TÓM TẮT
Việt Nam và Hàn Quốc có điều kiện địa lý, văn hóa, lịch sử gần giống nhau. Từ đầu công nguyên cả hai nước đều gia nhập Khu vực văn hóa Đông Á, hay còn gọi là Khu vực văn hóa chữ Hán. Từ đó trở đi ở mỗi nước đều xây dựng nền văn học cổ điển của mình dưới ảnh hưởng của văn học Trung Hoa và sự khẳng định nền văn học dân gian mang đậm những đặc trưng của văn hoá bản địa. Văn học Hàn Quốc và Việt Nam có những bước đi chung giống nhau một cách lỳ lạ. Giống nhau về phân kỳ: thời kỳ cổ đại, thời kỳ trung đại, thời kỳ hiện đại. Trong thời trung đại thì các giai đoạn Tiền kỳ, Trung kỳ, Hậu kỳ cũng tương tự nhau. Giống nhau về loại hình văn học, tư tưởng, thể loại, thi pháp…, giống hơn bất cứ một nước nào khác trong khu vực và trên thế giới. Điều ấy mở ra triển vọng rất lớn cho việc nghiên cứu văn học so sánh văn học Việt Nam và Hàn Quốc - so sánh ảnh hưởng cũng như loại hình.
Từ khoá: văn học Hàn Quốc, văn học so sánh Việt-Hàn, khu vực văn hoá chữ Hán
***
Nằm trong quỹ đạo Khu vực văn hóa chữ Hán (Hán tự văn hóa quyển) từ đầu công nguyên, Việt Nam và Triều Tiên – Hàn Quốc đã bắt đầu hình thành nền văn học viết của mình. Do những điều kiện địa lý, kinh tế, lịch sử tương cận: cùng phương thức kinh tế trồng lúa nước, cùng là nước nhỏ nằm bên cạnh một quốc gia lớn, cùng có lịch sử chống ngoại xâm giữ gìn độc lập dân tộc…Việt Nam và Hàn Quốc có nền văn học giống nhau một cách kỳ lạ.
Có nhiều cách để miêu tả diễn trình văn học Việt Nam và Triều Tiên - Hàn Quốc, trong đó cách thức cổ điển nhất là miêu tả diễn trình ấy theo các triều đại. Như vậy thì văn học văn học Triều Tiên - Hàn Quốc có thể chia ra thành các thời như sau:
- Triều Tiên/ Choson cổ đại(1): từ đầu đến TK.1 tr.CN
- Tam quốc: 57 tr.CN-TK.7
- Tân La/ Silla thống nhất: TK.7-TK.10
- Thời Cao Ly/ Koryo: TK.10-TK.14
- Thời Triều Tiên/ Choson (vương triều Lý/ Yi): TK.15-đầu TK.20
Còn văn học Việt Nam: thời Hùng vương, thời Bắc thuộc (và chống Bắc thuộc), rồi Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ v.v.
Tuy nhiên miêu tả như thế sẽ thấy chúng rời rạc, mà không thấy được những đặc tính chung, cũng như quá trình phát triển của chúng. Vì vậy chúng tôi thấy cần thiết phải sử dụng một mô hình chung, phổ quát cho các nước. Mô hình này đối với từng nước cũng có rất nhiều tranh cãi, để trình bày về những quan niệm ấy cũng phải có một bài viết riêng, ở đây chúng tôi xin bỏ qua việc thuật lại những tranh cãi ấy, trên cơ sở những tư liệu tham khảo được, xin đưa ra mô hình như sau:
- Văn học thời kỳ cổ đại:
Triều Tiên-Hàn Quốc: gồm các thời Triều Tiên cổ đại, Tam quốc, Tân La/ Silla thống nhất (từ đầu – cuối TK.10).
Việt Nam: thời Hùng Vương và thời Bắc thuộc (từ đầu – TK.10).
Đây là thời kỳ phôi thai của văn học viết, văn học đi những bước đầu tiên chuẩn bị cho sự ra đời của nền văn học dân tộc. Văn học còn gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, các thể loại văn học chức năng chiếm địa vị quan trọng.
- Văn học thời kỳ trung đại:
Triều Tiên-Hàn Quốc: Từ đầu thời Cao Ly/ Koryo cho đến cuối thời Triều Tiên/ Choson (TK.10- cuối TK.19).
Việt Nam: Từ thời Ngô (năm 938) đến cuối triều Nguyễn (cuối TK.19).
Đây là thời kỳ thời văn học gắn với xã hội phong kiến. Thời kỳ này có thể chia ra thanh ba giai đoạn:
Tiền kỳ trung đại:
Triều Tiên-Hàn Quốc: Thời Cao Ly (TK.10 - TK.14)
Việt Nam: Từ Ngô đến hết đời Trần (TK.10 – TK.14)
Đây là giai đoạn đầu tiên của văn học thời kỳ trung đại. Văn học viết các nước đều quan tâm đến vấn đề khẳng định độc lập dân tộc. Tư tưởng, nghệ thuật đều chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Phật giáo.
Trung kỳ trung đại:
Triều Tiên-Hàn Quốc: Nửa đầu thời Triều Tiên/ Choson của vương triều Lý (TK.15- cuối TK.17).
Việt Nam: Lê sơ đến đầu thời Trịnh Nguyễn phân tranh (TK.15 - cuối TK.17).
Đây là giai đoạn phát triển tiếp theo của văn học trung đại với những tính chất đặc trưng, điển hình nhất của thời trung đại.
Hậu kỳ trung đại:
Triều Tiên-Hàn Quốc: Nửa cuối thời Triều Tiên của vương triều Lý (TK.18 - cuối TK.19)
Việt Nam: Lê mạt đến khi phong trào Cần vương bị dập tắt (TK.18-cuối TK.19)
Đây là giai đoạn cuối cùng của thời trung đại - giai đoạn khủng hoảng sâu sắc của chế độ phong kiến, cũng là giai đoạn phát triển mạnh của đô thị phong kiến, chuẩn bị bước sang thời cận đại. Tính chất nổi bật của văn học giai đoạn này là việc tăng cường tính hiện thực, tính chất bình dân, ý thức về cái tôi (tự ngã) càng ngày càng rõ nét.
