Câu hỏi: Thái độ làm việc thể hiện chỉ hướng của con người. Muốn tìm hiểu thái độ làm việc của một người, hãy tìm hiểu thái độ của anh ta với cuộc sống. Bạn lựa chọn một công việc như thế nào? Thái độ làm việc của bạn ra sao?
Trả lời: Về cơ bản mà nói, đây không phải là vấn đề liên quan đến việc bạn làm gì và nhận được thù lao bao nhiêu, mà là vấn đề liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống mỗi con người.
1 . Công việc là điều bạn phải làm cả cuộc đời
Một nhà tâm lí học khi nghiên cứu sự phản ứng tâm lí khác biệt giữa từng cá thể khi tiếp xúc với cùng một loại công việc đã đến một nhà thờ đang trong quá trình xây dựng, hỏi những người công nhân đang xây dựng.
Nhà tâm lí học hỏi người công nhân thứ nhất ông gặp: “Xin hỏi anh đang làm gì thế?”
Anh ta trả lời: “Ông không thấy sao? Tôi đang phải đập đá, mà những tảng đá kia thì cứng quá và to quá. Công việc thật nặng nề vượt quá sức người. Hai tay tôi đau rát, toàn thân mỏi nhừ. Đây là việc cần sức trâu ngựa, không phù hợp với con người tí nào vậy mà tôi vẫn phải làm vì cuộc sống.”
Ông lại hỏi người công nhân thứ hai: “Xin hỏi anh làm công việc này vì lý do gì?”
Người công nhân thứ hai trả lời: “Làm việc để mỗi ngày kiếm được 2 dollar đủ để đảm bảo cho .gia đình tôi sống qua ngày. Nếu không vì gia đình, chẳng ai muốn làm cái việc đập đá vất vả này. "
Nhà tâm lí học hỏi người công nhân thứ ba: "Xin hỏi, anh đang làm gì thế?”
Người thứ ba trả lời rất vui vẻ: "Tôi đang góp phần công sức nhỏ bé của mình để xây dựng toà nhà xinh đẹp này. Sau khi xây xong nhất định sẽ có rất nhiều người tới đây. Công việc này tuy vất vả nhưng mỗi khi nghĩ đến sẽ có rất nhiều người đến cầu Chúa ban phước lành cho họ cho mọi người nghèo khổ trên thế gian này, tôi lại không hề thấy mệt mỏi."
Với cùng một công việc, cùng một môi trường làm việc tại sao lại có những suy nghĩ khác nhau đến vậy?
Với người công nhân thứ nhất, tình hình không thể thay đổi, cứu vãn được. Trong tương lai không xa, anh ta nhất định sẽ thẳng nhận được gì do công việc và thái độ lao động mang lại, thậm chí có thể theo thời gian anh ta trở thành một kẻ vô dụng, đánh mất hoàn toàn rơm cách của bản thân.
Người công nhân thứ hai, là người không hề có trách nhiệm với công việc và không thấy được niềm vui cũng như vinh quang của sự lao động.
Đối với 2 loại người này, cho dù người chủ lao động có hi vọng gì về họ cũng chỉ là uổng công vô ích, bởi họ mang một tâm lý là làm việc để kiếm tiền chứ không phải vì công việc mà làm việc. Họ không phải là người mà người quản lý có thể giao cho những nhiệm vụ quan trọng, đồng thời những người này cũng khó có được sự thừa nhận, đánh giá cao về khả năng lao động của xã hội.
Nhà tâm lí học người Mỹ Mark Abraham đã đưa ra “5 cấp độ nhu cầu” như sau:
1. Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu có cơm ăn áo mặc, chống lại đói rét và giá lạnh.
2. Nhu cầu an toàn: Nhu cầu được sống ở một nơi an toàn.
3. Nhu cầu xã hội: Nhu cầu được chia sẻ niềm vui sở thích và được giao lưu với mọi người.
4. Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu được người khác tán dương và chấp nhận.
5. Nhu cầu được phát huy hết năng lực bản thân và tự mình làm việc.
2. Nhu cầu an toàn: Nhu cầu được sống ở một nơi an toàn.
3. Nhu cầu xã hội: Nhu cầu được chia sẻ niềm vui sở thích và được giao lưu với mọi người.
4. Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu được người khác tán dương và chấp nhận.
