Văn học sử Việt Nam có nhiều biến cố quan trọng. Chữ Nôm xuất hiện là một biến cố quan trọng.
Chữ quốc ngữ ra đời cũng là một biến cố quan trọng. Nhân đó mà ta có một nền văn học dân tộc, thuần túy Việt Nam, thoát được cảnh học mướn, viết nhờ và thoát được ảnh hưởng nặng nề của ngoại quốc.
Chữ quốc ngữ xuất hiện từ cuối thế kỷ XVII mà mãi tới đầu thế kỷ XX mới phổ biến sâu rộng trong dân chúng vì suốt trong thời kỳ Bảo hộ, Nam Triều còn dùng chữ Hán và lớp văn thi sĩ cũ chỉ biết có chữ Hán và chữ Nôm. Cuối thế kỷ XIX chính cụ Nguyễn Trường Tộ còn điều trần xin dùng chữ Nôm thay cho chữ Nho.
Thật ra chữ quốc ngữ lúc đầu chỉ được dùng trong giáo dân và trong hàng giáo sĩ. Hai cụ Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của1) là hai người Việt Nam trước nhứt đã viết sách và in bằng chữ quốc ngữ, làm từ điển quốc ngữ. Các cụ là những vị tiền phong, nhưng chữ quốc ngữ hồi đó chưa thoát khỏi vòng phôi thai, và văn chương quốc ngữ thật sự chưa thành hình.
Ngay cả phong trào học tập và trau dồi quốc ngữ cũng vẫn còn yếu ớt. Từ đây, người ta bắc luôn một cái cầu nối liền với Đông Dương tạp chí (xuất bản năm 1913), Nam Phong tạp chí (xuất bản năm 1917).
Làm như thế cũng là bỏ một biến cố quan trọng là phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục xuất phát năm 1907.
Phong trào này vừa có tánh cách chánh trị vừa có tánh cách văn hóa, quy tụ được đông đảo sĩ phu và quần chúng. Đông Kinh Nghĩa Thục có nguồn gốc trong sạch hơn là nguồn gốc của Đông Dương tạp chí và Nam Phong, cả hai đều do Tây sáng lập và được tiền trợ cấp của thực dân.
Đông Kinh Nghĩa Thục bắt chước theo Khanh Ứng Nghĩa Thục của Nhật Bản nhằm mục đích cổ động duy tân và xây dựng Tân văn hóa.
Đây là một trường tư thục đầu tiên ở nước ta không thâu học phí mà lại còn phát không sách, tập và bút giấy cho học trò. Nhà trường chánh ở Hà Nội thành lập chưa được một năm mà đã đặt được chi nhánh ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc và có đà tiến triển vào Trung, Nam.
Đông Kinh Nghĩa Thục đã quy tụ được những nhân sĩ như sau: Lương Ngọc Can (tức Lương Văn Can), Đào Nguyên Phổ, Lê Đại, Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền, Đặng Kim Luân, Nguyễn Hải Thần, Hoàng Tăng Bí, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Đình Đối, Trần Văn Đức, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phục, Hoàng Tích Chu...
Chính cụ Phan Châu Trinh đã nhiều lần diễn thuyết ở Đông Kinh Nghĩa Thục và cực lực đả kích chữ Nho với chế độ khoa cử. Cụ nói: "Bất phế Hán tự, bất túc dĩ cứu Nam quốc" (Không bỏ chữ Nho, không cứu được nước Nam).
Cụ Dương Bá Trạc đã nói:
"Anh còn muốn cái chữ nhân ư?
Nay tôi bán cho anh một xu thôi".
Các cụ đả kích chữ Nho, đả kích khoa cử, đả kích những phong tục hủ bại, nhưng các cụ cũng truyền bá những tư tưởng mới về tự do, dân chủ, dân quyền và dân sinh. Những tư tưởng này các cụ đã hấp thụ được ở những tân thơ của người Tàu, nhất là của Lương Khải Siêu và Khương Hữu Vi. Vì thế mà tư tưởng Tây phương qua tới các cụ cũng không được nguyên vẹn và cả những văn nhân học giả Tây phương đều bị gọi theo tên Tàu hết ráo. Những tên Lư Thoa, Mạnh Đức Tư Cưu, Phúc Lộc Đạt Nhĩ, Ti Thoát Mân, Ti Tân Tất đã thay thế cho những tên Rousseau, Montesquieu, Voltaire, Stuart Mill, Herbert Spencer.