- Văn học thời kỳ cận đại:
Triều Tiên-Hàn Quốc: Phong trào Khai hoá cho đến Thế chiến II kết thúc (cuối TK.19-1945)
Việt Nam: Phong trào Duy tân cho đến Thế chiến II kết thúc (đầu TK.20 – 1945)
Đây là thời kỳ gắn với quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa giai đoạn đầu ở các nước.
Cách chia như trên căn cứ vào nhiều công trình viết về lịch sử, văn hoá, văn học các hai nước, nói chung không gây tranh cãi nhiều lắm. Theo cách gọi phổ biến của nhiều bộ văn học sử Triều Tiên - Hàn Quốc, Việt Nam, chúng tôi sử dụng khái niệm: “Văn học cổ điển”, “Văn học hiện đại” để chỉ toàn bộ văn học các nước trước và sau khi chịu ảnh hưởng Phương Tây. Cách chia này có tính đại lược căn cứ chủ yếu vào ngôn ngữ, mà không loại trừ các cách gọi Cổ đại, Trung đại, Hiện đại… với tư cách là thuật ngữ của phân kỳ văn học.
Ở mỗi mục chúng tôi đều bắt đầu bằng những ảnh hưởng của Trung Quốc, tình hình cụ thể của mỗi nước, rồi mới đến phần văn học. Trong bối cảnh như thế chúng ta sẽ thấy rất rõ quá trình phát triển, những điểm chung có tính quy luật và những điểm đặc thù của văn học cổ điển Việt Nam, Triều Tiên - Hàn Quốc.
I. VĂN HỌC VIỆT NAM, HÀN QUỐC THỜI CỔ ĐẠI
- Thời cổ đại của Triều Tiên: gồm các thời Triều Tiên cổ đại, Tam quốc, Tân La/ Silla thống nhất (từ đầu – cuối TK.10)
- Việt Nam: từ cuối thời Hùng Vương đến hết thời Bắc thuộc (từ đầu – TK.10)
Văn hóa đời Hán và việc Triều Tiên - Hàn Quốc, Việt Nam gia nhập khu vực văn hóa Đông Á
Trước đời Hán có thể nói chưa có vùng văn hóa Đông Á, hiểu theo nghĩa là khu vực văn hóa chịu ảnh hưởng của Trung Hoa như giới nghiên cứu thường gọi: khu vực văn hóa chữ Hán / Hán tự văn hóa quyển bao gồm các nước: Trung Quốc, Triều Tiên – Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Cho đến thế kỷ 2 tr.CN, quần đảo Nhật Bản vẫn còn tồn tại hàng trăm “tiểu quốc” – tức là các thị tộc, có nguồn gốc rất khác nhau: gốc du mục Bắc Á liên quan đến ngữ hệ Uran – Altai, gốc Siberi của người da trắng nguyên thủy (người Ainu ở phía bắc Nhật Bản), gốc Đông Nam Á lục địa và hải đảo… Bán đảo Triều Tiên cũng tồn tại cả hai bộ phận như vậy: Đông Nam Á (lục địa và hải đảo) và Bắc Á (người Mãn Châu, chủ nhân của nền văn minh Triều Tiên/ Choson cổ đại). Việt Nam lúc bấy giờ vẫn gắn bó chặt chẽ với vùng văn hóa Đông Nam Á, việc liên kết giữa các thị tộc ở lưu vực sông Hồng và sông Mã đã có từ sớm nhưng còn chưa thật chặt chẽ. Vào thời gian ấy vùng văn hóa Đông Á, hiểu theo nghĩa văn hóa chịu ảnh hưởng Trung Hoa chưa ra đời.
Công cuộc thống nhất Trung Quốc của nhà Tần (221 – 206 tr.CN) đã tạo tiền đề cho văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng ra các nước xung quanh. Nhà Tần sụp đổ, nhưng nền thống nhất mà nó đã tạo nên bằng thanh gươm vẫn còn đó, nhà Hán tiếp tục kế thừa. Triều đại nhà Hán (206 tr.CN – 220 sau CN) là triều đại hưng thịnh nhất so với các triều đại từ trước đến bấy giờ, đế quốc Hán là đế quốc hùng mạnh nhất thế giới đương thời. Sự bùng nổ của nền văn minh triều Hán đã tạo điều kiện cho vùng văn hóa Đông Á – “Vùng văn hóa chữ Hán” ra đời.
Vào cuối thế kỷ 4 – đầu TK.3 tr.CN, nước Yên, rồi nhà Tần xâm chiếm các vùng đất phía bắc của nhà nước Triều Tiên cổ đại. Sau đó Vệ Mãn/ Wiman thành lập nhà nước Vệ Mãn Triều Tiên/ Wiman Choson độc lập, tổ chức theo mô hình Trung Hoa. Năm 108 tr.CN nhà Hán chinh phục quốc gia Vệ Mãn Triều Tiên do cháu nội của Vệ Mãn cầm quyền, rồi chia quốc gia ấy thành ba quận: Lạc Lãng/ Lolang, Chân Phiên/ Chenfan, Lâm Đồn/ Lintun, năm sau, lại đặt thêm một quận nữa là Huyền Thổ/ Hsuantu.
Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với Trung Hoa kể từ cuộc xâm lược của quân đội nhà Tần do Hiệu úy Đồ Thư chỉ huy. Từ chiến thắng của người Âu Việt và Lạc Việt trước đội quân xâm lược nhà Tần mà hai nước này đã thống nhất lại thành nước Âu Lạc đứng đầu là Thục Phán-An Dương Vương. Sau đó ít lâu An Dương Vương để nước Âu Lạc rơi vào tay vua nước Nam Việt là Triệu Đà. Năm 111 tr.CN, nhà Hán sai Vệ úy Lộ Bác Đức đem hơn 10 vạn binh đến xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, chia đất Âu Lạc cũ thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Sự kiện ấy đã mở ra một thời kỳ dài trong lịch sử Việt Nam: 1000 năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Trong suốt thời kỳ ấy, văn hóa Trung Hoa ồ ạt truyền vào nước ta, tách nước ta ra khỏi vùng văn hóa Đông Nam Á cũ, cuốn vào vùng văn hóa chữ Hán mà trung tâm là Trung Hoa.
