Hoàng Cầm đã có bài thơ Bên kia sông Đuống được bình chọn là một trong 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ. Riêng funny tôi, nếu được chọn tôi sẽ chọn bài Lá Diêu Bông. Đơn giản vì tôi thích nó nhất chứ quân Toàn Lì thì chẳng thể đủ năng lực để phân tích đánh giá được.
Ai cũng biết “Lá diêu bông” chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của nhà thơ huê tình xứ Kinh Bắc. Nhưng trong tâm thức mọi người, dường như đều tin có cái “Lá diêu bông” thật, gắn với mối tình thơ dại của cậu bé Hoàng Cầm 12 tuổi. Và xung quanh cái “Lá diêu bông” ấy đã có nhiều câu chuyện thú vị về thi sĩ Hoàng Cầm.
Tìm được một bài viết thật hay xin chia sẻ cùng bà con...
Câu chuyện của 71 năm về trước...
Đó là vào dịp lễ Giáng sinh năm 1934, cậu học trò Hoàng Cầm được nghỉ về thăm nhà ở cái phố ga xép đìu hiu Như Thiết. Ở đấy có một cô gái bán hàng nước 20 tuổi đã hút hồn cậu học trò 12 tuổi trong mấy năm trời: chị Vinh. Hoàng Cầm về cũng là để được trông ngóng, ngó nhìn, chờ đợi chị. Chiều mùa đông nắng hanh vàng rộm, trời xanh trong, heo may se se lạnh. Vắng khách, chị bỏ cửa hàng bước nhanh ra cánh đồng, đi trên các bờ ruộng, lúi húi vạch từng lùm cây, bụi cỏ hoang dại như để tìm một vật gì đó. Cậu học trò đi theo, cách sau lưng chị ba bước. Thấy chị cứ tìm mãi, cậu mới bạo dạn hỏi:
- Chị Vinh ơi ! Chị đi tìm cái gì thế?
Chị cười, một nụ cười trêu cợt rất bí ẩn kiêu sa, rồi nói:
- Ừ, chị đi tìm cái lá... ấy đấy, đứa nào tìm được cái lá ấy ta gọi là chồng!
Tim cậu học trò như lặng đi ngừng lại vài giây rồi đập rất mạnh, người nóng ran lên trong buổi xế chiều càng lạnh, vì hy vọng là mình sẽ... tìm được cái lá ấy cho chị. Cái lá ấy, chị đã gọi tên, một cái lá có lẽ có thật, nhưng chỉ ít lâu sau buổi chiều mùa đông ấy, cậu học trò đã không sao còn nhớ, để rồi 25 năm sau, tức một phần tư thế kỷ, nó biến thành cái “Lá diêu bông” trong bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Hoàng Cầm.
Và bài thơ ra đời 25 năm sau...
Một chiều thứ bảy, cậu học trò 12 tuổi si tình xuống tàu, vào phố xép đi về nhà, nhìn sang nhà chị Vinh thấy cánh liếp đóng im ỉm. Chị Vinh đã đi lấy chồng. Bà mẹ chị Vinh đã đồng ý gả chị cho một viên quản khố xanh ở Phủ Lý để cuộc sống đỡ khó khăn:
Năm sau giặc giã
Quan Đốc đồng áo đen nẹp đỏ
Thả tịnh vàng cưới Chị
võng mây trôi
Em đứng nhìn theo Em gọi đôi.
(Cây tam cúc)
Cậu học trò khóc oà lên, khóc như vừa có một thế giới nào đột ngột vỡ tung trong vũ trụ. Mối tình thơ dại tuổi học trò rướm máu ấy làm sao có thể quên được trong một hồn thơ đa tình đa cảm? Nó vẫn âm ỉ cháy không nguôi trong lòng thi sĩ suốt 25 năm qua...
