Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống cần lưu ý gì?
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống cần lưu ý đến rất nhiều các yếu tố để có thể khắc phục nhược điểm và tôn lên vẻ đẹp của không gian.
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống là công đoạn quan trọng để tạo nên một căn nhà hoàn hảo. Nhưng để “hô biến” căn bếp nhà ống trở nên tiện dụng, đẹp và sang trọng hơn thì không phải là việc dễ dàng.
Nhà ống là không gian nhà có đặc điểm diện tích khiêm tốn với chiều ngang hẹp, mở rộng về chiều sâu nên các mẫu thiết kế phòng bếp cần đảm bảo tận dụng được không gian khéo léo và đầy đủ tiện nghi.
Với không gian mang tính đặc trưng cùng nhiều nhược điểm như trên, cần phải có sự nghiên cứu tỉ mỉ mới có thể đưa ra được phương án phù hợp nhất giúp tôn lên vẻ đẹp toàn diện của căn nhà.
Dưới đây là một số điểm cần lưu ý để giúp thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống có thể khắc phục được nhược điểm và tôn thêm vẻ đẹp hoàn hảo của không gian:
Ánh sáng
Một trong những nhược điểm lớn nhất của nhà ống chính là vấn đề ánh sáng, lưu thông không khí kém. Vậy nên, ngoài phương án tạo giếng trời để đem đến không khí thoáng đãng thì gia chủ cũng cân nhắc sử dụng ánh sáng màu vàng để đem lại hiệu quả nấu nướng tốt nhất.
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống theo phong cách hiện đại, thường được bổ sung hệ thống đèn chiếu sáng theo những kiểu dáng và kích thước khác nhau, để có thể đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho các sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
Về màu sắc, gam màu tươi sáng có thể khiến không gian bếp như được nới rộng thêm. Để không bị đơn điệu, chủ nhà có thể chọn cách nhấn nhá một chút màu sắc trong các chi tiết nhỏ.
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống còn quan tâm đến hệ thống hút mùi, hút khói giúp không gian luôn sạch sẽ. Những chậu cây cảnh xinh xắn, bình hoa hoặc giỏ trái cây cũng đóng vai trò là điểm nhấn, giúp đem thiên nhiên vào căn bếp.
>>>Xem thêm: thiết kế nhà 40m2, thiết kế nhà phố 2 tầng, thiết kế nhà phố 5x20.
Phòng bếp nối liền phòng khách
Phương án thiết kế liên thông với phòng bếp và phòng khách trong thiết kế nội thất ngày nay đã trở nên quá phổ biến. Kiểu không gian liên hoàn này được nhiều gia chủ lựa chọn vì có thể tận dụng được tối đa diện tích mà không tốn quá nhiều chi phí bài trí. Phòng bếp thông với phòng khách còn rất thuận lợi cho việc di chuyển và sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
Nếu muốn không gian thêm sang trọng và độc đáo, gia chủ có thể thiết kế thêm một quầy bar mini ở phòng bếp. Ngoài mục đích chính là nơi thư giãn, quầy bar mini còn giúp ngăn cách giữa bếp và phòng khách nhưng không hề làm mất đi tính thẩm mỹ của không gian.
Nhờ sự liên kết hai không gian này, các thành viên trong nhà có thể vừa nấu nướng vừa trò chuyện giao lưu với khách khứa. Ngoài ra, trong lúc chờ đợi, mọi người cũng tranh thủ nhâm nhi thêm một vài thức uống ngon miệng. Không gian tiện nghi sẽ khiến mọi sinh hoạt trở nên thoải mái hơn rất nhiều.
Chất liệu phù hợp
Thông thường, gỗ là chất liệu được nhiều người lựa chọn khi thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống. Trong đó, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, có thể chọn gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp…
Bếp là khu vực thường xuyên bị ẩm nên gia chủ cũng cần chú ý ưu tiên các vật liệu chống ẩm tốt. Nếu là gỗ công nghiệp thì độ dày gỗ phải đảm bảo, gỗ tự nhiên thì độ bền cơ học phải cao để tránh cong vênh.
Sử dụng nội thất thông minh
Với diện tích hạn chế, phòng bếp nhà ống sẽ không thể bày trí đồ dùng một cách bừa bãi. Việc sử dụng đồ nội thất thông minh được xem là lựa chọn hoàn hảo.
