Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    Từ điển Hán Việt trực tuyến tra theo bộ thủ và kĩ năng tra cứu

    avatar
    congdantoancau

    Tổng số bài gửi : 633
    Tiền xu Ⓑ : 1732
    Được cảm ơn № : 27
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 12/05/2014

    Từ điển Hán Việt trực tuyến tra theo bộ thủ và kĩ năng tra cứu Empty Từ điển Hán Việt trực tuyến tra theo bộ thủ và kĩ năng tra cứu

    Bài gửi by congdantoancau 4th September 2014, 15:26

    http://hvdic.thivien.net/radical


    Hán tự không phải là chữ biểu âm, tức là không thể nào nhìn một chữ Hán chưa biết mà ta có thể phát âm được ngay. Vì ta học chữ nào thì biết chữ đó, cho nên biết dùng tự điển / từ điển (sau đây viết tắt là TĐ) thì việc tự học sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Hồi xưa, khi chưa có TĐ Hán ngữ online và TĐ Hán ngữ CD, người học chỉ có thể dùng TĐ ở dạng sách (Trung Quốc gọi là «công cụ thư»: sách công cụ), tìm được chữ mình cần thông thường là khá vất vả. Từ lúc bắt đầu học đến lúc tra được TĐ là một quãng đường gian nan dễ chán nản. Khi biết tra TĐ (và tra nhanh) rồi, thì từ đó đường đi mới hanh thông, người học thêm hứng thú, cho nên việc học mới tiến bộ nhanh. Gánh nặng của người sơ học được giảm bớt nhiều từ khi có TĐ Hán ngữ online và TĐ Hán ngữ CD.
     

    Tự điển / từ điển Hán ngữ online / offline
    TĐ Hán ngữ hiện nay phổ biến và dễ dùng nhất là loại TĐ online. Chỉ cần click chuột là tra được chữ nhanh chóng. Trong công cụ Hanosoft Tool (download) cũng có phần tự điển Hán-Việt offline dễ dùng, chứa khá nhiều từ (pha trộn tự điển Hán Việt của Thiều Chửu và từ điển Hán Việt của Trần Văn Chánh).
    Sau đây là vài TĐ Hán ngữ online:
    - Tự điển Hán-Việt trực tuyến Hanosoft:
       http://www27.brinkster.com/hanosoft/default.asp
    - Tự điển [size=16] Hán-Việt Thiều Chửu:[/size]
       http://perso.orange.fr/dang.tk/langues/hanviet.htm
       http://nom.netnam.vn/HanNom/Tracuu/HanViet.php?net=8&MaBT=75
    - Từ điển Hán-Anh: http://www.zhongwen.com
    - Tự điển Hán-Đức / Đức-Hán: http://www.chinalink.de/sprache/dict_index.html

    - Tự điển Hán-Pháp / Pháp-Hán:
       http://www.lexilogos.com/chinois_langue_dictionnaires.htm
       http://www.chine-nouvelle.com/outils/dictionnaire.html
    v.v...
     

    Từ điển Hán ngữ CD
    Về từ điển CD thì Kim Sơn Từ Bá 金 山 词 霸 (KingSoft) của Đại học Bắc Kinh rất tốt, bao gồm cả Hán ngữ cổ đại lẫn hiện đại, bản thân nó còn chứa các từ điển nhỏ chuyên ngành nữa. Còn từ điển CD Văn Lâm 文 林 (Wenlin) thì thích hợp cho người mới học. Các CD cũng rất dễ dùng như TĐ online.
     