Về giáo dục, các cụ chưa rành khoa sư phạm. Về văn chương, các cụ chưa có những quan niệm chính xác. Ngay tới những tác giả Tây phương, các cụ cũng hiểu biết một cách đơn giản mơ hồ. Nhưng các cụ đã thức tỉnh thanh niên trong nước, làm cho họ thấy rõ những nguyên nhân suy yếu của dân tộc và náo nức muốn canh tân để tiến bộ. Các cụ dùng tất cả các thứ chữ: chữ Nho, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. Những ông tan học cũng dạy cả chữ Tây.
Năm 1908 có vụ "đầu độc" xảy ra ở Hà Nội. Thực dân đổ thừa Đông Kinh Nghĩa Thục có dính líu vào vụ đó, bắt một số đông sĩ phu và giải tán phong trào. Cũng năm đó ở Trung có vụ "xin xâu", thêm một số lớn sĩ phu bị bắt. Phần nhiều các cụ được gặp nhau ở Côn Đảo.
Thực dân khôn lắm. Họ bắt mạch biết không thể đi ngược được trào lưu. Thanh niên đương khao khát những tư tưởng mới mẻ của Tây phương, đương tủi nhục vì mất nước, đương căm thù bọn cầm quyền độc đoán, đương uất hận vì những cuộc khủng bố mù quáng và tàn bạo. Họ lại được đọc lén những sách cấm từ ngoại quốc gởi về, được nghe có phong trào Đông Du do cụ Sào Nam phát động.
Phải thoa dịu và ru ngủ theo một chiều hướng hiền lành hơn và văn nghệ hơn. Những người nào còn sót lại trong số những sĩ phu đã cộng tác với Đông Kinh Nghĩa Thục có thể sẽ hợp tác với thực dân bằng cách gián tiếp hay trực tiếp. Do đó mà năm 1913 người ta thấy xuất hiện tờ Đông Dương tạp chí do một người Pháp sáng lập: Ông Schneider. Không ai ngạc nhiên khi thấy tên ông Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Ông Vĩnh đã tích cực hoạt động trong Đông Kinh Nghĩa Thục nhưng ông không bị bắt, bị tù, bị đày như nhiều người khác. Trái lại, ông vẫn được sống tự do và từ 1907 cho đến 1910, ông vẫn liên tiếp làm chủ bút những tờ Đăng cổ tùng báo, Notre Journal, Notre Revue và tờ Lục tỉnh tân văn ở Sài Gòn. Một luồng dư luận đã nổi lên về thái độ của ông trong vụ "Đông Kinh Nghĩa Thục". Sau này ông Phan Khôi cũng đề cập đến dư luận đó và đề nghị nên "xí xóa" vì "con chuột nào lẹ chân chạy được thì cứ chạy". Nhưng chạy ngờ ngờ ở trước mắt những con mèo thực dân mà vẫn được bình yên vô sự thì chắc chắn là ông đã có "bùa hộ mạng".
Người đã chết rồi ta không nên bới móc nhưng cần phải dẫn chứng rằng Đông Dương tạp chí là một tờ báo của thực dân, và ông Nguyễn Văn Vĩnh phải đi theo đường lối của họ. Ngoài ông Nguyễn Văn Vĩnh còn có một số cán bộ của Đông Kinh Nghĩa Thục như các ông Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn và những nhân vật khác như Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Tố, Phạm Quỳnh...
