Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?

    QaniTri
    QaniTri
    Admin

    Nam Libra Monkey
    Tổng số bài gửi : 1609
    Tiền xu Ⓑ : 3986
    Được cảm ơn № : 6
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 07/01/2013
    Đến từ Đến từ : HCMC
    Côngviệc / Sởthix Côngviệc / Sởthix : Languages, Softwares, Sciences, Martial arts

    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  Empty Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?

    Bài gửi by QaniTri 28th August 2014, 20:36

    Gợi ý về 8 ngôn ngữ lập trình cơ bản nhưng có tính quyết định trong hành trình của một lập trình viên.
    Trên thực tế, không có câu trả lời nào chính xác cho câu hỏi “Đâu là ngôn ngữ lập trình tốt nhất để bắt đầu?”. Mỗi ngôn ngữ đều có điểm cộng và điểm trừ, được sáng tạo để thỏa mãn nhu cầu, mục đích của người dùng như xây dựng ứng dụng, website, hệ thống doanh nghiệp, v.v… Dù vậy, giới chuyên môn vẫn tiếp tục tranh luận tìm ra câu trả lời cuối cùng. Dựa trên các bình luận, trao đổi trên ITworld.com, Quora, Stack Overflow và Lifehacker, người dùng đã đúc kết 8 lựa chọn ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất của các nhà phát triển trong sự nghiệp của họ.
    Pascal
     

    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  Fpc
    Pascal- ngôn ngữ phù hợp cho người mới bắt đầu.
    Dù không được sử dụng rộng rãi như C, Java và Python, nhưng Pascal vẫn là lựa chọn hàng đầu để bước những bước đầu tiên vào thế giới lập trình. Ban đầu, Pascal được tạo ra để khuyến khích việc thực hành lập trình trong trường học, vì vậy, ngôn ngữ này hoàn toàn phù hợp với cho người mới học. Là dạng ngôn ngữ Procedural Language có tính trật tự cao, Pascal sẽ đồng hành tốt hơn với những người thích tổ chức suy nghĩ theo hệ thống. Một bình luận trên ITworld cho biết, Pascal có sức mạnh của C trong một dạng thức dễ đọc hơn, nhưng bản chất của Pascal sẽ ép coder tổ chức lại suy nghĩ theo cách mà C không hướng tới.
    Javascript
     
    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  81419-1
    Javascript- đơn giản dễ gần.
    Nhiều lập trình viên cho rằng nên bắt đầu coding với Javascript vì tính đơn giản ban đầu của nó. Javascript được nhận diện bằng cú pháp dễ gần, dễ chiều, không bắt lỗi chặt chẽ, và cung cấp khái niệm cơ bản trong lập trình. Sự phổ biến rộng rãi của Javascript hiện nay cũng được coi là một điểm cộng.
    Bạn có thể dễ dàng bắt đầu với Javascript với Text Editor và bất kỳ trình duyệt web nào.
    Python
    Python là một lựa chọn phổ biến trong bộ môn lập trình cơ bản. Nhiều người khẳng định tính sư phạm mạnh mẽ của Python, nhờ vào cú pháp đơn giản và linh hoạt. Chính điểm mạnh này đã giúp Python là một trong những cái tên đầu tiên trong danh sách những ngôn ngữ lập trình tốt nhất cho người mới học.
    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  Python-logo-1
    Python linh hoạt
    Ngôn ngữ này được đánh giá là cơ sở gốc để tạo ra những thói quen lập trình cần thiết cho lập trình viên, giúp họ học lập trình một cách nhanh chóng. Nó mang lại lợi ích của ngôn ngữ OPP điển hình, mà không cần tới sự phức tạp của các ngôn ngữ tầm cao.
    Java

    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  Java-logo2
    Java- nền tảng của công nghệ hiện nay
    Cái tên Java đã trở nên quá quen thuộc trong giới một phần vì tính định hướng nghiêm khắc của nó. Java dạy người mới cách viết code một cách chặt chẽ, dễ hiểu, dễ kiểm tra, dễ đọc, có thể nhúng vào nhiều môi trường – điều mà mọi coder phải nghiêm cẩn thực hiện. Java cũng được cọng điểm nhờ các thông báo Error chuẩn xác, sửa lỗi nhanh và một hệ sinh thái giàu tài nguyên.
    C#
    Đây là ngôn ngữ của Microsoft, được so sánh tương đồng với Java, vì thế, C# cũng được bình chọn vì những lý do tương tự, đặc biệt là tính định hướng cao, giúp việc học các ngôn ngữ khác trở nên dễ hơn rất nhiều. Mặt khác, sự kết hợp của C# với .NET cũng giúp C# là một lựa chọn tốt cho người mới học.
    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  Shutterstock-102665846
    C# có tính định hướng cao, giúp việc học các ngôn ngữ khác trở nên dễ hơn
    Với C#, lập trình viêndễ sáng tạo những ứng dụng đơn giản với giao diện đồ họa dễ nhìn. Với các coder chuyên nghiệp, ứng dụng từ C# có mặt trên rất nhiều sản phẩm, từ lò vi sóng tới server doanh nghiệp, kể cả Lego NXT.
    C++
    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  C-logo
    C++ có mức độ chuyên sâu đa dạng, C++ được ứng dụng rất nhiều nền tảng
    C++ là “bàn chân sắt” trong giới lập trình. Với mức độ chuyên sâu đa dạng, C++ được ứng dụng rất nhiều nền tảng, trong đó có di động. Người mới học sẽ hiểu được các quy trình về Pointer – công cụ mạnh mẽ nhất của C++ giúp coder truy xuất tác vụ trong bộ nhớ rất nhanh chóng; quản lý cấu trúc bộ nhớ Stack & Heap, quy trình biên soạn code và lập trình hệ thống. Với C++, người học sẽ đủ điều kiện để khám phá những ngôn ngữ khác dễ dàng hơn.
    C
    Với giới chuyên môn, thì C được đánh giá là “nền tảng của mọi nền tảng”. Các ngôn ngữ khác ít nhiều cũng mượn nền tảng định hướng của C, đặc biệt là Pointer, cấu trúc dữ liệu, và quản lý bộ nhớ. Vì thế, nếu đã làm chủ được C, thì các ngôn ngữ lập trình khác rất dễ nắm bắt. Đã làm chủ được C, bạn sẽ hiểu sâu hơn cách hoạt động của hệ điều hành và máy tính.
    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  The-c-programming-language-first-edition-cover-2-svg
    Ngôn ngữ C là nền tảng của mọi nền tảng
    Nếu một người ngại ngần sử dụng C, người đó sẽ khó trở thành lập trình viên.
    Assembly
    Một số người cho rằng tốt nhất nên bắt đầu lập trình với hợp ngữ (Assemby) vì ngôn ngữ này sẽ dạy người học không chỉ về lập trình, mà về cả bản chất máy tính. Về bản chất, ẩn trong hợp ngữ là quan hệ giữa ngôn ngữ lập trình và cấu trúc thiết bị. Mỗi hợp ngữ được thiết kế đặc biệt cho một cấu trúc máy tính khác nhau.
    Sau khi tiếp xúc với một ngôn ngữ tầm thấp như Assembly, thì việc học ngôn ngữ cao cấp có vẻ dễ hơn.

    Maybe you like those:
    Nâng RAM lên thêm 4GB cho thiết bị Android  Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  Video
    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  W80h50f1c2-files-articles-2014-1235729.bjarne
    Tại sao C++ 35 năm tuổi vẫn còn thống trị thế giới lập trình?
    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  W80h50f1c2-files-articles-2014-1235726.course-logo
    10 ngôn ngữ lập trình đang trỗi dậy
    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  W80h50f1c2-files-articles-2014-1235732.reset-button
    Thiết lập trở lại mặc định cho ứng dụng trên Windows
    QaniTri
    QaniTri
    Admin

    Nam Libra Monkey
    Tổng số bài gửi : 1609
    Tiền xu Ⓑ : 3986
    Được cảm ơn № : 6
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 07/01/2013
    Đến từ Đến từ : HCMC
    Côngviệc / Sởthix Côngviệc / Sởthix : Languages, Softwares, Sciences, Martial arts

    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  Empty Lựa chọn ngôn ngữ nào để bắt đầu học lập trình?