Tùy vào điều kiện cụ thể, gia chủ có thể thiết kế tủ bếp phù hợp. Trong đó, tủ bếp hình chữ L được khá nhiều người lựa chọn. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có nhiều loại nội thất thông minh tích hợp 3 trong 1, 5 trong 1 với chức năng chứa đồ, làm ghế ngồi, làm bàn ăn… Các chi tiết nội thất trong bếp nên chọn loại có kiểu dáng đơn giản và thanh mảnh, không chiếm nhiều diện tích. Xu thế thiết kế phòng bếp nhà ống hiện nay đó là tiện dụng, sang trọng và giàu tính sáng tạo.
Bài trí gọn gàng
Một trong những cách khắc phục yếu điểm diện tích hạn chế của phòng bếp nhà ống chính là sự gọn gàng. Để tạo không gian thoải mái cho căn bếp, nên tránh bày tràn lan những đồ dùng hay vật dụng trong căn bếp khiến không gian trở nên lộn xộn và chật chội hơn.
Gia chủ nên tạo một thói quen tốt, đó là mỗi khi vào bếp thì các dụng cụ nấu ăn cần sắp xếp đúng vị trí và vệ sinh sạch sẽ. Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại góp phần tích cực giúp cho nhà bếp thêm gọn gàng hơn.
Tận dụng mọi khoảng trống
Một trong những quy tắc quan trọng trong khi thiết kế nội thất đó là tận dụng mọi khoảng cách hay không gian trống cần thiết cho căn bếp. Những “góc chết” thường là nóc tủ bếp hoặc nóc tủ lạnh. Tuy những vị trí này nằm ở trên cao nhưng lại là nơi giúp lưu trữ được vài món đồ dùng cần thiết.
Trên đây là một số điểm cần lưu ý khi thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống. Để có được một căn bếp hoàn hảo như ý, gia chủ cần lưu ý những yếu tố trên. Hoặc, một phương án khác đó là tìm đến một công ty thiết kế nội thất uy tín để nhận được sự tư vấn cụ thể từ kiến trúc sư có kinh nghiệm.
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống cần lưu ý đến rất nhiều các yếu tố để có thể khắc phục nhược điểm và tôn lên vẻ đẹp của không gian.
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống là công đoạn quan trọng để tạo nên một căn nhà hoàn hảo. Nhưng để “hô biến” căn bếp nhà ống trở nên tiện dụng, đẹp và sang trọng hơn thì không phải là việc dễ dàng.
Nhà ống là không gian nhà có đặc điểm diện tích khiêm tốn với chiều ngang hẹp, mở rộng về chiều sâu nên các mẫu thiết kế phòng bếp cần đảm bảo tận dụng được không gian khéo léo và đầy đủ tiện nghi.
Với không gian mang tính đặc trưng cùng nhiều nhược điểm như trên, cần phải có sự nghiên cứu tỉ mỉ mới có thể đưa ra được phương án phù hợp nhất giúp tôn lên vẻ đẹp toàn diện của căn nhà.
Dưới đây là một số điểm cần lưu ý để giúp thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống có thể khắc phục được nhược điểm và tôn thêm vẻ đẹp hoàn hảo của không gian:
Ánh sáng
Một trong những nhược điểm lớn nhất của nhà ống chính là vấn đề ánh sáng, lưu thông không khí kém. Vậy nên, ngoài phương án tạo giếng trời để đem đến không khí thoáng đãng thì gia chủ cũng cân nhắc sử dụng ánh sáng màu vàng để đem lại hiệu quả nấu nướng tốt nhất.
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống theo phong cách hiện đại, thường được bổ sung hệ thống đèn chiếu sáng theo những kiểu dáng và kích thước khác nhau, để có thể đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho các sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
Về màu sắc, gam màu tươi sáng có thể khiến không gian bếp như được nới rộng thêm. Để không bị đơn điệu, chủ nhà có thể chọn cách nhấn nhá một chút màu sắc trong các chi tiết nhỏ.
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống còn quan tâm đến hệ thống hút mùi, hút khói giúp không gian luôn sạch sẽ. Những chậu cây cảnh xinh xắn, bình hoa hoặc giỏ trái cây cũng đóng vai trò là điểm nhấn, giúp đem thiên nhiên vào căn bếp.
