Dân tộc Việt Nam ta vốn nổi tiếng với truyền thống tương thân, tương ái, cố kết cộng đồng. Tình đoàn kết đã giúp cho người Việt kết thành một làn sóng mạnh mẽ để vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách trong suốt những thăng trầm của lịch sử, để ngày nay hai tiếng Việt Nam đầy tự hào sánh vai với các cường quốc năm châu. Chính vì vậy mà ông cha ta đã đúc kết đầy chí lí về tình đoàn kết qua câu tục ngữ “mãnh hổ nan địch quần hồ”.
>>> https://evan.edu.vn/ văn lớp 12
Câu tục ngữ sử dụng các từ Hán Việt để tạo sắc thái trang trọng, đồng thời cũng giúp cho câu nói có tính hàm súc hơn. Cũng như phần lớn những câu tục ngữ khác, câu tục ngữ này cũng có nghĩa đen và nghĩa bóng. “Mãnh hổ” là con hổ có sức mạnh dũng mãnh, phi thường. Còn “quần hồ” là bầy cáo (hoặc chồn). “Nan” có nghĩa là khó, còn “địch” có nghĩa là chống lại, địch lại được. Như vậy, nghĩa đen của câu tục ngữ trên đã hiển hiện trên mặt chữ: Một con hổ dù dũng mãnh cũng khó địch lại được với cả một bầy cáo. Điều này bắt nguồn từ một quy luật tự nhiên: Hổ tuy là chúa sơn lâm, có sức mạnh phi thường; song nếu phải một mình đối mặt với cả một bầy cáo tinh khôn thì cũng khó lòng địch được với cả một bầy. Tuy nhiên, câu tục ngữ không bao giờ chỉ một nghĩa đen mà bao giờ nghĩa đen đó cũng có mối liên hệ, nhằm khơi gợi ra những bài học trong cuộc sống con người. Mượn một quy luật tự nhiên giữa mãnh hổ và bầy cáo, tác giả dân gian đã kiến tạo nên những ẩn dụ tinh tế: “Mãnh hổ” giống như một cá nhân có năng lực phi thường, nổi trội. Còn “quần hồ” chính là ẩn dụ cho sức mạnh của tập thể. Câu tục ngữ đã mở ra một bài học về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể: Một cá nhân dẫu có năng lực nổi trội song nếu tách rời tập thể
>>> https://evan.edu.vn/ văn lớp 12
Câu tục ngữ sử dụng các từ Hán Việt để tạo sắc thái trang trọng, đồng thời cũng giúp cho câu nói có tính hàm súc hơn. Cũng như phần lớn những câu tục ngữ khác, câu tục ngữ này cũng có nghĩa đen và nghĩa bóng. “Mãnh hổ” là con hổ có sức mạnh dũng mãnh, phi thường. Còn “quần hồ” là bầy cáo (hoặc chồn). “Nan” có nghĩa là khó, còn “địch” có nghĩa là chống lại, địch lại được. Như vậy, nghĩa đen của câu tục ngữ trên đã hiển hiện trên mặt chữ: Một con hổ dù dũng mãnh cũng khó địch lại được với cả một bầy cáo. Điều này bắt nguồn từ một quy luật tự nhiên: Hổ tuy là chúa sơn lâm, có sức mạnh phi thường; song nếu phải một mình đối mặt với cả một bầy cáo tinh khôn thì cũng khó lòng địch được với cả một bầy. Tuy nhiên, câu tục ngữ không bao giờ chỉ một nghĩa đen mà bao giờ nghĩa đen đó cũng có mối liên hệ, nhằm khơi gợi ra những bài học trong cuộc sống con người. Mượn một quy luật tự nhiên giữa mãnh hổ và bầy cáo, tác giả dân gian đã kiến tạo nên những ẩn dụ tinh tế: “Mãnh hổ” giống như một cá nhân có năng lực phi thường, nổi trội. Còn “quần hồ” chính là ẩn dụ cho sức mạnh của tập thể. Câu tục ngữ đã mở ra một bài học về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể: Một cá nhân dẫu có năng lực nổi trội song nếu tách rời tập thể