Ta phải nhìn nhận rằng ông Nguyễn Văn Vĩnh đã lãnh đạo tờ Đông Dương tạp chí một cách sáng suốt, tài tình để biến nó thành một cơ quan phổ biến văn hóa và trau dồi văn nghệ. Ngoài cái tên Schneider nằm chình ình ở bìa mà người ta không tìm thấy dấu vết gì của thực dân trong đó. Bao nhiêu những áng văn hay của Đông, Tây, kim, cổ đều lần lượt được dịch thuật và trình bày lên báo làm thỏa mãn được phần nào lòng hiếu học, chí cầu tiến và óc văn nghệ của thanh niên hồi đó.
Nhưng hết thảy đều có vẻ đạo mạo, cổ kính, du dương, hiền lành và êm dịu, khác hẳn với những gì đã được giảng dạy ở Đông Kinh Nghĩa Thục. Ở đây người ta dạy để làm người, để cho biết an thường, thủ phận, vịnh nguyệt, ngâm phong. Và như thế là đã đạt được phần nào mục tiêu của họ "Thực".
Bốn năm sau, năm 1917, Nam Phong tạp chí ra đời cũng do một người Tây sáng lập: L. Marty, giám đốc Chánh trị phủ Toàn quyền.
Chủ bút là thanh niên tân học đậu số 1 bằng Thành chung, và đã từng làm việc ở Thư viện trường Viễn Đông Bác Cổ: Ông Phạm Quỳnh. Ông Vĩnh hơn ông Quỳnh 8 tuổi. Một đằng thì hoạt động tháo vát trong bộ Âu phục gọn gàng. Một đằng thì nho nhã trang nghiêm trong bộ quốc phục cổ kính. Nhưng cả hai đều học rộng, biết nhiều, thông tuệ, tài hoa. Thực dân quả có con mắt tinh đời. Họ đã biết dùng ông Vĩnh, lẽ nào họ chịu bỏ ông Quỳnh. Hơn nữa họ có thể tin cậy ông Quỳnh nhiều hơn ông Vĩnh.
Dù sao lúc đó Phạm Quỳnh chỉ là một bạch diện thơ sinh, chưa có tham vọng về chánh trị và cũng chưa có những nhu cầu quá đáng về tiền bạc, làm chủ bút một tạp chí văn học có tiền trợ cấp của "nhà nước" là quá sự mong ước của ông rồi. Một số cộng sự viên của ông cũng là những người đã từng tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục hoặc đã cộng tác với tạp chí Đông Dương, nhưng tất cả đều đã từ bỏ cái đầu óc "làm giặc" để cùng ông chủ bút vãn hồi cái đạo lý "làm người": làm người quân tử, làm người hiền triết, làm người học giả, làm người văn nghệ, là những kiểu người cao thượng nhứt, đẹp đẽ nhứt, hiền lành nhứt nhưng rất thụ động và cầu an.
Có người đã phê bình: Ông Vĩnh chuyên về văn học, ông Quỳnh chuyên về học thuật. Lời phê bình chỉ đúng có một nửa. Ông Quỳnh thiên về học thuật nhưng cũng rất văn chương. Đọc Nam Phong người ta thấy đầy đủ hơn, no nê hơn vì việc làm của ông Quỳnh có phần chu đáo và toàn diện hơn.
Cái lối trích dịch từng đoạn, từng khúc, từng bài ở Đông Dương tạp chí đã được thay thế bằng những bài nghiên cứu từng bộ sách, từng tác giả, thời đại, từng phong trào. Nhưng có điều là khi ông nói đến những nhà chánh trị tiến bộ nhứt, những nhà văn cách mạng nhứt, ông cũng nói theo điệu bộ học giả, đưa ra những nhà văn và những nhà tư tưởng rất hiền lành để họ khỏi "xúi" người ta "làm giặc".
Tôi không phủ nhận công phu của hai bậc tiền bối trong công việc trau dồi quốc ngữ, tài bồi học thuật và văn chương trong thời kỳ biến chuyển. Nhưng các ông cũng đã làm được một việc phá hoại ghê gớm là các ông đã tiêm vào trong máu huyết thanh niên thuở đó những vị thuốc an thần công hiệu, làm cho họ hết muốn làm cách mạng và chỉ muốn làm triết học hay văn nhân. Về phương diện này, các ông đã phục vụ thực dân đắc lực.
