Nhiều sinh viên sư phạm vẫn sử dụng những phương pháp học tập cũ, hí hoáy chép bài cả giờ học, gây khó khăn trong việc phát triển tư duy phản biện và ứng dụng mô hình dạy học mới
“Không có học trò dở, chỉ có thầy giáo không đủ năng lực” là ý kiến chung của các đại biểu tại hội thảo quốc gia “Đổi mới phương pháp giảng dạy trong các trường sư phạm theo hướng phát triển năng lực người học” diễn ra ở Trường ĐH Sư phạm TP HCM sáng 24-6.
Bài giảng thiếu hơi thở cuộc sống
Các đại biểu nhận định hiện nay năng lực của sinh viên sư phạm cũng như giáo viên khi ra trường còn bộc lộ nhiều yếu kém. Lỗ hổng lớn nhất là sự thiếu trải nghiệm cuộc sống, dẫn đến bài giảng mang tính chất lý thuyết, xa rời cuộc sống.
Những chia sẻ, kinh nghiệm về môi trường làm việc nơi công sở, xem ngay http://jobinvietnam.net/
Cụ thể, không kể việc nắm vững nội dung, tổ chức chương trình giảng dạy, sinh viên sư phạm khi ra trường còn hạn chế ở mặt thể hiện sự sáng tạo trong bài giảng, thiếu kỹ năng giao tiếp tốt với phụ huynh, đồng nghiệp; chưa chủ động hướng dẫn, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, xã hội cho học trò… Đa số ý kiến cho rằng nguyên nhân của sự thiếu sáng tạo này là từ giảng viên trường sư phạm, sâu xa hơn nữa là công tác quản lý, môi trường giảng dạy - học tập chưa được tổ chức tốt.
ThS Phan Thị Thu Hiền, Khoa Giáo dục Mầm non - Trường ĐH Sư phạm TP HCM, nhận định thực trạng giảng dạy tại các trường ĐH hiện nay còn quá xa so với chuẩn mực lấy người học làm trung tâm và dạy học tích cực. Điều này kìm hãm sự hình thành và phát triển tính chủ động và tích cực ở sinh viên, tách rời lý thuyết với thực tế, thiếu sáng tạo.
ThS Lê Tấn Thái Bình, Trường THPT Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng), nêu thực trạng hiện nay tại các trường THPT: Giáo viên thường xuyên sử dụng lại giáo án cũ, gây nhàm chán cho bản thân và sinh viên, công nghệ thông tin hầu như không đáp ứng đầy đủ. “Trường tôi được cấp một bảng tương tác nhưng gần như chỉ có mình tôi sử dụng trong giảng dạy. Tuy nhiên, mỗi tuần tôi cũng chỉ dùng 1 lần”- ThS Bình kể.
Một vấn đề khác được ThS Bình cũng như nhiều đại biểu khác đề cập là giáo viên đứng lớp hầu như chỉ biết mảng liên quan đến chuyên môn của mình, còn lại kiến thức khác rất kém. “Nhiều giáo viên khi thấy tôi tìm hiểu về toán học ở thư viện thì thắc mắc, cho rằng tôi muốn “lấn sân” sang môn học khác. Tôi hy vọng khi học trò và con cái mình hỏi những điều cơ bản ở các lĩnh vực khác trong đời sống, tôi đều trả lời được” - ThS Bình giải thích.
Bỏ đọc - chép, tăng phản biện
Để giảng viên sư phạm đổi mới phương pháp giảng dạy hiệu quả, họ cần sự khuyến khích về mặt tinh thần với một cơ chế quản lý đề cao sự thay đổi và chất lượng. Bên cạnh đó, giảng viên cần sự trợ giúp về mặt kỹ thuật, các nghiên cứu về cải cách và thay đổi trong giáo dục.
“Trước hết, cần giúp giảng viên sư phạm hiểu thấu đáo bản chất và biểu hiện của các tiếp cận lấy người học làm trung tâm. Tiếp theo, giảng viên cần thay đổi cách sử dụng những phương pháp quen thuộc (kết nối lý thuyết với thực tế) và ứng dụng những phương pháp dạy học tích cực đã được kiểm chứng là hiệu quả trên thế giới….” - ThS Hiền đề nghị.
