Dựa trên ngữ âm tiếng Việt, phân tích cấu trúc tiếng (âm tiết) của tiếng Việt thành các thành phần sau:
- Phụ âm đầu (PAD/AD)
- Nguyên âm chính (AC), bao gồm nguyên âm đơn, đôi và tổ hợp với âm đệm
- Âm cuối (AK), tương tự những phụ âm đầu có thể đi cuối âm tiết và thêm bán nguyên âm là -j & -w
Đây cũng là 3 phần cơ bản ứng theo mô tả cho 1 vật động, dù nó là con người, cái cây, con xe, con sóng, 1 tiếng phát ra, 1 dao động...
Các kí tự của chữ viết này được lựa chọn đặc biệt, có quy luật, dựa trên ngữ âm tiếng Việt.
Âm chính gồm các nhóm sau:
1. Nhóm A, Ă, Â: là các nguyên âm hàng giữa, có độ mở miệng lớn [A - HÁ miệng] >> dùng nét thẳng ngang và dọc kết hợp, tạo nên dạng hình chữ nhật có không gian chữ rộng.
2. Nhóm I, IA/IÊ, Ê, E: là các nguyên âm hàng trước, miệng mở hẹp, ít hơi (2 môi không xa nhau nhiều) [E Hẹp, I ít, tí...] >> dùng nét ngang là cơ bản
3. Nhóm O, Ô, Ơ, U, UA/UÔ, Ư, ƯA/ƯƠ là các nguyên âm hàng sau tròn môi hoặc không tròn môi >> dùng các nét cong tròn. O [co tròn], Ô [nhô], Ơ [hở] có nét cơ bản là tròn, mô phỏng nét chữ như âm và miệng phát ra; U [thu, chụm], UA/UÔ [thuôn, uốn], Ư [ứ], ƯA/ƯƠ [giữa, ngửa] có nét cơ bản là uốn cong
4. Nhóm tổ hợp có âm đệm (cơ bản là với nguyên âm ở nhóm 1 &2) thì trong lòng chữ sẽ có 1 vòng tròn hoặc nửa vòng tròn.
Một cách khác là thêm nét ngang vào.
Phụ âm tắc (theo ngữ âm học) >> phát âm thì luồng hơi bị tắc >> chữ viết thể hiện một cách hệ thống bằng 1 nét thẳng ngang hoặc dọc. ? tắc hầu họng (1 nét thẳng - tắc từ trong); p tắc môi (2 nét thẳng - tượng trưng cho 2 môi khép); t tắc đầu lưỡi (1 nét thẳng có gạch ở đầu dưới); ch tắc giữa lưỡi (1 nét thẳng có gạch ở giữa); k tắc cuối lưỡi (1 nét thẳng có gạch ở 1 đầu trên),...
Các âm vang (mũi) >> phát âm luồng hơi thông lên mũi, âm phát ra được vang >> dùng nét cong, uốn lượn, kéo dài (m, n, nh, ng)
Các âm xát, theo ngữ âm học là luồng hơi phát ra bị chà xát qua các bộ phận phát âm trong khoang miệng >> nét cơ bản là các đường gấp khúc, tạo góc (như x chẳng hạn)
Với các âm xát hữu thanh thì còn cho phép 1 dạng chữ thể hiện bằng các nét tạo góc và tạo vòng (v, z, gi, g, r)
Những chữ có nét vòng (tròn nhỏ) thì chính là đặc trưng của âm hữu thanh.
Thanh điệu
Quy luật sắp xếp như sau:
- các thanh bổng: phụ âm đầu (PAD) nằm bên trái nguyên âm chính (AC). Các thanh trầm thì PAD nằm phía trên AC
- Thanh bằng thì vần (âm chính + âm cuối) cùng nằm trên một hàng ngang. Thanh trắc thì vần không nằm trên 1 hàng ngang.
- Nếu vần xếp theo hàng dọc thì đó là thanh trắc liền (sắc & nặng). Thanh sắc có âm cuối (AK) nằm trên âm chính (AC); còn thanh nặng có AK nằm dưới AC.
- Nếu vần xếp lệch (AC và AK không cùng nằm theo hàng hay cột) thì đó là thanh gãy. AC đi liền sau AD thì là thanh hỏi; AC đi liền dưới AD thì là thanh ngã.
Ví dụ
Truyện Kiều.
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Nguyễn Du.
Mỗi thành phần này sẽ được kí hiệu bằng một kí tự mới khi viết.
Chữ này có những điểm đặc biệt như:
Xin mời quý bạn xem chi tiết trên các hình và đóng góp ý kiến cho tác giả tại topic trực tiếp hoặc gửi tin cá nhân, xin cảm ơn!
Tác giả: https://www.facebook.com/ta.tieng.54
Topic: https://www.facebook.com/groups/332692120742458/permalink/450771388934530/
Hộp thư cá nhân: https://www.facebook.com/messages/t/ta.tieng.54
- Phụ âm đầu (PAD/AD)
- Nguyên âm chính (AC), bao gồm nguyên âm đơn, đôi và tổ hợp với âm đệm
- Âm cuối (AK), tương tự những phụ âm đầu có thể đi cuối âm tiết và thêm bán nguyên âm là -j & -w
Đây cũng là 3 phần cơ bản ứng theo mô tả cho 1 vật động, dù nó là con người, cái cây, con xe, con sóng, 1 tiếng phát ra, 1 dao động...
