Sức khỏe sinh sản của phụ nữ luôn cần được quan tâm và kiểm tra thường xuyên. Vì đôi khi những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm xuất hiện nhưng không hề có dấu hiệu báo trước, chẳng hạn như u nang buồng trứng. Vậy cụ thể u nang buồng trứng là gì, nó ảnh hưởng thế nào tới phụ nữ, các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông tin trong bài viết này nhé.
U nang buồng trứng có nhiều kích thước khác nhau, khi mới xuất hiện kích thước có khi chỉ vừa bằng hạt đậu, nhưng để lâu theo thời gian, khối u có thể phát triển tới kích thước của một quả dưa hấu.
U nang buồng trứng có 2 dạng đó là u nang lành tính (chiếm phần lớn) và u nang ác tính (chỉ chiếm khoảng 1-2%). Tuy nhiên, dù là u nang lành hay ác thì đều có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh, nhất là với những u nang to.
Mặc dù u nang buồng trứng rất phổ biến ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh đẻ và nói chung là lành tính, nhưng u nang xuất hiện trong hoặc sau thời kỳ mãn kinh có khả năng là ung thư.
Những u nang quá lớn hoặc nặng thì dễ bị xoắn hoặc vỡ, đây là 2 biến chứng cấp tính rất nguy hiểm.
U nang xoắn:Có thể xảy ra với bất kỳ loại u nào, những u nhỏ, có cuống dài, không dính là những u dễ bị xoắn. Do tuần hoàn máu đến buồng trứng bị ngưng trệ nên khi u xoắn bệnh nhân đau bụng dữ dội, liên tục, có thể buồn nôn, nôn, đôi khi có thể choáng vì đau. Khối u phình to khiến bụng chướng, ấn đau hạ vị và hai hố chậu, có phản ứng thành bụng. Thăm âm đạo thấy khối u căng, ít di động, ấn đau nhói.
Vỡ nang: Biến chứng xảy ra khi áp lực dịch trong khối u quá lớn, gây vỡ u nang. Bệnh nhân đột ngột đau bụng, đau liên tục, hạ vị và hai hố chậu ấn đau, có phản ứng. Một số trường hợp vỡ nang gây chảy máu trong, bệnh nhân có thể choáng mất máu. Thăm khám âm đạo thấy khối u khó xác định, tử cung đau khi di động. Sau khi vỡ nang, bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn, bụng trướng, có thể có phản ứng phúc mạc, thăm khám âm đạo thấy u dính, rất ít di động, ấn thấy đau. Nếu như không điều trị kịp thời thì có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Chèn ép các tạng xung quanh: Biến chứng này thường muộn, khi u đã phát triển lâu, kích thước lớn. U chèn ép bàng quang gây đái rắt, chèn ép trực tràng gây táo bón, đôi khi chèn ép niệu quản gây ứ nước bể thận, thậm chí có những khối u buồng trứng rất lớn chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây tuần hoàn bàng hệ, phù hai chi dưới, cổ trướng. Ung thư hóa có thể xuất hiện ở nang nước.
Đồng thời, các triệu chứng của bệnh thường không đặc thù nên dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Cụ thể sau đây là các dấu hiệu của bệnh:
Các dấu hiệu trong trường hợp nguy hiểm
Đây là những triệu chứng cấp tính khi u nang xoắn hoặc vỡ, bệnh nhân cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, nếu không sẽ nguy hại đến tính mạng.
Đọc thêm: Nang xuất huyết buồng trứng phải là như thế nào?
Nếu như u to dần lên, và có kích thước trên 5cm thì cần được chỉ định mổ. Đa phần những khối u cỡ vừa 5 -10cm thì có thể mổ dễ dàng bằng phương pháp mổ nội soi để bóc tách u ra ngoài. Phương pháp này xâm lấn tối thiểu, ít đau đớn, giúp bệnh nhân hạn chế tối đa biến chứng trong và sau mổ. Thời gian phục hồi khá nhanh, người bệnh chỉ cần theo dõi tại bệnh viện 1-2 ngày là có thể ra về.
Trong khi đó, với những khối u có biến chứng như vỡ hay xoắn hoặc kích thước rất lớn thì thường được yêu cầu mổ phanh (mổ hở). Đây là kĩ thuật mổ truyền thống nên tồn tại nhiều rủi ro, bệnh nhân cũng phải lưu viện dài ngày hơn (5-7 ngày) để theo dõi. Thời gian phục hồi tại nhà cũng lâu hơn so với mổ nội soi.
Nếu khối u sau khi tách ra phát hiện là ung thư thì bệnh nhân sẽ vẫn cần tiếp tục điều trị kéo dài nhiều tháng sau đó bằng hóa trị, xạ trị theo phác đồ của bác sĩ nhằm tiêu diệt hết hoàn toàn mầm mống của ung thư.
