Khuất khúc Kẻ Chợ
Ô Quan Chưởng - Dấu tích một Hà Nội xưa. (Ảnh: Internet) |
Nếu phải chọn một cái gì đó để nói về Hà Nội, tôi chắc sẽ có nhiều người không ngần ngại chọn ngay những cái “khuất khúc” phố cổ.
Hình ảnh đẹp nhất về Thủ đô có lẽ là trong câu ca dao xưa:
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mờ khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ."
Sâu lắng, lãng mạn và hào hùng nhất chính là những "tiếng dương cầm trong căn nhà đổ" của Hà Nội mùa đông năm 1946, khi mà người Hà Nội hừng hực trong khí thế chiến đấu, khi những chiến sĩ cuối cùng rời hào lũy, cũng chính là ngôi nhà, góc phố của mình trong cái tâm trạng "Người ra đi đầu không ngoảnh lại. Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."
Nhưng, cái làm nên hồn cốt của đất ngàn năm văn vật, cái không thể tả được thành lời, cái nối lịch sử, hiện tại và tương lai, chính là cuộc sống sinh động và đầy màu sắc của phố cổ.
Một người Nhật, ông Kato Norio, nguyên Trưởng ban tiếng Việt của Đài truyền hình NHK đã gọi đó là "một cái gì đấy": "Hà Nội là một thành phố lạ. Đằng sau sự thay đổi trông thấy rõ như những khu đô thị mới xuất hiện, những khách sạn, nhà hàng mới được khai trương, những đường sá và hạ tầng cơ sở mới được xây dựng… là cuộc sống phía sâu bên trong, vẫn bền bỉ một cái gì đó không dễ gì đổi thay."
Kato Norio, sau khi về hưu đã chọn Hà Nội, với "một cái gì đó," chứ không phải Tokyo, để làm nơi sinh sống cuối cùng của mình.
Nhà thơ Trần Quang Quý đã có một câu thơ rất đẹp về Hà Nội:
"Cô hàng cốm
Gánh mùa thu vào phố"
Tiếng rao đêm. Những gánh hàng hoa. Những "cô hàng cốm." "Những phố cũ, hẹp và khuất khúc, với những nhà thò ra thụt vào, những mái tường đi xuống từng bậc như cầu thang, những cửa sổ gác nhỏ bé và kín đáo..." Bên này một cửa hàng tạp hóa có đầy đủ quả sơn đen, có chồng giấy bản và ống bút nho, có cô hàng thùy mị mà hàng phố vẫn khen là gái đảm đang. Bên kia, nhà một ông cụ Tú, có tiếng trẻ học vang, có cậu học trò xinh trai đứng hầu chè thầy bên tràng kỷ như trong văn của Thạch Lam về một "Ngày ấy." Tất cả dường như là những nhân tố từ một ngàn năm cũ đã làm nên cuộc sống sinh động, làm nên cái hồn cốt của phố cổ.
Theo những nghiên cứu của phó giáo sư-tiến sĩ Pham Văn Tình, chữ "Kẻ chợ" độc đáo của Hà Nội đã có trong sách vở, thậm chí trong một cuốn từ điển từ những năm 1651. Đó là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, còn gọi Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của Alexandre de Rhodes xuất bản tại Roma, 1651. Mục từ Kẻ được A. de Rhodes giải nghĩa: "Những người, chỉ dùng nói về người ta khi nói cách không kính trọng. Kẻ chợ: Những người ở trong chợ, nghĩa là những người ở kinh đô Đông Kinh."
Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam ghi: "Trong những thế kỉ 17-18, các nhà buôn và giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam thường gọi Thăng Long là Kẻ Chợ".