Cho đến cái mùa rét năm 1959 thì kỷ niệm của mối tình thơ dại đầu đời bỗng ùa về trong lòng thi nhân và trào ra thành những con chữ trong cái giai điệu “Lá diêu bông” như không thể nào cưỡng nổi. Và đây cũng là một hiện tượng “lạ” trong thơ Hoàng Cầm cũng như trong thơ hiện đại Việt Nam. Trong Vĩ thanh (Về Kinh Bắc), chính Hoàng Cầm đã kể lại rất cụ thể trường hợp ra đời của bài thơ “Lá diêu bông”: “Đặc biệt, riêng, riêng có bài Lá diêu bông, duy nhất một bài này hoàn toàn là những lời văng vẳng bên tai, từ đầu chí cuối, quá nửa đêm mùa rét 1959... tôi vẫn không ngủ được. Bốn bề yên tĩnh... Chợt bên tai vẳng lên một giọng nữ rất nhỏ nhẹ mà rành rọt, đọc chậm rãi, có tiết điệu, nghe như từ thời nào xa xưa vẳng đến, có lẽ từ tiền kiếp vọng về:
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng...
“Tôi xoay người trong chăn về phía bên trái và ghi ngay lên giấy. Giọng nữ vẫn đọc, không vội vàng và cũng không quá chậm, và tôi ghi lia lịa trong bóng tối mờ. Đến lúc giọng nữ im bặt hẳn, lòng tôi nhẹ bẫng đi, được một lát thì tôi ngủ thiếp. Sớm hôm sau nhìn lại trang “bản thảo” thì có chỗ rõ, đọc được, nhiều chỗ dòng nọ đè lên dòng kia, chữ này xoá mất chữ khác. Phải mất nửa giờ, tôi mới tách được ra theo thứ tự đúng như những lời người nữ kỳ diệu nào đó đã đọc cho tôi viết lúc quá nửa đêm hôm qua. Bài Lá diêu bông ra đời như vậy, nói có người không tin, nhưng tôi nghĩ bây giờ khoa tâm thần học, vô thức luận, tâm linh học có thể lý giải được hiện tượng đó một cách rất khoa học. Vậy nên, cái lá diêu bông là cái lá gì, ở đâu, nào tôi có biết. Thần linh đọc diêu bông, tôi chép diêu bông, thế thôi. Nhưng nó có nguồn gốc đấy”.
Nguồn gốc của “Lá diêu bông” thì ta đã biết, như ở câu chuyện trên đây, trong cái buổi chiều mùa đông năm 1934 ấy... Còn hiện tượng thơ “lạ” của Hoàng Cầm trong cái đêm mùa rét năm 1959 thì giới nghiên cứu gọi đó là thơ siêu thực với lối viết tự động (écriture automatique) như có “lời thần linh mách bảo”. Lời mách bảo của thần linh ở đây thực ra là tiếng nói dội lên từ tiềm thức thi nhân để thành một kiệt tác của giai điệu tình yêu. Có thể xem Lá diêu bông là bài thơ siêu thực tiêu biểu nhất mà cũng đẹp nhất của Hoàng Cầm trên cả hai mặt tiềm thức - giấc mơ và lối viết tự động. Đó là thơ siêu thực kiểu phương Đông bay lên từ một vùng quê quan họ thơ mộng trữ tình, mang cái nét riêng của Hoàng Cầm: thơ siêu thực - hiện đại - dân gian:
... Ngày cưới Chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xoè tay phủ mặt Chị không nhìn
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời!...
- Ới diêu bông!...
Có phải vì thế mà nó đã “lọt tai” độc giả Việt Nam và được nhiều thế hệ người đọc nước ta tìm đến và đón nhận? Nguyễn Đăng Mạnh gọi đó là “phạm trù siêu thơ”, Nguyễn Đăng Điệp thấy ông là “người dệt thơ từ những giấc mơ...”, còn Đỗ Lai Thuý thì lại cho rằng “có thể Hoàng Cầm không có lý luận, không có tuyên ngôn như nhóm siêu thực của André Breton, nhưng trên thực tế ông đã sáng tác như họ”. Chỉ có điều, ông đã Việt hoá thơ siêu thực châu Âu, đúng hơn là đã Kinh Bắc hoá đến mức tạo ra một bông hoa thơ thật nhuần nhị và đẹp hư ảo như chiếc Lá diêu bông từ khi ra đời đến nay vẫn lâng lâng, mơ hồ, say đắm, mê hương trong lòng người đọc...
Đến cuộc thi bình thơ cuối thế kỷ...