    Bài gửi by QaniTri 28th August 2014, 20:39

    Lập trình là một công việc cực kì trí tuệ và thú vị, song với số lượng ngôn ngữ lập trình quá nhiều như hiện nay, đâu là ngôn ngữ lập trình tốt nhất cho người mới bắt đầu? Hãy cùng trang công nghệ LifeHacker đi tìm câu trả lời cho câu hỏi hết sức phổ biến này.
    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  858888
    Thực tế, câu hỏi "Tôi nên học ngôn ngữ nào khi mới bắt đầu lập trình?" là một câu hỏi gây tranh cãi, ngay cả với những kỹ sư, giảng viên kì cựu nhất. Nếu bạn hỏi 10 lập trình viên "Đâu là ngôn ngữ tốt nhất cho 'lính mới'?", bạn hoàn toàn có thể nhận được 10 câu trả lời khác nhau.
    Để tìm ra ngôn ngữ lập trình phù hợp nhất, bạn không chỉ cần đánh giá mức độ dễ học của mỗi ngôn ngữ, mà còn cần xem xét xem bạn sẽ lập trình trong các dự án như thế nào, yếu tố bạn ưa thích nhất ở lập trình là gì và liệu xem lập trình có trở thành nghề kiếm sống của bạn hay không.
    Vì sao bạn muốn học lập trình?
    Tùy vào lý do bạn muốn học lập trình, rất có thể câu trả lời đã được xác định sẵn cho bạn. Nếu bạn muốn thiết kế website hoặc ứng dụng nền web, bạn cần học HTML, CSS, Javascript để tạo ra các trang web hoàn chỉnh, và có lẽ là PHP để tạo ra hệ thống nền web hoàn chỉnh. Nếu bạn chủ yếu muốn phát triển ứng dụng di động hãy học Objective-C để lập trình cho iOS và học Java để lập trình cho Android.
    Nếu bạn xác định rằng mình sẽ lập trình phục vụ cho nhiều mục đích, nhiều dự án, hoặc muốn thử nghiệm nhiều ngôn ngữ/công nghệ khác nhau, bạn cần phải học các khái niệm căn bản về lập trình một cách căn bản, và bắt đầu "học cách suy nghĩ như một lập trình viên đích thực". Bằng cách tiếp cận này, bất kể là bạn bắt đầu học bằng ngôn ngữ nào đầu tiên, bạn có thể dễ dàng tiếp cận các ngôn ngữ mới trong tương lai.
    Các ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất
    Phần lớn các ngôn ngữ lập trình "chính thống" (được nhiều người sử dụng) như C, Java, C#, Perl, Ruby và Python đều có thể thực hiện các tác vụ giống nhau (hoặc gần giống nhau). Ví dụ Java là một ngôn ngữ lập trình hoạt động đa nền tảng (không phụ thuộc vào hệ điều hành, bất kể là Windows, Linux hay Mac), song các ứng dụng Python cũng có thể chạy trên Windows và Linux gần như tương đồng nhau. Bạn có thể dùng Java để viết các ứng dụng nền web lớn và Ruby cũng có khả năng này.
    Do nhiều ngôn ngữ lập trình được xây dựng dựa trên các ngôn ngữ lập trình khác (ví dụ, Microsoft bị chỉ trích là đã "ăn cắp" từ Java để tạo ra C#), cấu trúc câu lệnh trên các ngôn ngữ này là gần như giống hệt nhau. Hãy thử xem ví dụ dưới đây về bài toán kinh điển "Hello World" (khi học một ngôn ngữ/công nghệ mới, điều đầu tiên mà bạn cần làm bao giờ cũng sẽ là tìm cách hiển thị dòng chữ "Hello World"):
    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  858892
    Như bạn có thể thấy, cách viết của C# và Java gần như giống hệt nhau; trong khi cách viết của Python và Perl cũng không quá khác biệt.
    Tuy vậy, giữa các ngôn ngữ có thể có sự khác biệt lớn về cách cài đặt, sử dụng… Tạp chí SOA World Magazine đưa ra lời khuyên như sau:
    "Nếu bạn nhìn rất kĩ vào các ví dụ, bạn có thể thấy một vài ví dụ khá đơn giản, một số khác khá phức tạp, một số ngôn ngữ yêu cầu phải có dấu chấm phẩy (;) ở cuối câu lệnh, một số khác thì không. Nếu bạn mới bắt đầu lập trình, đôi khi bạn nên chọn các ngôn ngữ không có quá nhiều qui luật về cú pháp và logic, bởi nhờ đó mà ngôn ngữ này không thể "tự gây khó dễ cho chính mình". Nếu bạn vừa thử một ngôn ngữ nào đó và cảm thấy không thoải mái, hãy đổi sang ngôn ngữ khác!".
    Sau đây là tổng quan về một số ngôn ngữ phổ biến nhất:
    C: Viết ra các đoạn mã nguồn có hiệu năng cao
    Có thể nói rằng C là ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều nhất. Việc các lập trình viên cần biết sử dụng C giống như là các bác sĩ cần phải biết cấu tạo cơ thể con người vậy. C là một ngôn ngữ có bậc khá thấp (cách xa ngôn ngữ người, và gần với ngôn ngữ máy), do đó bạn sẽ học các nguyên tắc căn bản về cách tương tác với phần cứng. Bạn cũng sẽ học cách debug (theo dõi chương trình để phát hiện, sửa lỗi), quản lý bộ nhớ, và học cả cách hoạt động của phần cứng máy vi tính. Với các ngôn ngữ bậc cao hơn (như Java), bạn sẽ không có cơ hội học những kiến thức này, và bởi vậy học C là một cách chuẩn bị rất tốt để bước lên các ngôn ngữ khác. C được coi là "ông tổ" của các ngôn ngữ lập trình bậc cao như Java, JavaScript và C#.
    Tuy vậy, do C là một ngôn ngữ khá "bài bản", việc học lập trình với C sẽ khó khăn hơn các ngôn ngữ khác. Nếu bạn không cần viết các chương trình tương tác quá sâu với phần cứng (ví dụ như truy cập vào driver của thiết bị, hoặc viết các phần mở rộng cho hệ điều hành…), học C sẽ gây lãng phí thời gian – có thể là vô ích. Nói tóm lại, trong khi học C sẽ giúp bạn viết các chương trình tương tác sâu với hệ thống, bạn sẽ phải tốn rất, rất nhiều thời gian học trước khi có thể tạo ra một sản phẩm có ý nghĩa.
    Java: Lựa chọn hợp lý, phù hợp với thực tiễn
    Java là ngôn ngữ lập trình phổ biến thứ 2 trên thế giới. Java áp dụng gần như triệt để các nguyên tắc Lập trình Hướng đối tượng (OOP) – một mô hình được thực hiện trên hầu hết các ngôn ngữ hiện đại như C++, Perl, Python và PHP. Khi đã học Java, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được các ngôn ngữ OOP khác.
    Java có thế mạnh là được sử dụng rất nhiều. Bạn có thể dễ dàng tìm được câu trả lời cho các bài toán căn bản trên Java, cộng đồng sử dụng Java cũng rất lớn (và do vậy khả năng được trợ giúp của bạn cũng sẽ lớn hơn), và ngôn ngữ Java được sử dụng cho rất nhiều mục đích (viết ứng dụng nền web, nền Windows, nền Android hoặc gần như là bất cứ hệ điều hành nào khác), do đó lựa chọn học Java là một lựa chọn khá khôn ngoan. Trong khi bạn không thể "chọc" sâu xuống hệ thống như C, Java vẫn cho phép bạn sử dụng các phần quan trọng như hệ thống tập tin, đồ họa, âm thanh, mạng… trên các hệ điều hành khác nhau.
    Python: Dễ học và thú vị
    Nhiều lập trình viên sẽ khuyên bạn học Python đầu tiên, bởi ngôn ngữ này khá đơn giản song lại có rất nhiều khả năng. Mã nguồn Python rất dễ đọc, và cũng đòi hỏi bạn phải làm theo các phong cách lập trình nên có (ví dụ như sắp xếp mã nguồn cho dễ đọc) trong khi lại không quá đòi hỏi gắt gao về cú pháp (ví dụ như phải thêm dấu chấm phẩy ở cuối câu lệnh).
    Theo Patrick Jordan, chuyên gia tại Ariel Computing, so với thời gian cần thiết để viết các mã nguồn đơn giản trong các ngôn ngữ khác như C, Java và BASIC, Pythonn "đòi hỏi ít thời gian hơn, ít dòng code hơn, và đòi hỏi ít khái niệm cần phải học để đạt được một mục đích xác định hơn. Cuối cùng, lập trình với Python khá thú vị. Sự thú vị và khả năng thành công sẽ tạo ra sự tự tin và hứng thú cho học viên, và sau đó họ sẽ học lập trình dễ dàng hơn".
    SOA World cho rằng Python là một lựa chọn bắt buộc đối với những người muốn làm việc với Linux (hoặc đã quen với Linux từ trước). Nhờ được sử dụng trên các trang web nổi tiếng như Pinterest và Instagram, Python cũng đang ngày một phổ biến hơn.
    JavaScript: Để lập trình web
    Dù được đặt tên theo Java (vì lý do thương mại), JavaScript rất khác biệt so với Java. JavaScript có thể được coi là ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ nhiều nhất, do tất cả các trình duyệt web đều hỗ trợ JavaScript. JavaScript được coi là 1 trong 3 thành phần căn bản của web: HTML chứa nội dung, CSS chứa giao diện và JavaScript đảm nhiệm vai trò tương tác động. JavaScript có cú pháp khá dễ sử dụng, bạn mất ít thời gian để viết và có thể dễ dàng đánh giá thành quả của mình khi lập trình JavaScript, và bạn cũng không cần tới quá nhiều công cụ pháp triển như các ngôn ngữ khác. Nói tóm lại, nếu bạn muốn tạo ra các trang web hấp dẫn, JavaScript là lựa chọn bắt buộc.
    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  858896
    Lựa chọn đường đi cho mình
    Nếu bạn muốn lựa chọn lập trình làm nghề nghiệp, hãy cân nhắc những lời khuyên sau đây từ Dev/Code/Hack:
    - Lập trình Back-end/Server-side: Python, Ruby, PHP, Java hoặc .NET. Bạn cần phải có kiến thức về cơ sở dữ liệu và nên có kiến thức quản trị hệ thống.
    - Lập trình Front-end/Client-side: HTML, CSS và Javascript. Bạn nên có khả năng thiết kế tốt.
    [*] Thế nào là Front-end và Back-end?
    [*] Ví dụ, khi bạn đọc bài trên VnReview, phần trang web được hiển thị trên trình duyệt của bạn được coi là front-end. Các xử lý mang tính hệ thống mà người dùng cuối không biết tới (ví dụ, lấy nội dung trang web từ cơ sở dữ liệu) sẽ được xử lý trong phần "back-end" của máy chủ.
    - Lập trình di động: Objective-C cho iOS và Java cho Android. Bạn nên có kiến thức HTML/CSS để lập trình web cho thiết bị di động. Bạn cũng nên có kiến thức server-side.
    - Lập trình 3D/lập trình game: C/C++, OpenGL. Bạn nên có thẩm mỹ tốt và tư duy sáng tạo.
    - Lập trình cho các hệ thống đòi hỏi hiệu năng cao: C/C++ hoặc Java. Bạn nên có kỹ năng toán học và kỹ năng phân tích lượng tốt.
    Nói tóm lại, học "code" là một con đường có rất nhiều xuất phát điểm. Điều quan trọng nhất là bạn phải biết mình cần gì: cần giải quyết vấn đề gì hoặc xây dựng ra các ứng dụng dạng nào. Blog Programming is terrible đưa ra kết luận:
    "Ngôn ngữ đầu tiên mà bạn học được là ngôn ngữ khó nhất mà bạn sẽ học. Lựa chọn đường đi nhỏ bé hơn và dễ dàng hơn biến trải nghiệm này thành một chuyến phiêu lưu, hơn là một thử thách. Xuất phát điểm không quan trọng, miễn là bạn tiếp tục đi – tiếp tục viết code, tiếp tục đọc code. Cũng đừng quên test chúng. Một khi bạn đã lựa chọn được một ngôn ngữ thực sự giúp bạn vừa lòng, việc học các ngôn ngữ mới sẽ ít khó khăn hơn, và bạn sẽ tiếp tục thu về các kỹ năng mới".
    Lê Hoàng
    Theo Life Hacker

    http://vnreview.vn/tu-van-may-tinh/-/view_content/content/859048/lua-chon-ngon-ngu-nao-de-bat-dau-hoc-lap-trinh


    Ý kiến bạn đọc (5) 



    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  A7
    Hòa | Gửi lúc: 12:16 10/12/2013
    Tuy vậy, do C là một ngôn ngữ khá "bài bản", việc học lập trình với C sẽ khó khăn hơn các ngôn ngữ khác. Nếu bạn không cần viết các chương trình tương tác quá sâu với phần cứng (ví dụ như truy cập vào driver của thiết bị, hoặc viết các phần mở rộng cho hệ điều hành…), học C sẽ gây lãng phí thời gian – có thể là vô ích --> Rất tào lao. Không phải ngẫu nhiên mà Apple chọn ObjectC để phát triển phần mềm, android, tuy là dùng ngôn ngữ Java để tạo ứng dụng nhưng vẫn có bộ ndk sử dụng C++ để lập trình, C/C++,ObjC so với Java có nhiều ưu điểm và nó có ứng dụng rất nhiều chứ không chỉ mỗi mấy cái lập trình hệ thống, trình điều khiển này nọ mới dùng đến.
    6 6
    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  A9
    Cuong | Gửi lúc: 18:25 10/12/2013
    Mình nghĩ là bạn không thực sự hiểu ý của câu mà bạn trích ra để phản đối. Đúng là C/C++ có rất nhiều ưu điểm so với Java, C#, bài viết không phủ nhận điều đó (và có giải thích). Nhưng C/C++ hiện nay chủ yếu được dùng để viết ứng dụng nền desktop, ví dụ như viết game, hoặc viết hệ điều hành - tức là chọc rất sâu vào phần cứng. Nếu làm (ví dụ) portal hoặc erp thì không cần dùng đến C, thậm chí là dùng C sẽ dở hơn viết Java vì cộng đồng Java  đã đi tìm câu trả lời cho các bài toán cần thiết (ví dụ như AOP hoặc các bài toán về enterprise) từ rất lâu rồi. Bạn có thể dùng C để code ERP, nhưng như thế là có nên hay không?
    Nói ví von như thế này, người ta cho bạn một cái mở nắp chai, nhưng cả đời bạn chỉ uống nước ngọt, bia trong lon thôi, thì nói cái mở bia là vô ích cũng không sai. Ngay trong câu của bạn, bạn cũng đâu nói nên áp dụng C vào các thế mạnh của Java đâu?
    Cá nhân mình cho rằng học C / Pascal là cần thiết cho các giai đoạn đầu để hiểu các khái niệm căn bản, nhưng sau đấy thì TÙY VÀO HƯỚNG ĐI, có thể chọn ngôn ngữ khác để học.
    19 4
    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  A7
    Ro beo | Gửi lúc: 10:56 22/08/2014
    bạn Cuong noi rat đúng, căn cơ vững mạnh thì dễ học các môn võ công
    Like Dislike
    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  A4
    Thanh Long | Gửi lúc: 10:08 10/12/2013
    Bài viết tốt, tuy nhiên còn nhiều ngôn ngữ phát triển trong thời gian ngắn nữa nên liệt kê cho bài thêm hay.
    Chưa nói kỹ về PHP một ngữ đang rất phổ biến và được nhiều ứng dụng lớn sử dụng
    QaniTri
    QaniTri
    Admin

    Nam Libra Monkey
    Tổng số bài gửi : 1609
    Tiền xu Ⓑ : 3986
    Được cảm ơn № : 6
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 07/01/2013
    Đến từ Đến từ : HCMC
    Côngviệc / Sởthix Côngviệc / Sởthix : Languages, Softwares, Sciences, Martial arts

    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  Empty Re: Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?