>>>Xem thêm: thiết kế nhà 40m2, thiết kế nhà phố 2 tầng, thiết kế nhà phố 5x20.
Phòng bếp nối liền phòng khách
Phương án thiết kế liên thông với phòng bếp và phòng khách trong thiết kế nội thất ngày nay đã trở nên quá phổ biến. Kiểu không gian liên hoàn này được nhiều gia chủ lựa chọn vì có thể tận dụng được tối đa diện tích mà không tốn quá nhiều chi phí bài trí. Phòng bếp thông với phòng khách còn rất thuận lợi cho việc di chuyển và sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
Nếu muốn không gian thêm sang trọng và độc đáo, gia chủ có thể thiết kế thêm một quầy bar mini ở phòng bếp. Ngoài mục đích chính là nơi thư giãn, quầy bar mini còn giúp ngăn cách giữa bếp và phòng khách nhưng không hề làm mất đi tính thẩm mỹ của không gian.
Nhờ sự liên kết hai không gian này, các thành viên trong nhà có thể vừa nấu nướng vừa trò chuyện giao lưu với khách khứa. Ngoài ra, trong lúc chờ đợi, mọi người cũng tranh thủ nhâm nhi thêm một vài thức uống ngon miệng. Không gian tiện nghi sẽ khiến mọi sinh hoạt trở nên thoải mái hơn rất nhiều.
Chất liệu phù hợp
Thông thường, gỗ là chất liệu được nhiều người lựa chọn khi thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống. Trong đó, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, có thể chọn gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp…
Bếp là khu vực thường xuyên bị ẩm nên gia chủ cũng cần chú ý ưu tiên các vật liệu chống ẩm tốt. Nếu là gỗ công nghiệp thì độ dày gỗ phải đảm bảo, gỗ tự nhiên thì độ bền cơ học phải cao để tránh cong vênh.
Sử dụng nội thất thông minh
Với diện tích hạn chế, phòng bếp nhà ống sẽ không thể bày trí đồ dùng một cách bừa bãi. Việc sử dụng đồ nội thất thông minh được xem là lựa chọn hoàn hảo.
Tùy vào điều kiện cụ thể, gia chủ có thể thiết kế tủ bếp phù hợp. Trong đó, tủ bếp hình chữ L được khá nhiều người lựa chọn. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có nhiều loại nội thất thông minh tích hợp 3 trong 1, 5 trong 1 với chức năng chứa đồ, làm ghế ngồi, làm bàn ăn… Các chi tiết nội thất trong bếp nên chọn loại có kiểu dáng đơn giản và thanh mảnh, không chiếm nhiều diện tích. Xu thế thiết kế phòng bếp nhà ống hiện nay đó là tiện dụng, sang trọng và giàu tính sáng tạo.
Bài trí gọn gàng
Một trong những cách khắc phục yếu điểm diện tích hạn chế của phòng bếp nhà ống chính là sự gọn gàng. Để tạo không gian thoải mái cho căn bếp, nên tránh bày tràn lan những đồ dùng hay vật dụng trong căn bếp khiến không gian trở nên lộn xộn và chật chội hơn.
Gia chủ nên tạo một thói quen tốt, đó là mỗi khi vào bếp thì các dụng cụ nấu ăn cần sắp xếp đúng vị trí và vệ sinh sạch sẽ. Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại góp phần tích cực giúp cho nhà bếp thêm gọn gàng hơn.
Tận dụng mọi khoảng trống
Một trong những quy tắc quan trọng trong khi thiết kế nội thất đó là tận dụng mọi khoảng cách hay không gian trống cần thiết cho căn bếp. Những “góc chết” thường là nóc tủ bếp hoặc nóc tủ lạnh. Tuy những vị trí này nằm ở trên cao nhưng lại là nơi giúp lưu trữ được vài món đồ dùng cần thiết.
Trên đây là một số điểm cần lưu ý khi thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống. Để có được một căn bếp hoàn hảo như ý, gia chủ cần lưu ý những yếu tố trên. Hoặc, một phương án khác đó là tìm đến một công ty thiết kế nội thất uy tín để nhận được sự tư vấn cụ thể từ kiến trúc sư có kinh nghiệm.