Như vậy kể từ đời Hán, khu vực văn hóa Đông Á với Trung Hoa, Triều Tiên – Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam đã hình thành. Về văn học, các xứ sở này trước đây đều đã có một nền văn học dân gian phong phú và đặc sắc, nhất là thần thoại truyền thuyết, nhưng văn học viết thì chưa. Số phận lịch sử đã đưa các dân tộc này gắn bó với nhau trong vùng văn hóa chữ Hán, từ đó đã tạo nên nền văn học viết của mỗi dân tộc với thơ văn phú lục theo mô hình Trung Hoa viết bằng Hán văn, sau đó hình thành nền văn học viết bằng tiếng nói của mỗi dân tộc.
Phật giáo Trung Hoa và việc hình thành khuynh hướng văn học Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam, Triều Tiên-Hàn Quốc
Thế kỷ 3 tr.CN, ở Ấn Độ đã diễn ra cuộc kết tập kinh điển lần thứ 3 với 1000 vị A La Hán do Hoàng đế A Dục khởi xướng và bảo trợ. Sau cuộc kết tập này, hoàng đế A Dục lệnh cho các phái đoàn tăng lữ đi ra các nước để truyền bá đạo Phật. Trước hết Phật giáo truyền vào Tích Lan (TK.3 tr.CN), sau đó truyền vào Trung Á, Trung Hoa (TK.1) (2).
Năm 67 thời Đông Hán, Hán Minh Đế sai Vương Tuân, Thái Hâm và 15 người khác sang nước Đại Nhục Chi (giáp ranh Ấn Độ) để rước tượng Phật về thờ và mời hai vị sư là Ca Diếp Ma Đằng (Kerssoapa Matanga) và Trúc Pháp Lan (Falan) qua Trung Hoa thuyết pháp.
Thời Tam Quốc (TK.3) Phật giáo phát triển mạnh ở cả ba nước: Ngụy, Thục, Ngô, mỗi nước đều có nhiều vị tăng từ Tây Vực sang truyền đạo. Nước Ngô có Khương Tăng Hội, Ngụy có Đàm Ma Ca La, Thục có Châu Tử Hàng. Khương Tăng Hội (229-280) sinh trưởng ở Giao Chỉ, là dịch giả bộ Lục độ tập kinh sang Hán văn. Năm 247 Khương Tăng Hội từ Giao Chỉ sang Kiến Nghiệp, kinh đô nước Ngô (nay là Nam Kinh) truyền đạo và sống ở đó 33 năm cho đến khi mất.
Thời Tấn (265-316), Phật Giáo Trung Hoa bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ, gọi là “Thời kỳ hưng thịnh thứ nhất”. Có cao tăng Tây Vực là Phật Độ Trừng sang truyền đạo, được hàng vạn người quy ngưỡng. Ông đã đào tạo ra được đệ tử nổi tiếng là Đạo An Pháp Hoa. Sau đó Cưu Ma La Thập dịch rất nhiều kinh Phật: Kinh A Di Đà, Kinh Pháp hoa, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Kim Cương… đưa đạo Phật lên vị trí cao trong đời sống tinh thần Trung Hoa. Các phái Tam luận tông và Thành thực tông ra đời trong giai đoạn này.
Thời Nam Bắc triều (420-589) được coi là “Thời kỳ hưng thịnh thứ hai” của Phật giáo Trung Hoa. Sư Huệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương pháp môn Tịnh Độ. Bồ Đề Đạt Ma từ Thiên Trúc sang mở ra phái Thiền tông Trung Hoa. Đây là tông phái phát triển mạnh mẽ nhất ở Đông Á sau này, và là tông phái chủ yếu của Phật giáo Việt Nam. Sư Nam Nhạc lập ra phái Thiên Thai Tông. Lương Chiêu Minh thái tử tổ chức việc san định và chú giải kinh Phật. Kinh Phật thông qua Huyền học mà thâm nhập sâu vào đời sông tinh thần Trung Hoa.
Đời Đường (618-907) được coi là “Thời kỳ hưng thịnh thứ ba” của Phật giáo Trung Hoa. Sư Huyền Trang sang Ấn Độ học đạo 15 năm, sau đó mang về rất nhiều kinh sách. Ông là người có công đầu làm sáng tỏ giáo lý Pháp tướng tông Trung Hoa. Năm 676 Lục tổ Huệ Năng bắt đầu thuyết giảng về Thiền tông, tông phái ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong khu vực.
Ở Triều Tiên, ngưòi ta thường lấy sự kiện năm 372 sư Thuận Đạo từ đông bắc Trung Quốc đến Cao Câu Ly truyền giảng kinh Phật làm sự kiện mở đầu cho việc Phật giáo đến nơi này. 12 năm sau sư Ma La Nan Đà từ Đông Tấn sang Bách Tế/ Paeckche truyền bá đạo Phật. Khoảng giữa TK.5, Phật giáo đến Tân La/ Silla. Ngay từ đầu, triều đình các tiểu quốc này đã nhận ra giá trị của đạo Phât đối với đời sống tâm linh và nhất là đối với việc thống nhất đất nước, đoàn kết dân tộc. Tông phái quan trọng nhất ở bán đảo Triều Tiên giai đoạn đầu là Luật tông với vai trò đứng đầu của các sư Khiêm Ích ở Bách Tế, Từ Tàng ở Tân La. Bên cạnh Luật tông thì Mật tông cũng được truyền vào do các nhà sư từ Trung Á tới.
Đối với Việt Nam, thông thường người ta cho rằng Phật giáo truyền vào nước ta khoảng đầu công nguyên, bằng cả hai con đường: từ Ấn Độ lên bằng đường biển, từ Trung Hoa xuống bằng đường bộ. Có những nhà nghiên cứu cho thời điểm lưu truyền sớm hơn nữa. Nhà nghiên cứu Lê Mạnh Thát cho rằng: Phật giáo truyền vào nước ta từ thời Hùng Vương (khoảng TK.3 – 2 tr.CN) thông qua con đường Chiêm Thành, và người Phật tử Việt Nam đầu tiên là Chử Đồng Tử, học trò của nhà sư Phật Quang như huyền thoại Chử Đồng Tử và Tiên Dung có nói đến(3). Mặc dầu con đường truyền bá Phật giáo sớm nhất là từ phía Nam lên, nhưng Phật giáo nước ta chủ yếu là Phật giáo Đại thừa truyền từ Trung Quốc xuống. Đó cũng là Phật giáo chung của các nước Đông Á: Triều Tiên – Hàn Quốc, Nhật Bản, khác với Phật giáo Tiểu thừa của các nước Nam Á và Đông Nam Á. Những sự kiện sau đây cho thấy điều ấy:
Năm 580 theo lời khuyên của Tam tổ Tăng Xán(4), Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi đi về phương Nam truyền đạo, đến nước ta, và sư đã trở thành vị khai tổ dòng Thiền Việt Nam.