    Bài gửi by QaniTri 28th August 2014, 20:48

    Thảo luận tại diễn đàn Cộng đồng C Việt

    friendly_smile
    14-01-2012, 07:17 PM
    Chào mọi người!
    Tớ là sv năm 1. Tớ có 1 kế hoạch cho mình là sẽ học thật nhuyễn C sau đó học lên C++ rồi sẽ tham khảo, tự học thêm lập trình hướng đối tượng (nếu ở trg chưa dạy tới).. Tiếp theo sẽ bắt đầu với Java và C#.. Và sau đó nữa có thể tớ sẽ xem thêm về lập trình nhúng. Mọi người thấy kế hoạch đó thế nào.?? Tớ rất mong nhận đc những ý kiến và lời khuyên. Thank you (:-*)
    beautifulsoul84hung
    14-01-2012, 07:41 PM
    Chào mọi người!
    Tớ là sv năm 1. Tớ có 1 kế hoạch cho mình là sẽ học thật nhuyễn C sau đó học lên C++ rồi sẽ tham khảo, tự học thêm lập trình hướng đối tượng (nếu ở trg chưa dạy tới).. Tiếp theo sẽ bắt đầu với Java và C#.. Và sau đó nữa có thể tớ sẽ xem thêm về lập trình nhúng. Mọi người thấy kế hoạch đó thế nào.?? Tớ rất mong nhận đc những ý kiến và lời khuyên. Thank you (:-*)

    Nếu học tốt C thì C++ rất đơn giản và không khó khăn để bắt kịp java, C#
    còn vấn đề đi lên C# từ java thì không cần thiết. Chỉ cần 1 trong 2 Cười tươi Học nhiều ngôn ngữ chỉ làm mất nhiều thời gian của nhiều việc quan trọng hơn Cười tươi
    friendly_smile
    14-01-2012, 08:18 PM
    Nếu học tốt C thì C++ rất đơn giản và không khó khăn để bắt kịp java, C#
    còn vấn đề đi lên C# từ java thì không cần thiết. Chỉ cần 1 trong 2 Cười tươi Học nhiều ngôn ngữ chỉ làm mất nhiều thời gian của nhiều việc quan trọng hơn Cười tươi

    Vậy C# và Java thì NN nào nhiều ứng dụng hơn bạn>?
    beautifulsoul84hung
    14-01-2012, 08:31 PM
    Vậy C# và Java thì NN nào nhiều ứng dụng hơn bạn>?

    Cái này bạn có thể search google để xem. Người ta có thang đo mức độ phổ dụng của các ngôn ngữ lập trình Cười tươi theo từng năm
    Còn việc xây dựng các ứng dụng thì mình thấy java & C# tương đương nhau thôi. Về cú pháp cũng tương đông nhiều nét Cười tươi
    tauit_dnmd
    14-01-2012, 08:43 PM
    Nói chung học cái j cũng đc. 1 phát bay vô Java , C# hay cái j cũng đc hết á.
    Cơ mà nếu đc học C/C++ trước và nắm tốt thì học các ngôn ngữ khác như : C#,Java.. cũng rất dễ tiếp cận lúc ban đầu.
    Bạn sẽ hiểu sâu đc vấn đề như : Java không có tham chiếu chẳng hạn ( ai muốn phản bác ý này thì em xin tiếp chiêu, nhưng hãy suy nghĩ kỹ trước khi phản bác ý kiến này )
    beautifulsoul84hung
    14-01-2012, 09:00 PM
    ( ai muốn phản bác ý này thì em xin tiếp chiêu, nhưng hãy suy nghĩ kỹ trước khi phản bác ý kiến này )

    Tại sao bác lại nghĩ có người phản bác. Mà chắc chắn sẽ là nhiều người nên bác mới có một cái note như vậy
    Bác có ý tưởng gì hay muốn chia sẻ với mọi người đúng ko ạ Cười tươi ;)
    Em muốn hỏi một chút: Trong java có câu lệnh Object str = new Object (); thì str được gọi là gì ạ ? đối tượng chăng ?
    Wazi Armstrong
    15-01-2012, 12:14 AM
    Kế hoạch của bạn dở tệ trừ khi bạn rất trâu. Bạn nói cày thật nhuần nhuyện C/C++ rồi sang Java, C#. Như vậy thì đã mất cả chục năm trời rồi. Ai đó đã nói rằng để thành thạo một ngôn ngữ (expert) phải mất khoảng 10 năm. Theo mình thì nếu bạn thích đi làm về Java hoặc dotNot (vì thấy bạn hỏi việc làm về cái này) thì bạn hãy pick đại một cái mà cày cho trâu vào, lúc nào chắc tay rồi có thể đảo qua làm phát tay trái cái kia càng tốt, vậy là đủ kiếm cơm, hoặc là có thể học thêm C/C++ nếu như bạn yêu thích nhúng.
    Nói chung là bạn cứ chọn lấy 1 cái trước thôi đã, rồi liệu sau. Đừng ôm nồm. Mà học là phải có thực hành, bạn học trong sách vở thì ko đủ đâu, phải có thời gian đi làm tăng kinh nghiệm. Tôi tin rằng bạn học theo trình tự kia thì sau khi xong cái lô đó, đến lúc có việc cần sử dụng C, bạn sẽ phải học lại C gần như toàn bộ, trừ khi bạn có bộ nhớ siêu phàm.
    Đừng học ôm nồm như mọt sách thế, học gì sào nấy luôn cho nóng (\'o)


    Tại sao bác lại nghĩ có người phản bác. Mà chắc chắn sẽ là nhiều người nên bác mới có một cái note như vậy
    Bác có ý tưởng gì hay muốn chia sẻ với mọi người đúng ko ạ Cười tươi ;)
    Em muốn hỏi một chút: Trong java có câu lệnh Object str = new Object (); thì str được gọi là gì ạ ? đối tượng chăng ?

    Không gọi là đối tượng thì gọi là gì??
    friendly_smile
    15-01-2012, 12:27 AM
    Theo mình thì nếu bạn thích đi làm về Java hoặc dotNot (vì thấy bạn hỏi việc làm về cái này)
    Dạ cho em hỏi dotNot là cái gì vậy hix
    zstar
    15-01-2012, 12:31 AM
    Nên học theo trình tự C --> C++ --> Java --> C# ???
    mình thì học theo trình tự ngược lại , đến Java thì cắt, rẽ hướng khác. đâm ra giờ C,C++ 1 chữ cắn đôi có biết, 2 chữ cắn đôi thì ko biết. có lẽ mất gốc thật rồi 🆒
    elkidvnn1
    15-01-2012, 12:37 AM
    mình thì học theo trình tự ngược lại , đến Java thì cắt, rẽ hướng khác. đâm ra giờ C,C++ 1 chữ cắn đôi có biết, 2 chữ cắn đôi thì ko biết. có lẽ mất gốc thật rồi 🆒

    Mình thì chưa bao h dc học C. Có mấy bài toán đơn giản của thằng bạn nó học thì hên xui. Mình dc học đầu tiên là Java, sau đó đến VB=>C# chứ ko biết C + c++Ngất ngây
    beautifulsoul84hung
    15-01-2012, 04:59 AM
    Dạ cho em hỏi dotNot là cái gì vậy hix

    Bạn ý viết nhầm thôi Cười tươi dotNet
    Như mấy anh ở phía trên khuyên bạn nếu muốn học cả C/C++ và java or C# thì nên đi theo trình tự C/C++ trước. Còn nếu như làm theo chiều ngược lại thì rất mệt Cười tươi
    Bởi ăn thì đương nhiên ai cũng ăn được còn làm thì chưa chắc Cười tươi. C/C++ chỉ cho bạn dao thớt, nguyên liệu, muốn ăn thì phải làm. Bọn kia thì bạn chỉ việc múc vào bát thô Cười tươi

    @wazi amstrong: Cái như bạn thì người ta gọi là nghiên cứu ngôn ngữ chứ không còn gọi là học nữa. Liệu có bao nhiêu người được coi là thành thạo ngôn ngữ theo ý bạn nói. Bỏ ra 10 năm học 1 ngôn ngữ :-S Trong khi lại bỏ đi các công việc khác ? Hay mình hiểu nhầm ý bạn ? bỏ 10 năm để học 10 ngôn ngữ Cười tươi rồi tính một ngôn ngữ trong 10 năm Cười tươi


    Không gọi là đối tượng thì gọi là gì??
    Chả có lý do gì mình lại đưa ra một câu hỏi ngớ ngẩn cả Cười tươi


    Một kiểu rất thú vị trong Java là REFERENCES tức tham chiếu
    Trong Java, nếu bạn muốn gắn một đối tượng vào một biến, bạn hãy nhớ rằng đối tượng đó được tạo ra trong vùng nhớ tạm trữ (heap) mà ở đó ta có thể thu hủy các tài nguyên không còn dùng đến nữa. Luôn là như vậy. Do vậy nó không hề nằm trong biến. Hãy thử nghĩ rằng không có một cái cốc khổng lồ và có thể nở rộng nào có thể tạo ra để lưu trữ bất cứ một đối tượng nào. Và không giống như C/C++, không có một cái cốc nào mà có thể lưu trữ chính xác vùng phân cấp bộ nhớ của một đối tượng.
    Trong Java, các đối tượng được tạo ra trong vùng nhớ tạm trữ (heap), và trong cốc/biến người ta chỉ lưu trữ một tham chiếu (REFERENCE) đến đối tượng mà thôi. Bạn hãy nghĩ về tham chiếu này giống như một cái điều khiển từ xa đối với một loại đối tượng đặc biệt.
    ..........
    luc13aka47
    15-01-2012, 08:29 AM
    Học gì còn tùy thuộc vào mục tiêu , mục đích và ước mơ của bạn.

    Mình cũng newbie , nhưng quan điểm của mình là : Nếu bạn nghiên cứu C/C++ trước , bạn có thể tiếp cận các ngôn ngữ khác dễ dàng hơn, vì bạn có thể hiểu nó hoạt động như thế nào ; bạn có thể ít phụ thuộc vào ngôn ngữ và linh động tùy biến nó hơn.
    Wazi Armstrong
    15-01-2012, 08:53 AM
    Mình học java luôn thấy có sao đâu :-? Học java, C# ngay từ đầu là một việc khá hay vì các ngôn ngữ này mục tiêu thiết kế nó là đơn giản và quả thực nó đã đơn giản hơn rất nhiều các ngôn ngữ trước như C/C++
    Vậy tại sao cứ phải làm cái khó trước rồi mới làm cái dễ. Giả sử đi thi có 10 câu trắc nghiệm thì bạn sẽ chọn câu khó trước hay câu dễ trước?
    Thực ra ban đầu mình học một ít php và action script, nhưng mà rèn luyện kĩ năng coder thì java là nhiều nhất

    Ah cái dotNet mình hay gọi là dotNot quen rồi (Cười toác miệng
    thieumao
    15-01-2012, 12:46 PM
    Kế hoạch học các ngôn ngữ lập trình của mình như sau:
    Pascal -> C -> Java -> Assembly
    (Trường mình dạy thế trong 5 năm)

    Trong quá trình đó định học thêm vài cái nữa JavaScript, PHP, C++...
    (Học được cái gì hay cái đấy, còn đòi đến expert thì còn lâu mới được)
    nguoirung1.6
    15-01-2012, 01:03 PM
    Mình học java luôn thấy có sao đâu :-? Học java, C# ngay từ đầu là một việc khá hay vì các ngôn ngữ này mục tiêu thiết kế nó là đơn giản và quả thực nó đã đơn giản hơn rất nhiều các ngôn ngữ trước như C/C++
    Vậy tại sao cứ phải làm cái khó trước rồi mới làm cái dễ. Giả sử đi thi có 10 câu trắc nghiệm thì bạn sẽ chọn câu khó trước hay câu dễ trước?
    Thực ra ban đầu mình học một ít php và action script, nhưng mà rèn luyện kĩ năng coder thì java là nhiều nhất