5. Nhu cầu được phát huy hết năng lực bản thân và tự mình làm việc.
Nhà tâm lí học trên cho rằng, những người làm việc vì công việc sẽ có rất ít cơ hội thoả mãn đầy đủ quyền thứ 4 và quyền thứ 5 bởi nhu cầu trong cuộc sống của họ không được thoả mãn đầy đủ ở mức độ cao nhất, hoặc dù ít dù nhiều, họ cũng mất đi một phần niềm vui trong cuộc sống.
Vậy chúng ta nên nói về người công nhân thứ 3 như thế nào? Ở người công nhân này không hề mảy may có hình bóng của những lời oán trách, ngược lại anh là một người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc và có khả năng sáng tạo tốt. Do luôn luôn làm việc chăm chỉ, anh cảm nhận được niềm vui trong công việc và ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Người công nhân thứ 3 mới thực sự là người công nhân có thái độ lao động đúng đắn và sẽ trở thành người ưu tú, là người mà xã hội cần tới.
Vậy công việc là gì? Từ điển của một số quốc gia theo đạo Thiên chúa giải thích thế này: “Công việc là nhiệm vụ cao cả mà Thượng đế đã sắp đặt, là sứ mệnh quan trọng Người đã giao cho con người”. Cách lí giải này tuy mang đậm màu sắc tôn giáo, nhưng ở đó đều truyền tải một nội dung tư tưởng chung là: Những người không có cơ hội làm việc hay không cảm nhận được niềm vui từ chính công việc của mình chính là những người làm trái với nguyện vọng của Thượng đế, những người đó sẽ không có cơ hội hưởng thụ trọn vẹn cuộc sống. Công việc là mục đích bạn đạt được sau khi nỗ lực làm việc. Khi công việc cho chúng ta cơ hội thể hiện tất cả tài năng và tính cách bản thân, chúng ta hãy hài lòng vì công việc của mình. Cuộc sống chỉ có một mà thôi. Khi chúng ta muốn hoàn thiện bản thân hay chỉ đơn giản là muốn đạt được một điều gì đó. Chúng ta mới đề ra cho mình mục tiêu để hướng tới và phấn đấu.
Công việc là một võ đài để chúng ta thể hiện tài năng. Những kiến thức mà chúng ta đã gian khổ tích luỹ, khả năng ứng biến và sự quyết đoán hay khả năng thích ứng của chúng ta sẽ đều được thể hiện trên võ đài ấy. Ngoài công việc, không có gì có thể giúp chúng ta thể hiện được năng lực bản thân, cho chúng ta cơ hội thể hiện chính mình hay chỉ là một lí do chúng ta đang tồn tại trên cuộc đời. Chất lượng công việc quyết định hoàn toàn chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Công việc của một người thể hiện thái độ của anh ta với cuộc sống và đồng thời cũng thể hiện lý tưởng và chí hướng của anh ta. Vì thế, việc tìm hiểu thái độ làm việc của một người cũng cho ta hiểu anh ta ở một mức nào đó. Cựu Bộ trưởng Bộ giáo dục Hoa Kỳ, nhà giáo nổi tiếng William Beneth đã nói: “Công việc là điều chúng ta phải làm cả cuộc đời”.
Trước đây, có thể có người mang suy nghĩ giống người công nhân thứ nhất hay người công nhân thứ hai, họ luôn trách móc, bực tức với mọi thứ, chẳng có chút nhiệt tình nào với công việc của mình và luôn sống một cuộc sống tẻ nhạt.
Trước đây, thái độ làm việc của bạn như thế nào không quan trọng, dù sao đó cũng chỉ là những điều trong quá khứ, quan trọng là từ bây giờ, thái độ làm việc của bạn sẽ thế nào?
Chúng ta hãy giống như người công nhân thứ ba, hãy mang sự nhiệt huyết trong tim để có được cơ hội làm việc, làm việc chăm chỉ để thấy được giá trị bản thân và cảm nhận được niềm hạnh phúc trong cuộc sống.
2. Tiền lương có ý nghĩa gì? Hãy làm việc vì bản thân bạn
Nếu một người chỉ luôn luôn nghĩ rằng mình làm việc được thù lao bao nhiêu thì làm sao anh ta có thể nhìn thấy được những cơ hội trưởng thành sau mỗi đồng tiền lương? Anh ta làm sao có thể hiểu được mình đã thu được những kĩ năng, những kinh nghiệm gì từ công việc và tất cả những điều đó ảnh hưởng như thế nào đến tương lai sau này của anh ta? Kiểu người này chỉ biết thu mình lại trong vỏ bọc tiền lương, mà không hề biết bản thân mình đang thực sự cần gì.