Như trên tôi đã nói, bắc một cây cầu dài tới Đông Dương tạp chí và Nam Phong là bỏ sót một biến cố quan trọng, một sự kiện lịch sử, Đông Kinh Nghĩa Thục có địa vị trong lịch sử tranh đấu và cũng có một địa vị đáng kể trong lịch sử văn hóa và văn học.
Sau những thất bại liên tiếp của các phong trào Cần Vương và văn thân, sĩ phu trong nước đã tìm ra được những nhược điểm của mình nên chuyển hướng về một cuộc vận động tân văn hóa, cương quyết đả phá lối văn chương cử nghiệp để hấp thụ những tư tưởng tiến bộ của Tây phương. Các cụ không đọc được ở nguyên văn thì các cụ đọc ở những Tân thơ của người Tàu, rồi các cụ truyền bá lại cho thanh niên trong nước. Các cụ truyền luôn cho họ bầu nhiệt huyết và họ sẽ tiếp tục cuộc tranh đấu cách mạng về đủ mọi phương diện bằng khẩu súng, thanh gươm hay cây viết. Nếu Đông kinh Nghĩa Thục không bị Tây ngăn chặn thì ở đó sẽ khơi nguồn cho một nền văn học dân tộc, tiến bộ và cách mạng.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã từng cộng tác ở đó, thấy rõ cái tiện lợi, cái công dụng và tương lai của chữ quốc ngữ nên ông đã nói ra được câu nói bất hủ: "Nước ta sau này hay hay dở là ở chỗ chữ quốc ngữ".
Qua chủ trương tờ Đông Dương tạp chí, ông ta tiếp tục trau dồi cái lợi khí sắc bén đó. Ông Phạm Quỳnh ở Nam Phong bổ túc việc làm của ông Vĩnh. Tuy cả hai ông đều theo chiều hướng của Đông Kinh Nghĩa Thục nhưng các ông không còn có ngọn lửa thiêng, và những người chịu ảnh hưởng của các ông cũng không còn dòng máu nóng.
Chính kẻ viết bài này đã có hồi coi các ông như những thần tượng và viết lên Nam Phong chê bọn cách mạng là "vọng động tự khí".
Lớp văn sĩ tới sau đã học của các ông rất nhiều nhưng nếu họ không học thêm được ở những chỗ khác nữa, nếu họ không học thêm, đọc thêm, uống thêm ở những nguồn khác nữa thì họ cũng khó thoát được những ảnh hưởng tai hại của các ông và không thể đưa văn học tiến theo một nhịp với đà tiến triển chung của dân tộc.
Những sự kiện kể trên trong những sách giáo khoa không có sách nào nói tới. Tôi cho là một thiếu sót nghiêm trọng nên phải nói tới ở đây.
(1) Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) hay còn gọi là Paulus Của, hiệu Tịnh Trai, quê ở làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), là một nhà văn hóa học và ngôn ngữ học có đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, phát triển và truyền bá chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu, đặc biệt là ở Nam bộ. Năm 1865, ông thay Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ công báo quốc ngữ Gia Ðịnh báo trong một thời gian ngắn.
Ông là một trong số ít người "Tây học" đầu tiên trước tác bằng chữ quốc ngữ để truyền bá học thuật phương Tây, nhưng vẫn không quên phổ biến văn hóa phương Đông cổ truyền. Tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa phương Tây, Huỳnh Tịnh Của cùng chia sẻ một quan niệm với Trương Vĩnh Ký, theo đó, xã hội Việt Nam có khả năng và cần vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của học thuật phương Tây về các vấn đề khoa học, kỹ nghệ, kinh tế và chính trị, để canh tân, nhưng vẫn giữ gìn, đào sâu và phát triển văn hóa phương Đông cổ truyền để duy trì bản chất và bảo tồn độc lập.