Bốn mươi năm sau. Bài thơ đã có thời gian đi vào cuộc sống. Lớp trẻ đã đón nhận Lá diêu bông như đón nhận một tiếng thơ của lòng mình. Nhiều cuộc trao đổi, toạ đàm về Lá diêu bông đã được tổ chức trong học sinh, sinh viên. Thi sĩ Hoàng Cầm đã đến nói chuyện về thơ của mình với sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội và bình hai thi phẩm Lá diêu bông và Cây tam cúc. Và một hạnh phúc, một phần thưởng lớn đã đến với ông: Hội Tao Đàn báo Hoa học trò đã tổ chức một cuộc thi bình bài thơ Lá diêu bông kéo dài mấy tháng trong năm 1999 - năm cuối cùng của thế kỷ. Bài dự thi khá nhiều với nhiều tiếng nói bình thơ khác nhau nhằm khám phá cái “Lá diêu bông” bí ẩn, say người và đầy ám ảnh kia. Phải khó khăn, vất vả lắm Ban giám khảo mới chọn được không đầy 10 bài để đưa vào chung khảo. Các bài này đều được đưa nhà thơ Hoàng Cầm “chấm” để tham khảo ý kiến. Bài được giải cao nhất trong cuộc thi bình thơ đã được chính tác giả bài thơ cho 9 điểm. Đó là bài của Đỗ Khánh Phương , sinh viên lớp 3B, Khoa ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội I, nhan đề: Tình yêu tuyệt vọng và hy vọng của đời người với lời kết thúc: “Chông chênh giữa hai bờ thực và ảo, giữa có lý và phi lý, giữa đòi hỏi và hy sinh, tâm trạng của nhà thơ cũng là tâm trạng của tình yêu, nhất là khi nỗi đam mê cháy lên từ những điều không có thực. Vì thế mà có một ảo kỳ Lá diêu bông. Vì thế mà tình yêu vẫn mãi là ảo kỳ, là đáng được thương, đáng được không vô tình với nó. Và, người ta lại cháy lên hy vọng làm một điều gì đó để tình yêu không đi cùng với nỗi bất hạnh trên đời”.
Và “Lá diêu bông” đi vào cuộc sống...
Nhạc sĩ Trần Tiến đã phổ nhạc bài thơ Lá diêu bông thành một bài hát được rất nhiều người yêu thích, tạo một nhịp cầu âm nhạc cho lời thơ Lá diêu bông của Hoàng Cầm đi vào lòng công chúng. Nhưng có những điều không mấy người biết về tác giả Lá diêu bông: Nhờ có bài thơ này mà Hoàng Cầm cùng với nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán đã được ông giám đốc Khách sạn Hoa Lư - Ninh Bình cho ăn ở không mất một xu (chỉ vì mê bài Lá diêu bông) và cả người gác cầu Đò Lèn - Thanh Hoá ưu tiên cho đi trước (cũng chỉ vì ái mộ ông “Lá diêu bông”) khi họ vào Thanh Hoá để gặp hai nhà văn Hoà Vang và Nguyễn Lương Ngọc trong chuyến đi bộ xuyên Việt. Và đặc biệt, bài thơ đã thành tên một cái quán - Quán “Diêu Bông” trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh vào những năm 1980 - (nay là Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TPHCM). Chủ quán là một nhà giáo - nhà thơ nghỉ hưu sớm, đã nhờ một người quen (trung tá Quýnh) chuyển cho tác giả Lá diêu bông một bức thư bằng thơ như sau:
Quán em nghèo em gọi Diêu Bông
Cũng là như có như không vậy mà...
Hoàng Cầm ơi, anh ở xa
Em nhờ anh Quýnh bắc qua nhịp cầu
Gặp anh bày tỏ trước sau
Diêu bông hư thực biết đâu mà tìm
Thương người đáy biển mò kim
Đời giông bão thương cánh chim cuối trời...
(Theo Tạp chí Kiến thức ngày nay số 569)
---
Lá Diêu Bông
Váy Ðình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Ðồng chiều
Cuống ra.
Chị bảo
— Ðứa nào tìm được lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày sau Em tìm thấy lá
Chị chau mày:
— Ðâu phải lá Diêu Bông
Mùa đông sau Em tìm thấy lá
Chị lắc đầu
Trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn
Từ thưở ấy
Em cầm chiếc lá
Ði đầu non, cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu Bông hờị.!
