Do di chứng của chất độc da cam, từ khi lọt lòng mẹ, Đào Viết Anh (xã Cư Ni, huyện Eakar, tỉnh Đắc Lắc) đã mang trên mình khiếm khuyết. Sự cố gắng hết mình của gia đình tuy không đem lại cho em một cơ thể lành lặn như mong muốn, nhưng đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa của sự sống, sự có mặt của mình trên đời. Và cũng từ đó, em có thêm nghị lực và niềm tin để bước tiếp trên con đường hòa nhập đầy gian nan, thử thách.
Hạnh phúc khi được đứng trên đôi chân của mình
Gia đình của Đào Viết Anh vốn sinh sống ở Hà Tĩnh. Không may mắn như những bạn bè cùng trang lứa, từ khi lọt lòng mẹ, em đã mang trên mình những khiếm khuyết do di chứng của chất độc da cam từ bố em truyền lại. Đôi tay của Viết Anh thì bị liệt, còn đôi chân thì co quắp, sức khỏe yếu. Thương cho số phận đứa con bé bỏng, bố mẹ Viết Anh đã bán hết tài sản trong nhà để có tiền đưa em đi chữa trị khắp các bệnh viện trong và ngoài tỉnh. Viết Anh nhớ lại: “Hơn một năm ròng, bố mẹ em thay nhau túc trực tại Bệnh viện II Nghệ Tĩnh (nay là tỉnh Hà Tĩnh) mà tình trạng sức khỏe của em không cải thiện là mấy, các bác sĩ cũng không cứu nổi các chi của em. Kinh tế gia đình trở lên kiệt quệ, ngôi nhà tranh vách đất do ông bà nội để lại cũng trống trơn. Trong lúc khó khăn, bố mẹ em quyết định rời quê hương, chuyển vào Tây Nguyên lập nghiệp, mong thoát khỏi đói nghèo”.
Cậu bé Viết Anh kiên trì, nỗ lực thuở nào…
ở vùng đất nghèo hoang sơ, bố mẹ Viết Anh dành hết sức để khai hoang, làm rẫy, hy vọng tìm được nguồn sống. Chị gái Viết Anh khi đó mới 12 tuổi phải nghỉ học để giúp bố mẹ và chăm sóc cho đứa em khuyết tật khi bố mẹ vắng nhà. Viết Anh càng lớn, càng ý thức được mình phải tự lập, dù trước mắt không thể giúp gì được cho bố mẹ trong việc mưu sinh nhưng cũng đỡ được phần nào vất vả cho chị và bố mẹ khi em có thể tự sinh hoạt được. Vậy là cậu bắt đàu tập đi. Đôi chân vốn cong vẹo, khó có thể nâng đỡ cơ thể bắt đầu được Viết Anh đưa vào khuôn khổ. Sau bao đau đớn, đổ ngã sự kiên trì của cậu bé cũng đã đạt được kết quả. Tuy chỉ là nhúc nhắc đi lại, chưa thực vững chắc như mọi người, nhưng em thật sự rất vui sướng. Vì lần đầu tiên được đứng và bước đi trên đôi chân của mình, không còn phụ thuộc hoàn toàn vào người khác nữa. Viết Anh càng kiên trì luyện tập hơn, đôi chân cũng cứng cáp dần, các ngón chân dần trở nên linh hoạt.
Và vươn tới cuộc sống tự lập
Đến tuổi đi học, cũng như những đứa trẻ bình thường khác, Viết Anh rất háo hức được đến trường. Nhưng cũng chính em tự ý thức được rằng, việc đó sẽ hết sức khó khăn. Đã có lúc em cảm thấy cuộc sống thật bất công, chỉ mong sao có được một ông tiên đến giúp em thực hiện ước mơ của mình. Nhưng rồi, khi được nghe kể về tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký không có hai tay, viết chữ bằng chân, Viết Anh đã có thêm động lực và nghị lực để phấn đấu. “Không có thế lực siêu nhiên nào ở đây cả, cũng không có phép màu, trừ khi mình nỗ lực bằng cả trái tim và sự kiên trì”, Viết Anh đã nghĩ như thế.