Nguồn:Một thiếu sót trong văn học sử Việt Nam: Đông Kinh Nghĩa Thục
Qua Lophocvuive.com
Chữ quốc ngữ ra đời cũng là một biến cố quan trọng. Nhân đó mà ta có một nền văn học dân tộc, thuần túy Việt Nam, thoát được cảnh học mướn, viết nhờ và thoát được ảnh hưởng nặng nề của ngoại quốc.
Chữ quốc ngữ xuất hiện từ cuối thế kỷ XVII mà mãi tới đầu thế kỷ XX mới phổ biến sâu rộng trong dân chúng vì suốt trong thời kỳ Bảo hộ, Nam Triều còn dùng chữ Hán và lớp văn thi sĩ cũ chỉ biết có chữ Hán và chữ Nôm. Cuối thế kỷ XIX chính cụ Nguyễn Trường Tộ còn điều trần xin dùng chữ Nôm thay cho chữ Nho.
Thật ra chữ quốc ngữ lúc đầu chỉ được dùng trong giáo dân và trong hàng giáo sĩ. Hai cụ Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của1) là hai người Việt Nam trước nhứt đã viết sách và in bằng chữ quốc ngữ, làm từ điển quốc ngữ. Các cụ là những vị tiền phong, nhưng chữ quốc ngữ hồi đó chưa thoát khỏi vòng phôi thai, và văn chương quốc ngữ thật sự chưa thành hình.
Ngay cả phong trào học tập và trau dồi quốc ngữ cũng vẫn còn yếu ớt. Từ đây, người ta bắc luôn một cái cầu nối liền với Đông Dương tạp chí (xuất bản năm 1913), Nam Phong tạp chí (xuất bản năm 1917).
Làm như thế cũng là bỏ một biến cố quan trọng là phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục xuất phát năm 1907.
Phong trào này vừa có tánh cách chánh trị vừa có tánh cách văn hóa, quy tụ được đông đảo sĩ phu và quần chúng. Đông Kinh Nghĩa Thục có nguồn gốc trong sạch hơn là nguồn gốc của Đông Dương tạp chí và Nam Phong, cả hai đều do Tây sáng lập và được tiền trợ cấp của thực dân.
Đông Kinh Nghĩa Thục bắt chước theo Khanh Ứng Nghĩa Thục của Nhật Bản nhằm mục đích cổ động duy tân và xây dựng Tân văn hóa.
Đây là một trường tư thục đầu tiên ở nước ta không thâu học phí mà lại còn phát không sách, tập và bút giấy cho học trò. Nhà trường chánh ở Hà Nội thành lập chưa được một năm mà đã đặt được chi nhánh ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc và có đà tiến triển vào Trung, Nam.
Trích thơ ca Đông Kinh Nghĩa Thục
Một lớp tiểu học ở Nam Định, năm 1908
Đông Kinh Nghĩa Thục đã quy tụ được những nhân sĩ như sau: Lương Ngọc Can (tức Lương Văn Can), Đào Nguyên Phổ, Lê Đại, Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền, Đặng Kim Luân, Nguyễn Hải Thần, Hoàng Tăng Bí, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Đình Đối, Trần Văn Đức, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phục, Hoàng Tích Chu...
Các sĩ phu phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục
Chính cụ Phan Châu Trinh đã nhiều lần diễn thuyết ở Đông Kinh Nghĩa Thục và cực lực đả kích chữ Nho với chế độ khoa cử. Cụ nói: "Bất phế Hán tự, bất túc dĩ cứu Nam quốc" (Không bỏ chữ Nho, không cứu được nước Nam).
Cụ Dương Bá Trạc đã nói:
"Anh còn muốn cái chữ nhân ư?
Nay tôi bán cho anh một xu thôi".
Các cụ đả kích chữ Nho, đả kích khoa cử, đả kích những phong tục hủ bại, nhưng các cụ cũng truyền bá những tư tưởng mới về tự do, dân chủ, dân quyền và dân sinh. Những tư tưởng này các cụ đã hấp thụ được ở những tân thơ của người Tàu, nhất là của Lương Khải Siêu và Khương Hữu Vi. Vì thế mà tư tưởng Tây phương qua tới các cụ cũng không được nguyên vẹn và cả những văn nhân học giả Tây phương đều bị gọi theo tên Tàu hết ráo. Những tên Lư Thoa, Mạnh Đức Tư Cưu, Phúc Lộc Đạt Nhĩ, Ti Thoát Mân, Ti Tân Tất đã thay thế cho những tên Rousseau, Montesquieu, Voltaire, Stuart Mill, Herbert Spencer.