Trong trường hợp, phụ nữ đã lớn tuổi có u nang buồng trứng thì thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu cắt bỏ buồng trứng để chặn đứt nguy cơ tái phát. Với những người có u nang ác tính cũng vậy, họ sẽ buộc phải bị cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ buồng trứng, thậm chí là tử cung để ung thư không di căn.
Đọc thêm: Sau khi phẫu thuật u nang buồng trứng cần kiêng gì?
Hiểu về khái niệm U nang buồng trứng
U nang buồng trứng (tên tiếng Anh là Ovarian Cyst), trong đo "Cyst" nghĩa là nang, vì vậy bất cứ thứ gì có vỏ và chứa nước hoặc chất lỏng bên trong đều được gọi là "nang". Mọi cơ quan trong cơ thể con người đều có khả năng bị u nang. Cho dù đó là da, mỡ, xương, các cơ quan nội tạng hoặc thậm chí là não, u nang đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, nang phát triển tại buồng trứng thì gọi là u nang buồng trứng.U nang buồng trứng có nhiều kích thước khác nhau, khi mới xuất hiện kích thước có khi chỉ vừa bằng hạt đậu, nhưng để lâu theo thời gian, khối u có thể phát triển tới kích thước của một quả dưa hấu.
U nang buồng trứng có 2 dạng đó là u nang lành tính (chiếm phần lớn) và u nang ác tính (chỉ chiếm khoảng 1-2%). Tuy nhiên, dù là u nang lành hay ác thì đều có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người bệnh, nhất là với những u nang to.
Mặc dù u nang buồng trứng rất phổ biến ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi sinh đẻ và nói chung là lành tính, nhưng u nang xuất hiện trong hoặc sau thời kỳ mãn kinh có khả năng là ung thư.
Những u nang quá lớn hoặc nặng thì dễ bị xoắn hoặc vỡ, đây là 2 biến chứng cấp tính rất nguy hiểm.
U nang xoắn:Có thể xảy ra với bất kỳ loại u nào, những u nhỏ, có cuống dài, không dính là những u dễ bị xoắn. Do tuần hoàn máu đến buồng trứng bị ngưng trệ nên khi u xoắn bệnh nhân đau bụng dữ dội, liên tục, có thể buồn nôn, nôn, đôi khi có thể choáng vì đau. Khối u phình to khiến bụng chướng, ấn đau hạ vị và hai hố chậu, có phản ứng thành bụng. Thăm âm đạo thấy khối u căng, ít di động, ấn đau nhói.
Vỡ nang: Biến chứng xảy ra khi áp lực dịch trong khối u quá lớn, gây vỡ u nang. Bệnh nhân đột ngột đau bụng, đau liên tục, hạ vị và hai hố chậu ấn đau, có phản ứng. Một số trường hợp vỡ nang gây chảy máu trong, bệnh nhân có thể choáng mất máu. Thăm khám âm đạo thấy khối u khó xác định, tử cung đau khi di động. Sau khi vỡ nang, bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn, bụng trướng, có thể có phản ứng phúc mạc, thăm khám âm đạo thấy u dính, rất ít di động, ấn thấy đau. Nếu như không điều trị kịp thời thì có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Chèn ép các tạng xung quanh: Biến chứng này thường muộn, khi u đã phát triển lâu, kích thước lớn. U chèn ép bàng quang gây đái rắt, chèn ép trực tràng gây táo bón, đôi khi chèn ép niệu quản gây ứ nước bể thận, thậm chí có những khối u buồng trứng rất lớn chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây tuần hoàn bàng hệ, phù hai chi dưới, cổ trướng. Ung thư hóa có thể xuất hiện ở nang nước.
Nguyên Nhân khiến u nang buồng trứng xuất hiện
Có rất nhiều nguyên nhân gây u nang buồng trứng, các nguyên nhân thường gặp đó là:- Do sẩy thai: những người phụ nữ đã từng bị sảy thai rất dễ mắc u nang buồng trứng.
- Do có kinh nguyệt sớm hơn bình thường: đây cũng là tiền đề dẫn tới u nang buồng trứng phát triển.
- Do nội tiết tố bị phá hủy.
- Do suy giảm chức năng tuyến giáp.
- Có thể do sự phá hủy các nang trứng đã chín.
- Do lạc nội mạc tử cung: những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể bị u nang buồng trứng.
- Mang thai: một vài khối u nang buồng trứng có thể xuất hiện một cách tự nhiên ở giai đoạn đầu của thai kỳ để hỗ trợ cho bào thai đến khi nhau thai được hình thành. Song cũng có khi u nang xuất hiện cho đến hết thai kỳ.