Hai tay liệt không thể cầm bút, Viết Anh tập theo thầy Ký, học cách dùng các ngón chân kẹp hòn than hoặc gạch vụn trong bếp để nguệch ngoạc từng nét chữ. Điều đó thực sự không đơn giản chút nào. Hai chân của Anh vốn đã bị co quắp, tập luyện cho đi lại được tưởng chừng đã là quá sức, giờ lại phải cầm bút, viết chữ? “Có nhiều lúc tập viết, hai chân của em mỏi nhừ, bị chuột rút rất đau, nước mắt nước mũi tèm nhem cả. Cũng đã có lúc mệt mỏi muốn từ bỏ, nhưng nghĩ đến bố mẹ, đến chị gái và đến thầy Ký, em lại càng cố gắng hơn”…
Sau hơn một năm miệt mài luyện tập, những chữ cái đầu tiên đã tròn vành, rõ nét. Lúc này, Anh mới dám nhờ bố mẹ đưa đến trường xin được đi học. Nhưng niềm háo hức được đến trường của Viết Anh chưa kịp thổ lộ đã bị dội một gáo nước lạnh. Nhà trường từ chối tiếp nhận Viết Anh vì lo ngại em không theo học được. Dù vậy, cậu bé vẫn không nản chí. “Không được nhận vào học, hàng ngày em vẫn đến trường, ngồi ngoài cửa sổ nghe thầy cô giảng bài rồi đánh vần theo các bạn, tối về lại tập đọc, tập viết lại những gì nghe được”, Anh cười tinh quái.
Việt Anh cùng đại biểu tỉnh Đắc Lắc tham dự
Hội nghị Biểu dương NKT, TMC và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ IV – 2013
Cảm động trước sự ham học của em, cô giáo Vũ Thị Gái, giáo viên Trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã thuyết phục Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho em đi học. Thời gian đầu mới đi học, vì không thể ngồi viết như các bạn nên cô giáo xin cho Viết Anh được trải chiếu để ngồi viết. Niềm hạnh phúc khi được đi học, ngồi trong lớp cùng các bạn và sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè đã tạo thêm động lực cho Anh nỗ lực hết mình trong học tập. Kết quả học tập của Viết Anh ngày càng tiến bộ, em từng nhận được học bổng hỗ trợ học sinh hiếu học của một số đơn vị, tổ chức.
Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, cuối cùng, Viết Anh cũng đã hoàn thành bậc Trung học phổ thông và thi đậu vào khoa Kiến trúc công trình, trường Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng. Ngày Anh lên đường nhập học, cả gia đình ai nấy đều mừng ít, lo nhiều không biết cậu sẽ xoay sở ra sao khi chỉ có một mình sống xa nhà. “Nhưng với sự giúp đỡ của bạn bè, em đã từng bước vượt qua khóa học hết sức thuận lợi. Mỗi học kỳ, em đều nhận được học bổng của trường, của các tổ chức khuyến học và bằng khen cho sinh viên tiêu biểu, xuất sắc toàn khoa” – Viết Anh chia sẻ.
Tốt nghiệp ra trường, Viết Anh trở về quê nhà, dù công việc có đôi lúc gặp khó khăn, nhưng em vẫn luôn kiên trì vượt qua. “Em nghĩ, dù cơ thể mình có mang khiếm khuyết, nhưng chỉ cần cái đầu còn khỏe mạnh, minh mẫn, mình có thể làm được tất cả. Sau bao nhiêu thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, cuối cùng em cũng đã có thể sống tự tin, tự lập bằng chính sức lao động của mình. Thành quả ấy không phải chỉ mình em cố gắng mà được. Em rất biết ơn bố mẹ, chị gái, biết ơn các thầy cô và bạn bè đã hết lòng giúp đỡ em vượt qua khó khăn. Em sẽ nỗ lực hơn nữa để báo đáp mọi người và xây dựng cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn”.
Với nghị lực và ý chí vươn lên của mình, năm 2013, Viết Anh vinh dự được đại diện cho hàng ngàn người khuyết tật của tỉnh Đắc Lắc tham dự Hội nghị Biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ IV.
(Theo Tạp chí Người Bảo trợ)
Ideavietnam.org
Hạnh phúc khi được đứng trên đôi chân của mình
Gia đình của Đào Viết Anh vốn sinh sống ở Hà Tĩnh. Không may mắn như những bạn bè cùng trang lứa, từ khi lọt lòng mẹ, em đã mang trên mình những khiếm khuyết do di chứng của chất độc da cam từ bố em truyền lại. Đôi tay của Viết Anh thì bị liệt, còn đôi chân thì co quắp, sức khỏe yếu. Thương cho số phận đứa con bé bỏng, bố mẹ Viết Anh đã bán hết tài sản trong nhà để có tiền đưa em đi chữa trị khắp các bệnh viện trong và ngoài tỉnh. Viết Anh nhớ lại: “Hơn một năm ròng, bố mẹ em thay nhau túc trực tại Bệnh viện II Nghệ Tĩnh (nay là tỉnh Hà Tĩnh) mà tình trạng sức khỏe của em không cải thiện là mấy, các bác sĩ cũng không cứu nổi các chi của em. Kinh tế gia đình trở lên kiệt quệ, ngôi nhà tranh vách đất do ông bà nội để lại cũng trống trơn. Trong lúc khó khăn, bố mẹ em quyết định rời quê hương, chuyển vào Tây Nguyên lập nghiệp, mong thoát khỏi đói nghèo”.
