Lực lượng Cận vệ quốc gia của Nga sẽ được trang bị các thiết bị bay không người lái độc đáo, có khả năng chống âm mưu đánh chặn bằng phương tiện tác chiến điện tử của đối phương.
Các bạn muốn kiếm việc làm tại Nam Định, xem thông tin ngay: viec lam nam dinh
Theo đài Sputnik, sản phẩm UAV của ZALA AERO GROUP (thuộc tập đoàn Kalashnikov) sẽ không bị mệnh lệnh từ các nguồn lạ "dắt mũi". Nếu mất liên lạc với căn cứ, UAV sẽ chuyển sang chế độ hoạt động độc lập và tự trở về vị trí xuất phát.
Thiết bị bay không người lái mới Zala 16E5 có khả năng thăm dò đường không, hoạt động liên tục tới 16 giờ và chuyển phát hình ảnh cho người điều khiển ở khoảng cách 150 km.
Trong thành phần điện tử của UAV có máy chụp hình và camera video, thiết bị nhìn đêm và ảnh nhiệt. Các hình ảnh được xếp chồng lên nhau tạo thuận lợi cho việc giám sát địa hình vào bất kỳ thời điểm trong ngày.
"Máy bay không người lái 16E5 DVS đang được thử nghiệm tại nhà máy và quá trình này dự kiến kết thúc trước cuối năm nay" - ông Nikita Khamitov, người đại diện của ZALA cho biết.
"Công tác kiểm tra đã giúp điều chỉnh hoàn thiện UAV - thay động cơ đốt trong nhỏ gọn và mạnh hơn, làm tăng thời gian bay và tốc độ tối đa. Chúng tôi đã dự định vào đầu năm 2017 sẽ cung cấp UAV cho Lực lượng Cận vệ quốc gia chạy thử" - ông Khamitov nói.
Zala 16E5 là thiết bị bay không người lái gọn nhẹ, có bề ngoài giống chiếc máy bay nhỏ. Với sải cánh dài hơn 5 m, UAV không nặng quá 30 kg, cất cánh bằng máy phóng từ đường băng đơn giản.
Hệ thống cướp kiểm soát UAV có nguyên tắc hoạt động khá đơn giản: các trạm tình báo điện tử phân tích tín hiệu điều khiển UAV và tạo bản sao. Sau đó, trạm có độ gây nhiễu mạnh sẽ "bứt" UAV khỏi tín hiệu kiểm soát gốc và thế vào tín hiệu nhái.
Ông Khamitov cho biết, UAV Zala 16E5 trở nên bất khả xâm phạm đối với công cụ tác chiến điện tử của đối phương nhờ một phần mềm nội địa và đó là sản phẩm độc quyền của ZALA GROUP.
Các tín hiệu điều khiển được mã hóa theo thuật toán đặc biệt, nếu có dấu hiệu đánh tráo hoặc vô hiệu hóa kênh liên lạc, thiết bị sẽ ra lệnh quay trở về vị trí xuất phát theo tuyến đường ngắn nhất.
"Một thời gian dài, người ta cho rằng việc phá mã các thiết bị không người lái thuộc khả năng của những quốc gia kỹ thuật tiên tiến, đào tạo được chuyên gia trình độ cao. Tuy nhiên, ý kiến này đã thay đổi năm 2009" - chuyên gia quân sự Oleg Zheltonozhko cho biết.
"Vào cuối cuộc chiến Iraq, quân đội Mỹ bắt được một phiến quân mang máy tính xách tay chứa hình ảnh từ UAV Predator. Tình hình trở nên khôi hài khi người ta vỡ lẽ máy bay không người lái Mỹ trị giá hơn 4 triệu USD/chiếc đã bị phá mã bằng phần mềm giá chưa đến 25 USD" - ông Zheltonozhko nói.
Theo lời ông Zheltonozhko, điển hình nhất là khi quân đội Iran chiếm được UAV RQ-170 Sentinel do Lockheed Martin sản xuất - một trong những UAV bí mật nhất, giả thiết là bằng cách rất đơn giản - thay thế các tín hiệu GPS.