Qua quá trình nghiên cứu, ThS Trịnh Chí Thâm, Trường ĐH Cần Thơ, thấy rằng ở Mỹ, Úc, Singapore và các nước châu Âu, tư duy phản biện được xem như một năng lực quan trọng trong hầu hết các cấp học, đặc biệt ở trường ĐH. Ngược lại, ở một số nước khác như Việt Nam, nhiều giáo viên và học sinh chưa thực sự hiểu nhiều về khái niệm này hoặc không biết làm sao để phát triển tốt tư duy phản biện trong lĩnh vực chuyên sâu của họ. Qua đó, giảng viên này nhấn mạnh việc phát triển tư duy phản biện ở môi trường ĐH là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, hiện nay, còn rất nhiều rào cản về truyền thống và văn hóa học tập trong quá trình phát triển tư duy phản biện cho sinh viên như quan điểm truyền thống đọc - chép, số lượng sinh viên một lớp quá đông, sự hạn chế về số lượng tiết dạy, điều kiện vật chất chưa đáp ứng tốt…
Theo ThS Thâm, một số sinh viên vẫn còn sử dụng những phương pháp học tập cũ nên họ thường xuyên lắng nghe và hí hoáy ghi chép bài giảng của giáo viên trong giờ học. Rất khó để phát triển tư duy của người học nếu họ có thói quen bị động hoặc tư duy tiêu cực đối với việc ứng dụng những mô hình dạy học mới.
Phát hiện năng lực của học sinh
ThS Nguyễn Thị Hồng Mai, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP HCM, cho rằng người thầy buộc phải có sự dịch chuyển tương ứng mới có thể đạt được mục tiêu và yêu cầu mới của quá trình đào tạo. Cụ thể, để có thể sáng tạo trong phương pháp tiếp cận năng lực người học, một người thầy khi lên lớp cần nhận biết, phân hóa học sinh dựa trên đặc điểm tâm sinh lý từng em, phát hiện và nhận ra các năng lực cụ thể từng em, giúp học sinh nuôi dưỡng và phát triển năng lực đó một cách bền vững, thiết kế bài dạy phù hợp dựa trên sự hứng thú, tạo ra môi trường lớp học sáng tạo, thân thiện…
Các đại biểu cũng nhấn mạnh dù phương pháp, môi trường thế nào, yếu tố quyết định vẫn là ý thức tự học, tự nghiên cứu, hoàn thiện bản thân của sinh viên sư phạm. “Dạy học chủ yếu là dạy cách học. Do đó, ý thức của sinh viên là điều cốt lõi” - PGS-TS Ngô Minh Oanh, chủ tọa hội thảo, kết luận.
Nguồn: http://laodong.com.vn/
“Không có học trò dở, chỉ có thầy giáo không đủ năng lực” là ý kiến chung của các đại biểu tại hội thảo quốc gia “Đổi mới phương pháp giảng dạy trong các trường sư phạm theo hướng phát triển năng lực người học” diễn ra ở Trường ĐH Sư phạm TP HCM sáng 24-6.
Bài giảng thiếu hơi thở cuộc sống
Các đại biểu nhận định hiện nay năng lực của sinh viên sư phạm cũng như giáo viên khi ra trường còn bộc lộ nhiều yếu kém. Lỗ hổng lớn nhất là sự thiếu trải nghiệm cuộc sống, dẫn đến bài giảng mang tính chất lý thuyết, xa rời cuộc sống.
Những chia sẻ, kinh nghiệm về môi trường làm việc nơi công sở, xem ngay http://jobinvietnam.net/
Cụ thể, không kể việc nắm vững nội dung, tổ chức chương trình giảng dạy, sinh viên sư phạm khi ra trường còn hạn chế ở mặt thể hiện sự sáng tạo trong bài giảng, thiếu kỹ năng giao tiếp tốt với phụ huynh, đồng nghiệp; chưa chủ động hướng dẫn, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, xã hội cho học trò… Đa số ý kiến cho rằng nguyên nhân của sự thiếu sáng tạo này là từ giảng viên trường sư phạm, sâu xa hơn nữa là công tác quản lý, môi trường giảng dạy - học tập chưa được tổ chức tốt.
ThS Phan Thị Thu Hiền, Khoa Giáo dục Mầm non - Trường ĐH Sư phạm TP HCM, nhận định thực trạng giảng dạy tại các trường ĐH hiện nay còn quá xa so với chuẩn mực lấy người học làm trung tâm và dạy học tích cực. Điều này kìm hãm sự hình thành và phát triển tính chủ động và tích cực ở sinh viên, tách rời lý thuyết với thực tế, thiếu sáng tạo.