- Do nhiễm trùng vùng chậu: các ổ nhiễm trùng ở vùng chậu có thể lan tới buồng trứng và vòi trứng, gây ra áp xe.
Các Triệu Chứng Phải Được Chú Ý
Các triệu chứng của bệnh tùy thuộc vào loại u nang tồn tại trong buồng trứng. Một vài người có thể không thấy bất cứ triệu chứng nào, có một vài người lại chỉ thấy chút ít triệu chứng mơ hồ.Đồng thời, các triệu chứng của bệnh thường không đặc thù nên dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Cụ thể sau đây là các dấu hiệu của bệnh:
- Đau vùng bụng dưới
- Đau khi quan hệ tình dục, có thể bị chảy máu trong và sau khi quan hệ
- Đau bụng nhiều hơn trong kì kinh nguyệt
- Sờ nắn thấy khối u ở vùng chậu (nếu khối u to)
- Đi tiểu thường xuyên nhưng lại ra rất ít (đái rắt)
- Buồn đi đại tiện nhưng không ra được hoặc táo bón
Các dấu hiệu trong trường hợp nguy hiểm
- Đau bụng dưới dữ dội như có dao đâm
- Bụng cứng lại gồ lên
- Buồn nôn, sốt
- Da tái lạnh, run người
Đây là những triệu chứng cấp tính khi u nang xoắn hoặc vỡ, bệnh nhân cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, nếu không sẽ nguy hại đến tính mạng.
Chẩn Đoán U nang buồng trứng
Chẩn đoán u nang buồng trứng được thực hiện bởi một bác sĩ sản phụ khoa có chuyên môn.- Thông qua hình ảnh siêu âm 2D, bác sĩ sẽ nhìn thấy khối u và phán đoán được kích thước, đặc điểm khối u. Điều này cho phép các bác sĩ chẩn đoán chính xác và lập kế hoạch điều trị hợp lý. Bệnh nhân có thể được siêu âm qua đường bụng hoặc đường âm đạo.
- MRI, CTscan rất hữu ích trong việc chẩn đoán khối u lớn, phức tạp mà siêu âm không thấy hết được.
- Nếu nghi ngờ khối u buồng trứng là ác tính và có thể sản xuất và giải phóng kháng nguyên, hormone, enzym và các sản phẩm khác, thì bác sĩ có thể thực hiện thêm xét nghiệm kiểm tra chất chỉ điểm ung thư, đo CA-125 trong huyết thanh của bệnh nhân thông qua các phương pháp miễn dịch và sinh hóa.
Đọc thêm: Nang xuất huyết buồng trứng phải là như thế nào?
Điều trị u nang buồng trứng thế nào
U nang buồng trứng được điều trị tùy vào tính chất của từng khối u. Nhưng nếu phát hiện 1 khối u nhỏ, đầu tiên bệnh nhân sẽ được theo dõi định kì 2-3 tháng để quan sát sự thay đổi của u nang. Nếu chung tự theo đi thì không cần điều trị. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc nội tiết tố để ức chế sự phát triển của u nang.Nếu như u to dần lên, và có kích thước trên 5cm thì cần được chỉ định mổ. Đa phần những khối u cỡ vừa 5 -10cm thì có thể mổ dễ dàng bằng phương pháp mổ nội soi để bóc tách u ra ngoài. Phương pháp này xâm lấn tối thiểu, ít đau đớn, giúp bệnh nhân hạn chế tối đa biến chứng trong và sau mổ. Thời gian phục hồi khá nhanh, người bệnh chỉ cần theo dõi tại bệnh viện 1-2 ngày là có thể ra về.
Trong khi đó, với những khối u có biến chứng như vỡ hay xoắn hoặc kích thước rất lớn thì thường được yêu cầu mổ phanh (mổ hở). Đây là kĩ thuật mổ truyền thống nên tồn tại nhiều rủi ro, bệnh nhân cũng phải lưu viện dài ngày hơn (5-7 ngày) để theo dõi. Thời gian phục hồi tại nhà cũng lâu hơn so với mổ nội soi.
Nếu khối u sau khi tách ra phát hiện là ung thư thì bệnh nhân sẽ vẫn cần tiếp tục điều trị kéo dài nhiều tháng sau đó bằng hóa trị, xạ trị theo phác đồ của bác sĩ nhằm tiêu diệt hết hoàn toàn mầm mống của ung thư.
Trong trường hợp, phụ nữ đã lớn tuổi có u nang buồng trứng thì thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu cắt bỏ buồng trứng để chặn đứt nguy cơ tái phát. Với những người có u nang ác tính cũng vậy, họ sẽ buộc phải bị cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ buồng trứng, thậm chí là tử cung để ung thư không di căn.
Đọc thêm: Sau khi phẫu thuật u nang buồng trứng cần kiêng gì?