    Từ điển Hán ngữ ở dạng sách
    Về TĐ Hán ngữ ở dạng sách thì có nhiều bộ thuộc hàng bảo bối như: Thuyết Văn Giải Tự 說 文 解 字 , Khang Hi tự điển 康 熙 字 典 , Từ Hải 辭 海 , Từ Nguyên 辭 源 , Từ Vị 辭 彙, Hình-Âm-Nghĩa 形 音 義 , v.v... Các bảo bối này đã được gom lại thành từ điển online của zhongwen.com.
    Quyển Tân Hoa Tự Điển 新 华 字 典 (với hai ấn bản: Hán-Hán và Hán-Hán-Anh) tuy thuộc loại bỏ túi, nhưng súc tích và chuẩn mực, đáng tin cậy, thích hợp cho học viên Hán ngữ hiện đại trình độ sơ cấp và trung cấp.
    Đa số TĐ Hán-Việt (sách) hiện nay thuộc loại «người sau kế thừa người trước», cho nên lúc mới học ta chỉ dùng TĐ Hán-Việt online cũng đủ, không nên vung tay mua quá nhiều TĐ Hán ngữ (sách) khi mình chưa đủ trình độ thẩm định chất lượng của chúng. Khi đạt tới trình độ trung bình thì nên dùng trực tiếp TĐ Hán-Hán (sách) của Trung Quốc cho bảo đảm. Đó gọi là «uống nước tận nguồn».
    Người học chuyên về Hán ngữ cổ đại thì phải dùng riêng loại TĐ Hán ngữ cổ đại, không thể dùng TĐ Hán ngữ hiện đại.
    Một vài TĐ Hán ngữ cổ đại (sách) gọn nhẹ, có giá trị, giá rẻ, dễ tìm mua ở các hiệu sách ngoại văn là:
    - Cổ Hán ngữ thường dụng tự tự điển 古 漢 語 常 用 字 字 典 (Thương Vụ Ấn Thư Quán).
    - Cổ đại Hán ngữ từ điển 古 代 漢 語 詞 典 (Thương Vụ Ấn Thư Quán).
    - Giản minh cổ Hán ngữ từ điển 簡 明 古 漢 語 詞 典 của Sử Đông 史 東 (Vân Nam Nhân Dân xuất bản xã).
    Các sách bảo bối đắt tiền như Thuyết Văn Giải Tự, Khang Hi tự điển, Từ Hải, Từ Nguyên, Từ Vị, Hình-Âm-Nghĩa, v.v... thì không cần thiết phải mua, vì zhongwen.com đã tích hợp hết cả rồi, ta tra online cũng đủ.
     

    Các cách tra chữ
     

    1- Tra theo âm Hán-Việt: Các TĐ Hán ngữ (sách) có thể sắp xếp thẳng các mục từ chữ Hán theo âm Hán-Việt (như Hán-Việt từ điển của Đào Duy Anh, Hán-Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn, Hán-Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng, v.v...); nếu sắp theo bộ thủ thì cũng có bảng tra theo âm Hán-Việt và âm pinyin (thí dụ Từ điển Hán-Việt của Trần Văn Chánh). Trong số các TĐ Hán-Việt hiện nay, bộ của Nguyễn Quốc Hùng có ưu điểm là phiên phiết chính xác âm Hán-Việt đồng thời ghi chú thêm cách đọc sai phổ thông.
     

