Ngũ bút tự hình
Phương pháp gõ tiếng Trung nhanh nhất trên máy tính
Joe Wicentowski, 魏伟 (Nguỵ Vĩ)
Chương 1: giới thiệu
Trong thời đại của máy tính, dễ dàng nhìn nhận rằng việc tồn tại cách viết chữ Trung Quốc là không mấy phù hợp nữa. Thậm chí còn có khoảng 40.000 chữ vẫn còn chưa có thông tin về ngữ nghĩa; với máy tính, thật khó (thậm chí là không thể) để có thể lập ra một bàn phím có thể chứa được toàn bộ những chữ này cũng như đạt được kỹ năng trong việc sử dụng thứ bàn phím đó.
Tất yếu đã có nhiều phương pháp gõ chữ Trung Quốc nhằm có được hiệu năng gõ tốt hơn cũng đã được đề xuất. Tuy nhiên, thực tế gần như trái ngược lại khi mà hiệu năng cũng như sự tồn tại của rất nhiều trong số chúng lại không được lâu dài (thậm chí trước khi người ta có thể thành thục đựoc nó.)
Lấy ví dụ, về hiệu năng của phương pháp phổ biến nhất là gõ theo bính âm(/Pinyin/ – 拼音)chỉ cần một chút thời gian để học nó nếu biết phiên âm latin của chữ đó. Tuy nhiên, nếu chữ muốn viết chỉ là từ đơn (không phải từ ghép hay từ phức) thì với việc tìm trong đống chữ được liệt kê bởi phần mềm cũng đã đủ để làm chậm tiến trình của người đánh máy. Hơn thế nữa, việc nhập liệu bằng ngữ âm chỉ cho phép gõ đúng với chỉ một phương ngôn (tiếng địa phương) mà thôi (Với pinyin là cách phiên âm tiếng quan thoại Trung Quốc sang chữ cái Latin, là tiếng nói của người Hán 汉语 tiêu biểu là tại Bắc Kinh – hiện nay dù được coi là trên toàn Trung Hoa đại lục (tiếng phổ thông ) nhưng có rất nhiều phương ngôn khác đang song song tồn tại) thông tin thêm xem tại wikipedia/Tiếng Trung Quốc
Với 五笔字型
* Mỗi chữ cái đơn có thể gõ chỉ với không quá 4 phím.
* Được tạo nên từ chữ cái, nên nó phù hợp với các phương ngôn khác nhau mà không phụ thuộc vào cách người ta phát âm nó như thế nào.
* Một người thành thạo có thể nhập liệu với khoảng 160 chữ/phút, đó chắc chắn là điều không tưởng đối với các ngôn ngữ phương Tây.
Khó khăn lớn nhất đặt ra với 五笔 đó là yêu cầu phải nhớ nhiều hơn do đó cần là người tương đối thành thạo với chữ viết Trung Quốc. Với những ai thuộc nhiều từ phức và từ ghép hay khó chịu với hạn chế về mặt tốc độ của cách gõ bính âm /pinyin/ thì Ngũ bút thực sự đáng giá. Đối với người mà tiếng mẹ đẻ không thuộc hệ ngôn ngữ Hán Tạng thì việc dịch các tài liệu về ngũ bút có thể gây nhiều khó khăn và làm nản lòng họ ngay từ những bước đầu tiên. Tài liệu này, bản thân nó chỉ nhằm giới thiệu đến người học trên phương diện có bản và đôi điều trong sự phức tạp của phương pháp nhập liệu Ngũ bút tự hình.