Theo tiến sĩ Phan Văn Tình, tuy chỉ là một cách nói dân dã, nôm na song càng ngày Kẻ Chợ càng trở nên đắc dụng do sự độc đáo, gây sự chú ý về ngôn từ. Đặc biệt, nó được coi như một dấu tích ngôn ngữ "hóa thạch" của một thời, phản ánh chân thực một hoạt động quan trọng, chủ yếu, phổ biến của mảnh đất kinh kì Thăng Long từ xưa đến nay, khi nơi đây trở thành một địa điểm sản xuất, buôn bán, lưu thông các sản phẩm hàng hóa... nhộn nhịp, sầm uất:
"Chàng về Kẻ Chợ thăm thầy
Nhớ mua cau đậu trầu cay cho nàng" (ca dao).
Bây giờ, phố cổ Hà Nội đã "Không có những cái khuất khúc dành cho ta nhiều cái bất ngờ, không có một ngọn cây hoa nhô sau bức tường thấp, khiến chúng ta đoán được cả một thửa vườn nhỏ bên trong, ở đấy biết đâu lại không thướt tha một vài thiếu nữ khuê các như xưa."
Không còn mấy về dĩ vãng, về cảnh phố xá kinh kỳ hồi cụ Lãn Ông, một túi thơ, một bồ thuốc, đi từ Bát Tràng đến Hồ Tây để chữa cho hoàng tử. Chữ "Kẻ chợ" cũng không còn là một tên gọi để chỉ một Hà Nội hiện đại. Nhưng nhịp sống tấp nập, đầy những màu sắc không thể tìm kiếm ở bất cứ nơi đâu khác của phổ cổ Hà Nội thì vẫn còn nguyên. Tất nhiên, còn đó cả tính cách "kẻ chợ".
Cuộc sống ấy làm say mê các chuyên gia người Đức của Viện Goethe. Màu sắc ấy đã làm "phát cuồng" những nhà bảo tồn người Pháp. "Phát cuồng" là chữ mà thị trưởng Toulouse, ông Jea Luc Moudenc đã dùng để chỉ tình cảm của mình với những khu phố bé nhỏ, bàn cờ, nơi có những ngôi nhà nằm xếp bên nhau theo lối hộp diêm. Jea Luc Moudenc gọi phố cổ Hà Nội là "khu phố độc đáo có một không hai." Và chính kiến trúc sư Jean- Pierre Pribetich, một người thuộc Bộ Văn hóa Pháp, đã liên tục lên tiếng về việc hoàn chỉnh "Hồ sơ đề nghị xếp hạng Phố cổ Hà Nội là Di sản thế giới" để trình lên UNESCO.
Việc có một hồ sơ để trình UNESCO là cần thiết, nhưng cái cần bây giờ là phải giải quyết câu chuyện "nhà ổ chuột" đằng sau vẻ giăng mắc hào nhoáng ngay giữa đất phồn hoa kinh kỳ
Từ 11 năm nay, có hàng chục dự án đã bàn đến chuyện cải tạo và bảo tồn khu phố cổ. Nhưng bàn đến và để đó. Và đằng sau những cái "khuất khúc" là những khu ổ chuột với ngõ nhỏ tối tăm, hố xí thùng, bếp than tổ ong, buồng tắm quây bằng vải mưa trên phố và người chồng lên người.
Nhà số 47 Hàng Bạc được coi là một trong số nhà cổ nhất với niên đại 180 năm, nơi mà mỗi bậu cửa, mảng tường đều ghi dấu ấn của lịch sử, đang chết chìm trong sự quá tải với năm hộ gia đình, 30 nhân khẩu đang sinh sống.
Có người nói, người dân phố cổ Hà Nội giờ đã trở nên "kẻ chợ" hơn khi hàng đêm vẫn kiên trì đút chân vào gầm tủ để ngủ với chỉ nửa người trên manh chiếu nhỏ. Khi hàng trăm người ở Hàng Thùng, Hàng Thiếc bám trụ trong 4m2 nhà mà mỗi chuyện "ngủ" cũng là cả một vấn đề dù đã nằm xếp như cá hộp. Khi 50 hộ và 200 con người ở 53 Hàng Buồm sáng sáng vẫn vui vẻ, nhẫn nhịn xếp hàng đi chung mỗi cái nhà vệ sinh bé tí tẹo.