    Ah cái dotNet mình hay gọi là dotNot quen rồi (Cười toác miệng


    Java and DotNet là hai mảng công nghệ lớn, theo mình chỉ lên theo một cái nếu trình tạm gọi pro là đủ sống rồi. Học C/C++ trước sẽ khiến cho người học rèn luyện được tuy duy lập trình tốt hơn, chịu khó đào bới tìm hiểu. DotNet mấy thầy mình gọi là mỳ ăn liền vì nó hỗ trợ quá nhiều các thư viện rồi. Người code không hiểu được dõ bản chất bên trong của nó là gì mà chỉ biết kế thừa và sử dụng.
    friendly_smile
    15-01-2012, 05:01 PM
    Cám ơn ý kiến của mọi người. Có lẽ tớ sẽ chọn học tốt C/C++ trong năm nhất này, còn mấy cái khác thì sẽ tùy vào sở thích và xu hướng để chọn tiếp hihi
    zstar
    15-01-2012, 05:24 PM
    khoái nhất là code Gui java , vật lộn với mấy cái layout vui nhất Cười tươi
    lequ0ch0anglt
    15-01-2012, 07:43 PM
    lúc đầu mới vô xem nn lập trình nào hợp mình chọn nhưng mà chẳng bik cái nào ra cái nào, chẳng bik lập trình cấu trúc, dối tượng là ji2 thế là tìm xem thằng nào là mới nhất thế là học lun cái C#, h mình đang học C# nhưng lại mù các ngôn ngữ khác Cười tươi. Mình thấy học C# hỗ trợ rất nhiều và phải nói là tìm hiểu C# ko bik khi nào mới hết được Yêu rồi. Tuy C# hỗ trợ nhiều nhưng để nâng cao trình độ thì mình tự chế phương thức riêng Cười tươi.
    sau này dự tính mình sẽ chọn các ngôn ngữ sau:
    C#, java, C/C++, assembly
    Wazi Armstrong
    15-01-2012, 08:30 PM
    khoái nhất là code Gui java , vật lộn với mấy cái layout vui nhất Cười tươi

    GUI thì kéo thả thôi chứ code làm gì cho mệt đại ka (:-)??
    Trangkhuyet
    16-01-2012, 02:44 AM
    Học theo nhu cầu thì tốt hơn,trình tự trên hợp lý nhưng theo mình ko hẳn thực tế là vậy.Tùy thuộc vào trường bạn đòi hỏi làm gì trước, áp lực 1 môn học của bạn có quá khó hay không, những gì trường bạn dạy, yêu cầu đồ án,...Bạn không có nhiều thời gian thì cần gì phải master nhiều thứ.
    Nếu môn học nào đó yêu cầu code web với PHP thì bạn học cái gì như bạn nói.
    + Nếu bạn đc yêu cầu làm một trang bán hàng online hay gì đó, thì việc biết các ngôn ngữ trên sẽ giúp ích đc bao nhiêu %?Bạn sẽ phải làm vô số các thứ khác nhau, từ CSDL, layout template(html,css,javascript,...), lựa chọn ngôn ngữ, xử lý tranh chấp, thanh toán trực tuyến, bao gồm suy nghĩ về nghiệp vụ thực tế,...
    Nhưng dù sao thì 3 hay 4 năm sinh viên cũng là thời gian rất nhiều đối với người siêng học để biết và làm đc rất nhiều thứ. 2,3 năm sau bạn sẽ biết là mình đã học những gì thôi mà và hầu như việc học đc gì phải thể hiện bằng việc làm đc những gì chứ ko phaỉ biết nhiều ngôn ngữ để giải những chương trình tầm "hello world".
    BDK
    16-01-2012, 10:40 PM
    Chào mọi người!
    Tớ là sv năm 1. Tớ có 1 kế hoạch cho mình là sẽ học thật nhuyễn C sau đó học lên C++ rồi sẽ tham khảo, tự học thêm lập trình hướng đối tượng (nếu ở trg chưa dạy tới).. Tiếp theo sẽ bắt đầu với Java và C#.. Và sau đó nữa có thể tớ sẽ xem thêm về lập trình nhúng. Mọi người thấy kế hoạch đó thế nào.?? Tớ rất mong nhận đc những ý kiến và lời khuyên. Thank you (:-*)

    Bạn ý thức xây dựng kế hoạch như vậy rất tốt, chỉ thiếu là không biết kế hoạch này dùng cho mục tiêu gì đây?!?!
    dragonbk91
    17-01-2012, 09:34 AM
    trường mình thì dạy C ở tin đại cương, dạy c++ ở HDT, ASM ở kiến trúc máy tính, còn các thứ khác như c#, java,... thì tự đi mà học.

    Mình nghĩ bạn cứ học trong trường một thời gian là sẽ tìm ra kế hoạch và mục tiêu của bạn chứ đừng đặt kế hoạch quá sớm khi chưa biết mục tiêu của bạn là gì ;)
    friendly_smile
    17-01-2012, 09:52 AM
    Bạn ý thức xây dựng kế hoạch như vậy rất tốt, chỉ thiếu là không biết kế hoạch này dùng cho mục tiêu gì đây?!?!

    Tớ nghĩ là sẽ theo lập trình phần mềm, nên tớ cũng nghĩ muốn lập trình tốt thì phải vững NNLT và do tớ nghĩ cần phải biết nhiều thì sau này sẽ tiện cho xin việc, nhưng tất nhiên biết nhiều thì vẫn phải vững 1 NNLT nào đóBuồn bã|
    cuuphuvan
    20-02-2012, 02:17 AM
    Chào mọi người!
    Tớ là sv năm 1. Tớ có 1 kế hoạch cho mình là sẽ học thật nhuyễn C sau đó học lên C++ rồi sẽ tham khảo, tự học thêm lập trình hướng đối tượng (nếu ở trg chưa dạy tới).. Tiếp theo sẽ bắt đầu với Java và C#.. Và sau đó nữa có thể tớ sẽ xem thêm về lập trình nhúng. Mọi người thấy kế hoạch đó thế nào.?? Tớ rất mong nhận đc những ý kiến và lời khuyên. Thank you (:-*)

    Tham khảo nhé ...
    Ngôn ngữ lập trinh(NNLT) nó bao gồm tập hợp những quy tắc, kí hiệu, các thư viện mã, ...
    Mỗi ngôn ngữ các các đặc tính khác nhau, tùy vào mục đích của người tạo ra chúng ...
    VD: Java, C# lập trình ứng dụng desktop, mobile ... là 9. javascript, php, ... lập trình web ...

    Bạn đừng quá suy nghĩ sẽ học chuyên sâu về ngôn ngữ lạp trình nào vội ..
    vâng cũng xin nói với bạn rằng ... học theo trình tự C -> C++ -> java -> C# cũng tàm tạm ...
    học theo chương trình Aptech chẳng hạn C -> một số ngôn ngữ lập trình web(đáp ứng nhu cầu thị trường) -> Java -> C# ...
    ... mục đích là gì ... dùng C làm ngôn ngữ giúp tiếp cận lập trình ... mình học C trong 2-3 tháng ... sau đó là 1 thời gian dài học lập trình web với JavaScript, PHP làm nhuyễn khả năng lập trình căn bản ... sau đó chuyển sang Java(NNLT thuần OOP - hướng đối tượng) ... tiếp đó bạn có thể theo Java mãi mãi ... hoặc chuyển hướng sang C# in .NET ... (Java vất vả nhưng sẽ vui hơn, khó hơn ... còn C# nhàn hơn, và đôi khi rất khó chịu) ...

    ... đó là ý kiến của mình ... còn vô vàn những NNLT khác nữa ... nó được tạo ra cho những mục đích khác nhau ... tùy vào con đường bạn chọn ...

    và nếu bạn yêu lập trình ... yêu IT ... có khả năng ... tôi nghĩ bạn sẽ không mất nhiều thời gian để hiểu ra điều đó ...

    P/S:
    1 số phương pháp lập trình phổ biến : TOP-DOWN,OOP, và mới nhất Service ...

    muốn học lập trình tốt ...
    1. học để có một nền tảng vững chắc về lập trình, máy tính, network, ...
    2. học tiếng anh
    3. chạm vào ngôn ngữ lập trình nào cũng vậy hãy học kiến trúc, thư viện của NNLT đó ... thật chắc chắc ... đừng lan man ...
    4. học tư duy, học phân tích thiết kế, thuật toán là ưu thế ...
    5. có óc sáng tạo ...
    6. có ước mơ ...
    7. các HĐH hay một kiến trúc máy tính nào cũng cung cấp APIs hãy tìm hiểu nó song song với thư viện của ngôn ngữ mà bạn sử dụng để viết phần mềm ...
    nhiều thứ lắm ...

    đừng đi quá lan man ... kẻo 4-5 năm học ra trường ko bằng 1 thằng học aptech như mình Cười tươi
    NNLT chỉ giống như tiếng viêth hay tiếng anh trong giao tiếp thôi ... biết tiếng anh ko có nghĩa là bạn hiểu thế giới Buồn bã
    huyg1988
    12-03-2012, 01:47 PM
    Ở Việt Nam mình đào tạo theo mô hình thì thấp lên cao , nghĩa là mình đi từ C->C++->C# (hay Java) . Còn đào tạo IT ở Châu Âu và Mỹ thì nó đi ngược lại là nó theo mô hình từ gần đến xa , nghĩa là nó đi ngôn ngữ cấp cao trước , mới vô là tụi nó chơi .Net hay Java liền vì những cái đó nó gần gũi thực tế , mấy newbie dễ tiếp nhận hơn , rồi cuối cùng là nó đi dần xuống các ngôn ngữ bậc trung ( C) , cuối cùng là ngôn ngữ bậc thấp như mã máy . Giờ bạn học C# hay Java liền lun mình thấy vẫn được
    bachhaiduong
    12-03-2012, 02:34 PM
    Ở Việt Nam mình đào tạo theo mô hình thì thấp lên cao , nghĩa là mình đi từ C->C++->C# (hay Java) . Còn đào tạo IT ở Châu Âu và Mỹ thì nó đi ngược lại là nó theo mô hình từ gần đến xa , nghĩa là nó đi ngôn ngữ cấp cao trước , mới vô là tụi nó chơi .Net hay Java liền vì những cái đó nó gần gũi thực tế , mấy newbie dễ tiếp nhận hơn , rồi cuối cùng là nó đi dần xuống các ngôn ngữ bậc trung ( C) , cuối cùng là ngôn ngữ bậc thấp như mã máy . Giờ bạn học C# hay Java liền lun mình thấy vẫn được

    Theo mình thì vẫn nên học c/c++ trước. Nếu như bạn nói, lỡ ng` ta học java hay c# trước, thấy đủ kiếm ăn rồi, nên bỏ lun c/c++. như vầy thì không đc rồi
    VoTichSu
    12-03-2012, 03:55 PM
    Theo mình thì vẫn nên học c/c++ trước. Nếu như bạn nói, lỡ ng` ta học java hay c# trước, thấy đủ kiếm ăn rồi, nên bỏ lun c/c++. như vầy thì không đc rồi

    Đủ kiếm ăn rồi còn muốn gì nữa mà bảo là không được.


    Ở Việt Nam mình đào tạo theo mô hình thì thấp lên cao , nghĩa là mình đi từ C->C++->C# (hay Java) . Còn đào tạo IT ở Châu Âu và Mỹ thì nó đi ngược lại là nó theo mô hình từ gần đến xa , nghĩa là nó đi ngôn ngữ cấp cao trước , mới vô là tụi nó chơi .Net hay Java liền vì những cái đó nó gần gũi thực tế , mấy newbie dễ tiếp nhận hơn , rồi cuối cùng là nó đi dần xuống các ngôn ngữ bậc trung ( C) , cuối cùng là ngôn ngữ bậc thấp như mã máy . Giờ bạn học C# hay Java liền lun mình thấy vẫn được

    Sao biết tụi nó dạy vậy? Nói chuyện như là giám học trường!
    huyg1988
    24-03-2012, 02:05 PM
    Sao biết tụi nó dạy vậy? Nói chuyện như là giám học trường! Nếu bạn thường xuyên đọc tài liệu Tiếng Anh chuyên ngành CNTT thì bạn sẽ ko hỏi câu đó, cám ơn !!!
    rox_rook
    24-03-2012, 02:22 PM
    Học từ trên xuống C#/Java -> C -> C++ sẽ giúp bạn tiếp cận những kĩ thuật lập trình ngày nay nhanh hơn (Web, Mobile, Windows Form...) Tuy vậy nó có một nhược điểm: đã viết C#/Java rồi thì rất khó quay lại với C++ và C. Vì trong C/C++ bạn phải viết lại khá nhiều, hơn nữa debug trong C/C++ cực hơn. Điển hình là khi làm Embedded app, lỗi có thể từ bất cứ phía nào, ví dụ bạn viết cái driver cho printer. Lỗi có từ network, cho tới hardware, user input và khi này bạn cần power của C++/C. Debug trên những thằng này thì ôi thôi, chưa kể phần interrupt. Ngồi cả ngày chỉ viết được chừng vài chục dòng. Chính vì điều này, hầu hết các developers chuyển từ Web, Desktop app sang Embedded đều rất nản. Tuy nhiên, nếu bạn không có ý định trở thành Embedded developer, C#/Java is a good way to go.
    namdq2k
    24-03-2012, 03:08 PM
    Cứ viết nguyên bằng C đi, xong ngồi viết nguyên cái makefile cho cả project nó mới thú vị!
    Nghiện C rồi thì nhìn thằng nào cũng "ngứa mắt" (\'o)(\'o) (Thậm chí cả thằng C++ (:X)).
    rox_rook
    24-03-2012, 03:13 PM
    Cứ viết nguyên bằng C đi, xong ngồi viết nguyên cái makefile cho cả project nó mới thú vị!
    Nghiện C rồi thì nhìn thằng nào cũng "ngứa mắt" (\'o)(\'o) (Thậm chí cả thằng C++ (:X)).
    C++ is fascinating, please take a look at C++11. C syntax is too boring, except those macro tricks Buồn bã|
    Long time no see btw ;).
    boss14420
    24-03-2012, 03:49 PM
    Cứ viết nguyên bằng C đi, xong ngồi viết nguyên cái makefile cho cả project nó mới thú vị!
    Mấy cái project nho nhỏ thì được chứ lớn hơn chút thì phải nhờ đến autotools chứ
    namdq2k
    24-03-2012, 03:55 PM
    Mấy cái project nho nhỏ thì được chứ lớn hơn chút thì phải nhờ đến autotools chứ

    Tớ có cái thú ngồi code notepad, viết makefile ko xài autotools. Tại tớ đầu óc nó chậm chạp, code nó cũng chậm chậm, viết makefile thì cứ từ từ mà viết. Chỉ là thú vui!!

