PHAN ANH DŨNG
Nhà nghiên cứu Hán Nôm, Tp. Huế
Về khả năng tồn tại của chữ Việt cổ, Giáo sư Bửu Cầm trong tập bài giảng Nghiên cứu chữ Nôm ngay ở phần mở đầu mục I Nguồn gốc chữ Nôm, đã đưa ra một kiến giải, dựa vào ý kiến của Vương Duy Trinh(1) trong sách Thanh Hóa quan phong, như sau:
“Có người cho rằng, về thời đại thượng cổ, dân tộc Việt Nam đã có một thứ văn tự riêng mà người Mường ở Thanh Hóa hiện nay còn dùng(2).
Thuyết trên đây có tương quan với một thuyết nhân chủng học chủ trương: người Việt Nam và người Mường nguyên là một chủng tộc, nhưng sau khi có cuộc tiếp xúc với người phương Bắc, những người Việt ở đồng bằng, chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, còn người Việt bất hợp tác với dị tộc, rút lui vào rừng núi, tức là người Mường bây giờ, thoát khỏi ảnh hưởng Trung Hoa và giữ được phong tục, ngôn ngữ cùng văn tự cũ…”
Chúng tôi, qua việc tham gia xây dựng font chữ chuẩn Unicode và bộ gõ cho chữ Thái, đã có vài năm nghiên cứu về chữ Thái Việt Nam, nên khi đọc văn bản ghi trong Thanh Hóa quan phong đã nhận ra ngay đây thực chất chỉ là một trong 8 dạng chữ Thái Việt Nam, phổ biến ở vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An.
Xem ảnh bản chụp từ cuốn Thanh Hóa quan phong dưới đây (đã được cắt dán lại!), chúng tôi xác định đó là bảng kê 35 mẫu tự phụ âm chính của tiếng Thái Việt Nam. Chính Vương Duy Trinh cũng ghi chú rõ bằng chữ Hán: “Phụ Man mẫu tự tam thập ngũ tự” (Phụ bản 35 mẫu tự của người Man), như vậy Vương Duy Trinh đã khẳng định đó là chữ của người “man” chứ không phải người Việt, và khi ông phát biểu rằng đây là lối chữ của nước ta thì chỉ hàm nghĩa là của một dân tộc sống trên đất nước ta, ví dụ là người Thái Việt Nam, ông còn chua thêm mấy từ khá rụt rè “tôi nghĩ rằng” chứ không khẳng định chính xác đó là chữ của người Việt cổ. Người đầu tiên nêu giả thuyết là thứ chữ của người Việt cổ có lẽ là GS. Bửu Cầm.
Các nghiên cứu về người Thái cho biết họ vốn gốc rễ tại vùng núi A Nhĩ Thái (Altai) ở Trung Á thiên di dần về phía nam trong khoảng hàng ngàn năm, một nhánh lập lên vương quốc Thái Lan ngày nay từ khoảng thế kỷ XIII-XIV(3), còn nhánh người Thái Việt Nam thì tách ra khá xa, khoảng thế kỷ X-XI đã theo thung lũng sông Hồng tới định cư vùng Mường Lò (Nghĩa Lộ), rồi vượt qua dãy Fanxipăng sang vùng Mường Thanh (Điện Biên) và tỏa khắp vùng Tây Bắc và miền núi Thanh Hóa, Nghệ An, một số sang tận Lào. Chữ Thái vốn bắt nguồn từ chữ Sanskrit (chữ Phạn) gốc rễ ở Ấn độ, thuộc nhánh Sanskrit phương Nam, chịu ảnh hưởng từ chữ Khmer, như chính người Thái Lan thừa nhận, và sự thực lịch sử là vương quốc Thái Lan thành lập sau đất nước Chân Lạp của người Khmer đến hơn nghìn năm… Theo Yukti Mukdawijitra(4), chữ viết Thái Lan cũng như Thái Việt Nam hình thành khá muộn, khoảng thế kỉ X-XI mới bắt đầu tách khỏi nhánh Pallava-Mới của nhóm Pallava Đông Nam Á. Pallava tức là nhóm phương Nam của chữ Phạn Sanskrit, nói như vậy không hẳn là trước thế kỉ X người Thái chưa có chữ viết, mà có lẽ họ dùng chữ Phạn gần nguyên gốc.
