- Ngành công nghệ thông tin có 4 phân ngành là:
+ Kỹ thuật phần mềm;
+ Kỹ thuật máy tính;
+ Hệ thống thông tin;
+ Mạng máy tính và truyền thông.
- Mã ngành: D480201
- Khối thi: A (Toán, Lý, Hóa); A1(Toán, Lý, Anh) và D1 (Ngữ văn, Toán, Anh văn).
- Thời gian đào tạo
- Đại học: 4.5 năm
- Cao đẳng nghề: 2,5 năm
- Liên thông: Từ Trung cấp lên Đại học: 2,5 năm
- Hoàn chỉnh: Từ Cao đẳng lên Đại học: 1,5 năm
- Cao học: 1,5 năm
Sinh viên đang thực hành tin học tại phòng máy.
Mục tiêu đào tạo
Ngành công nghệ thông tin đào tạo cử nhân chuyên ngành công nghệ thông tin có kiến thức cơ bản và chuyên sâu, có năng lực ứng dụng các thành quả mới nhất của công nghệ thông tin hướng tới nền kinh tế tri thức, có khả năng tổ chức khai thác có hiệu quả phần mềm ứng dụng trong công nghệ điều khiển, các hệ thống kỹ thuật, mạng máy tính, viễn thông, có khả năng thiết kế phần mềm phục vụ công tác quản lý, khoa học, kinh tế.
Ở một số trường khác nhau, ngành này được đào tạo chuyên sâu hơn ở một số chuyên ngành như:
- Chuyên ngành hệ thống thông tin: Đào tạo kỹ sư có khả năng xây dựng và quản lý các hệ thống xử lý thông tin, thiết kế các cơ sở dữ liệu cho các hệ thống thông tin.
- Chuyên ngành kỹ thuật phần mềm: Đào tạo kỹ sư có khả năng tổ chức, thiết kế các phần mềm phục vụ cho nhu cầu khoa học, quản lý, kinh tế, xã hội… cũng như xây dựng các môi trường phát triển phần mềm.
- Chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông: Đào tạo kỹ sư có khả năng quản trị và thiết kế các hệ thống mạng máy tính và viễn thông, xử lý việc truyền dẫn số liệu bằng thông tin số.
- Chuyên ngành kỹ thuật máy tính: Đào tạo kỹ sư máy tính có các kiến thức cơ sở tin học về kỹ thuật điện tử, có khả năng thiết kế, ứng dụng, xây dựng phần mềm trong công nghệ, điều khiển các thiết bị kỹ thuật…
Chương trình đào tạo
Như các ngành khác, sinh viên công nghệ thông tin vẫn phải học các kiến thức giáo dục đại cương. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được học các môn như: lý thuyết thông tin, kiến trúc máy tính, nhập môn hệ cơ sở dữ liệu, nguyên lý hệ điều hành, ngôn ngữ SQL, ngôn ngữ lập trình bậc cao, lập trình hướng đối tượng, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, môi trường lập tường trực quan, phân tích và thiết kế các hệ thống thông tin, kỹ nghệ phần mềm, nhập môn chương trình dịch, nhập môn trí tuệ nhân tạo, nhập môn mạng máy tính, thực hành hệ điều hành mạng, lập trình trên nền web, đồ họa máy tính…
- Nếu theo học chuyên ngành hệ thống thông tin, sinh viên sẽ học sâu về: các vấn đề hiện đại của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nâng cao, an toàn dữ liệu, hệ điều hành UNIX, ứng dụng cơ sở dữ liệu trên nền web, cơ sở dữ liệu phân tán, khai phá dữ liệu web…
- Nếu đi theo hướng công nghệ phần mềm, sinh viên được đào tạo nhiều về: các vấn đề hiện đại của công nghệ phần mềm, các công cụ CASE, lập trình hệ thống nhúng, ngôn ngữ mô hình hóa UML, quản trị dự án phần mềm, phân tích thiết kế hướng đối tượng, thực hành dự án phát triển phần mềm, tương tác người – máy…
- Đối với chuyên ngành mạng máy tính, sinh viên sẽ được nghiên cứu sâu về: các vấn đề hiện đại của khoa học máy tính, xử lý ảnh, học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, lập trình thời gian thực, hệ chuyên gia, lý thuyết nhận dạng, tính toán song song…
- Ở chuyên ngành mạng và truyền thông máy tính, sinh viên sẽ được trang bị kỹ về: các vấn đề hiện đại của mạng và truyền thông máy tính, cơ sở lập trình mạng, quản trị mạng, an toàn mạng, mạng không dây và di động, phát triển ứng dụng trên nền web, truyền thông đa phương tiện, xử lý phân tán, đánh giá hiệu năng mạng…
Cơ hội việc làm
Sinh viên có năng lực để làm việc tại các vị trí, chức danh sau
- Quản trị cơ sở dữ liệu
- An ninh mạng
- Quản trị dự án
- Phát triển phần mềm
- Giảng dạy
Tài nguyên
- Tài liệu tham khảo
- Giáo trình bài giảng
- Phòng máy tính
- Phòng thực hành cisco
http://tuyensinh.lhu.edu.vn/467/19597/Nganh-Cong-nghe-thong-tin.html
No Comment.