Có thể bạn đã tận mắt chứng kiến hay nghe kể về một ai đó bị sa thải, hiện nay nhiều thanh niên cho rằng xã hội ngày nay khốc liệt hơn, nghiêm khắc hơn và thực dụng hơn ngày trước. Họ cho rằng, tôi làm việc cho công ty, công ty trả lương cho tôi chỉ là một hình thức trao đổi. Họ không nhận thấy những giá trị khác ngoài tiền lương và vì thế những ước mơ, hoài bão tốt đẹp họ từng ấp ủ thời còn ngồi trên ghế giảng đường cũng dần dần tan biến. Không tự tin, không nhiệt tình, họ luôn giữ một thái độ ứng phó với công việc, họ nói ít đi một câu, viết ít đi một trang báo cáo, làm ít đi một giờ đồng hồ... Họ chỉ nghĩ họ làm đúng với mức lương trước mắt họ nhận được chứ không hề nghĩ họ làm việc như thế có xứng với mức lương sau này, hay thậm chí là tương lai sau này của họ.
Một nhân viên làm việc 10 năm tại một công ty nọ mà chưa hề được tăng lương một lần. Đến một ngày, anh ta không thể chịu nổi sự bất bình đó và phàn nàn với ông chủ. Ông chủ của anh ta nói: “Mặc dù anh làm việc ở công ty 10 năm nhưng kinh nghiệm công tác của anh thì chưa đầy 1 năm, năng lực của anh cũng chỉ ở mức một công nhân mới vào nghề thôi.”
Người nhân viên “đáng thương” này trong 10 năm tuổi thanh xuân của mình làm việc ở công ty, trong khi cái mà anh ta nhận được chỉ là mức lương của người mới vào nghề, còn lại là chẳng có gì cả. Cũng có thể, ông chủ nhận định về anh nhân viên này có phần không công bằng và thiếu chính xác nhưng chắc rằng, trong thời đại mở cửa như ngày nay, anh nhân viên này có đủ kiên nhẫn nhận mức lương thấp trong suốt 10 năm mà không nộp đơn sang công ty khác, đủ thấy năng lực của anh ta không hề được công ty thừa nhận, hay nói cách khác, lời nhận xét của ông chủ về anh ta về cơ bản khá là khách quan.
Đó chính là kết quả của việc lấy đồng lương làm mục tiêu làm việc.
Rất nhiều người chỉ do không hài lòng về mức lương hiện tại của mình mà đánh mất đi những thứ còn quan trọng hơn tiền bạc, kết cục, đến phần tiền lương đáng lẽ ra được nhận thì cuối cùng cũng không được nhận Đó cũng chính là điều đáng buồn cho việc lấy tiền lương làm cái đích của lao động.
Khi làm việc bạn đừng quá bận tâm rằng những nỗ lực của bản thân không được đền đáp xứng đáng. Hãy tin rằng các ông chủ đều có đủ thông minh sáng suốt và khả năng đánh giá. Để thu được lợi nhuận cao nhất cho công ty, họ cũng ra sức dựa vào thành tích công tác và mức độ chăm chỉ làm việc của nhân viên để thăng cấp và tiến cử nhân viên. Những người làm việc chăm chỉ, biết phấn đấu không ngừng sẽ có cơ hội thăng chức, tiền lương của họ cũng vì thế mà tăng lên.
Nếu bạn phát hiện ông chủ của mình không phải là người sáng suốt, không chú ý lắm đến sự nỗ lực của bản thân bạn, cũng không trả cho bạn thù lao xứng đáng, thì bạn cũng đừng vội nản lòng, hãy nhìn sự việc theo một hướng khác. Chúng ta nỗ lực phấn đấu không phải chỉ vì sự đền đáp trước mắt, mà chúng ta chờ đợi sự đền đáp ở tương lai. Chúng ta làm việc vì bản thân chứ không phải vì bản thân mà làm việc. Cuộc sống không chỉ là hiện tại mà còn là cả tương lai rộng mở ở phía trước.