Lại có người khác, cũng nói rất đúng rằng nhìn thực trạng khu phố cổ Hà Nội thì rõ là đang có sự chuyển động ngược, âm thầm và cay đắng theo chiều tỷ lệ nghịch với con số đếm ngược hàng ngày trên chiếc đồng hồ mà chính quyền Hà Nội cho dựng lên gần đền Bà Kiệu.
Ngôi nhà cũ của danh nhân Nguyễn Văn Siêu ở số 12-14 phố mang tên ông. Nhà số 86 hiệu Chân Hưng của gia đình cố giáo sư Phạm Huy Thông, nơi đã tổ chức đám cưới của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nhà số 10 Hàng Đào, nơi hơn 100 năm trước đây (năm 1907) vẫn là trường Đông Kinh Nghĩa Thục... chỉ là một trong số 245 ngôi nhà cổ và 614 ngôi nhà cũ đang xuống cấp trầm trầm trọng. Chữ trầm trọng có thể hiểu là có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Đằng sau những cái khuất khúc của "phố cổ," nơi rất có thể bỗng nhiên hiện ra một mái đình, một pho tượng, giờ đây đang là sự biến mất của các di tích. 165 di tích các loại. Con số đó là cố định. 60 di tích không còn dấu tích. Con số này thì đang dần tăng lên. Và sự quá tải, một ngày nào đó sẽ biến tất cả những di tích thành phế tích. Và những người già, ngoài câu chuyện mưu sinh bên quán chè chén, bé bằng chiều rộng giữa hai mép cột điện, thêm một nỗi lo toan những thằng con trai quá lứa không lấy được vợ. "Cuộc sống chật chội và nghèo khó đến mức hai người con trai, đều đã xấp xỉ 40 mà vẫn chưa anh nào lấy được vợ."
Tính cách kẻ chợ chính là một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc di dân ra khỏi phố cổ dù có khi 4m2 phố cổ đó được "mặc cả" bằng 80m2 chung cư hiện đại.
Và việc bảo tồn phố cổ, không như kỳ vọng dựng lại một khu phố mang đủ phong vị của phố thị Thăng Long xưa, chỉ mới dừng lại ở mức độ "thí điểm": Số nhà 87 Mã Mây và 38 Hàng Đào, thêm một đoạn phố Tạ Hiện nhân 1.000 năm Thăng Long.
Sự quá tải, cùng với tính cách kẻ chợ rõ ràng đã vượt xa so với sự tính toán của các nhà bảo tồn cả ta, lẫn Tây, lẫn Nhật. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc không ít lần đã nói về tính "hàng phố, hàng phường" của người Thăng Long-Kẻ Chợ. Giờ đây "người ta quá trọng đồng tiền mà thành vô luân hay quá đề cao bản ngã mà trở thành ích kỷ, sẵn sàn vứt rác sang hàng xóm, không như ngày xưa bố mẹ dạy con ra hè quét rác quét luôn giúp láng giềng," ông than vãn
Nói như ông Vinh Phúc: "Nếu phố cổ xưa mang vẻ đẹp của một cô gái mỏng mảnh, vóc liễu mình mai thì giờ đây vóc dáng ấy đã… phát tướng” khi mà "văn hóa kẻ chợ" đã ứng xử một cách thô bạo với những ngôi nhà có lối kiến trúc cổ, không nhiều, còn sót lại.
"Đôi khi đi qua một cánh cửa hé mở, chúng ta được thoáng nhìn vào; bóng một thiếu nữ nhẹ qua sân, hình dáng một ông cụ già cúi mình trên cây cảnh. Tất cả cuộc đời của những kẻ bên trong, cuộc đời xưa, những ý nghĩ cũ, những hy vọng và mong ước khác bây giờ."
Dường như từ những năm 30 của thế kỷ trước, Thạch Lam đã nhuốm màu phiền muộn trước sự đổi thay trong những "cuộc phiếm du ngoài phố" khi ông nhận xét "những vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, thân mật với những thú vui chơi hay những cảnh lầm than, với những người Hà Nội cũng như ta"./.