ThS Lê Tấn Thái Bình, Trường THPT Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng), nêu thực trạng hiện nay tại các trường THPT: Giáo viên thường xuyên sử dụng lại giáo án cũ, gây nhàm chán cho bản thân và sinh viên, công nghệ thông tin hầu như không đáp ứng đầy đủ. “Trường tôi được cấp một bảng tương tác nhưng gần như chỉ có mình tôi sử dụng trong giảng dạy. Tuy nhiên, mỗi tuần tôi cũng chỉ dùng 1 lần”- ThS Bình kể.
Một vấn đề khác được ThS Bình cũng như nhiều đại biểu khác đề cập là giáo viên đứng lớp hầu như chỉ biết mảng liên quan đến chuyên môn của mình, còn lại kiến thức khác rất kém. “Nhiều giáo viên khi thấy tôi tìm hiểu về toán học ở thư viện thì thắc mắc, cho rằng tôi muốn “lấn sân” sang môn học khác. Tôi hy vọng khi học trò và con cái mình hỏi những điều cơ bản ở các lĩnh vực khác trong đời sống, tôi đều trả lời được” - ThS Bình giải thích.
Bỏ đọc - chép, tăng phản biện
Để giảng viên sư phạm đổi mới phương pháp giảng dạy hiệu quả, họ cần sự khuyến khích về mặt tinh thần với một cơ chế quản lý đề cao sự thay đổi và chất lượng. Bên cạnh đó, giảng viên cần sự trợ giúp về mặt kỹ thuật, các nghiên cứu về cải cách và thay đổi trong giáo dục.
“Trước hết, cần giúp giảng viên sư phạm hiểu thấu đáo bản chất và biểu hiện của các tiếp cận lấy người học làm trung tâm. Tiếp theo, giảng viên cần thay đổi cách sử dụng những phương pháp quen thuộc (kết nối lý thuyết với thực tế) và ứng dụng những phương pháp dạy học tích cực đã được kiểm chứng là hiệu quả trên thế giới….” - ThS Hiền đề nghị.
Qua quá trình nghiên cứu, ThS Trịnh Chí Thâm, Trường ĐH Cần Thơ, thấy rằng ở Mỹ, Úc, Singapore và các nước châu Âu, tư duy phản biện được xem như một năng lực quan trọng trong hầu hết các cấp học, đặc biệt ở trường ĐH. Ngược lại, ở một số nước khác như Việt Nam, nhiều giáo viên và học sinh chưa thực sự hiểu nhiều về khái niệm này hoặc không biết làm sao để phát triển tốt tư duy phản biện trong lĩnh vực chuyên sâu của họ. Qua đó, giảng viên này nhấn mạnh việc phát triển tư duy phản biện ở môi trường ĐH là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, hiện nay, còn rất nhiều rào cản về truyền thống và văn hóa học tập trong quá trình phát triển tư duy phản biện cho sinh viên như quan điểm truyền thống đọc - chép, số lượng sinh viên một lớp quá đông, sự hạn chế về số lượng tiết dạy, điều kiện vật chất chưa đáp ứng tốt…
Theo ThS Thâm, một số sinh viên vẫn còn sử dụng những phương pháp học tập cũ nên họ thường xuyên lắng nghe và hí hoáy ghi chép bài giảng của giáo viên trong giờ học. Rất khó để phát triển tư duy của người học nếu họ có thói quen bị động hoặc tư duy tiêu cực đối với việc ứng dụng những mô hình dạy học mới.
Phát hiện năng lực của học sinh
ThS Nguyễn Thị Hồng Mai, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP HCM, cho rằng người thầy buộc phải có sự dịch chuyển tương ứng mới có thể đạt được mục tiêu và yêu cầu mới của quá trình đào tạo. Cụ thể, để có thể sáng tạo trong phương pháp tiếp cận năng lực người học, một người thầy khi lên lớp cần nhận biết, phân hóa học sinh dựa trên đặc điểm tâm sinh lý từng em, phát hiện và nhận ra các năng lực cụ thể từng em, giúp học sinh nuôi dưỡng và phát triển năng lực đó một cách bền vững, thiết kế bài dạy phù hợp dựa trên sự hứng thú, tạo ra môi trường lớp học sáng tạo, thân thiện…
Các đại biểu cũng nhấn mạnh dù phương pháp, môi trường thế nào, yếu tố quyết định vẫn là ý thức tự học, tự nghiên cứu, hoàn thiện bản thân của sinh viên sư phạm. “Dạy học chủ yếu là dạy cách học. Do đó, ý thức của sinh viên là điều cốt lõi” - PGS-TS Ngô Minh Oanh, chủ tọa hội thảo, kết luận.
Nguồn: http://laodong.com.vn/