Ới Diêu Bông
( 1959)
_______________________________________
Xem thêm tại 125hht.com.vn | ttvnol.com
Ai cũng biết “Lá diêu bông” chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của nhà thơ huê tình xứ Kinh Bắc. Nhưng trong tâm thức mọi người, dường như đều tin có cái “Lá diêu bông” thật, gắn với mối tình thơ dại của cậu bé Hoàng Cầm 12 tuổi. Và xung quanh cái “Lá diêu bông” ấy đã có nhiều câu chuyện thú vị về thi sĩ Hoàng Cầm.
Tìm được một bài viết thật hay xin chia sẻ cùng bà con...
Câu chuyện của 71 năm về trước...
Đó là vào dịp lễ Giáng sinh năm 1934, cậu học trò Hoàng Cầm được nghỉ về thăm nhà ở cái phố ga xép đìu hiu Như Thiết. Ở đấy có một cô gái bán hàng nước 20 tuổi đã hút hồn cậu học trò 12 tuổi trong mấy năm trời: chị Vinh. Hoàng Cầm về cũng là để được trông ngóng, ngó nhìn, chờ đợi chị. Chiều mùa đông nắng hanh vàng rộm, trời xanh trong, heo may se se lạnh. Vắng khách, chị bỏ cửa hàng bước nhanh ra cánh đồng, đi trên các bờ ruộng, lúi húi vạch từng lùm cây, bụi cỏ hoang dại như để tìm một vật gì đó. Cậu học trò đi theo, cách sau lưng chị ba bước. Thấy chị cứ tìm mãi, cậu mới bạo dạn hỏi:
- Chị Vinh ơi ! Chị đi tìm cái gì thế?
Chị cười, một nụ cười trêu cợt rất bí ẩn kiêu sa, rồi nói:
- Ừ, chị đi tìm cái lá... ấy đấy, đứa nào tìm được cái lá ấy ta gọi là chồng!
Tim cậu học trò như lặng đi ngừng lại vài giây rồi đập rất mạnh, người nóng ran lên trong buổi xế chiều càng lạnh, vì hy vọng là mình sẽ... tìm được cái lá ấy cho chị. Cái lá ấy, chị đã gọi tên, một cái lá có lẽ có thật, nhưng chỉ ít lâu sau buổi chiều mùa đông ấy, cậu học trò đã không sao còn nhớ, để rồi 25 năm sau, tức một phần tư thế kỷ, nó biến thành cái “Lá diêu bông” trong bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Hoàng Cầm.
Và bài thơ ra đời 25 năm sau...
Một chiều thứ bảy, cậu học trò 12 tuổi si tình xuống tàu, vào phố xép đi về nhà, nhìn sang nhà chị Vinh thấy cánh liếp đóng im ỉm. Chị Vinh đã đi lấy chồng. Bà mẹ chị Vinh đã đồng ý gả chị cho một viên quản khố xanh ở Phủ Lý để cuộc sống đỡ khó khăn:
Năm sau giặc giã
Quan Đốc đồng áo đen nẹp đỏ
Thả tịnh vàng cưới Chị
võng mây trôi
Em đứng nhìn theo Em gọi đôi.
(Cây tam cúc)
Cậu học trò khóc oà lên, khóc như vừa có một thế giới nào đột ngột vỡ tung trong vũ trụ. Mối tình thơ dại tuổi học trò rướm máu ấy làm sao có thể quên được trong một hồn thơ đa tình đa cảm? Nó vẫn âm ỉ cháy không nguôi trong lòng thi sĩ suốt 25 năm qua...
Cho đến cái mùa rét năm 1959 thì kỷ niệm của mối tình thơ dại đầu đời bỗng ùa về trong lòng thi nhân và trào ra thành những con chữ trong cái giai điệu “Lá diêu bông” như không thể nào cưỡng nổi. Và đây cũng là một hiện tượng “lạ” trong thơ Hoàng Cầm cũng như trong thơ hiện đại Việt Nam. Trong Vĩ thanh (Về Kinh Bắc), chính Hoàng Cầm đã kể lại rất cụ thể trường hợp ra đời của bài thơ “Lá diêu bông”: “Đặc biệt, riêng, riêng có bài Lá diêu bông, duy nhất một bài này hoàn toàn là những lời văng vẳng bên tai, từ đầu chí cuối, quá nửa đêm mùa rét 1959... tôi vẫn không ngủ được. Bốn bề yên tĩnh... Chợt bên tai vẳng lên một giọng nữ rất nhỏ nhẹ mà rành rọt, đọc chậm rãi, có tiết điệu, nghe như từ thời nào xa xưa vẳng đến, có lẽ từ tiền kiếp vọng về:
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng...