Các kí tự của chữ viết này được lựa chọn đặc biệt, có quy luật, dựa trên ngữ âm tiếng Việt.
Âm chính gồm các nhóm sau:
1. Nhóm A, Ă, Â: là các nguyên âm hàng giữa, có độ mở miệng lớn [A - HÁ miệng] >> dùng nét thẳng ngang và dọc kết hợp, tạo nên dạng hình chữ nhật có không gian chữ rộng.
2. Nhóm I, IA/IÊ, Ê, E: là các nguyên âm hàng trước, miệng mở hẹp, ít hơi (2 môi không xa nhau nhiều) [E Hẹp, I ít, tí...] >> dùng nét ngang là cơ bản
3. Nhóm O, Ô, Ơ, U, UA/UÔ, Ư, ƯA/ƯƠ là các nguyên âm hàng sau tròn môi hoặc không tròn môi >> dùng các nét cong tròn. O [co tròn], Ô [nhô], Ơ [hở] có nét cơ bản là tròn, mô phỏng nét chữ như âm và miệng phát ra; U [thu, chụm], UA/UÔ [thuôn, uốn], Ư [ứ], ƯA/ƯƠ [giữa, ngửa] có nét cơ bản là uốn cong
4. Nhóm tổ hợp có âm đệm (cơ bản là với nguyên âm ở nhóm 1 &2) thì trong lòng chữ sẽ có 1 vòng tròn hoặc nửa vòng tròn.
Một cách khác là thêm nét ngang vào.
Phụ âm tắc (theo ngữ âm học) >> phát âm thì luồng hơi bị tắc >> chữ viết thể hiện một cách hệ thống bằng 1 nét thẳng ngang hoặc dọc. ? tắc hầu họng (1 nét thẳng - tắc từ trong); p tắc môi (2 nét thẳng - tượng trưng cho 2 môi khép); t tắc đầu lưỡi (1 nét thẳng có gạch ở đầu dưới); ch tắc giữa lưỡi (1 nét thẳng có gạch ở giữa); k tắc cuối lưỡi (1 nét thẳng có gạch ở 1 đầu trên),...
Các âm vang (mũi) >> phát âm luồng hơi thông lên mũi, âm phát ra được vang >> dùng nét cong, uốn lượn, kéo dài (m, n, nh, ng)
Các âm xát, theo ngữ âm học là luồng hơi phát ra bị chà xát qua các bộ phận phát âm trong khoang miệng >> nét cơ bản là các đường gấp khúc, tạo góc (như x chẳng hạn)
Với các âm xát hữu thanh thì còn cho phép 1 dạng chữ thể hiện bằng các nét tạo góc và tạo vòng (v, z, gi, g, r)
Những chữ có nét vòng (tròn nhỏ) thì chính là đặc trưng của âm hữu thanh.
Thanh điệu
Quy luật sắp xếp như sau:
- các thanh bổng: phụ âm đầu (PAD) nằm bên trái nguyên âm chính (AC). Các thanh trầm thì PAD nằm phía trên AC
- Thanh bằng thì vần (âm chính + âm cuối) cùng nằm trên một hàng ngang. Thanh trắc thì vần không nằm trên 1 hàng ngang.
- Nếu vần xếp theo hàng dọc thì đó là thanh trắc liền (sắc & nặng). Thanh sắc có âm cuối (AK) nằm trên âm chính (AC); còn thanh nặng có AK nằm dưới AC.
- Nếu vần xếp lệch (AC và AK không cùng nằm theo hàng hay cột) thì đó là thanh gãy. AC đi liền sau AD thì là thanh hỏi; AC đi liền dưới AD thì là thanh ngã.
Ví dụ
Truyện Kiều.
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Nguyễn Du.
Mỗi thành phần này sẽ được kí hiệu bằng một kí tự mới khi viết.
Chữ này có những điểm đặc biệt như:
- nó không dựa trên bộ chữ viết có sẵn như nhiều bộ chữ khác
- cấu trúc chữ luôn gồm 3 thành phần thể hiện bằng 3 kí tự. Các kí tự đứng độc lập thì rất vô nghĩa và dễ trùng với các nét vẽ cơ bản, chúng chỉ thực sự có ý nghĩa khi kết hợp với nhau trong một khuôn để tạo nên tiếng cho tiếng Việt và do đó tạo nên sự khác biệt, phân biệt với các kí hiệu, hình ảnh hay kí tự của ngôn ngữ khác.
- không dùng thêm kí tự nào khác để thể hiện thanh điệu
- có tính hệ thống rất cao giữa âm và hình, giữa hình và nghĩa; hoàn toàn không phải do chọn đại kí tự
Xin mời quý bạn xem chi tiết trên các hình và đóng góp ý kiến cho tác giả tại topic trực tiếp hoặc gửi tin cá nhân, xin cảm ơn!
Tác giả: https://www.facebook.com/ta.tieng.54
Topic: https://www.facebook.com/groups/332692120742458/permalink/450771388934530/
Hộp thư cá nhân: https://www.facebook.com/messages/t/ta.tieng.54