Khoa đẩu văn vốn bắt nguồn và là biến thể của chữ giáp cốt. Trải qua nhiều biến cổ lịch sử, nhất là sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, chữ khoa đẩu không còn được biết đến rộng rãi. Dần dà nó trở thành 1 thứ "ngôn ngữ câm", 1 loại ký hiệu mật mã nhằm lưu truyền lại những thông tin từ thời trước đó.
II. Hình vẽ trên vách đá núi Vỹ Cương
Ở hương Đạm Trúc, huyện Tiên Cư, tỉnh Triết Giang, có ngọn núi Vỹ Cương hùng vỹ. Nơi đây rừng rậm um tùm, cây cỏ tốt tươi, là danh lam thắng cảnh được cấp tỉnh bảo vệ. Trong đó có 1 ngọn Khoa đẩu nhai cao vút, vách núi đầy những hình kỳ dị vẽ mặt trời, mặt trăng, côn trùng, cá nước,... được khắc lên đá, và đây tương truyền là Khoa đẩu văn trên Đại Vũ khắc thạch. Lý do tại sao có những chữ khắc này, các học giả vẫn đang miệt mài tìm hiểu.
Theo "Vạn Lịch chí" 《万历志》và "Quang Tự chí"《光绪志》: Những năm Nghĩa Hy 义熙thời Đông Tấn东晋, 1 vị quan Thái Úy họ Chu từng bắt thang lên để xem xét, nhưng không biết được ý nghĩa của chúng. Sau đó Quận thú Nguyễn Lục阮录 và huyện lệnh Trần Tương陈襄 thời Bắc Tống cũng triệu tập người và trèo lên xem, nhưng vì núi cao hiểm trở, lại gặp trời u ám, nên không có kết quả. Trần Tương còn cảm thán: "Khứ niên từng lãm Vỹ Cương đồ, vân hữu tiên nhân cổ Triện thư. Thiên xích thạch nham vô lộ đáo. Bất tri khoa đẩu tự hà như..." (năm ngoái từng đi xem hình vẽ trên núi Vỹ Cương, cho rằng đó là chữ cổ của thần tiên. Nhưng núi cao nghìn thước không có đường để đến, thật không biết khoa đẩu văn là như thế nào...)
Năm 1985, đội khảo sát của khu văn vật Đài Châu đã dùng máy ảnh chuyên dụng chụp ảnh vách núi này từ xa, tiến hành phóng đại và phân giải, thấy được những vết tích trên đó. Ngày 26-5-1994, hội chụp ảnh An Châu tổ chức đội thám hiểm và người bản địa tên Phan Dư Long dẫn đường, tiếp cận vách núi, tiến hành chụp lại ảnh. Từ lời của Long và những bức ảnh có được, chữ khoa đẩu trên vách núi được khắc chỉnh tề, dài khoảng 40 m và rộng khoảng 50 m, diện tích mặt khắc chữ 2000 m2. Mặt đá của vách rất cứng, có những khối nhô ra hình bán cầu, bình quân nhô ra khoảng 5 cm, đường kính 7-12 cm. Xung quanh những chỗ nhô ra là 1 đường lõm vào hình tròn sâu khoảng 2cm. Khoảng cách giữa 2 khối nhô khoảng 15 cm, sắp xếp có thứ tự, trên đó có những vết tích hình vẽ của mặt trời, mặt trăng và các sinh vật.
Về hình vẽ trên vách núi này, các học giả có nhiều thái độ khác nhau. Có người cho rằng đó là những chữ viết để lại của các tộc người thiểu số thời cổ đại; có người cho nó là vết tích của tổ tiên người Hạ Thương địa phương đã cư trú ở Tiên Cư trong 6-7 nghìn năm trước. Người địa phương này lại cho đó là chữ khắc thời Hạ Vũ trị thủy. Có người cho chữ khoa đẩu vốn không tồn tại, và lại có người cho đó là kiết tác ngoài hành tinh....
Theo Nhân dân nhật báo (Trung Quốc), 8 loại chữ viết và ký hiệu nguyên thủy đang chờ giải mã gồm "Thương Kiệt thư" (có người cho là ngụy tác đời sau), "Hạ Vũ thư", "Hồng Nham thiên thư", "Dạ Lang thiên thư", "Ba Thục phù hiệu" (Tứ Xuyên), "Đông Ba văn tự" (Vân Nam), "Tuần lâu bia" của miếu Vũ (Thiệu Hưng), và Khoa đẩu văn ở Tiên Cư. Vì chữ khoa đẩu khó giải mã nhất, lại thêm là khắc trên vách đá, nên trong 8 loại trên, thì Khoa đẩu văn có thể xem là vào hàng sớm nhất.