“Tôi xoay người trong chăn về phía bên trái và ghi ngay lên giấy. Giọng nữ vẫn đọc, không vội vàng và cũng không quá chậm, và tôi ghi lia lịa trong bóng tối mờ. Đến lúc giọng nữ im bặt hẳn, lòng tôi nhẹ bẫng đi, được một lát thì tôi ngủ thiếp. Sớm hôm sau nhìn lại trang “bản thảo” thì có chỗ rõ, đọc được, nhiều chỗ dòng nọ đè lên dòng kia, chữ này xoá mất chữ khác. Phải mất nửa giờ, tôi mới tách được ra theo thứ tự đúng như những lời người nữ kỳ diệu nào đó đã đọc cho tôi viết lúc quá nửa đêm hôm qua. Bài Lá diêu bông ra đời như vậy, nói có người không tin, nhưng tôi nghĩ bây giờ khoa tâm thần học, vô thức luận, tâm linh học có thể lý giải được hiện tượng đó một cách rất khoa học. Vậy nên, cái lá diêu bông là cái lá gì, ở đâu, nào tôi có biết. Thần linh đọc diêu bông, tôi chép diêu bông, thế thôi. Nhưng nó có nguồn gốc đấy”.
Nguồn gốc của “Lá diêu bông” thì ta đã biết, như ở câu chuyện trên đây, trong cái buổi chiều mùa đông năm 1934 ấy... Còn hiện tượng thơ “lạ” của Hoàng Cầm trong cái đêm mùa rét năm 1959 thì giới nghiên cứu gọi đó là thơ siêu thực với lối viết tự động (écriture automatique) như có “lời thần linh mách bảo”. Lời mách bảo của thần linh ở đây thực ra là tiếng nói dội lên từ tiềm thức thi nhân để thành một kiệt tác của giai điệu tình yêu. Có thể xem Lá diêu bông là bài thơ siêu thực tiêu biểu nhất mà cũng đẹp nhất của Hoàng Cầm trên cả hai mặt tiềm thức - giấc mơ và lối viết tự động. Đó là thơ siêu thực kiểu phương Đông bay lên từ một vùng quê quan họ thơ mộng trữ tình, mang cái nét riêng của Hoàng Cầm: thơ siêu thực - hiện đại - dân gian:
... Ngày cưới Chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xoè tay phủ mặt Chị không nhìn
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời!...
- Ới diêu bông!...
Có phải vì thế mà nó đã “lọt tai” độc giả Việt Nam và được nhiều thế hệ người đọc nước ta tìm đến và đón nhận? Nguyễn Đăng Mạnh gọi đó là “phạm trù siêu thơ”, Nguyễn Đăng Điệp thấy ông là “người dệt thơ từ những giấc mơ...”, còn Đỗ Lai Thuý thì lại cho rằng “có thể Hoàng Cầm không có lý luận, không có tuyên ngôn như nhóm siêu thực của André Breton, nhưng trên thực tế ông đã sáng tác như họ”. Chỉ có điều, ông đã Việt hoá thơ siêu thực châu Âu, đúng hơn là đã Kinh Bắc hoá đến mức tạo ra một bông hoa thơ thật nhuần nhị và đẹp hư ảo như chiếc Lá diêu bông từ khi ra đời đến nay vẫn lâng lâng, mơ hồ, say đắm, mê hương trong lòng người đọc...
Đến cuộc thi bình thơ cuối thế kỷ...