(TT&VH/Vietnam+)Hình ảnh đẹp nhất về Thủ đô có lẽ là trong câu ca dao xưa:
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mờ khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ."
Sâu lắng, lãng mạn và hào hùng nhất chính là những "tiếng dương cầm trong căn nhà đổ" của Hà Nội mùa đông năm 1946, khi mà người Hà Nội hừng hực trong khí thế chiến đấu, khi những chiến sĩ cuối cùng rời hào lũy, cũng chính là ngôi nhà, góc phố của mình trong cái tâm trạng "Người ra đi đầu không ngoảnh lại. Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."
Nhưng, cái làm nên hồn cốt của đất ngàn năm văn vật, cái không thể tả được thành lời, cái nối lịch sử, hiện tại và tương lai, chính là cuộc sống sinh động và đầy màu sắc của phố cổ.
Một người Nhật, ông Kato Norio, nguyên Trưởng ban tiếng Việt của Đài truyền hình NHK đã gọi đó là "một cái gì đấy": "Hà Nội là một thành phố lạ. Đằng sau sự thay đổi trông thấy rõ như những khu đô thị mới xuất hiện, những khách sạn, nhà hàng mới được khai trương, những đường sá và hạ tầng cơ sở mới được xây dựng… là cuộc sống phía sâu bên trong, vẫn bền bỉ một cái gì đó không dễ gì đổi thay."
Kato Norio, sau khi về hưu đã chọn Hà Nội, với "một cái gì đó," chứ không phải Tokyo, để làm nơi sinh sống cuối cùng của mình.
Nhà thơ Trần Quang Quý đã có một câu thơ rất đẹp về Hà Nội:
"Cô hàng cốm
Gánh mùa thu vào phố"
Tiếng rao đêm. Những gánh hàng hoa. Những "cô hàng cốm." "Những phố cũ, hẹp và khuất khúc, với những nhà thò ra thụt vào, những mái tường đi xuống từng bậc như cầu thang, những cửa sổ gác nhỏ bé và kín đáo..." Bên này một cửa hàng tạp hóa có đầy đủ quả sơn đen, có chồng giấy bản và ống bút nho, có cô hàng thùy mị mà hàng phố vẫn khen là gái đảm đang. Bên kia, nhà một ông cụ Tú, có tiếng trẻ học vang, có cậu học trò xinh trai đứng hầu chè thầy bên tràng kỷ như trong văn của Thạch Lam về một "Ngày ấy." Tất cả dường như là những nhân tố từ một ngàn năm cũ đã làm nên cuộc sống sinh động, làm nên cái hồn cốt của phố cổ.
Theo những nghiên cứu của phó giáo sư-tiến sĩ Pham Văn Tình, chữ "Kẻ chợ" độc đáo của Hà Nội đã có trong sách vở, thậm chí trong một cuốn từ điển từ những năm 1651. Đó là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, còn gọi Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của Alexandre de Rhodes xuất bản tại Roma, 1651. Mục từ Kẻ được A. de Rhodes giải nghĩa: "Những người, chỉ dùng nói về người ta khi nói cách không kính trọng. Kẻ chợ: Những người ở trong chợ, nghĩa là những người ở kinh đô Đông Kinh."
Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam ghi: "Trong những thế kỉ 17-18, các nhà buôn và giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam thường gọi Thăng Long là Kẻ Chợ".
Theo tiến sĩ Phan Văn Tình, tuy chỉ là một cách nói dân dã, nôm na song càng ngày Kẻ Chợ càng trở nên đắc dụng do sự độc đáo, gây sự chú ý về ngôn từ. Đặc biệt, nó được coi như một dấu tích ngôn ngữ "hóa thạch" của một thời, phản ánh chân thực một hoạt động quan trọng, chủ yếu, phổ biến của mảnh đất kinh kì Thăng Long từ xưa đến nay, khi nơi đây trở thành một địa điểm sản xuất, buôn bán, lưu thông các sản phẩm hàng hóa... nhộn nhịp, sầm uất:
"Chàng về Kẻ Chợ thăm thầy
Nhớ mua cau đậu trầu cay cho nàng" (ca dao).