Năm 820 Thiền sư Vô Ngôn Thông sang Việt Nam mở ra dòng Thiền thứ hai tại nước ta, tức là dòng Quan Bích hay còn gọi là dòng Vô Ngôn Thông.
Thời cổ đại có thể coi là thời kỳ manh nha của văn học Triều Tiên-Hàn Quốc, Việt Nam - manh nha về thể loại, về ngôn ngữ và về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
Vào thế kỷ 3, trên bán đảo Triều Tiên người ta đã bắt đầu sử dụng chữ Hán. Từ chữ Hán người ta đã sáng tạo ra loại chữ Idu (Lại độc: cách đọc của quan lại), tức là loại chữ Hán dùng để ghi âm Hàn theo kiểu giả tá âm. Các tác phẩm văn học đầu tiên được viết bằng chữ Hán và chữ Idu như thế.
Vào thời kỳ đầu tiên người ta thấy xuất hiện những tác phẩm hương ca/ hyangga mà nguồn gốc của nó có thể thấy khá rõ từ các bài chúc từ của saman giáo, các bài cầu nguyện của Phật giáo. Hyangga là thể thơ ngắn, có thể chia hyangga ra thành 3 loại: 10 dòng, 8 dòng và 4 dòng. Hiện nay còn tất cả 25 bài hyangga, trong đó 17 bài của các nhà sư, 3 bài của giới nho sĩ, và 2 bài do phụ nữ viết, còn lại thì khuyết danh. Bài Tuệ tinh ca/ Hyesseong-ga của sư Dung Thiên/ Yungchon tương truyền là khi hát lên có thể xua tan được sao chổi và đẩy lui được đội quân xâm lược Nhật Bản.
Vào thế kỷ 7, một nhà sư Silla đã viết cuốn Chú giải Tam tạng kinh pháp rất được chú ý.
Đối với văn học Việt Nam, thời kỳ văn học cổ đại là thời kỳ Bắc thuộc. Mặc dù văn học dân gian với thần thoại, truyền thuyết đã có từ lâu đời và rất phong phú, nhưng văn học viết vẫn còn đang trong thời kỳ phôi thai. Tương tự như Nhật Bản và Hàn Quốc, thành tựu văn học chủ yếu trong thời kỳ này là văn học Phật giáo, bên cạnh đó cũng còn sót lại một số thơ phú. Có thể kể ra đây những tác phẩm tiêu biểu của người Việt mà nhiều người cũng đã biết đến:
- TK.3 bản dịch Lục độ tập kinh, Cựu tạp thí dụ kinh, bản chú giải An ban thủ ý kinh, Pháp kính kinh của Khương Tăng Hội (người gốc Khương Cư, cha mẹ ông đến Giao Chỉ, ông được sinh ra và lớn lên ở đây)
- Giữa TK.5: Sáu bức thư của Đạo Cao, Pháp Minh gửi Lý Miễu
- 580-600: những bài thơ của Tì Ni Đa Lưu Chi và Pháp Hiền
- Năm 675 : bài thơ Điếu Đạo Hy pháp sư của Đại Thừa Đăng
- 766 Khương Công Phụ viết bài phú Bạch vân chiếu xuân hải, bài văn sách Đối trực ngôn cực gián sách trong kỳ thi tiến sĩ đời Đường Đức Tông
- Cuối TK.8- đầu TK.9: Thơ sấm vĩ của Thiền sư Định Không, bài minh chùa Thanh Mai
- 815: Bài thơ Đề lữ sấn của Liêu Hữu Phương
- 850: Bài kệ của Thiền sư Cảm Thành
- Cuối thế kỷ 9 xuất hiện bài Tống Mã Thực của một nho sĩ khuyết danh
- 900: Những bài thơ của sư La Quý An (5)
Như trên ta thấy, trước thế kỷ 8, ngoài việc chú dịch kinh Phật và thư từ trao đổi về Phật học ra, văn học viết của người Việt hầu như chưa có gì. Từ TK.7 đến TK.10, dưới tác động của chế độ giáo dục và những thành tựu rực rỡ của thơ ca đời Đường, cũng như sự phát triển của xã hội và tinh thần dân tộc mà văn học viết bắt đầu một giai đoạn tăng tốc. Mặc dù chỉ còn sót lại những mảnh vụn, nhưng qua những mảnh vụn ấy, người ta cũng có thể mường tượng ra ngôi nhà văn học viết của người Việt thời cổ đại cũng đã khá khang trang. GS.Trần Nghĩa thống kê trong giai đoạn ấy đã có ít nhất 24 người viết văn có tên tuổi: Pháp sư Định Không từng giảng kinh Phật tại Trường An và được thi sĩ Dương Cự Nguyên tặng thơ; Thượng nhân Vô Ngại có thơ xướng hoạ với thi sĩ Thẩm Thuyên Kỳ; một nhà sư Nhật Nam khuyết danh xướng hoạ với Trương Tịch; Thiền sư Duy Giám xướng hoạ với Giả Đảo… Tiếc rằng điều ấy ta chỉ biết được qua những bài thơ của các thi sĩ đời Đường chép trong Toàn Đường thi, còn bản thân các sáng tác của tác giả người Việt thì không còn nữa.
So với các nước trong khu vực, tình hình Việt Nam khá giống với Triều Tiên: văn học viết ra đời muộn, bị mất mát gần hết, văn học viết bằng tiếng nói dân tộc gần như chưa có. Trong khi đó văn học Nhật Bản còn lưu lại một số bài bằng ngôn ngữ và thể loại dân tộc.