Nguồn: http://soha.vn/
Các bạn muốn kiếm việc làm tại Nam Định, xem thông tin ngay: viec lam nam dinh
Theo đài Sputnik, sản phẩm UAV của ZALA AERO GROUP (thuộc tập đoàn Kalashnikov) sẽ không bị mệnh lệnh từ các nguồn lạ "dắt mũi". Nếu mất liên lạc với căn cứ, UAV sẽ chuyển sang chế độ hoạt động độc lập và tự trở về vị trí xuất phát.
Thiết bị bay không người lái mới Zala 16E5 có khả năng thăm dò đường không, hoạt động liên tục tới 16 giờ và chuyển phát hình ảnh cho người điều khiển ở khoảng cách 150 km.
Trong thành phần điện tử của UAV có máy chụp hình và camera video, thiết bị nhìn đêm và ảnh nhiệt. Các hình ảnh được xếp chồng lên nhau tạo thuận lợi cho việc giám sát địa hình vào bất kỳ thời điểm trong ngày.
"Máy bay không người lái 16E5 DVS đang được thử nghiệm tại nhà máy và quá trình này dự kiến kết thúc trước cuối năm nay" - ông Nikita Khamitov, người đại diện của ZALA cho biết.
"Công tác kiểm tra đã giúp điều chỉnh hoàn thiện UAV - thay động cơ đốt trong nhỏ gọn và mạnh hơn, làm tăng thời gian bay và tốc độ tối đa. Chúng tôi đã dự định vào đầu năm 2017 sẽ cung cấp UAV cho Lực lượng Cận vệ quốc gia chạy thử" - ông Khamitov nói.
Zala 16E5 là thiết bị bay không người lái gọn nhẹ, có bề ngoài giống chiếc máy bay nhỏ. Với sải cánh dài hơn 5 m, UAV không nặng quá 30 kg, cất cánh bằng máy phóng từ đường băng đơn giản.
Hệ thống cướp kiểm soát UAV có nguyên tắc hoạt động khá đơn giản: các trạm tình báo điện tử phân tích tín hiệu điều khiển UAV và tạo bản sao. Sau đó, trạm có độ gây nhiễu mạnh sẽ "bứt" UAV khỏi tín hiệu kiểm soát gốc và thế vào tín hiệu nhái.
Ông Khamitov cho biết, UAV Zala 16E5 trở nên bất khả xâm phạm đối với công cụ tác chiến điện tử của đối phương nhờ một phần mềm nội địa và đó là sản phẩm độc quyền của ZALA GROUP.
Các tín hiệu điều khiển được mã hóa theo thuật toán đặc biệt, nếu có dấu hiệu đánh tráo hoặc vô hiệu hóa kênh liên lạc, thiết bị sẽ ra lệnh quay trở về vị trí xuất phát theo tuyến đường ngắn nhất.
"Một thời gian dài, người ta cho rằng việc phá mã các thiết bị không người lái thuộc khả năng của những quốc gia kỹ thuật tiên tiến, đào tạo được chuyên gia trình độ cao. Tuy nhiên, ý kiến này đã thay đổi năm 2009" - chuyên gia quân sự Oleg Zheltonozhko cho biết.
"Vào cuối cuộc chiến Iraq, quân đội Mỹ bắt được một phiến quân mang máy tính xách tay chứa hình ảnh từ UAV Predator. Tình hình trở nên khôi hài khi người ta vỡ lẽ máy bay không người lái Mỹ trị giá hơn 4 triệu USD/chiếc đã bị phá mã bằng phần mềm giá chưa đến 25 USD" - ông Zheltonozhko nói.
Theo lời ông Zheltonozhko, điển hình nhất là khi quân đội Iran chiếm được UAV RQ-170 Sentinel do Lockheed Martin sản xuất - một trong những UAV bí mật nhất, giả thiết là bằng cách rất đơn giản - thay thế các tín hiệu GPS.
Nguồn: http://soha.vn/