Vì nhiều lý do mà hầu hết các học giả người Việt đều dẫn theo nhận định của GS. Bửu Cầm. Chúng tôi thấy cần giải thích đôi chút về các chữ Thái trong hình chụp từ cuốn Thanh Hóa quan phong ở trên:
Đọc theo dòng từ trái sang phải:
-Chữ đầu tiên ở góc trên bên trái Vương Duy Trinh chú âm bằng chữ Nôm là “Tô bò” 蘇
Nhà nghiên cứu Hán Nôm, Tp. Huế
Về khả năng tồn tại của chữ Việt cổ, Giáo sư Bửu Cầm trong tập bài giảng Nghiên cứu chữ Nôm ngay ở phần mở đầu mục I Nguồn gốc chữ Nôm, đã đưa ra một kiến giải, dựa vào ý kiến của Vương Duy Trinh(1) trong sách Thanh Hóa quan phong, như sau:
“Có người cho rằng, về thời đại thượng cổ, dân tộc Việt Nam đã có một thứ văn tự riêng mà người Mường ở Thanh Hóa hiện nay còn dùng(2).
Thuyết trên đây có tương quan với một thuyết nhân chủng học chủ trương: người Việt Nam và người Mường nguyên là một chủng tộc, nhưng sau khi có cuộc tiếp xúc với người phương Bắc, những người Việt ở đồng bằng, chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, còn người Việt bất hợp tác với dị tộc, rút lui vào rừng núi, tức là người Mường bây giờ, thoát khỏi ảnh hưởng Trung Hoa và giữ được phong tục, ngôn ngữ cùng văn tự cũ…”
Chúng tôi, qua việc tham gia xây dựng font chữ chuẩn Unicode và bộ gõ cho chữ Thái, đã có vài năm nghiên cứu về chữ Thái Việt Nam, nên khi đọc văn bản ghi trong Thanh Hóa quan phong đã nhận ra ngay đây thực chất chỉ là một trong 8 dạng chữ Thái Việt Nam, phổ biến ở vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An.
Xem ảnh bản chụp từ cuốn Thanh Hóa quan phong dưới đây (đã được cắt dán lại!), chúng tôi xác định đó là bảng kê 35 mẫu tự phụ âm chính của tiếng Thái Việt Nam. Chính Vương Duy Trinh cũng ghi chú rõ bằng chữ Hán: “Phụ Man mẫu tự tam thập ngũ tự” (Phụ bản 35 mẫu tự của người Man), như vậy Vương Duy Trinh đã khẳng định đó là chữ của người “man” chứ không phải người Việt, và khi ông phát biểu rằng đây là lối chữ của nước ta thì chỉ hàm nghĩa là của một dân tộc sống trên đất nước ta, ví dụ là người Thái Việt Nam, ông còn chua thêm mấy từ khá rụt rè “tôi nghĩ rằng” chứ không khẳng định chính xác đó là chữ của người Việt cổ. Người đầu tiên nêu giả thuyết là thứ chữ của người Việt cổ có lẽ là GS. Bửu Cầm.
Các nghiên cứu về người Thái cho biết họ vốn gốc rễ tại vùng núi A Nhĩ Thái (Altai) ở Trung Á thiên di dần về phía nam trong khoảng hàng ngàn năm, một nhánh lập lên vương quốc Thái Lan ngày nay từ khoảng thế kỷ XIII-XIV(3), còn nhánh người Thái Việt Nam thì tách ra khá xa, khoảng thế kỷ X-XI đã theo thung lũng sông Hồng tới định cư vùng Mường Lò (Nghĩa Lộ), rồi vượt qua dãy Fanxipăng sang vùng Mường Thanh (Điện Biên) và tỏa khắp vùng Tây Bắc và miền núi Thanh Hóa, Nghệ An, một số sang tận Lào. Chữ Thái vốn bắt nguồn từ chữ Sanskrit (chữ Phạn) gốc rễ ở Ấn độ, thuộc nhánh Sanskrit phương Nam, chịu ảnh hưởng từ chữ Khmer, như chính người Thái Lan thừa nhận, và sự thực lịch sử là vương quốc Thái Lan thành lập sau đất nước Chân Lạp của người Khmer đến hơn nghìn năm… Theo Yukti Mukdawijitra(4), chữ viết Thái Lan cũng như Thái Việt Nam hình thành khá muộn, khoảng thế kỉ X-XI mới bắt đầu tách khỏi nhánh Pallava-Mới của nhóm Pallava Đông Nam Á. Pallava tức là nhóm phương Nam của chữ Phạn Sanskrit, nói như vậy không hẳn là trước thế kỉ X người Thái chưa có chữ viết, mà có lẽ họ dùng chữ Phạn gần nguyên gốc.
Vì nhiều lý do mà hầu hết các học giả người Việt đều dẫn theo nhận định của GS. Bửu Cầm. Chúng tôi thấy cần giải thích đôi chút về các chữ Thái trong hình chụp từ cuốn Thanh Hóa quan phong ở trên:
Đọc theo dòng từ trái sang phải:
-Chữ đầu tiên ở góc trên bên trái Vương Duy Trinh chú âm bằng chữ Nôm là “Tô bò” 蘇