Việt Nam và Hàn Quốc có điều kiện địa lý, văn hóa, lịch sử gần giống nhau. Từ đầu công nguyên cả hai nước đều gia nhập Khu vực văn hóa Đông Á, hay còn gọi là Khu vực văn hóa chữ Hán. Từ đó trở đi ở mỗi nước đều xây dựng nền văn học cổ điển của mình dưới ảnh hưởng của văn học Trung Hoa và sự khẳng định nền văn học dân gian mang đậm những đặc trưng của văn hoá bản địa. Văn học Hàn Quốc và Việt Nam có những bước đi chung giống nhau một cách lỳ lạ. Giống nhau về phân kỳ: thời kỳ cổ đại, thời kỳ trung đại, thời kỳ hiện đại. Trong thời trung đại thì các giai đoạn Tiền kỳ, Trung kỳ, Hậu kỳ cũng tương tự nhau. Giống nhau về loại hình văn học, tư tưởng, thể loại, thi pháp…, giống hơn bất cứ một nước nào khác trong khu vực và trên thế giới. Điều ấy mở ra triển vọng rất lớn cho việc nghiên cứu văn học so sánh văn học Việt Nam và Hàn Quốc - so sánh ảnh hưởng cũng như loại hình.
Từ khoá: văn học Hàn Quốc, văn học so sánh Việt-Hàn, khu vực văn hoá chữ Hán
***
Nằm trong quỹ đạo Khu vực văn hóa chữ Hán (Hán tự văn hóa quyển) từ đầu công nguyên, Việt Nam và Triều Tiên – Hàn Quốc đã bắt đầu hình thành nền văn học viết của mình. Do những điều kiện địa lý, kinh tế, lịch sử tương cận: cùng phương thức kinh tế trồng lúa nước, cùng là nước nhỏ nằm bên cạnh một quốc gia lớn, cùng có lịch sử chống ngoại xâm giữ gìn độc lập dân tộc…Việt Nam và Hàn Quốc có nền văn học giống nhau một cách kỳ lạ.
Có nhiều cách để miêu tả diễn trình văn học Việt Nam và Triều Tiên - Hàn Quốc, trong đó cách thức cổ điển nhất là miêu tả diễn trình ấy theo các triều đại. Như vậy thì văn học văn học Triều Tiên - Hàn Quốc có thể chia ra thành các thời như sau:
- Triều Tiên/ Choson cổ đại(1): từ đầu đến TK.1 tr.CN
- Tam quốc: 57 tr.CN-TK.7
- Tân La/ Silla thống nhất: TK.7-TK.10
- Thời Cao Ly/ Koryo: TK.10-TK.14
- Thời Triều Tiên/ Choson (vương triều Lý/ Yi): TK.15-đầu TK.20
Còn văn học Việt Nam: thời Hùng vương, thời Bắc thuộc (và chống Bắc thuộc), rồi Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ v.v.
Tuy nhiên miêu tả như thế sẽ thấy chúng rời rạc, mà không thấy được những đặc tính chung, cũng như quá trình phát triển của chúng. Vì vậy chúng tôi thấy cần thiết phải sử dụng một mô hình chung, phổ quát cho các nước. Mô hình này đối với từng nước cũng có rất nhiều tranh cãi, để trình bày về những quan niệm ấy cũng phải có một bài viết riêng, ở đây chúng tôi xin bỏ qua việc thuật lại những tranh cãi ấy, trên cơ sở những tư liệu tham khảo được, xin đưa ra mô hình như sau:
- Văn học thời kỳ cổ đại:
Triều Tiên-Hàn Quốc: gồm các thời Triều Tiên cổ đại, Tam quốc, Tân La/ Silla thống nhất (từ đầu – cuối TK.10).
Việt Nam: thời Hùng Vương và thời Bắc thuộc (từ đầu – TK.10).
Đây là thời kỳ phôi thai của văn học viết, văn học đi những bước đầu tiên chuẩn bị cho sự ra đời của nền văn học dân tộc. Văn học còn gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, các thể loại văn học chức năng chiếm địa vị quan trọng.
- Văn học thời kỳ trung đại:
Triều Tiên-Hàn Quốc: Từ đầu thời Cao Ly/ Koryo cho đến cuối thời Triều Tiên/ Choson (TK.10- cuối TK.19).
Việt Nam: Từ thời Ngô (năm 938) đến cuối triều Nguyễn (cuối TK.19).
Đây là thời kỳ thời văn học gắn với xã hội phong kiến. Thời kỳ này có thể chia ra thanh ba giai đoạn:
Tiền kỳ trung đại:
Triều Tiên-Hàn Quốc: Thời Cao Ly (TK.10 - TK.14)
Việt Nam: Từ Ngô đến hết đời Trần (TK.10 – TK.14)
Đây là giai đoạn đầu tiên của văn học thời kỳ trung đại. Văn học viết các nước đều quan tâm đến vấn đề khẳng định độc lập dân tộc. Tư tưởng, nghệ thuật đều chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Phật giáo.
Trung kỳ trung đại:
Triều Tiên-Hàn Quốc: Nửa đầu thời Triều Tiên/ Choson của vương triều Lý (TK.15- cuối TK.17).
Việt Nam: Lê sơ đến đầu thời Trịnh Nguyễn phân tranh (TK.15 - cuối TK.17).
Đây là giai đoạn phát triển tiếp theo của văn học trung đại với những tính chất đặc trưng, điển hình nhất của thời trung đại.
Hậu kỳ trung đại:
Triều Tiên-Hàn Quốc: Nửa cuối thời Triều Tiên của vương triều Lý (TK.18 - cuối TK.19)
Việt Nam: Lê mạt đến khi phong trào Cần vương bị dập tắt (TK.18-cuối TK.19)
Đây là giai đoạn cuối cùng của thời trung đại - giai đoạn khủng hoảng sâu sắc của chế độ phong kiến, cũng là giai đoạn phát triển mạnh của đô thị phong kiến, chuẩn bị bước sang thời cận đại. Tính chất nổi bật của văn học giai đoạn này là việc tăng cường tính hiện thực, tính chất bình dân, ý thức về cái tôi (tự ngã) càng ngày càng rõ nét.
