Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ” 15. 05. 15 - 5:29 pm
Cùng học tiếng Việt
1. Tang bồng
Tang bồng viết đầy đủ là tang hồ bồng thỉ, hay tang bồng hồ thỉ. Cả bốn chữ này đều là Hán Việt.
Tang ở đây là cây dâu (giải thích trong bài Phù Tang), hồ là cây cung, tang hồ là cây cung làm bằng gỗ cây dâu.
Bồng là một loại cỏ gọi là cỏ bồng, theo wiki tiếng Anh và tiếng Trung Quốc giải thích là thuộc chi Ngải (gen. Artemisia). Thỉ là mũi tên, bồng thỉ là mũi tên bằng cỏ bồng.
Minh họa của Jacob Sturm cho Mugwort – một giống cỏ bồng, hình như là để làm mũi tên cho thần Cupid bắn kẻ sắp yêu. Hình từ trang này
“… Xạ nhân dĩ tang hồ bồng thỉ lục, xạ thiên địa tứ phương.”
(Người bắn lấy cung gỗ dâu , tên cỏ bồng sáu cái, bắn lên trời, xuống đất và bốn hướng – Lễ Ký, thiên Nội tắc)
“Thỏa chí tang bồng” là thỏa chí tung hoành ấy…
Tang bồng từ đó cũng mang nghĩa cái chí lớn của người nam nhi. Trong thời mà Nho học thống trị thì cái “tang bồng” còn trở thành cái nợ mà người nam giới phải mang vào thân (thật ra là tự mang rồi tự chịu).
Chúng ta gặp tang bồng phần nhiều trong thơ ca cổ.
“Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Dở đem thân thế hẹn tang bồng.
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.”
(Nguyễn Công Trứ, Đi thi tự vịnh)
hoặc trong câu cuối bài “Trống Cơm”:
“Một bầy tang tình con nhện
Giăng tơ ấy mấy đi tìm
Em nhớ thương ai
Duyên nợ khách tang bồng”.
2. Congaï – Con ghệ
Để đổi không khí, chúng ta cùng tìm hiểu về một từ “hiện đại”.
Tiếng nước ngoài cũng mượn từ của tiếng Việt. Ngoài những “thuật ngữ” chỉ đồ ăn như phở, bún bò, … bắt buộc phải mượn, thì cũng có một số chữ tiếng Việt khác cũng được người Pháp sử dụng từ thời thuộc địa cho tới bây giờ.
Ví dụ như là từ congaï, hay còn viết là congaye. Từ này để chỉ những phụ nữ trẻ người thuộc địa, có khi để chỉ vợ hoặc người tình người An Nam của những công chức thuộc địa hoặc đôi khi tiêu cực hơn, chỉ gái làng chơi.
Một hình vẽ (1922) từ trang này, có tên: “Gái Paris đóng congaï Việt Nam, khỏa thân”. Lời chú bên trên là: “Luôn luôn theo kịp mode, gái Paris đóng làm congaï”. Câu bên dưới rất linh tinh là “Ông thầy tu già An Nam liệu có còn gỗ đá?”
Bìa sách “Congaï – người tình Đông Dương” của Harry Hervey
Ngoài ra, còn có chữ niakoué trong tiếng Pháp, vốn là mượn từ chữ nhà quêcủa tiếng Việt. Chữ này bây giờ dùng làm từ lóng để chỉ người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
*
Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé
*
Bài tương tự:
- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất
- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ
- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt
- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”
- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”
- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”
- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”
- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”
- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc
- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử
- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ
- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt
- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”
- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”
- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”
- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”
- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”
- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc
- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử
soi.today