    @rox_rook: so long time to see! Nice ^.^
    aborc
    24-03-2012, 07:04 PM
    Nếu đang học lập trình cấu trúc thì học C. Khi học hướng đối tượng thì Java. Sau đó tùy vào sở thích mà học thêm cái khác. C,C++,C#,Java,.. là ngôn ngữ lập trình, nó chỉ là phương tiện để giải quyết vấn đề. Học cơ bản thì nhanh thôi. Làm nhiều dạng bài tập (dự án) thì lúc đó mới nhớ được nhiều function, sử dụng ngôn ngữ nhuần nhuyễn.

    Ngoài ra nên sử dụng editor có nhiều công cụ hỗ trợ cho thành thạo để giúp cho việc gõ code nhanh để còn thời gian mà đi kiếm người yêu Y(Cười tươi
    namdq2k
    24-03-2012, 07:40 PM
    Ngoài ra nên sử dụng editor có nhiều công cụ hỗ trợ cho thành thạo để giúp cho việc gõ code nhanh để còn thời gian mà đi kiếm người yêu Y(Cười tươi
    Nghe cũng có lý Y(:DY(Cười tươi
    Nhưng mà đấy là với những người chưa có người yêu. Thế người có người iu nó nhéo nhéo suốt thì nên dùng notepad, cũng lắm là notepad++ code cho nó lâu (:=(|)(:=(|)
    beautifulsoul84hung
    25-03-2012, 12:22 PM
    Nghe cũng có lý Y(:DY(Cười tươi
    Nhưng mà đấy là với những người chưa có người yêu. Thế người có người iu nó nhéo nhéo suốt thì nên dùng notepad, cũng lắm là notepad++ code cho nó lâu (:=(|)(:=(|)

    Ko có người iu mới nên dùng notepad Cười tươi. Dùng để giết time Buồn bã|
    Có người iu rồi thì code IDE cho nhanh. Time để dành đi chơi Cười tươi
    vipbk09
    05-04-2012, 03:47 PM
    Cứ học tốt các môn:
    - Kỹ thuật lập trình
    - Lập trình nâng cao
    - Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
    - Phân tích thiết kế giải thuật
    - Toán rời rạc
    - Tối ưu hóa
    - Phương pháp tính
    - Lập trình hướng đối tượng
    - Chương trình dịch
    - Hệ điều hành
    - Mạng máy tính
    - Cơ sở dữ liệu
    - Công nghệ phần mềm
    - Phân tích thiết kế hệ thống

    Tớ dám chắc bạn là "pờ rồ" khi các bạn kinh qua một ngôn ngữ nào đó trong một thời gian ngắn.
    it2703
    06-04-2012, 10:08 AM
    Chào mọi người!
    Tớ là sv năm 1. Tớ có 1 kế hoạch cho mình là sẽ học thật nhuyễn C sau đó học lên C++ rồi sẽ tham khảo, tự học thêm lập trình hướng đối tượng (nếu ở trg chưa dạy tới).. Tiếp theo sẽ bắt đầu với Java và C#.. Và sau đó nữa có thể tớ sẽ xem thêm về lập trình nhúng. Mọi người thấy kế hoạch đó thế nào.?? Tớ rất mong nhận đc những ý kiến và lời khuyên. Thank you (:-*)

    Kế hoạch được đó, trao đổi tí nha: đầu tiên bạn học kỹ thuật lập trình C để nắm kiến thức về lập trình sau đó học lên những lớp cao hơn ( Java, C#, PHP...) sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.
    Bạn có thể tìm những trung tâm uy tín như Trung tâm Tin học ĐH Khoa Học Tự Nhiện để học, ở đó dạy lập trình chất lượng và có đầy đủ các lớp từ cơ bản đến nâng cao, bạn có thể chọn cho mình các lớp phù hợp.
    0:)
    Wazi Armstrong
    06-04-2012, 02:39 PM
    Kế hoạch được đó, trao đổi tí nha: đầu tiên bạn học kỹ thuật lập trình C để nắm kiến thức về lập trình sau đó học lên những lớp cao hơn ( Java, C#, PHP...) sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.
    Bạn có thể tìm những trung tâm uy tín như Trung tâm Tin học ĐH Khoa Học Tự Nhiện để học, ở đó dạy lập trình chất lượng và có đầy đủ các lớp từ cơ bản đến nâng cao, bạn có thể chọn cho mình các lớp phù hợp.
    0:)

    Học những ngôn ngữ lập trình bậc cao hơn không có nghĩa là nhẹ nhàng hơn đâu
    Đang code java phờ người ra đây.\ (8-)>
    minhdao8589
    10-04-2012, 10:57 AM
    Bắt đầu với ngôn ngữ nào cũng được. Hầu hết các ngôn ngữ hiện nay đều có nền tảng là OOP. Nắm chắc OOP thì tư duy của bạn đã khá tốt rồi. Tùy sau này bạn thích theo nhánh nào mà chọn ngôn ngữ cho phù hợp thôi. Theo sau mỗi ngôn ngữ là cả tá các công nghệ liên quan. Công việc của bạn cần công nghệ nào thì bạn học sử dụng công nghệ đó. Đừng cố học hết làm gì khi công việc không cần dùng đến. Điều đó chỉ làm bạn loạn đầu và mất thời gian. Hãy nhớ công nghệ sinh ra là để phục vụ chúng ta. Không cần chạy theo nó khi không cần thiết. Bạn đâu có thể làm lập trình viên cả đời đúng không. Thay vì thời gian ngồi học hết ngôn ngữ này đến ngôn ngữ khác, hay dành thời gian tìm hiểu xu hướng công nghệ, học thêm ngoại ngữ để có thể đảm nhiệm các vị trí hight level thay vì suốt ngày code code va code.
    nhoz401
    10-04-2012, 05:52 PM
    Trường mình thì hết năm 2 rồi mà mới học được NNLT C với CTDLnthôi.và chỉ học đến c++ còn những NN khác cao hơn thì tự học thôi.mình định học C# luôn còn c,c++,asemb thì học lại dần trong quá trình học ở trường.theo mọi người học như vậy có tốt không,mình cũng hay phân vân về vấn đề chọn NN nay lắm.với lại NNLT c căn bản thì mình đã học theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa rồi.
    TQN
    10-04-2012, 08:04 PM
    Theo kn cùi bắp của em, sau khi đã học vững C/C++ thì Já và, Sì sáp gì đó học cũng rất dể, nhanh, 1, 2 tháng là xong. Còn muốn lên expert, guru... thì cần thời gian, kiên trì, chịu khó, tố chất...
    Lúc xưa, em học OOP với Borland Pascal 7 thì có sao đâu, rồi sau này còn quay lại code thử OOP = MASM32 nữa. Nội cái vptr, mấy cái macro của OOP trong MASM32 nó quần em muốn phát điên.
    Cuối cùng, giờ em quay lại, chỉ còn code = notepad thôi. Ra cmd, compile, link.

    Còn tiêp
    http://diendan.congdongcviet.com/archive/index.php/t-81884.html
    QaniTri
    QaniTri
    Admin

    Nam Libra Monkey
    Tổng số bài gửi : 1609
    Tiền xu Ⓑ : 3986
    Được cảm ơn № : 6
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 07/01/2013
    Đến từ Đến từ : HCMC
    Côngviệc / Sởthix Côngviệc / Sởthix : Languages, Softwares, Sciences, Martial arts

    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  Empty Re: Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?

    Bài gửi by QaniTri 28th August 2014, 20:49

    quan_pc
    10-04-2012, 08:14 PM
    Chào mọi người!
    Tớ là sv năm 1. Tớ có 1 kế hoạch cho mình là sẽ học thật nhuyễn C sau đó học lên C++ rồi sẽ tham khảo, tự học thêm lập trình hướng đối tượng (nếu ở trg chưa dạy tới).. Tiếp theo sẽ bắt đầu với Java và C#.. Và sau đó nữa có thể tớ sẽ xem thêm về lập trình nhúng. Mọi người thấy kế hoạch đó thế nào.?? Tớ rất mong nhận đc những ý kiến và lời khuyên. Thank you (:-*)

    Theo mình thì bạn nên bỏ qua C mà học luôn C++ > JV > C# là ok vì C++ vs JV có điểm tương đồng khi viết code C# thì mình chưa học qua nên chưa biết |Cười tinh ngịch
    nguyenvd89
    10-04-2012, 08:27 PM
    Chào mọi người!
    Tớ là sv năm 1. Tớ có 1 kế hoạch cho mình là sẽ học thật nhuyễn C sau đó học lên C++ rồi sẽ tham khảo, tự học thêm lập trình hướng đối tượng (nếu ở trg chưa dạy tới).. Tiếp theo sẽ bắt đầu với Java và C#.. Và sau đó nữa có thể tớ sẽ xem thêm về lập trình nhúng. Mọi người thấy kế hoạch đó thế nào.?? Tớ rất mong nhận đc những ý kiến và lời khuyên. Thank you (:-*)

    Cơ bản nhất là học C , sau đó Assembly , rồi C++ , C# , Java . Nếu bạn đã nắm tương đối rõ một ngôn ngữ thì thường khi chuyển sang ngôn ngữ khác sẽ học nhanh ( Từ C-> C# hay Java ) . Bây giờ có thời gian thì học càng nhiều càng tốt . Học xong để lâu không dùng có thể bạn không nhớ nhưng sẽ vẫn nắm được ít nhiều nền tảng , nếu như cần học lại sẽ rất dễ dàng .
    VoTichSu
    12-04-2012, 09:07 AM
    Ở Việt Nam mình đào tạo theo mô hình thì thấp lên cao , nghĩa là mình đi từ C->C++->C# (hay Java) . Còn đào tạo IT ở Châu Âu và Mỹ thì nó đi ngược lại là nó theo mô hình từ gần đến xa , nghĩa là nó đi ngôn ngữ cấp cao trước , mới vô là tụi nó chơi .Net hay Java liền vì những cái đó nó gần gũi thực tế , mấy newbie dễ tiếp nhận hơn , rồi cuối cùng là nó đi dần xuống các ngôn ngữ bậc trung ( C) , cuối cùng là ngôn ngữ bậc thấp như mã máy . Giờ bạn học C# hay Java liền lun mình thấy vẫn được


    Sao biết tụi nó dạy vậy? Nói chuyện như là giám học trường!