- Văn học thời kỳ cận đại:
Triều Tiên-Hàn Quốc: Phong trào Khai hoá cho đến Thế chiến II kết thúc (cuối TK.19-1945)
Việt Nam: Phong trào Duy tân cho đến Thế chiến II kết thúc (đầu TK.20 – 1945)
Đây là thời kỳ gắn với quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa giai đoạn đầu ở các nước.
Cách chia như trên căn cứ vào nhiều công trình viết về lịch sử, văn hoá, văn học các hai nước, nói chung không gây tranh cãi nhiều lắm. Theo cách gọi phổ biến của nhiều bộ văn học sử Triều Tiên - Hàn Quốc, Việt Nam, chúng tôi sử dụng khái niệm: “Văn học cổ điển”, “Văn học hiện đại” để chỉ toàn bộ văn học các nước trước và sau khi chịu ảnh hưởng Phương Tây. Cách chia này có tính đại lược căn cứ chủ yếu vào ngôn ngữ, mà không loại trừ các cách gọi Cổ đại, Trung đại, Hiện đại… với tư cách là thuật ngữ của phân kỳ văn học.
Ở mỗi mục chúng tôi đều bắt đầu bằng những ảnh hưởng của Trung Quốc, tình hình cụ thể của mỗi nước, rồi mới đến phần văn học. Trong bối cảnh như thế chúng ta sẽ thấy rất rõ quá trình phát triển, những điểm chung có tính quy luật và những điểm đặc thù của văn học cổ điển Việt Nam, Triều Tiên - Hàn Quốc.
I. VĂN HỌC VIỆT NAM, HÀN QUỐC THỜI CỔ ĐẠI
- Thời cổ đại của Triều Tiên: gồm các thời Triều Tiên cổ đại, Tam quốc, Tân La/ Silla thống nhất (từ đầu – cuối TK.10)
- Việt Nam: từ cuối thời Hùng Vương đến hết thời Bắc thuộc (từ đầu – TK.10)
Văn hóa đời Hán và việc Triều Tiên - Hàn Quốc, Việt Nam gia nhập khu vực văn hóa Đông Á
Trước đời Hán có thể nói chưa có vùng văn hóa Đông Á, hiểu theo nghĩa là khu vực văn hóa chịu ảnh hưởng của Trung Hoa như giới nghiên cứu thường gọi: khu vực văn hóa chữ Hán / Hán tự văn hóa quyển bao gồm các nước: Trung Quốc, Triều Tiên – Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Cho đến thế kỷ 2 tr.CN, quần đảo Nhật Bản vẫn còn tồn tại hàng trăm “tiểu quốc” – tức là các thị tộc, có nguồn gốc rất khác nhau: gốc du mục Bắc Á liên quan đến ngữ hệ Uran – Altai, gốc Siberi của người da trắng nguyên thủy (người Ainu ở phía bắc Nhật Bản), gốc Đông Nam Á lục địa và hải đảo… Bán đảo Triều Tiên cũng tồn tại cả hai bộ phận như vậy: Đông Nam Á (lục địa và hải đảo) và Bắc Á (người Mãn Châu, chủ nhân của nền văn minh Triều Tiên/ Choson cổ đại). Việt Nam lúc bấy giờ vẫn gắn bó chặt chẽ với vùng văn hóa Đông Nam Á, việc liên kết giữa các thị tộc ở lưu vực sông Hồng và sông Mã đã có từ sớm nhưng còn chưa thật chặt chẽ. Vào thời gian ấy vùng văn hóa Đông Á, hiểu theo nghĩa văn hóa chịu ảnh hưởng Trung Hoa chưa ra đời.
Công cuộc thống nhất Trung Quốc của nhà Tần (221 – 206 tr.CN) đã tạo tiền đề cho văn hóa Trung Hoa ảnh hưởng ra các nước xung quanh. Nhà Tần sụp đổ, nhưng nền thống nhất mà nó đã tạo nên bằng thanh gươm vẫn còn đó, nhà Hán tiếp tục kế thừa. Triều đại nhà Hán (206 tr.CN – 220 sau CN) là triều đại hưng thịnh nhất so với các triều đại từ trước đến bấy giờ, đế quốc Hán là đế quốc hùng mạnh nhất thế giới đương thời. Sự bùng nổ của nền văn minh triều Hán đã tạo điều kiện cho vùng văn hóa Đông Á – “Vùng văn hóa chữ Hán” ra đời.
Vào cuối thế kỷ 4 – đầu TK.3 tr.CN, nước Yên, rồi nhà Tần xâm chiếm các vùng đất phía bắc của nhà nước Triều Tiên cổ đại. Sau đó Vệ Mãn/ Wiman thành lập nhà nước Vệ Mãn Triều Tiên/ Wiman Choson độc lập, tổ chức theo mô hình Trung Hoa. Năm 108 tr.CN nhà Hán chinh phục quốc gia Vệ Mãn Triều Tiên do cháu nội của Vệ Mãn cầm quyền, rồi chia quốc gia ấy thành ba quận: Lạc Lãng/ Lolang, Chân Phiên/ Chenfan, Lâm Đồn/ Lintun, năm sau, lại đặt thêm một quận nữa là Huyền Thổ/ Hsuantu.
Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với Trung Hoa kể từ cuộc xâm lược của quân đội nhà Tần do Hiệu úy Đồ Thư chỉ huy. Từ chiến thắng của người Âu Việt và Lạc Việt trước đội quân xâm lược nhà Tần mà hai nước này đã thống nhất lại thành nước Âu Lạc đứng đầu là Thục Phán-An Dương Vương. Sau đó ít lâu An Dương Vương để nước Âu Lạc rơi vào tay vua nước Nam Việt là Triệu Đà. Năm 111 tr.CN, nhà Hán sai Vệ úy Lộ Bác Đức đem hơn 10 vạn binh đến xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, chia đất Âu Lạc cũ thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Sự kiện ấy đã mở ra một thời kỳ dài trong lịch sử Việt Nam: 1000 năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Trong suốt thời kỳ ấy, văn hóa Trung Hoa ồ ạt truyền vào nước ta, tách nước ta ra khỏi vùng văn hóa Đông Nam Á cũ, cuốn vào vùng văn hóa chữ Hán mà trung tâm là Trung Hoa.