III- Chữ Di - Chữ khoa đẩu?
Ở vùng Tây Nam Trung Quốc hiện nay (Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam), cộng đồng người Di vẫn sử dụng hệ thống chữ viết tương tự khoa đẩu văn. Trong sách của thời Minh Thanh được nhắc đến rất nhiều, được miêu tả là "chữ như nòng nọc", "có 10840 chữ"
Theo truyền thuyết dân gian, chữ Di đã có lịch sử hơn 1000 năm, nhưng thời hưng thịnh bắt đầu sau thời Minh. Đây là 1 loại chữ ghi âm, (tương tự Kana Nhật Bản); mỗi chữ tượng trưng cho 1 âm hoàn chỉnh. Về cách viết, trước những năm 60 thế kỷ trước lối viết không thống nhất và có sự khác biệt lớn giữa các vùng miền (nếu tính thêm dị thể thì có thể có tới hơn 10000 chữ). Nhằm thuận tiện trong việc sử dụng, Châu tự trị Lương Sơn (Tứ Xuyên) đã tiến hành chỉnh lý, sau 10 năm đã có "phương án quy chuẩn Di văn", được Viện Quốc vụ chấp thuận. Di văn quy chuẩn gồm 819 chữ, cách viết đơn giản, thể chữ dễ nhìn và được viết từ trái sang phải.
https://sites.google.com/site/bautroibuoisom/chu-viet/khoa-dau-van
Theo sự khảo chứng của các chuyên gia, Khoa đẩu văn là 1 dạng thể chữ, chỉ chữ viết cổ của thời Tiên Tần.
I. Lịch sử
Đời nhà Hán lấy chữ Lệ thư làm kiểu chữ chính thống, song vào cuối đời Hán lại xuất hiện 1 kiểu chữ khác đường nét như nòng nọc nên gọi là Khoa đẩu văn. thể chữ này tồn tại trong 1 khoảng thời gian ngắn, và cho đến nay đã không còn được sử dụng nữa. Từ những di vật còn lại, người ta phát hiện chữ viết này có nét giống phong cách chữ Kim Văn trên đồ Đồng thời Chu, cũng như chữ giáp cốt của thời Thương.
Theo truyền thuyết, vào thời Ngụy, chữ Khoa đẩu được sử dụng phổ biến, và được hình thành trên cơ sở chữ Tiểu Triện, thêm vào những nét nhấn khi nhập bút, tạo nên nét đặc sắc riêng. Khi thu bút lợi dụng sự mềm dẻo và tính đàn hồi của bút lông, tạo nên những chân nét nhọn. Tuy nhiên về phương diện bố cục ngoại hình, chỉnh thể chữ viết có thể quá nhọn, chữ viết không hài hòa, vì thế mà về sau ít được sử dụng.
Bên cạnh đó, cũng có thuyết cho rằng Khoa đẩu văn vốn bắt nguồn và là biến thể của chữ giáp cốt. Trải qua nhiều biến cổ lịch sử, nhất là sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, chữ khoa đẩu không còn được biết đến rộng rãi. Dần dà nó trở thành 1 thứ "ngôn ngữ câm", 1 loại ký hiệu mật mã nhằm lưu truyền lại những thông tin từ thời trước đó.
II. Hình vẽ trên vách đá núi Vỹ Cương
Ở hương Đạm Trúc, huyện Tiên Cư, tỉnh Triết Giang, có ngọn núi Vỹ Cương hùng vỹ. Nơi đây rừng rậm um tùm, cây cỏ tốt tươi, là danh lam thắng cảnh được cấp tỉnh bảo vệ. Trong đó có 1 ngọn Khoa đẩu nhai cao vút, vách núi đầy những hình kỳ dị vẽ mặt trời, mặt trăng, côn trùng, cá nước,... được khắc lên đá, và đây tương truyền là Khoa đẩu văn trên Đại Vũ khắc thạch. Lý do tại sao có những chữ khắc này, các học giả vẫn đang miệt mài tìm hiểu.