Về giáo dục, các cụ chưa rành khoa sư phạm. Về văn chương, các cụ chưa có những quan niệm chính xác. Ngay tới những tác giả Tây phương, các cụ cũng hiểu biết một cách đơn giản mơ hồ. Nhưng các cụ đã thức tỉnh thanh niên trong nước, làm cho họ thấy rõ những nguyên nhân suy yếu của dân tộc và náo nức muốn canh tân để tiến bộ. Các cụ dùng tất cả các thứ chữ: chữ Nho, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. Những ông tan học cũng dạy cả chữ Tây.
Năm 1908 có vụ "đầu độc" xảy ra ở Hà Nội. Thực dân đổ thừa Đông Kinh Nghĩa Thục có dính líu vào vụ đó, bắt một số đông sĩ phu và giải tán phong trào. Cũng năm đó ở Trung có vụ "xin xâu", thêm một số lớn sĩ phu bị bắt. Phần nhiều các cụ được gặp nhau ở Côn Đảo.
Thực dân khôn lắm. Họ bắt mạch biết không thể đi ngược được trào lưu. Thanh niên đương khao khát những tư tưởng mới mẻ của Tây phương, đương tủi nhục vì mất nước, đương căm thù bọn cầm quyền độc đoán, đương uất hận vì những cuộc khủng bố mù quáng và tàn bạo. Họ lại được đọc lén những sách cấm từ ngoại quốc gởi về, được nghe có phong trào Đông Du do cụ Sào Nam phát động.
Phải thoa dịu và ru ngủ theo một chiều hướng hiền lành hơn và văn nghệ hơn. Những người nào còn sót lại trong số những sĩ phu đã cộng tác với Đông Kinh Nghĩa Thục có thể sẽ hợp tác với thực dân bằng cách gián tiếp hay trực tiếp. Do đó mà năm 1913 người ta thấy xuất hiện tờ Đông Dương tạp chí do một người Pháp sáng lập: Ông Schneider. Không ai ngạc nhiên khi thấy tên ông Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Ông Vĩnh đã tích cực hoạt động trong Đông Kinh Nghĩa Thục nhưng ông không bị bắt, bị tù, bị đày như nhiều người khác. Trái lại, ông vẫn được sống tự do và từ 1907 cho đến 1910, ông vẫn liên tiếp làm chủ bút những tờ Đăng cổ tùng báo, Notre Journal, Notre Revue và tờ Lục tỉnh tân văn ở Sài Gòn. Một luồng dư luận đã nổi lên về thái độ của ông trong vụ "Đông Kinh Nghĩa Thục". Sau này ông Phan Khôi cũng đề cập đến dư luận đó và đề nghị nên "xí xóa" vì "con chuột nào lẹ chân chạy được thì cứ chạy". Nhưng chạy ngờ ngờ ở trước mắt những con mèo thực dân mà vẫn được bình yên vô sự thì chắc chắn là ông đã có "bùa hộ mạng".
Người đã chết rồi ta không nên bới móc nhưng cần phải dẫn chứng rằng Đông Dương tạp chí là một tờ báo của thực dân, và ông Nguyễn Văn Vĩnh phải đi theo đường lối của họ. Ngoài ông Nguyễn Văn Vĩnh còn có một số cán bộ của Đông Kinh Nghĩa Thục như các ông Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn và những nhân vật khác như Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Tố, Phạm Quỳnh...