Như vậy kể từ đời Hán, khu vực văn hóa Đông Á với Trung Hoa, Triều Tiên – Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam đã hình thành. Về văn học, các xứ sở này trước đây đều đã có một nền văn học dân gian phong phú và đặc sắc, nhất là thần thoại truyền thuyết, nhưng văn học viết thì chưa. Số phận lịch sử đã đưa các dân tộc này gắn bó với nhau trong vùng văn hóa chữ Hán, từ đó đã tạo nên nền văn học viết của mỗi dân tộc với thơ văn phú lục theo mô hình Trung Hoa viết bằng Hán văn, sau đó hình thành nền văn học viết bằng tiếng nói của mỗi dân tộc.
Phật giáo Trung Hoa và việc hình thành khuynh hướng văn học Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam, Triều Tiên-Hàn Quốc
Thế kỷ 3 tr.CN, ở Ấn Độ đã diễn ra cuộc kết tập kinh điển lần thứ 3 với 1000 vị A La Hán do Hoàng đế A Dục khởi xướng và bảo trợ. Sau cuộc kết tập này, hoàng đế A Dục lệnh cho các phái đoàn tăng lữ đi ra các nước để truyền bá đạo Phật. Trước hết Phật giáo truyền vào Tích Lan (TK.3 tr.CN), sau đó truyền vào Trung Á, Trung Hoa (TK.1) (2).
Năm 67 thời Đông Hán, Hán Minh Đế sai Vương Tuân, Thái Hâm và 15 người khác sang nước Đại Nhục Chi (giáp ranh Ấn Độ) để rước tượng Phật về thờ và mời hai vị sư là Ca Diếp Ma Đằng (Kerssoapa Matanga) và Trúc Pháp Lan (Falan) qua Trung Hoa thuyết pháp.
Thời Tam Quốc (TK.3) Phật giáo phát triển mạnh ở cả ba nước: Ngụy, Thục, Ngô, mỗi nước đều có nhiều vị tăng từ Tây Vực sang truyền đạo. Nước Ngô có Khương Tăng Hội, Ngụy có Đàm Ma Ca La, Thục có Châu Tử Hàng. Khương Tăng Hội (229-280) sinh trưởng ở Giao Chỉ, là dịch giả bộ Lục độ tập kinh sang Hán văn. Năm 247 Khương Tăng Hội từ Giao Chỉ sang Kiến Nghiệp, kinh đô nước Ngô (nay là Nam Kinh) truyền đạo và sống ở đó 33 năm cho đến khi mất.
Thời Tấn (265-316), Phật Giáo Trung Hoa bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ, gọi là “Thời kỳ hưng thịnh thứ nhất”. Có cao tăng Tây Vực là Phật Độ Trừng sang truyền đạo, được hàng vạn người quy ngưỡng. Ông đã đào tạo ra được đệ tử nổi tiếng là Đạo An Pháp Hoa. Sau đó Cưu Ma La Thập dịch rất nhiều kinh Phật: Kinh A Di Đà, Kinh Pháp hoa, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Kim Cương… đưa đạo Phật lên vị trí cao trong đời sống tinh thần Trung Hoa. Các phái Tam luận tông và Thành thực tông ra đời trong giai đoạn này.
Thời Nam Bắc triều (420-589) được coi là “Thời kỳ hưng thịnh thứ hai” của Phật giáo Trung Hoa. Sư Huệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương pháp môn Tịnh Độ. Bồ Đề Đạt Ma từ Thiên Trúc sang mở ra phái Thiền tông Trung Hoa. Đây là tông phái phát triển mạnh mẽ nhất ở Đông Á sau này, và là tông phái chủ yếu của Phật giáo Việt Nam. Sư Nam Nhạc lập ra phái Thiên Thai Tông. Lương Chiêu Minh thái tử tổ chức việc san định và chú giải kinh Phật. Kinh Phật thông qua Huyền học mà thâm nhập sâu vào đời sông tinh thần Trung Hoa.
Đời Đường (618-907) được coi là “Thời kỳ hưng thịnh thứ ba” của Phật giáo Trung Hoa. Sư Huyền Trang sang Ấn Độ học đạo 15 năm, sau đó mang về rất nhiều kinh sách. Ông là người có công đầu làm sáng tỏ giáo lý Pháp tướng tông Trung Hoa. Năm 676 Lục tổ Huệ Năng bắt đầu thuyết giảng về Thiền tông, tông phái ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong khu vực.
Ở Triều Tiên, ngưòi ta thường lấy sự kiện năm 372 sư Thuận Đạo từ đông bắc Trung Quốc đến Cao Câu Ly truyền giảng kinh Phật làm sự kiện mở đầu cho việc Phật giáo đến nơi này. 12 năm sau sư Ma La Nan Đà từ Đông Tấn sang Bách Tế/ Paeckche truyền bá đạo Phật. Khoảng giữa TK.5, Phật giáo đến Tân La/ Silla. Ngay từ đầu, triều đình các tiểu quốc này đã nhận ra giá trị của đạo Phât đối với đời sống tâm linh và nhất là đối với việc thống nhất đất nước, đoàn kết dân tộc. Tông phái quan trọng nhất ở bán đảo Triều Tiên giai đoạn đầu là Luật tông với vai trò đứng đầu của các sư Khiêm Ích ở Bách Tế, Từ Tàng ở Tân La. Bên cạnh Luật tông thì Mật tông cũng được truyền vào do các nhà sư từ Trung Á tới.
Đối với Việt Nam, thông thường người ta cho rằng Phật giáo truyền vào nước ta khoảng đầu công nguyên, bằng cả hai con đường: từ Ấn Độ lên bằng đường biển, từ Trung Hoa xuống bằng đường bộ. Có những nhà nghiên cứu cho thời điểm lưu truyền sớm hơn nữa. Nhà nghiên cứu Lê Mạnh Thát cho rằng: Phật giáo truyền vào nước ta từ thời Hùng Vương (khoảng TK.3 – 2 tr.CN) thông qua con đường Chiêm Thành, và người Phật tử Việt Nam đầu tiên là Chử Đồng Tử, học trò của nhà sư Phật Quang như huyền thoại Chử Đồng Tử và Tiên Dung có nói đến(3). Mặc dầu con đường truyền bá Phật giáo sớm nhất là từ phía Nam lên, nhưng Phật giáo nước ta chủ yếu là Phật giáo Đại thừa truyền từ Trung Quốc xuống. Đó cũng là Phật giáo chung của các nước Đông Á: Triều Tiên – Hàn Quốc, Nhật Bản, khác với Phật giáo Tiểu thừa của các nước Nam Á và Đông Nam Á. Những sự kiện sau đây cho thấy điều ấy:
Năm 580 theo lời khuyên của Tam tổ Tăng Xán(4), Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi đi về phương Nam truyền đạo, đến nước ta, và sư đã trở thành vị khai tổ dòng Thiền Việt Nam.