Theo "Vạn Lịch chí" 《万历志》và "Quang Tự chí"《光绪志》: Những năm Nghĩa Hy 义熙thời Đông Tấn东晋, 1 vị quan Thái Úy họ Chu từng bắt thang lên để xem xét, nhưng không biết được ý nghĩa của chúng. Sau đó Quận thú Nguyễn Lục阮录 và huyện lệnh Trần Tương陈襄 thời Bắc Tống cũng triệu tập người và trèo lên xem, nhưng vì núi cao hiểm trở, lại gặp trời u ám, nên không có kết quả. Trần Tương còn cảm thán: "Khứ niên từng lãm Vỹ Cương đồ, vân hữu tiên nhân cổ Triện thư. Thiên xích thạch nham vô lộ đáo. Bất tri khoa đẩu tự hà như..." (năm ngoái từng đi xem hình vẽ trên núi Vỹ Cương, cho rằng đó là chữ cổ của thần tiên. Nhưng núi cao nghìn thước không có đường để đến, thật không biết khoa đẩu văn là như thế nào...)
Năm 1985, đội khảo sát của khu văn vật Đài Châu đã dùng máy ảnh chuyên dụng chụp ảnh vách núi này từ xa, tiến hành phóng đại và phân giải, thấy được những vết tích trên đó. Ngày 26-5-1994, hội chụp ảnh An Châu tổ chức đội thám hiểm và người bản địa tên Phan Dư Long dẫn đường, tiếp cận vách núi, tiến hành chụp lại ảnh. Từ lời của Long và những bức ảnh có được, chữ khoa đẩu trên vách núi được khắc chỉnh tề, dài khoảng 40 m và rộng khoảng 50 m, diện tích mặt khắc chữ 2000 m2. Mặt đá của vách rất cứng, có những khối nhô ra hình bán cầu, bình quân nhô ra khoảng 5 cm, đường kính 7-12 cm. Xung quanh những chỗ nhô ra là 1 đường lõm vào hình tròn sâu khoảng 2cm. Khoảng cách giữa 2 khối nhô khoảng 15 cm, sắp xếp có thứ tự, trên đó có những vết tích hình vẽ của mặt trời, mặt trăng và các sinh vật.
Về hình vẽ trên vách núi này, các học giả có nhiều thái độ khác nhau. Có người cho rằng đó là những chữ viết để lại của các tộc người thiểu số thời cổ đại; có người cho nó là vết tích của tổ tiên người Hạ Thương địa phương đã cư trú ở Tiên Cư trong 6-7 nghìn năm trước. Người địa phương này lại cho đó là chữ khắc thời Hạ Vũ trị thủy. Có người cho chữ khoa đẩu vốn không tồn tại, và lại có người cho đó là kiết tác ngoài hành tinh....
Theo Nhân dân nhật báo (Trung Quốc), 8 loại chữ viết và ký hiệu nguyên thủy đang chờ giải mã gồm "Thương Kiệt thư" (có người cho là ngụy tác đời sau), "Hạ Vũ thư", "Hồng Nham thiên thư", "Dạ Lang thiên thư", "Ba Thục phù hiệu" (Tứ Xuyên), "Đông Ba văn tự" (Vân Nam), "Tuần lâu bia" của miếu Vũ (Thiệu Hưng), và Khoa đẩu văn ở Tiên Cư. Vì chữ khoa đẩu khó giải mã nhất, lại thêm là khắc trên vách đá, nên trong 8 loại trên, thì Khoa đẩu văn có thể xem là vào hàng sớm nhất.
III- Chữ Di - Chữ khoa đẩu?
Ở vùng Tây Nam Trung Quốc hiện nay (Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam), cộng đồng người Di vẫn sử dụng hệ thống chữ viết tương tự khoa đẩu văn. Trong sách của thời Minh Thanh được nhắc đến rất nhiều, được miêu tả là "chữ như nòng nọc", "có 10840 chữ"
Theo truyền thuyết dân gian, chữ Di đã có lịch sử hơn 1000 năm, nhưng thời hưng thịnh bắt đầu sau thời Minh. Đây là 1 loại chữ ghi âm, (tương tự Kana Nhật Bản); mỗi chữ tượng trưng cho 1 âm hoàn chỉnh. Về cách viết, trước những năm 60 thế kỷ trước lối viết không thống nhất và có sự khác biệt lớn giữa các vùng miền (nếu tính thêm dị thể thì có thể có tới hơn 10000 chữ). Nhằm thuận tiện trong việc sử dụng, Châu tự trị Lương Sơn (Tứ Xuyên) đã tiến hành chỉnh lý, sau 10 năm đã có "phương án quy chuẩn Di văn", được Viện Quốc vụ chấp thuận. Di văn quy chuẩn gồm 819 chữ, cách viết đơn giản, thể chữ dễ nhìn và được viết từ trái sang phải.
https://sites.google.com/site/bautroibuoisom/chu-viet/khoa-dau-van