Giới lao động trẻ hiện nay ít có những nhận thức và lí giải sâu xa thực tế về tiền lương. Tiền lương chỉ là một phương thức báo đáp của công việc. Những thanh niên mới bước vào làm việc càng phải trân trọng hơn những thứ mà công việc mang lại. Ví dụ, những nhiệm vụ khó khăn rèn luyện ý chí bạn, công việc mới phát triển năng lực bạn, việc hợp tác với các đồng nghiệp và giao lưu với các khách hàng sẽ bồi dưỡng phẩm chất tâm hồn bạn. Công ty là một ngôi trường để chúng ta trưởng thành. Công việc làm phong phú kinh nghiệm chúng ta, đồng thời cũng giúp trí tuệ chúng ta phát triển. So với những kĩ năng và kinh nghiệm chúng ta có được khi làm việc, thì số tiền tương ít ỏi chúng ta nhận được cũng không còn quá quan trọng nữa. Công ty trả bạn tiền lương, công ty cũng cho bạn cả những năng lực có lợi cho cả cuộc đời bạn.
Năng lực quan trọng hơn tiền bạc rất nhiều vì nó không bị đánh cắp và cũng không tự mất đi. Rất nhiều người thành đạt đã trải qua không ít thăng trầm của cuộc sống, có lúc họ đứng trên đỉnh cao vinh quang, cũng có lúc đắm chìm trong thất bại, nhưng cuối cùng, họ vẫn là những người thắng cuộc Nguyên nhân do đâu? Chính là do một thứ mãi mãi ở bên cạnh họ, đó chính là năng lực. Những năng lực tiềm tàng trong họ, bất kể là sự sáng tạo, lòng quyết đoán hay khả năng quan sát nhạy bén đều không phải có ngay khi bạn bắt đầu, cũng không phải chúng ta bước một lần đã tới, chúng có được trong thời gian chúng ta làm việc, học tập tích luỹ lại.
Ông chủ có thể khống chế số tiền lương của bạn, nhưng không thể che mắt, bịt tai, ngăn trở bạn tư duy học tập. Hay nói cách khác, ông chủ không thể ngăn được sự nỗ lực của bạn, cũng không thể lấy đi những thứ bạn có được nhờ sự nỗ lực làm việc và học tập của bạn.
Rất nhiều nhân viên chỉ viện cớ cho sự lười biếng cửa bản thân mà không biết đi tìm lý do xác đáng. Người thì nói sếp của họ không nhận thấy được năng lực và thành quả lao động của họ, cũng có người nói sếp của họ là một kẻ keo kiệt, họ làm việc nhiều mà luôn chỉ nhận được tiền lương không tương xứng. Nếu một người chỉ luôn luôn nghĩ rằng mình làm việc được thù lao bao nhiêu thì làm sao anh ta có thể nhìn thấy được những cơ hội trưởng thành sau mỗi đồng tiền lương. Anh ta làm sao có thể hiểu được mình đã thu được những kĩ năng, những kinh nghiệm gì từ công việc, và điều đó ảnh hưởng như thế nào đến tương lai sau này của anh ta? Kiểu người này chỉ biết thu mình lại trong vỏ bọc tiền lương, mà không hề biết bản thân mình đang thực sự cần gì.
Chúng ta không thể ra lệnh cho các ông chủ, bắt họ phải làm cái này cái kia, nhưng chúng ta lại có thể mách bảo bản thân hành động theo cách tốt nhất. Chúng ta không thể yêu cầu ông chủ làm việc theo nguyên tắc, nhưng chúng ta có thể bắt bản thân làm điều đó. Đừng vì những nhược điểm của ông chủ mà bạn cho phép mình lười biếng, tự tay chôn vùi năng lực của bản thân vì như thế là huỷ hoại tương lai của chính bạn. Tóm lại, dù "sếp" của chúng ta có keo kiệt thế nào, có hà khắc bao nhiêu, chúng ta cũng không được phép lấy đó làm lí do cho sự lười biếng của mình. Bởi vì chúng ta không chỉ làm việc vì đồng lương trước mắt, mà còn phải làm việc vì tiền lương sau này, làm việc vì chính bản thân chúng ta. Vậy tiền lương là gì? Tiền lương chỉ là biểu hiện một phần công sức làm việc của chúng ta mà thôi. Trên thế giới có bao người đang làm việc chỉ vì tiền? Nếu bạn có thể vì sự trưởng thành của mình mà phấn đấu, bạn đã trở thành người đứng trên mọi người, và đó là bước khởi đầu tốt đẹp cho sự thành công.http://thuycong.ac.vn/%28S%28axhytz55et050j554fvqgb55%29%29/index.aspx?aac=CLICK&aid=ARTICLE_DETAIL&ari=672&lang=1&menu=thong-tin-trao-doi&mid=1019&parentmid=1018&pid=1&storeid=0&title=tai-sao-chung-ta-phai-lam-viec-cham-chi-phan-1