Năm 820 Thiền sư Vô Ngôn Thông sang Việt Nam mở ra dòng Thiền thứ hai tại nước ta, tức là dòng Quan Bích hay còn gọi là dòng Vô Ngôn Thông.
Thời cổ đại có thể coi là thời kỳ manh nha của văn học Triều Tiên-Hàn Quốc, Việt Nam - manh nha về thể loại, về ngôn ngữ và về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
Vào thế kỷ 3, trên bán đảo Triều Tiên người ta đã bắt đầu sử dụng chữ Hán. Từ chữ Hán người ta đã sáng tạo ra loại chữ Idu (Lại độc: cách đọc của quan lại), tức là loại chữ Hán dùng để ghi âm Hàn theo kiểu giả tá âm. Các tác phẩm văn học đầu tiên được viết bằng chữ Hán và chữ Idu như thế.
Vào thời kỳ đầu tiên người ta thấy xuất hiện những tác phẩm hương ca/ hyangga mà nguồn gốc của nó có thể thấy khá rõ từ các bài chúc từ của saman giáo, các bài cầu nguyện của Phật giáo. Hyangga là thể thơ ngắn, có thể chia hyangga ra thành 3 loại: 10 dòng, 8 dòng và 4 dòng. Hiện nay còn tất cả 25 bài hyangga, trong đó 17 bài của các nhà sư, 3 bài của giới nho sĩ, và 2 bài do phụ nữ viết, còn lại thì khuyết danh. Bài Tuệ tinh ca/ Hyesseong-ga của sư Dung Thiên/ Yungchon tương truyền là khi hát lên có thể xua tan được sao chổi và đẩy lui được đội quân xâm lược Nhật Bản.
Vào thế kỷ 7, một nhà sư Silla đã viết cuốn Chú giải Tam tạng kinh pháp rất được chú ý.
Đối với văn học Việt Nam, thời kỳ văn học cổ đại là thời kỳ Bắc thuộc. Mặc dù văn học dân gian với thần thoại, truyền thuyết đã có từ lâu đời và rất phong phú, nhưng văn học viết vẫn còn đang trong thời kỳ phôi thai. Tương tự như Nhật Bản và Hàn Quốc, thành tựu văn học chủ yếu trong thời kỳ này là văn học Phật giáo, bên cạnh đó cũng còn sót lại một số thơ phú. Có thể kể ra đây những tác phẩm tiêu biểu của người Việt mà nhiều người cũng đã biết đến:
- TK.3 bản dịch Lục độ tập kinh, Cựu tạp thí dụ kinh, bản chú giải An ban thủ ý kinh, Pháp kính kinh của Khương Tăng Hội (người gốc Khương Cư, cha mẹ ông đến Giao Chỉ, ông được sinh ra và lớn lên ở đây)
- Giữa TK.5: Sáu bức thư của Đạo Cao, Pháp Minh gửi Lý Miễu
- 580-600: những bài thơ của Tì Ni Đa Lưu Chi và Pháp Hiền
- Năm 675 : bài thơ Điếu Đạo Hy pháp sư của Đại Thừa Đăng
- 766 Khương Công Phụ viết bài phú Bạch vân chiếu xuân hải, bài văn sách Đối trực ngôn cực gián sách trong kỳ thi tiến sĩ đời Đường Đức Tông
- Cuối TK.8- đầu TK.9: Thơ sấm vĩ của Thiền sư Định Không, bài minh chùa Thanh Mai
- 815: Bài thơ Đề lữ sấn của Liêu Hữu Phương
- 850: Bài kệ của Thiền sư Cảm Thành
- Cuối thế kỷ 9 xuất hiện bài Tống Mã Thực của một nho sĩ khuyết danh
- 900: Những bài thơ của sư La Quý An (5)
Như trên ta thấy, trước thế kỷ 8, ngoài việc chú dịch kinh Phật và thư từ trao đổi về Phật học ra, văn học viết của người Việt hầu như chưa có gì. Từ TK.7 đến TK.10, dưới tác động của chế độ giáo dục và những thành tựu rực rỡ của thơ ca đời Đường, cũng như sự phát triển của xã hội và tinh thần dân tộc mà văn học viết bắt đầu một giai đoạn tăng tốc. Mặc dù chỉ còn sót lại những mảnh vụn, nhưng qua những mảnh vụn ấy, người ta cũng có thể mường tượng ra ngôi nhà văn học viết của người Việt thời cổ đại cũng đã khá khang trang. GS.Trần Nghĩa thống kê trong giai đoạn ấy đã có ít nhất 24 người viết văn có tên tuổi: Pháp sư Định Không từng giảng kinh Phật tại Trường An và được thi sĩ Dương Cự Nguyên tặng thơ; Thượng nhân Vô Ngại có thơ xướng hoạ với thi sĩ Thẩm Thuyên Kỳ; một nhà sư Nhật Nam khuyết danh xướng hoạ với Trương Tịch; Thiền sư Duy Giám xướng hoạ với Giả Đảo… Tiếc rằng điều ấy ta chỉ biết được qua những bài thơ của các thi sĩ đời Đường chép trong Toàn Đường thi, còn bản thân các sáng tác của tác giả người Việt thì không còn nữa.
So với các nước trong khu vực, tình hình Việt Nam khá giống với Triều Tiên: văn học viết ra đời muộn, bị mất mát gần hết, văn học viết bằng tiếng nói dân tộc gần như chưa có. Trong khi đó văn học Nhật Bản còn lưu lại một số bài bằng ngôn ngữ và thể loại dân tộc.