    2- Tra theo bộ thủ (thí dụ Khang Hi tự điển, Từ Hải, Từ Nguyên, v.v...): Bộ thủ là một yếu tố quan trọng của Hán tự, giúp việc tra cứu Hán tự tương đối dễ dàng vì nhiều chữ được gom thành nhóm có chung một bộ thủ. Từ đời Hán, Hứa Thận 許慎 phân loại chữ Hán thành 540 nhóm hay còn gọi là 540 bộ. Thí dụ, những chữ 論 , 謂 , 語 đều liên quan tới ngôn ngữ, lời nói, đàm luận v.v... nên được xếp chung vào một bộ, lấy bộ phận 言 (ngôn) làm bộ thủ (cũng gọi là «thiên bàng» 偏旁). Đến đời Minh, Mai Ưng Tộ 梅膺祚 xếp gọn lại còn 214 bộ thủ và được dùng làm tiêu chuẩn cho đến nay. Phần lớn các bộ thủ của 214 bộ đều là chữ tượng hình và hầu như dùng làm bộ phận chỉ ý nghĩa trong các chữ theo cấu tạo hình thanh (hay hài thanh). Mỗi chữ hình thanh gồm bộ phận chỉ ý nghĩa (hay nghĩa phù 義符 ) và bộ phận chỉ âm (hay âm phù 音符 ). Đa số Hán tự là chữ hình thanh, nên tinh thông bộ thủ là một điều kiện thuận lợi tìm hiểu hình-âm-nghĩa của Hán tự. Hai bước thao tác:
    (a) Trước hết ta xác định bộ thủ của chữ Hán mà ta cần tra; xem bộ thủ ấy ở trang mấy.
    (b) Rồi đếm xem số nét còn lại. Trong phần bộ thủ ấy, ta dò tìm chỗ có số nét còn lại tương ứng.
    Thí dụ chữ thuộc bộ ngôn ; số nét còn lại là 8; nơi (bộ ngôn + 8 nét) ta sẽ gặp chữ .
    Xác định bộ thủ không phải là việc dễ dàng. Từ khi xuất hiện TĐ chữ giản thể thì bộ thủ trở thành vấn đề rắc rối. Thí dụ chữ điện 電 phồn thể thuộc bộ 雨; nhưng chữ giản thể của nó là 电 thì Tân Hoa Tự Điển cho vào bộ ất , còn Từ Hải (bộ mới) thì cho vào bộ viết , còn Hiện Đại Hán Ngữ Từ Điển thì cho vào bộ điền 田.
     

    3- Tra theo âm pinyin và tổng số nét bút: Để giải quyết vấn đề rắc rối của bộ thủ, đa số TĐ Hán ngữ của Trung Quốc hiện nay sắp các mục từ theo âm pinyin; bên cạnh đó họ đính kèm các bảng tra theo tổng số nét và bộ thủ. Nếu không biết âm pinyin của chữ cần tra thì ta có thể tra theo tổng số nét bút. Các chữ Hán có cùng tổng số nét bút được xếp vào một nhóm. Trong nhóm đó chúng lại được sắp theo nét bút đầu tiên. Nét bút đầu tiên thuộc về một trong 5 dạng sau (gọi là ngũ bút): 一 丨丿丶乛.
    - nhóm nét 一 : các chữ có nét đầu tiên là nét ngang, thí dụ: 奉 , 武 , 期 , 恭 , 雨 , v.v...
    - [size=16] nhóm nét [/size] : các chữ có nét đầu tiên là nét sổ, thí dụ: 师 , 曲 , 步 , 非 , 幽 , v.v...
    - [size=16] nhóm nét [/size] 丿 : các chữ có nét đầu tiên là nét phẩy, thí dụ: 拜 , 生 , 香 , 岳 , 程 , v.v...
    - [size=16] nhóm nét [/size] : các chữ có nét đầu tiên là nét chấm, thí dụ: 高 , 立 , 半 , 为 , 州 , v.v...
    - [size=16] nhóm nét [/size] 乛 : các chữ có nét đầu tiên là nét gẫy, thí dụ: 民 , 费 , 弗 , 能 , 群 , v.v...
    Đề phòng đếm nhầm tổng số nét của một chữ Hán, ta phải tính sai số ± 1.
    Trong bài 500 chữ Hán cơ bản, dựa vào cách viết chữ (tả pháp) chúng ta đã biết phân tích đếm tổng số nét bút và nhận ra nét bút đầu tiên, nên ở đây không cần nói đến nữa.
     

    4- Còn một cách tra chữ Hán nữa, gọi là tứ giác hiệu mã 四 角 號 碼 do Vương Vân Ngũ 王 雲 五 phát minh (thí dụ quyển Từ Vị của Đài Loan có dùng cách tra này). Cách tra chữ này cũng rất hay, nhưng ngày nay rất ít dùng trong các TĐ Hán ngữ của Trung Quốc. Chúng ta có thể tham khảo tứ giác hiệu mã ở địa chỉ sau:
    - Bài viết của LAM về tứ giác hiệu mã.
    - Bài viết trên ChinaLink: http://www.chinalink.de/sprache/index.html



    Vietsciences2.free.fr - Khoa học Việt


      Hôm nay: 22nd November 2024, 14:08