Ta phải nhìn nhận rằng ông Nguyễn Văn Vĩnh đã lãnh đạo tờ Đông Dương tạp chí một cách sáng suốt, tài tình để biến nó thành một cơ quan phổ biến văn hóa và trau dồi văn nghệ. Ngoài cái tên Schneider nằm chình ình ở bìa mà người ta không tìm thấy dấu vết gì của thực dân trong đó. Bao nhiêu những áng văn hay của Đông, Tây, kim, cổ đều lần lượt được dịch thuật và trình bày lên báo làm thỏa mãn được phần nào lòng hiếu học, chí cầu tiến và óc văn nghệ của thanh niên hồi đó.
Nhưng hết thảy đều có vẻ đạo mạo, cổ kính, du dương, hiền lành và êm dịu, khác hẳn với những gì đã được giảng dạy ở Đông Kinh Nghĩa Thục. Ở đây người ta dạy để làm người, để cho biết an thường, thủ phận, vịnh nguyệt, ngâm phong. Và như thế là đã đạt được phần nào mục tiêu của họ "Thực".
Bốn năm sau, năm 1917, Nam Phong tạp chí ra đời cũng do một người Tây sáng lập: L. Marty, giám đốc Chánh trị phủ Toàn quyền.
Chủ bút là thanh niên tân học đậu số 1 bằng Thành chung, và đã từng làm việc ở Thư viện trường Viễn Đông Bác Cổ: Ông Phạm Quỳnh. Ông Vĩnh hơn ông Quỳnh 8 tuổi. Một đằng thì hoạt động tháo vát trong bộ Âu phục gọn gàng. Một đằng thì nho nhã trang nghiêm trong bộ quốc phục cổ kính. Nhưng cả hai đều học rộng, biết nhiều, thông tuệ, tài hoa. Thực dân quả có con mắt tinh đời. Họ đã biết dùng ông Vĩnh, lẽ nào họ chịu bỏ ông Quỳnh. Hơn nữa họ có thể tin cậy ông Quỳnh nhiều hơn ông Vĩnh.
Dù sao lúc đó Phạm Quỳnh chỉ là một bạch diện thơ sinh, chưa có tham vọng về chánh trị và cũng chưa có những nhu cầu quá đáng về tiền bạc, làm chủ bút một tạp chí văn học có tiền trợ cấp của "nhà nước" là quá sự mong ước của ông rồi. Một số cộng sự viên của ông cũng là những người đã từng tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục hoặc đã cộng tác với tạp chí Đông Dương, nhưng tất cả đều đã từ bỏ cái đầu óc "làm giặc" để cùng ông chủ bút vãn hồi cái đạo lý "làm người": làm người quân tử, làm người hiền triết, làm người học giả, làm người văn nghệ, là những kiểu người cao thượng nhứt, đẹp đẽ nhứt, hiền lành nhứt nhưng rất thụ động và cầu an.
Có người đã phê bình: Ông Vĩnh chuyên về văn học, ông Quỳnh chuyên về học thuật. Lời phê bình chỉ đúng có một nửa. Ông Quỳnh thiên về học thuật nhưng cũng rất văn chương. Đọc Nam Phong người ta thấy đầy đủ hơn, no nê hơn vì việc làm của ông Quỳnh có phần chu đáo và toàn diện hơn.
Cái lối trích dịch từng đoạn, từng khúc, từng bài ở Đông Dương tạp chí đã được thay thế bằng những bài nghiên cứu từng bộ sách, từng tác giả, thời đại, từng phong trào. Nhưng có điều là khi ông nói đến những nhà chánh trị tiến bộ nhứt, những nhà văn cách mạng nhứt, ông cũng nói theo điệu bộ học giả, đưa ra những nhà văn và những nhà tư tưởng rất hiền lành để họ khỏi "xúi" người ta "làm giặc".
Tôi không phủ nhận công phu của hai bậc tiền bối trong công việc trau dồi quốc ngữ, tài bồi học thuật và văn chương trong thời kỳ biến chuyển. Nhưng các ông cũng đã làm được một việc phá hoại ghê gớm là các ông đã tiêm vào trong máu huyết thanh niên thuở đó những vị thuốc an thần công hiệu, làm cho họ hết muốn làm cách mạng và chỉ muốn làm triết học hay văn nhân. Về phương diện này, các ông đã phục vụ thực dân đắc lực.