1.1. Cơ bản
Mỗi chữ Trung Quốc có thể được phân tách thành các phần nhỏ hơn có thể là các bộ thủ (lưu ý cách viết khác (giản thể hoặc các biến thể khác) của bộ thủ đó)
手→扌,草→艹,阝→阜/邑,心→忄,水→氵,辵→辶,刀→刂,包→勹 ,言→讠,金→钅,八→丷...) gọi là tự căn 字根 (五笔字型 còn gọi là 五笔字根) . Ngược lại, các chữ viết cũng được cấu tạo nên từ các tự căn. Ví dụ: xem xét sự cấu thành của chữ 李 /li3/
木 Mộc + 子 Tử = 李 Lý
Cấu trúc của chữ 明 /ming2/
日 Nhật + 月 Nguyệt = 明 Minh
Theo ý tưởng đó, ký tự sẽ được lập bằng tự căn tương ứng – Nguyên tắc cơ bản của phương pháp Ngũ bút tụ hình. Bàn phím sẽ bao gồm năm vùng, trật tự được tính từ tự căn đầu của vùng đó. Mỗi vùng bao hàm 5 phím (tổng số sẽ có 25 phím), và mỗi phím ứng tên một con số của tự căn (mã số)
www.Dantiengtrung.Com: Ảnh đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem với kích thước đủ. Ảnh nguyên bản có kích thước 1435x941. |
Sơ đồ 1: Phân vùng trên bàn phím
Vùng 1: Hoiontal: Nét ngang (一 /héng/ hoặc /yī/)
Vùng 2: Vertical: Nét dọc hay nét xổ (丨/gǔn/ hay /shù/)
bao gồm cả nét xổ có móc亅
Vùng 3: Left-falling: Nét phảy (丿(撇) /piě/) >
Vùng 4: Right-falling: Nét (捺) /nà /
bao gồm cả nét chấm (丶/zhǔ/ hoặc 点 /diǎn/<điểm>)< bộ chủ>
Vùng 5 Hook: Nét gập 乛(折) zhé hoặc 乙 /yǐ/ <ất>
(tìm hiểu thêm về ngũ bút hoạ 五笔画 từ wikipedia)
Quay lại với ví dụ chữ 李 & 明, để xem xem các tự căn của nó nằm trên những vùng nào từ 1→5.
李:
* 木 Bắt đầu bằng nét ngang, do đó tự căn đầu tiên có thể tìm thấy trong vùng 1
* 子 Bắt đầu bằng nét gập, do đó tự căn đầu tiên có thể tìm thấy trong vùng 5
明:
* 日 Bắt đầu bằng nét xổ, do đó tự căn đầu tiên có thể tìm thấy trong vùng 2
* 月 Bắt đầu bằng nét phảy, do đó tự căn đầu tiên có thể tìm thấy trong vùng 3
1.2. Sự sắp xếp các phím trong ngũ bút
Tương ứng với việc đặt mã số cho các vùng trên bàn phím, chúng ta đặt tên cho các phím theo số thứ tự cho phím nằm trong vùng đó cụ thể là:
số hiệu vùng + số thứ tự của phím + tên phím QWERTY
Ví dụ: vùng 1 có phím G là phím đầu tiên trong vùng nên mã của G là 11. Sang bên trái, ta thấy phím thứ hai F sẽ có mã số là 12. Và phím cuối cùng trong vùng, chữ A là 15.
Tương tự cho các vùng khác với lối gọi tên theo mã số là từ phía trong cùng ra ngoài.
Khi đó, thay vì gọi 12 hay F, sẽ là 12F. Nhưng khi nói đến mã để đánh ra ký tự đó, ta sẽ chỉ gọi theo tên QWERTY, ví dụ: JQVO.
Sơ đồ cơ bản như phía dưới chỉ thể hiện một phần không đầy đủ của bàn phím ngũ bút, cho biết tên phím (11G hay 15A...) và tự căn đại diện (tiêu biểu) của các phím. Tự căn tiêu biểu là tự căn thường dùng nhất so với các tự căn còn lại trong trên phím đó. Vì vậy, biết tự căn tiêu biểu mới chỉ là bước đầu đơn giản nhất trong bàn phím ngũ bút.
Qua đó, ta thấy:
Tự căn tiêu biểu cho 41Y là 言, chữ này có nét viết đầu tiên là nét chấm (hay nại). Sơ đồ 3 cho thấy phím 41Y còn gồm các tự căn khác cũng chỉ có một nét chấm như: 文,方,广.
Tự căn tiêu biểu cho 42U là 立, cấu tạo của chữ này có đến 2 nét chấm (một trong số chúng nằm ở giữa hai nét ngang) . Và những tự căn còn lại của phím 42U bao gồm như: 六,丬,辛 cũng được tạo nên với 2 nét chấm. Tìm hiểu rõ hơn về quan hệ tương đồng này giữa tự căn tiêu biểu và các tự căn khác trong cùng một phím, xin xem sơ đồ 3.