    Nếu bạn thường xuyên đọc tài liệu Tiếng Anh chuyên ngành CNTT thì bạn sẽ ko hỏi câu đó, cám ơn !!!

    tài liệu Tiếng Anh chuyên ngành CNTT? bạn muốn nói là GIÁO TRÌNH đào tạo IT ở Châu Âu và Mỹ?
    Wazi Armstrong
    12-04-2012, 10:45 AM
    Chả có lý do gì mình lại đưa ra một câu hỏi ngớ ngẩn cả Cười tươi

    Một kiểu rất thú vị trong Java là REFERENCES tức tham chiếu
    Trong Java, nếu bạn muốn gắn một đối tượng vào một biến, bạn hãy nhớ rằng đối tượng đó được tạo ra trong vùng nhớ tạm trữ (heap) mà ở đó ta có thể thu hủy các tài nguyên không còn dùng đến nữa. Luôn là như vậy. Do vậy nó không hề nằm trong biến. Hãy thử nghĩ rằng không có một cái cốc khổng lồ và có thể nở rộng nào có thể tạo ra để lưu trữ bất cứ một đối tượng nào. Và không giống như C/C++, không có một cái cốc nào mà có thể lưu trữ chính xác vùng phân cấp bộ nhớ của một đối tượng.
    Trong Java, các đối tượng được tạo ra trong vùng nhớ tạm trữ (heap), và trong cốc/biến người ta chỉ lưu trữ một tham chiếu (REFERENCE) đến đối tượng mà thôi. Bạn hãy nghĩ về tham chiếu này giống như một cái điều khiển từ xa đối với một loại đối tượng đặc biệt.
    ..........


    Đoạn này lại hàn lâm bác học rồi.
    Tôi không từ C/C++ sang nên cái đoạn bạn chép trong sách kia ra nó là điều hiển nhiên với lập trình viên Java rồi. Đừng đánh đồng thuật ngữ "đối tượng" trong Java và C để rồi tỏ ra uyên thâm khi chỉ ra cái khác nhau sâu xa về cách tổ chức bộ nhớ của 2 thằng. Đối tượng trong Java mặc nhiên nó là thế rồi, những lập trình viên Java đều biết điều này, sao cứ phải lấy C làm chuẩn mực để so sánh khi một cái gì đó nó khác C???
    CIMinuv
    12-04-2012, 11:55 AM
    Học những ngôn ngữ lập trình bậc cao hơn không có nghĩa là nhẹ nhàng hơn đâu
    Đang code java phờ người ra đây.\ (8-)>

    cùng một công việc như nhau java làm trong 1 giờ thì C có thể phải mất đến 2-3h thậm chí có việc còn tốn công hơn rất nhiều vì phải tự xây dựng rất nhiều thứ . vậy có được coi là nhẹ nhàng hơn chưa ?
    Wazi Armstrong
    12-04-2012, 12:34 PM
    cùng một công việc như nhau java làm trong 1 giờ thì C có thể phải mất đến 2-3h thậm chí có việc còn tốn công hơn rất nhiều vì phải tự xây dựng rất nhiều thứ . vậy có được coi là nhẹ nhàng hơn chưa ?

    Cơ bản là người ta không làm những công việc như nhau. (Cười toác miệng Bạn so sánh quá khập khiễng

    Mình lấy ví dụ thế này: Một tá trứng vịt bên Mĩ giá khoảng $2.65 (2011 (http://wiki.answers.com/Q/What_is_the_price_of_a_dozen_of_eggs_in_2011))
    Tính ra tiền Việt, gần 5000 đồng 1 quả. Bạn cho rằng trứng bên Mĩ đắt quá. Nhưng thực sự lại là rẻ thối so với mức sống bên đó.

    Trở lại với chuyện công nghệ và ngôn ngữ. Cái quan trọng là bạn góp công phát triển được bao nhiêu tính từ cái nền tảng sẵn có chứ không phải là bạn làm được gì?

    Lại một ví dụ. Bạn cho rằng chở 100kg gạo bằng Xe máy với bằng Xe kéo tay thì cái nào mệt hơn nếu bạn chở từ Hà Nội vào HCM bằng xe máy, trong khi việc kia là bạn kéo tay từ ngoài ngõ vào nhà?

    Có cần lấy ví dụ về ngôn ngữ nữa không?
    beautifulsoul84hung
    12-04-2012, 12:38 PM
    Đoạn này lại hàn lâm bác học rồi.
    Tôi không từ C/C++ sang nên cái đoạn bạn chép trong sách kia ra nó là điều hiển nhiên với lập trình viên Java rồi. Đừng đánh đồng thuật ngữ "đối tượng" trong Java và C để rồi tỏ ra uyên thâm khi chỉ ra cái khác nhau sâu xa về cách tổ chức bộ nhớ của 2 thằng. Đối tượng trong Java mặc nhiên nó là thế rồi, những lập trình viên Java đều biết điều này, sao cứ phải lấy C làm chuẩn mực để so sánh khi một cái gì đó nó khác C???

    Ơ. Có gì sai ak ? Vui lòng đọc kỹ từ đầu ....! Kể cả những đoạn hội thoại hay trích dẫn trước khi cmt
    Wazi Armstrong
    12-04-2012, 12:51 PM
    Ơ. Có gì sai ak ? Vui lòng đọc kỹ từ đầu ....! Kể cả những đoạn hội thoại hay trích dẫn trước khi cmt

    Không sai. Nhưng người ta ko nên chứng minh những điều hiển nhiên [:-X)
    Khi lập trình hướng đối tượng, những thể hiện (instance) đều gọi là đối tượng hết. Đối tượng này gửi thông điệp đến đối tượng kia. Có thể trong C/C++ gọi khác?
    beautifulsoul84hung
    12-04-2012, 12:56 PM
    Không sai. Nhưng người ta ko nên chứng minh những điều hiển nhiên [:-X)
    Khi lập trình hướng đối tượng, những thể hiện (instance) đều gọi là đối tượng hết. Đối tượng này gửi thông điệp đến đối tượng kia. Có thể trong C/C++ gọi khác?

    Bạn biết là mình đang tranh luận với ai ko ?. "Mình thích java bởi 2 từ: "tham chiếu" nhưng lại có người nói là không có". Bạn hiểu lý do hơn rồi chứ ?

    Nói chung học cái j cũng đc. 1 phát bay vô Java , C# hay cái j cũng đc hết á.
    Cơ mà nếu đc học C/C++ trước và nắm tốt thì học các ngôn ngữ khác như : C#,Java.. cũng rất dễ tiếp cận lúc ban đầu.
    Bạn sẽ hiểu sâu đc vấn đề như : Java không có tham chiếu chẳng hạn ( ai muốn phản bác ý này thì em xin tiếp chiêu, nhưng hãy suy nghĩ kỹ trước khi phản bác ý kiến này )

    Còn việc bạn tranh luận với CIMinuv: Mình xin góp ý. Đúng là người ta không làm các công việc giống nhau. Nhưng so sánh của bạn mới gọi là khập khiễng. Đừng bao giờ cố gắng phức tạp hóa vấn đề ;)
    CIMinuv
    12-04-2012, 01:13 PM
    Cơ bản là người ta không làm những công việc như nhau. (Cười toác miệng Bạn so sánh quá khập khiễng

    Mình lấy ví dụ thế này: Một tá trứng vịt bên Mĩ giá khoảng $2.65 (2011 (http://wiki.answers.com/Q/What_is_the_price_of_a_dozen_of_eggs_in_2011))
    Tính ra tiền Việt, gần 5000 đồng 1 quả. Bạn cho rằng trứng bên Mĩ đắt quá. Nhưng thực sự lại là rẻ thối so với mức sống bên đó.

    Trở lại với chuyện công nghệ và ngôn ngữ. Cái quan trọng là bạn góp công phát triển được bao nhiêu tính từ cái nền tảng sẵn có chứ không phải là bạn làm được gì?

    Lại một ví dụ. Bạn cho rằng chở 100kg gạo bằng Xe máy với bằng Xe kéo tay thì cái nào mệt hơn nếu bạn chở từ Hà Nội vào HCM bằng xe máy, trong khi việc kia là bạn kéo tay từ ngoài ngõ vào nhà?

    Có cần lấy ví dụ về ngôn ngữ nữa không?

    Lấy ví dụ này cho rõ ràng nhé (công việc tương tự như này thường gặp ở cả hai ngôn ngữ nhé) :

    Đề bài : Xây dựng từ điển.
    Java Developer : có sẵn java.util.Dictionary chỉ việc dùng thôi.
    C developer : xây dưng cấu trúc dữ liệu ..> sử dụng.

    kết luận ?
    Wazi Armstrong
    12-04-2012, 01:25 PM
    Lấy ví dụ này cho rõ ràng nhé (công việc tương tự như này thường gặp ở cả hai ngôn ngữ nhé) :

    Đề bài : Xây dựng từ điển.
    Java Developer : có sẵn java.util.Dictionary chỉ việc dùng thôi.
    C developer : xây dưng cấu trúc dữ liệu ..> sử dụng.

    kết luận ?

    Đó là việc bạn lựa chọn công nghệ. Bạn có quyền chọn công nghệ mỗi khi triển khai một dự án. Và tất nhiên chọn nhầm công nghệ là lỗi của bạn chứ không phải lỗi của ngôn ngữ.
    ASM thì chỉ làm mấy việc như viết driver, lập trình phần cứng, virus... thôi chứ đòi build cả hệ thống web thì cũng chịu.
    Chọn sai công nghệ => mệt thì ráng chịu thôi.

    Mỗi cái đều có công việc thích hợp của nó, và chẳng việc nào là nhẹ nhàng hơn việc nào. Trừ khi đem việc thằng này bắt thằng kia làm.

    Lật lại ví dụ trên. Bạn lấy ô tô chở 100kg gạo từ ngoài ngõ vào nhà => quá đơn giản => Xong kết luận một câu: Chở hàng bằng ô tô lúc nào rất là nhẹ nhàng ):)T Nói thế mà bạn vẫn không hiểu vấn đề thì có lẽ chúng ta nên dừng tranh cãi, vì nói nữa bạn cũng thế thôi. (Cười toác miệng


    Bạn biết là mình đang tranh luận với ai ko ?. "Mình thích java bởi 2 từ: "tham chiếu" nhưng lại có người nói là không có". Bạn hiểu lý do hơn rồi chứ ?


    Còn việc bạn tranh luận với CIMinuv: Mình xin góp ý. Đúng là người ta không làm các công việc giống nhau. Nhưng so sánh của bạn mới gọi là khập khiễng. Đừng bao giờ cố gắng phức tạp hóa vấn đề ;)

    Vấn đề này có lẽ là anh kia viết lộn.
    Java không truyền tham chiếu!
    CIMinuv
    12-04-2012, 01:37 PM
    Đó là việc bạn lựa chọn công nghệ. Bạn có quyền chọn công nghệ mỗi khi triển khai một dự án. Và tất nhiên chọn nhầm công nghệ là lỗi của bạn chứ không phải lỗi của ngôn ngữ.
    ASM thì chỉ làm mấy việc như viết driver, lập trình phần cứng, virus... thôi chứ đòi build cả hệ thống web thì cũng chịu.
    Chọn sai công nghệ => mệt thì ráng chịu thôi.

    Mỗi cái đều có công việc thích hợp của nó, và chẳng việc nào là nhẹ nhàng hơn việc nào. Trừ khi đem việc thằng này bắt thằng kia làm.

    Lật lại ví dụ trên. Bạn lấy ô tô chở 100kg gạo từ ngoài ngõ vào nhà => quá đơn giản => Xong kết luận một câu: Chở hàng bằng ô tô lúc nào rất là nhẹ nhàng ):)T Nói thế mà bạn vẫn không hiểu vấn đề thì có lẽ chúng ta nên dừng tranh cãi, vì nói nữa bạn cũng thế thôi. (Cười toác miệng

    Nhìn mấy cái icon trong bài viết của bạn phản cảm và không phù hợp khi tranh luận.
    tôi không biết bạn giỏi đến đâu trên tài toàn bộ kỹ thuật công ty tôi không cái đó tôi không dám nói cũng không đủ tài tranh luận với bạn.

    Hiện tại tôi đang phát triển hệ thống lưu trữ rất rất nhiều bản ghi sao cho có tốc độ truy xuất nhanh nhất. nếu quy nó về 1 bài toán nhỏ thì nó cũng giống 1 bộ từ điển. vì sao chọn C/C++ mà không chọn Java có lẽ ở trình độ của bạn bạn tự hiểu được.

    điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây chỉ là : "C Developer phải xây dựng rất cả gần như từ đầu, những ngôn ngữ bậc cao như Java,C# ... luôn luôn kèm theo những bộ thư viện rất mạnh hỗ trợ coder rất nhiều tuy nhiên nó cũng có mặt trái của nó. C++ cũng là ngôn ngữ bậc cao, cũng có rất nhiều bộ thư viện viết bằng C++ nhưng tôi không nhắc đến ở đây."
    Wazi Armstrong
    12-04-2012, 01:50 PM
    Chọn công nghệ, không phải là chọn ngôn ngữ.
    Tất nhiên công nghệ Java mà xử lí với bài toán performance như bạn thì rất là mệt (nếu không mệt sao phải chọn C)
    PS: Tôi đang cố chứng minh rằng làm Java, C# hay những thứ gọi là "cao" khác không nhẹ nhàng. Bên trên có thể coi là một điểm. Hãy tập trung vào những gì tôi nói.


    Nhìn mấy cái icon trong bài viết của bạn phản cảm và không phù hợp khi tranh luận.
    tôi không biết bạn giỏi đến đâu trên tài toàn bộ kỹ thuật công ty tôi không cái đó tôi không dám nói cũng không đủ tài tranh luận với bạn.

    Hiện tại tôi đang phát triển hệ thống lưu trữ rất rất nhiều bản ghi sao cho có tốc độ truy xuất nhanh nhất. nếu quy nó về 1 bài toán nhỏ thì nó cũng giống 1 bộ từ điển. vì sao chọn C/C++ mà không chọn Java có lẽ ở trình độ của bạn bạn tự hiểu được.

    điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây chỉ là : "C Developer phải xây dựng rất cả gần như từ đầu, những ngôn ngữ bậc cao như Java,C# ... luôn luôn kèm theo những bộ thư viện rất mạnh hỗ trợ coder rất nhiều tuy nhiên nó cũng có mặt trái của nó. C++ cũng là ngôn ngữ bậc cao, cũng có rất nhiều bộ thư viện viết bằng C++ nhưng tôi không nhắc đến ở đây."

    Tôi nói bạn không hiểu tôi, tôi nói bạn không đủ tài khi nào.
    Việc 2 người không hiểu nhau là chuyện bình thường và chẳng chứng minh ai giỏi hơn ai.
    beautifulsoul84hung
    12-04-2012, 02:20 PM
    Java ko truyền tham chiếu ?
    Với cả 2 người này đừng tranh cãi mấy vấn đề chẳng ra đâu vào đâu ?
    Wazi Armstrong
    12-04-2012, 04:44 PM
    Java ko truyền tham chiếu ?
    Với cả 2 người này đừng tranh cãi mấy vấn đề chẳng ra đâu vào đâu ?

    Uhm, nếu cần giải thích thì có thể mở một topic riêng, tránh loãng topic này.
    beautifulsoul84hung
    12-04-2012, 07:42 PM
    Uhm, nếu cần giải thích thì có thể mở một topic riêng, tránh loãng topic này.
    Bạn đạt đến trình độ "mộng code" rồi thì tôi cũng ko dám chém. Gác kiếm. Chỉ có một lời khuyên thôi
    Code ít thôi và "dừng" lại nhiều hơn, nên nghĩ

    Xin lỗi chủ pic, admin và mọi người tham gia pic này vì đã làm loãng topic
    Beautifulsoul84hung
    SuperUser
    20-05-2012, 10:32 AM
    Mình đã từng lập trình rất nhiều loại ngôn ngữ, từ nghịch ngợm lung tung đến ứng dụng đàng hoàng.
    Mình học rất bát nháo
    Bắt đầu là Pascal, sau đó là Basic (2 ngôn ngữ này được dạy hồi cấp 2)
    Nhân lúc trường dạy Basic, mình học Visual Basic, làm được vài ứng dụng nhỏ.
    Một thời gian sau thì mình học C++, nhưng chưa làm được cái gì nên hồn
    Rồi lại học qua C#
    Cho đến khi ở đại học dạy C, C++ và Java, mình mới học bài bản.
    Mình học thêm cả PHP, rồi lại còn nghịch cả các ngôn ngữ mới như F#, Scala...

    Sau nhiều lần chiến đấu với các BTL, Đồ án lớn nhỏ
    Mình nhận ra,
    Ngôn ngữ lập trình hay công nghệ nào cũng có ưu nhược điểm của nó, biết nhiều là tốt, nhưng học rải rác cái gì cũng biết 1 tí thì không thể vận dụng được
    Ngôn ngữ lập trình hay công nghệ thì cũng chỉ là phần thực hiện, quan trọng là phần phân tích, thiết kế.
    Và giữa kiến thức về OOP với kiến thức về Cấu trúc dữ liệu và giải thuật thì mình nhận thấy nếu về OOP ta nắm vừa đủ, không thành thạo lắm các Design Pattern thì cũng chỉ ảnh hưởng đến khả năng tái sử dụng và bảo trì mã, nhưng nếu ta dốt về cấu trúc dữ liệu và giải thuật thì đó là đại họa...
    Ngoài ra, trong các bài toán lập trình về quản lý, ta cần có kiến thức về "Công nghệ quản lý" nữa.

    Còn chủ topic chọn con đường từ C/C++ đến Java/C# cũng hợp lý nhưng chú ý là tập trung 1 cái thôi. Chứ mà học kỹ từng cái một rồi đi lên thì khó.
    Theo mình, nên học như sau:
    Học lập trình thủ tục với C hoặc C++ nhưng viết kiểu thủ tục. Thời gian này rèn luyện khả năng lập trình các giải thuật và các cấu trúc dữ liệu.
    Sau đó học 1 trong 3 ngôn ngữ hướng đối tượng C++, Java, C# tùy theo đam mê và nguyện vọng.
    Chẳng hạn học Java. Học sâu sắc các khái niệm hướng đối tượng của Java, và tìm hiểu thêm sự khác biệt với C++ và C#. Nghĩa là lấy 1 ngôn ngữ làm chính, và tham khảo thêm các ngôn ngữ OOP khác.

    Cuối cùng, nếu có điều kiện, có thể tìm hiểu thêm 1 số ngôn ngữ lập trình như PHP, Python, Perl, Ruby, Groovy....
    Chốt lại: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật mới là căn bản. Giả sử có biết đến hàng chục ngôn ngữ lập trình, nhưng không nghĩ ra giải thuật thì cũng bằng không.

    Nói thêm:
    Hồi xưa mình cứ tưởng C# dễ hơn Java hóa ra là cái nào cũng có cái khúc mắc riêng của nó. Được cái là C#(đúng hơn là .NET) nó cung cấp nhiều thứ khiến người ta có thể không hiểu bản chất lắm mà vẫn làm quen nhanh được. Thực ra bên Java cũng có, hồi trước làm EJB trên NetBeans toàn để cho nó sinh code tự động, nhưng vẫn cảm thấy Visual Studio quen tay hơn.
    Nhưng xét cho cùng những cái hỗ trợ sẵn cũng chỉ là giải quyết những vấn đề thường gặp mà CNTT thì lại luôn hướng đến cái mới.
    rox_rook
    20-05-2012, 12:09 PM
    Thằng gà nào mở miệng nói C++ dễ hơn Java/C# thì thằng đó chẳng biết C++ là cái quái gì! Trong 4 thằng
    1. C++
    2. C
    3. Java
    4. C#
    C++ là thằng khó học nhất, vì nó quá flexible, đọc vài cái ISO C++ standard thì sẽ hiểu. Làm chục năm với C++ cũng còn phải lòi mắt ra không hiểu vì sao đoạn code đó lại chạy như vậy chứ học qua sơ sơ thì có mà chào thua.
    Java/C# tại sao được nhiều người dùng?
    1. Nó đơn giản, cấu trúc rõ ràng
    2. Có cty lớn đằng sau support, Oracle và Microsoft vì vậy nó hộ trỡ rất tốt cho các thư viện.
    3. Vì nó là component base, các thủ thuật trong các công nghệ của C# và Java hầu như Google hoặc stackoverflow là đều có hết. (Android, C# Window Form, .NET....)
    4. Không có nhiều cài đặt phức tạp, plug in là run thôi, ít bị binary compatibility.

    Đó là những lợi thế mà Java/C# có, và hầu như cho những người mới học thì thấy Java và C# rất thuận tiện, vì nó giúp họ học "Computer Science" nhanh hơn, từ algorithm -> graphics -> image processing....
    Một điều nữa, những mãng mà C++ mạnh toàn đều là mãng khó:
    1. Game (fucking Mathematics and Physics, easy?)
    2. Embedded (have you ever deal with semaphore and share data problem)
    3. Networking (graph theory, EE, easy?)
    4. Operating system (how easy?)

    Những mảng này hoàn toàn không có average programmers! Muốn làm những này, bắt buộc bạn phải cực kì thành thào C++ và thuộc loại giỏi đến xuất sắc. Ví dụ, làm bên Embeded, product này đọc schematic của board này, configuration của nó cũng khác, phải deal với Electrical, Physics và thêm cái share data problems nữa. Hầu hết các system dạng này là parallel, nhưng làm gì có thread library mà dùng, semphore, message queue...! Cài có mà nổ óc! Bản thân tôi từng viết vài chục ngàn dòng project với Java và C#, nhưng khi tôi chuyển qua embeded, code tôi viết chỉ có vài trăm dòng thôi. Nhưng thời gian tôi ngồi suy nghĩ xem nó chạy ra sao thì phải gấp 2 gấp 3 thời gian tôi viết code. Thứ 3, code trong những mãng này khả năng Google cho ra là 5%, vì hầu hết cái projects trong lĩnh vực này khác nhau rất nhiều.
    Thời buổi bây giờ, cắt hết internet thì tụi Java/C# coder có mà code bằng niềm tin!
    Thêm nữa, cho những thằng gà mà cứ nói tau biết C++, C++ không cần object oriented! C++ is not just OO, the whole idea of STL is template!
    boss14420
    20-05-2012, 12:28 PM
    Thứ tự của mình là : C++ -> Java -> Pascal (lớp 11 bắt học) -> PHP/VB/C/... -> C++.
    Đa số là tự học thất bại, học đủ thứ cuối cùng lại trở về C++.
    nguyenngoc101
    06-06-2012, 05:15 PM
    Thực ra đây cũng là câu hỏi mà mình đặt ra trước đây khi còn là sinh viên năm thứ nhất như bạn vậy. Đến bây giờ năm cuối rồi cũng đã từng học qua vài ngôn ngữ và nhận thấy rằng điều quan trọng nhất khi thực hiện một project nào đó là khả năng tư duy giải quyết vấn đề, khả năng thuật toán, pttk. ngôn ngữ chỉ là cái mà bạn thể hiện những ý tưởng đó ra mà thôi. Theo mình nghĩ thì bạn cứ học lướt qua một vài ngôn ngữ, cái này ko mất quá nhiều thời gian bởi khi bạn đã biết một ngôn ngữ rồi, việc học một ngôn ngữ không phải là điều khó khăn. Rồi sau đó chọn một ngôn ngữ mà mình thấy thích và phù hợp để đào sâu nó. Chúc bạn thành công!
    CIMinuv
    07-06-2012, 08:52 AM
    Thứ tự của mình là : C++ -> Java -> Pascal (lớp 11 bắt học) -> PHP/VB/C/... -> C++.
    Đa số là tự học thất bại, học đủ thứ cuối cùng lại trở về C++.

    theo như cái lịch trình trên kia thì bạn bắt đầu học lập trình từ khá sớm và chắc bây giờ vẫn còn khá trẻ tuy nhiên kiến thức của bạn khá tốt Cười tươi
    namdq2k
    07-06-2012, 12:23 PM
    The best way is not C/C++, Java or something else .... Let's come back to MACHINE LANGUAGE (:-)h(:-)h
    CIMinuv
    07-06-2012, 12:51 PM
    The best way is not C/C++, Java or something else .... Let's come back to MACHINE LANGUAGE (:-)h(:-)h

    crazy idea..................................
    oxfordthuongyeu
    11-09-2012, 11:04 AM
    Đủ kiếm ăn rồi còn muốn gì nữa mà bảo là không được.
    Đồng tình cả hay tay với tiền bối .
    Ôi ! giấc mơ kiếm đủ ăn ! Buồn bã


    Cơ bản nhất là học C , sau đó Assembly , rồi C++ , C# , Java . Nếu bạn đã nắm tương đối rõ một ngôn ngữ thì thường khi chuyển sang ngôn ngữ khác sẽ học nhanh ( Từ C-> C# hay Java ) . Bây giờ có thời gian thì học càng nhiều càng tốt . Học xong để lâu không dùng có thể bạn không nhớ nhưng sẽ vẫn nắm được ít nhiều nền tảng , nếu như cần học lại sẽ rất dễ dàng .