Bây giờ, phố cổ Hà Nội đã "Không có những cái khuất khúc dành cho ta nhiều cái bất ngờ, không có một ngọn cây hoa nhô sau bức tường thấp, khiến chúng ta đoán được cả một thửa vườn nhỏ bên trong, ở đấy biết đâu lại không thướt tha một vài thiếu nữ khuê các như xưa."
Không còn mấy về dĩ vãng, về cảnh phố xá kinh kỳ hồi cụ Lãn Ông, một túi thơ, một bồ thuốc, đi từ Bát Tràng đến Hồ Tây để chữa cho hoàng tử. Chữ "Kẻ chợ" cũng không còn là một tên gọi để chỉ một Hà Nội hiện đại. Nhưng nhịp sống tấp nập, đầy những màu sắc không thể tìm kiếm ở bất cứ nơi đâu khác của phổ cổ Hà Nội thì vẫn còn nguyên. Tất nhiên, còn đó cả tính cách "kẻ chợ".
Cuộc sống ấy làm say mê các chuyên gia người Đức của Viện Goethe. Màu sắc ấy đã làm "phát cuồng" những nhà bảo tồn người Pháp. "Phát cuồng" là chữ mà thị trưởng Toulouse, ông Jea Luc Moudenc đã dùng để chỉ tình cảm của mình với những khu phố bé nhỏ, bàn cờ, nơi có những ngôi nhà nằm xếp bên nhau theo lối hộp diêm. Jea Luc Moudenc gọi phố cổ Hà Nội là "khu phố độc đáo có một không hai." Và chính kiến trúc sư Jean- Pierre Pribetich, một người thuộc Bộ Văn hóa Pháp, đã liên tục lên tiếng về việc hoàn chỉnh "Hồ sơ đề nghị xếp hạng Phố cổ Hà Nội là Di sản thế giới" để trình lên UNESCO.
Việc có một hồ sơ để trình UNESCO là cần thiết, nhưng cái cần bây giờ là phải giải quyết câu chuyện "nhà ổ chuột" đằng sau vẻ giăng mắc hào nhoáng ngay giữa đất phồn hoa kinh kỳ
Từ 11 năm nay, có hàng chục dự án đã bàn đến chuyện cải tạo và bảo tồn khu phố cổ. Nhưng bàn đến và để đó. Và đằng sau những cái "khuất khúc" là những khu ổ chuột với ngõ nhỏ tối tăm, hố xí thùng, bếp than tổ ong, buồng tắm quây bằng vải mưa trên phố và người chồng lên người.
Nhà số 47 Hàng Bạc được coi là một trong số nhà cổ nhất với niên đại 180 năm, nơi mà mỗi bậu cửa, mảng tường đều ghi dấu ấn của lịch sử, đang chết chìm trong sự quá tải với năm hộ gia đình, 30 nhân khẩu đang sinh sống.
Có người nói, người dân phố cổ Hà Nội giờ đã trở nên "kẻ chợ" hơn khi hàng đêm vẫn kiên trì đút chân vào gầm tủ để ngủ với chỉ nửa người trên manh chiếu nhỏ. Khi hàng trăm người ở Hàng Thùng, Hàng Thiếc bám trụ trong 4m2 nhà mà mỗi chuyện "ngủ" cũng là cả một vấn đề dù đã nằm xếp như cá hộp. Khi 50 hộ và 200 con người ở 53 Hàng Buồm sáng sáng vẫn vui vẻ, nhẫn nhịn xếp hàng đi chung mỗi cái nhà vệ sinh bé tí tẹo.