Bốn mươi năm sau. Bài thơ đã có thời gian đi vào cuộc sống. Lớp trẻ đã đón nhận Lá diêu bông như đón nhận một tiếng thơ của lòng mình. Nhiều cuộc trao đổi, toạ đàm về Lá diêu bông đã được tổ chức trong học sinh, sinh viên. Thi sĩ Hoàng Cầm đã đến nói chuyện về thơ của mình với sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội và bình hai thi phẩm Lá diêu bông và Cây tam cúc. Và một hạnh phúc, một phần thưởng lớn đã đến với ông: Hội Tao Đàn báo Hoa học trò đã tổ chức một cuộc thi bình bài thơ Lá diêu bông kéo dài mấy tháng trong năm 1999 - năm cuối cùng của thế kỷ. Bài dự thi khá nhiều với nhiều tiếng nói bình thơ khác nhau nhằm khám phá cái “Lá diêu bông” bí ẩn, say người và đầy ám ảnh kia. Phải khó khăn, vất vả lắm Ban giám khảo mới chọn được không đầy 10 bài để đưa vào chung khảo. Các bài này đều được đưa nhà thơ Hoàng Cầm “chấm” để tham khảo ý kiến. Bài được giải cao nhất trong cuộc thi bình thơ đã được chính tác giả bài thơ cho 9 điểm. Đó là bài của Đỗ Khánh Phương , sinh viên lớp 3B, Khoa ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội I, nhan đề: Tình yêu tuyệt vọng và hy vọng của đời người với lời kết thúc: “Chông chênh giữa hai bờ thực và ảo, giữa có lý và phi lý, giữa đòi hỏi và hy sinh, tâm trạng của nhà thơ cũng là tâm trạng của tình yêu, nhất là khi nỗi đam mê cháy lên từ những điều không có thực. Vì thế mà có một ảo kỳ Lá diêu bông. Vì thế mà tình yêu vẫn mãi là ảo kỳ, là đáng được thương, đáng được không vô tình với nó. Và, người ta lại cháy lên hy vọng làm một điều gì đó để tình yêu không đi cùng với nỗi bất hạnh trên đời”.
Và “Lá diêu bông” đi vào cuộc sống...
Nhạc sĩ Trần Tiến đã phổ nhạc bài thơ Lá diêu bông thành một bài hát được rất nhiều người yêu thích, tạo một nhịp cầu âm nhạc cho lời thơ Lá diêu bông của Hoàng Cầm đi vào lòng công chúng. Nhưng có những điều không mấy người biết về tác giả Lá diêu bông: Nhờ có bài thơ này mà Hoàng Cầm cùng với nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán đã được ông giám đốc Khách sạn Hoa Lư - Ninh Bình cho ăn ở không mất một xu (chỉ vì mê bài Lá diêu bông) và cả người gác cầu Đò Lèn - Thanh Hoá ưu tiên cho đi trước (cũng chỉ vì ái mộ ông “Lá diêu bông”) khi họ vào Thanh Hoá để gặp hai nhà văn Hoà Vang và Nguyễn Lương Ngọc trong chuyến đi bộ xuyên Việt. Và đặc biệt, bài thơ đã thành tên một cái quán - Quán “Diêu Bông” trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh vào những năm 1980 - (nay là Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TPHCM). Chủ quán là một nhà giáo - nhà thơ nghỉ hưu sớm, đã nhờ một người quen (trung tá Quýnh) chuyển cho tác giả Lá diêu bông một bức thư bằng thơ như sau:
Quán em nghèo em gọi Diêu Bông
Cũng là như có như không vậy mà...
Hoàng Cầm ơi, anh ở xa
Em nhờ anh Quýnh bắc qua nhịp cầu
Gặp anh bày tỏ trước sau
Diêu bông hư thực biết đâu mà tìm
Thương người đáy biển mò kim
Đời giông bão thương cánh chim cuối trời...
(Theo Tạp chí Kiến thức ngày nay số 569)
---
Lá Diêu Bông
Váy Ðình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Ðồng chiều
Cuống ra.
Chị bảo
— Ðứa nào tìm được lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày sau Em tìm thấy lá
Chị chau mày:
— Ðâu phải lá Diêu Bông
Mùa đông sau Em tìm thấy lá
Chị lắc đầu
Trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn
Từ thưở ấy
Em cầm chiếc lá
Ði đầu non, cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu Bông hờị.!
Ới Diêu Bông
( 1959)
_______________________________________
Xem thêm tại 125hht.com.vn | ttvnol.com