    Đồng tình với ý kiến của bạn ! có điều nếu là mình thì từ C++ -> Java luôn.
    Taeyeon
    14-09-2012, 08:33 PM
    Mình học từ c++ xong rồi nhảy qua C# luôn.Y(:`)
    susuriyuyuki
    28-12-2012, 04:58 PM
    Đoạn này lại hàn lâm bác học rồi.
    Tôi không từ C/C++ sang nên cái đoạn bạn chép trong sách kia ra nó là điều hiển nhiên với lập trình viên Java rồi. Đừng đánh đồng thuật ngữ "đối tượng" trong Java và C để rồi tỏ ra uyên thâm khi chỉ ra cái khác nhau sâu xa về cách tổ chức bộ nhớ của 2 thằng. Đối tượng trong Java mặc nhiên nó là thế rồi, những lập trình viên Java đều biết điều này, sao cứ phải lấy C làm chuẩn mực để so sánh khi một cái gì đó nó khác C???
    Đồng ý với bạn là bạn kia có tỏ ra hơi quá.
    Nhưng trong Java cái mà bạn gọi là "đối tượng" chỉ là tham chiếu đến đối tượng thôi, bạn không học c++ thì sao hiểu rõ sự khác nhau giữa đối tượng với tham chiếu đến đối tượng? Cái Java nó đã che đi quá nhiều phần bản chất, bạn bắt đầu từ Java thì đừng có tranh luận với người bắt đầu từ c/c++ về phần bản chất của lập trình =]] đơn giản bởi vì Java đã che đi phần bản chất thật sự và bỏ đi những thứ phức tạp từ c/c++.
    Nói thật một lập trình viên chuyên nghiệp thì người ta phải biết c/c++ ở mức advanced


    Thằng gà nào mở miệng nói C++ dễ hơn Java/C# thì thằng đó chẳng biết C++ là cái quái gì! Trong 4 thằng
    1. C++
    2. C
    3. Java
    4. C#
    C++ là thằng khó học nhất, vì nó quá flexible, đọc vài cái ISO C++ standard thì sẽ hiểu. Làm chục năm với C++ cũng còn phải lòi mắt ra không hiểu vì sao đoạn code đó lại chạy như vậy chứ học qua sơ sơ thì có mà chào thua.
    Java/C# tại sao được nhiều người dùng?
    1. Nó đơn giản, cấu trúc rõ ràng
    2. Có cty lớn đằng sau support, Oracle và Microsoft vì vậy nó hộ trỡ rất tốt cho các thư viện.
    3. Vì nó là component base, các thủ thuật trong các công nghệ của C# và Java hầu như Google hoặc stackoverflow là đều có hết. (Android, C# Window Form, .NET....)
    4. Không có nhiều cài đặt phức tạp, plug in là run thôi, ít bị binary compatibility.

    Đó là những lợi thế mà Java/C# có, và hầu như cho những người mới học thì thấy Java và C# rất thuận tiện, vì nó giúp họ học "Computer Science" nhanh hơn, từ algorithm -> graphics -> image processing....
    Một điều nữa, những mãng mà C++ mạnh toàn đều là mãng khó:
    1. Game (fucking Mathematics and Physics, easy?)
    2. Embedded (have you ever deal with semaphore and share data problem)
    3. Networking (graph theory, EE, easy?)
    4. Operating system (how easy?)

    Những mảng này hoàn toàn không có average programmers! Muốn làm những này, bắt buộc bạn phải cực kì thành thào C++ và thuộc loại giỏi đến xuất sắc. Ví dụ, làm bên Embeded, product này đọc schematic của board này, configuration của nó cũng khác, phải deal với Electrical, Physics và thêm cái share data problems nữa. Hầu hết các system dạng này là parallel, nhưng làm gì có thread library mà dùng, semphore, message queue...! Cài có mà nổ óc! Bản thân tôi từng viết vài chục ngàn dòng project với Java và C#, nhưng khi tôi chuyển qua embeded, code tôi viết chỉ có vài trăm dòng thôi. Nhưng thời gian tôi ngồi suy nghĩ xem nó chạy ra sao thì phải gấp 2 gấp 3 thời gian tôi viết code. Thứ 3, code trong những mãng này khả năng Google cho ra là 5%, vì hầu hết cái projects trong lĩnh vực này khác nhau rất nhiều.
    Thời buổi bây giờ, cắt hết internet thì tụi Java/C# coder có mà code bằng niềm tin!
    Thêm nữa, cho những thằng gà mà cứ nói tau biết C++, C++ không cần object oriented! C++ is not just OO, the whole idea of STL is template!

    Mình đồng ý với bạn hầu hết ở các ý. Nhưng chỉ có một điều:
    Thật sự thì học c++ dễ hơn c# với java vì lý thuyết của c# với java đồ sộ hơn, nhưng để hiểu sâu, ứng dụng tốt, code = c++ thì khó gấp bội lần c# java

    Nói chung c++ học dễ hơn c# và java nhưng để code thì đừng so sánh c++ với java, c# bởi vì c++ quá ư là phức tạp về mặt bản chất và trong c++ thì bạn phải làm hầu hết mọi việc chứ ko phải "sai trình dịch làm" như mì gói c# với java =]]
    Wazi Armstrong
    28-12-2012, 05:38 PM
    Đồng ý với bạn là bạn kia có tỏ ra hơi quá.
    Nhưng trong Java cái mà bạn gọi là "đối tượng" chỉ là tham chiếu đến đối tượng thôi, bạn không học c++ thì sao hiểu rõ sự khác nhau giữa đối tượng với tham chiếu đến đối tượng? Cái Java nó đã che đi quá nhiều phần bản chất, bạn bắt đầu từ Java thì đừng có tranh luận với người bắt đầu từ c/c++ về phần bản chất của lập trình =]] đơn giản bởi vì Java đã che đi phần bản chất thật sự và bỏ đi những thứ phức tạp từ c/c++.
    Nói thật một lập trình viên chuyên nghiệp thì người ta phải biết c/c++ ở mức advanced

    Cái này hay ah nha (8-)> Ai định nghĩa hộ từ "chuyên nghiệp" với.
    Mình chọn java vì mình yêu thích sự đơn giản. Đem sự đơn giản ứng dụng vào cuộc sống và mạng lại những lợi ích thiết thực. Bác nào yêu thích sự phức tạp để đem lại những cái đơn giản cho người khác (như mình) thì đừng ném đá, đừng chê người khác mì ăn liền. Ai cũng có phương châm sống cả thôi.

    PS: Mình thường viết bài dưới góc độ của 1 Java developer, theo như bạn thì có thể gọi là lập trình viên không chuyên nghiệp, đại trà, số đông, hay không hiểu bản chất... nhưng mình cũng có thể lí giải hầu hết các hiện tượng từ các xung 0, 1 -> logic circuit -> kiến trúc máy tính, asm -> trình biên dịch -> ... Bản thân cũng code C hơn 2 năm với đủ thể loại giải thuật. Nhưng mình thích đứng trên phương diện khách quan hơn vì mình thấy nhiều lúc người ta đánh giá khá là bất công về những người học lập trình mà không cày qua những thứ như C bác học. Liệu 1 người với mục tiêu là làm 1 lập trình viên web có nhất thiết phải biết thế nào là Big Endian với Little Endian không?
    litikali
    28-12-2012, 05:59 PM
    Cái này hay ah nha Ai định nghĩa hộ từ "chuyên nghiệp" với.

    Chuyên nghiệp là chuyên làm 1 nghề gì đó để mưu sinh. Chuyên đi lập trình để mưu sinh là chuyên nghiệp rồi(=D)>

    Mà thật ra mấy bạn đang so sánh cái gì khi nói C++ dễ hơn Java/C# vậy @__@, định nghĩa cái dễ hơn trước rồi hãng tranh luận kẻo ông nói gà bà nói vịt.

    Dễ hơn là dễ học hơn hay dễ sử dụng hơn? Dễ hơn trong lĩnh vực nào, nền nào? @__@

    Cứ như là đang so sánh "toán" với "lý" cái nào dễ hơn thì cãi tới tết... năm 2014 nhé(:-O)
    Dark Knight
    28-12-2012, 07:54 PM
    Tranh cãi mấy ngôn ngữ thì bất tận, mình nghĩ các bạn đừng nên tốn thời gian vô ích vào làm gì. Mỗi ngôn ngữ có thế mạnh riêng biệt trong từng lĩnh vực khác nhau.Ngôn ngữ là cách để lập trình viên diễn đạt ý tưởng thuật toán của mình. Ví dụ như với C bạn cũng có thể lập trình web bằng cách dùng C để viết 1 cái tương tự như PHP (Cười toác miệng . Người lập trình viên khôn ngoan phải là người biết tận dụng những cái gì tốt nhất có sẵn để tạo nên cái tốt hơn chứ không phải suốt ngày đi phát minh lại cái bánh xe
    Wazi Armstrong
    28-12-2012, 08:17 PM
    Đồng ý với bạn là bạn kia có tỏ ra hơi quá.
    Nhưng trong Java cái mà bạn gọi là "đối tượng" chỉ là tham chiếu đến đối tượng thôi, bạn không học c++ thì sao hiểu rõ sự khác nhau giữa đối tượng với tham chiếu đến đối tượng? Cái Java nó đã che đi quá nhiều phần bản chất, bạn bắt đầu từ Java thì đừng có tranh luận với người bắt đầu từ c/c++ về phần bản chất của lập trình =]] đơn giản bởi vì Java đã che đi phần bản chất thật sự và bỏ đi những thứ phức tạp từ c/c++.
    Nói thật một lập trình viên chuyên nghiệp thì người ta phải biết c/c++ ở mức advanced

    Các bạn hiểu thế nào là "bản chất của lập trình" :-?
    Với mình, lập trình là đưa việc giải quyết 1 bài toán về 1 tập hữu hạn những bước cơ bản như tuần tự, lựa chọn, lặp.
    qnthuongo_o
    09-04-2013, 11:46 PM
    hiii rứa mình học mấy ngôn ngữ kia cả rồi (c,c++, java, php, javascript, dot.net, vb, asembly). giờ cho mình hỏi hiện nay thì ngôn ngữ nào là chính nhất để mình học thật tốt vô để có thể đi làm mấy cty software dc ấy? bạn nào làm ở fpt hay unitech,.. rồi cho mình ý kiến với!^_^
    mình xin cảm ơn các bạn!Yêu rồi
    daoshoponline
    01-05-2013, 04:54 PM
    Cười tinh ngịch thấy học ở C/C++ thì mấy cái hàm ( sort swap ... ) đa số làm bằng tay cả , qua java người ta có hiện thực sẵn vài cái . Với lại ở bên C/C++ có cái biến con trỏ , .. , nếu học từ từ lên sẽ hiểu được cái bộ nhớ nó làm việc với lại phân chia như thế nào .
    thuanchinapro07
    06-06-2013, 05:36 PM
    Chào mọi người!
    Tớ là sv năm 1. Tớ có 1 kế hoạch cho mình là sẽ học thật nhuyễn C sau đó học lên C++ rồi sẽ tham khảo, tự học thêm lập trình hướng đối tượng (nếu ở trg chưa dạy tới).. Tiếp theo sẽ bắt đầu với Java và C#.. Và sau đó nữa có thể tớ sẽ xem thêm về lập trình nhúng. Mọi người thấy kế hoạch đó thế nào.?? Tớ rất mong nhận đc những ý kiến và lời khuyên. Thank you (:-*)

    Sau khi học c -> c++ bạn có thể theo java or c#
    + Bạn theo 1 trong hai thàng java or c# là ok rồi (không sợ chết) mình đảm bảo đó.
    Còn cả hai thì càng tốt.
    + Học theo trình tự của bạn xong bạn cũng già mất rồi Cười tươi
    chúc bạn thành công !
    hdk_pro
    09-06-2013, 01:50 AM
    Hoc luon tu java hoac c# deu dc ma neu nhu ban hoc chac.minh trc cung hoc c,c++ qua loa roi nhay sang java luon thay rat o^n ma

    View Full Version : Nên học theo trình tự C --> C++ --> Java --> C# ???

    Sponsored content

    Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?  Empty Re: Nên bắt đầu bằng ngôn ngữ lập trình nào?

    Bài gửi by Sponsored content



      Hôm nay: 22nd November 2024, 15:46