Lại có người khác, cũng nói rất đúng rằng nhìn thực trạng khu phố cổ Hà Nội thì rõ là đang có sự chuyển động ngược, âm thầm và cay đắng theo chiều tỷ lệ nghịch với con số đếm ngược hàng ngày trên chiếc đồng hồ mà chính quyền Hà Nội cho dựng lên gần đền Bà Kiệu.
Ngôi nhà cũ của danh nhân Nguyễn Văn Siêu ở số 12-14 phố mang tên ông. Nhà số 86 hiệu Chân Hưng của gia đình cố giáo sư Phạm Huy Thông, nơi đã tổ chức đám cưới của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nhà số 10 Hàng Đào, nơi hơn 100 năm trước đây (năm 1907) vẫn là trường Đông Kinh Nghĩa Thục... chỉ là một trong số 245 ngôi nhà cổ và 614 ngôi nhà cũ đang xuống cấp trầm trầm trọng. Chữ trầm trọng có thể hiểu là có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Đằng sau những cái khuất khúc của "phố cổ," nơi rất có thể bỗng nhiên hiện ra một mái đình, một pho tượng, giờ đây đang là sự biến mất của các di tích. 165 di tích các loại. Con số đó là cố định. 60 di tích không còn dấu tích. Con số này thì đang dần tăng lên. Và sự quá tải, một ngày nào đó sẽ biến tất cả những di tích thành phế tích. Và những người già, ngoài câu chuyện mưu sinh bên quán chè chén, bé bằng chiều rộng giữa hai mép cột điện, thêm một nỗi lo toan những thằng con trai quá lứa không lấy được vợ. "Cuộc sống chật chội và nghèo khó đến mức hai người con trai, đều đã xấp xỉ 40 mà vẫn chưa anh nào lấy được vợ."
Tính cách kẻ chợ chính là một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc di dân ra khỏi phố cổ dù có khi 4m2 phố cổ đó được "mặc cả" bằng 80m2 chung cư hiện đại.
Và việc bảo tồn phố cổ, không như kỳ vọng dựng lại một khu phố mang đủ phong vị của phố thị Thăng Long xưa, chỉ mới dừng lại ở mức độ "thí điểm": Số nhà 87 Mã Mây và 38 Hàng Đào, thêm một đoạn phố Tạ Hiện nhân 1.000 năm Thăng Long.
Sự quá tải, cùng với tính cách kẻ chợ rõ ràng đã vượt xa so với sự tính toán của các nhà bảo tồn cả ta, lẫn Tây, lẫn Nhật. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc không ít lần đã nói về tính "hàng phố, hàng phường" của người Thăng Long-Kẻ Chợ. Giờ đây "người ta quá trọng đồng tiền mà thành vô luân hay quá đề cao bản ngã mà trở thành ích kỷ, sẵn sàn vứt rác sang hàng xóm, không như ngày xưa bố mẹ dạy con ra hè quét rác quét luôn giúp láng giềng," ông than vãn
Nói như ông Vinh Phúc: "Nếu phố cổ xưa mang vẻ đẹp của một cô gái mỏng mảnh, vóc liễu mình mai thì giờ đây vóc dáng ấy đã… phát tướng” khi mà "văn hóa kẻ chợ" đã ứng xử một cách thô bạo với những ngôi nhà có lối kiến trúc cổ, không nhiều, còn sót lại.
"Đôi khi đi qua một cánh cửa hé mở, chúng ta được thoáng nhìn vào; bóng một thiếu nữ nhẹ qua sân, hình dáng một ông cụ già cúi mình trên cây cảnh. Tất cả cuộc đời của những kẻ bên trong, cuộc đời xưa, những ý nghĩ cũ, những hy vọng và mong ước khác bây giờ."
Dường như từ những năm 30 của thế kỷ trước, Thạch Lam đã nhuốm màu phiền muộn trước sự đổi thay trong những "cuộc phiếm du ngoài phố" khi ông nhận xét "những vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, thân mật với những thú vui chơi hay những cảnh lầm than, với những người Hà Nội cũng như ta"./.
hanoi.vietnamplus.vn