Như trên tôi đã nói, bắc một cây cầu dài tới Đông Dương tạp chí và Nam Phong là bỏ sót một biến cố quan trọng, một sự kiện lịch sử, Đông Kinh Nghĩa Thục có địa vị trong lịch sử tranh đấu và cũng có một địa vị đáng kể trong lịch sử văn hóa và văn học.
Sau những thất bại liên tiếp của các phong trào Cần Vương và văn thân, sĩ phu trong nước đã tìm ra được những nhược điểm của mình nên chuyển hướng về một cuộc vận động tân văn hóa, cương quyết đả phá lối văn chương cử nghiệp để hấp thụ những tư tưởng tiến bộ của Tây phương. Các cụ không đọc được ở nguyên văn thì các cụ đọc ở những Tân thơ của người Tàu, rồi các cụ truyền bá lại cho thanh niên trong nước. Các cụ truyền luôn cho họ bầu nhiệt huyết và họ sẽ tiếp tục cuộc tranh đấu cách mạng về đủ mọi phương diện bằng khẩu súng, thanh gươm hay cây viết. Nếu Đông kinh Nghĩa Thục không bị Tây ngăn chặn thì ở đó sẽ khơi nguồn cho một nền văn học dân tộc, tiến bộ và cách mạng.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã từng cộng tác ở đó, thấy rõ cái tiện lợi, cái công dụng và tương lai của chữ quốc ngữ nên ông đã nói ra được câu nói bất hủ: "Nước ta sau này hay hay dở là ở chỗ chữ quốc ngữ".
Qua chủ trương tờ Đông Dương tạp chí, ông ta tiếp tục trau dồi cái lợi khí sắc bén đó. Ông Phạm Quỳnh ở Nam Phong bổ túc việc làm của ông Vĩnh. Tuy cả hai ông đều theo chiều hướng của Đông Kinh Nghĩa Thục nhưng các ông không còn có ngọn lửa thiêng, và những người chịu ảnh hưởng của các ông cũng không còn dòng máu nóng.
Chính kẻ viết bài này đã có hồi coi các ông như những thần tượng và viết lên Nam Phong chê bọn cách mạng là "vọng động tự khí".
Lớp văn sĩ tới sau đã học của các ông rất nhiều nhưng nếu họ không học thêm được ở những chỗ khác nữa, nếu họ không học thêm, đọc thêm, uống thêm ở những nguồn khác nữa thì họ cũng khó thoát được những ảnh hưởng tai hại của các ông và không thể đưa văn học tiến theo một nhịp với đà tiến triển chung của dân tộc.
Những sự kiện kể trên trong những sách giáo khoa không có sách nào nói tới. Tôi cho là một thiếu sót nghiêm trọng nên phải nói tới ở đây.
(1) Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) hay còn gọi là Paulus Của, hiệu Tịnh Trai, quê ở làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay là huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), là một nhà văn hóa học và ngôn ngữ học có đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, phát triển và truyền bá chữ quốc ngữ trong giai đoạn đầu, đặc biệt là ở Nam bộ. Năm 1865, ông thay Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ công báo quốc ngữ Gia Ðịnh báo trong một thời gian ngắn.
Ông là một trong số ít người "Tây học" đầu tiên trước tác bằng chữ quốc ngữ để truyền bá học thuật phương Tây, nhưng vẫn không quên phổ biến văn hóa phương Đông cổ truyền. Tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa phương Tây, Huỳnh Tịnh Của cùng chia sẻ một quan niệm với Trương Vĩnh Ký, theo đó, xã hội Việt Nam có khả năng và cần vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của học thuật phương Tây về các vấn đề khoa học, kỹ nghệ, kinh tế và chính trị, để canh tân, nhưng vẫn giữ gìn, đào sâu và phát triển văn hóa phương Đông cổ truyền để duy trì bản chất và bảo tồn độc lập.
Nhà văn Thiếu Sơn (1908-1978)
Nguồn:Một thiếu sót trong văn học sử Việt Nam: Đông Kinh Nghĩa Thục
Qua Lophocvuive.com