Vùng 4: Right-falling: Nét (捺) /nà /
bao gồm cả nét chấm (丶/zhǔ/ hoặc 点 /diǎn/<điểm>)< bộ chủ>
Vùng 5 Hook: Nét gập 乛(折) zhé
(tìm hiểu thêm về ngũ bút hoạ 五笔画 từ wikipedia)
Quay lại với ví dụ chữ 李 & 明, để xem xem các tự căn của nó nằm trên những vùng nào từ 1→5.
李:
* 木 Bắt đầu bằng nét ngang, do đó tự căn đầu tiên có thể tìm thấy trong vùng 1
* 子 Bắt đầu bằng nét gập, do đó tự căn đầu tiên có thể tìm thấy trong vùng 5
明:
* 日 Bắt đầu bằng nét xổ, do đó tự căn đầu tiên có thể tìm thấy trong vùng 2
* 月 Bắt đầu bằng nét phảy, do đó tự căn đầu tiên có thể tìm thấy trong vùng 3
1.2. Sự sắp xếp các phím trong ngũ bút
Tương ứng với việc đặt mã số cho các vùng trên bàn phím, chúng ta đặt tên cho các phím theo số thứ tự cho phím nằm trong vùng đó cụ thể là:
số hiệu vùng + số thứ tự của phím + tên phím QWERTY
Ví dụ: vùng 1 có phím G là phím đầu tiên trong vùng nên mã của G là 11. Sang bên trái, ta thấy phím thứ hai F sẽ có mã số là 12. Và phím cuối cùng trong vùng, chữ A là 15.
Tương tự cho các vùng khác với lối gọi tên theo mã số là từ phía trong cùng ra ngoài.
Khi đó, thay vì gọi 12 hay F, sẽ là 12F. Nhưng khi nói đến mã để đánh ra ký tự đó, ta sẽ chỉ gọi theo tên QWERTY, ví dụ: JQVO.
Sơ đồ cơ bản như phía dưới chỉ thể hiện một phần không đầy đủ của bàn phím ngũ bút, cho biết tên phím (11G hay 15A...) và tự căn đại diện (tiêu biểu) của các phím. Tự căn tiêu biểu là tự căn thường dùng nhất so với các tự căn còn lại trong trên phím đó. Vì vậy, biết tự căn tiêu biểu mới chỉ là bước đầu đơn giản nhất trong bàn phím ngũ bút.
Sơ đồ 2: Sơ đồ căn bản của bàn phím ngũ bút tự hình
Qua đó, ta thấy:
Tự căn tiêu biểu cho 41Y là 言, chữ này có nét viết đầu tiên là nét chấm (hay nại). Sơ đồ 3 cho thấy phím 41Y còn gồm các tự căn khác cũng chỉ có một nét chấm như: 文,方,广.
Tự căn tiêu biểu cho 42U là 立, cấu tạo của chữ này có đến 2 nét chấm (một trong số chúng nằm ở giữa hai nét ngang) . Và những tự căn còn lại của phím 42U bao gồm như: 六,丬,辛 cũng được tạo nên với 2 nét chấm. Tìm hiểu rõ hơn về quan hệ tương đồng này giữa tự căn tiêu biểu và các tự căn khác trong cùng một phím, xin xem sơ đồ 3.
www.Dantiengtrung.Com: Ảnh đã được thu nhỏ. Click vào đây để xem với kích thước đủ. Ảnh nguyên bản có kích thước 1307x768. |
11G chứa tự căn 一 /yī/; 12F chứa tụ căn 儿 /èr/; 13D chứa tự căn 三 /sān/; lưu ý, 四 /sì/ bắt đầu bằng nét cổn, nó nằm ở phím 24L chứ không phải 14S.
Sau khi đã sắp xếp hầu hết các tự căn theo quy luật như trên vào các phím, những tự căn còn lại không theo quy luật được xếp vào những phím cuối của vùng (thường là ?5?) và do đó cũng khó nhớ hơn.Cảm nhận ban đầu về sự sắp xếp trên bàn phím có vẻ tràn lan, tuỳ tiện. Tuy nhiên, nếu kiên trì tập luyện đạt đến kỹ năng thuần thục, bạn sẽ có những hiểu biết sâu hơn không chỉ là nhập liệu
DOWNLOAD
- http://www.wnwb.com/
- http://www.freewb.org/
- http://wubi.sogou.com/
- http://down.tech.sina.com.cn/content/9348.html
- http://xiazai.zol.com.cn/Five_stroke_soft_index/Five_stroke_page_1.html
Xem thêm hướng dẫn tại dantiengtrung.com