Cậu bé Viết Anh kiên trì, nỗ lực thuở nào…
ở vùng đất nghèo hoang sơ, bố mẹ Viết Anh dành hết sức để khai hoang, làm rẫy, hy vọng tìm được nguồn sống. Chị gái Viết Anh khi đó mới 12 tuổi phải nghỉ học để giúp bố mẹ và chăm sóc cho đứa em khuyết tật khi bố mẹ vắng nhà. Viết Anh càng lớn, càng ý thức được mình phải tự lập, dù trước mắt không thể giúp gì được cho bố mẹ trong việc mưu sinh nhưng cũng đỡ được phần nào vất vả cho chị và bố mẹ khi em có thể tự sinh hoạt được. Vậy là cậu bắt đàu tập đi. Đôi chân vốn cong vẹo, khó có thể nâng đỡ cơ thể bắt đầu được Viết Anh đưa vào khuôn khổ. Sau bao đau đớn, đổ ngã sự kiên trì của cậu bé cũng đã đạt được kết quả. Tuy chỉ là nhúc nhắc đi lại, chưa thực vững chắc như mọi người, nhưng em thật sự rất vui sướng. Vì lần đầu tiên được đứng và bước đi trên đôi chân của mình, không còn phụ thuộc hoàn toàn vào người khác nữa. Viết Anh càng kiên trì luyện tập hơn, đôi chân cũng cứng cáp dần, các ngón chân dần trở nên linh hoạt.
Và vươn tới cuộc sống tự lập
Đến tuổi đi học, cũng như những đứa trẻ bình thường khác, Viết Anh rất háo hức được đến trường. Nhưng cũng chính em tự ý thức được rằng, việc đó sẽ hết sức khó khăn. Đã có lúc em cảm thấy cuộc sống thật bất công, chỉ mong sao có được một ông tiên đến giúp em thực hiện ước mơ của mình. Nhưng rồi, khi được nghe kể về tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký không có hai tay, viết chữ bằng chân, Viết Anh đã có thêm động lực và nghị lực để phấn đấu. “Không có thế lực siêu nhiên nào ở đây cả, cũng không có phép màu, trừ khi mình nỗ lực bằng cả trái tim và sự kiên trì”, Viết Anh đã nghĩ như thế.
Hai tay liệt không thể cầm bút, Viết Anh tập theo thầy Ký, học cách dùng các ngón chân kẹp hòn than hoặc gạch vụn trong bếp để nguệch ngoạc từng nét chữ. Điều đó thực sự không đơn giản chút nào. Hai chân của Anh vốn đã bị co quắp, tập luyện cho đi lại được tưởng chừng đã là quá sức, giờ lại phải cầm bút, viết chữ? “Có nhiều lúc tập viết, hai chân của em mỏi nhừ, bị chuột rút rất đau, nước mắt nước mũi tèm nhem cả. Cũng đã có lúc mệt mỏi muốn từ bỏ, nhưng nghĩ đến bố mẹ, đến chị gái và đến thầy Ký, em lại càng cố gắng hơn”…
Sau hơn một năm miệt mài luyện tập, những chữ cái đầu tiên đã tròn vành, rõ nét. Lúc này, Anh mới dám nhờ bố mẹ đưa đến trường xin được đi học. Nhưng niềm háo hức được đến trường của Viết Anh chưa kịp thổ lộ đã bị dội một gáo nước lạnh. Nhà trường từ chối tiếp nhận Viết Anh vì lo ngại em không theo học được. Dù vậy, cậu bé vẫn không nản chí. “Không được nhận vào học, hàng ngày em vẫn đến trường, ngồi ngoài cửa sổ nghe thầy cô giảng bài rồi đánh vần theo các bạn, tối về lại tập đọc, tập viết lại những gì nghe được”, Anh cười tinh quái.
Việt Anh cùng đại biểu tỉnh Đắc Lắc tham dự
Hội nghị Biểu dương NKT, TMC và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ IV – 2013
Cảm động trước sự ham học của em, cô giáo Vũ Thị Gái, giáo viên Trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã thuyết phục Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho em đi học. Thời gian đầu mới đi học, vì không thể ngồi viết như các bạn nên cô giáo xin cho Viết Anh được trải chiếu để ngồi viết. Niềm hạnh phúc khi được đi học, ngồi trong lớp cùng các bạn và sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè đã tạo thêm động lực cho Anh nỗ lực hết mình trong học tập. Kết quả học tập của Viết Anh ngày càng tiến bộ, em từng nhận được học bổng hỗ trợ học sinh hiếu học của một số đơn vị, tổ chức.
Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, cuối cùng, Viết Anh cũng đã hoàn thành bậc Trung học phổ thông và thi đậu vào khoa Kiến trúc công trình, trường Cao đẳng Công nghệ Đà Nẵng. Ngày Anh lên đường nhập học, cả gia đình ai nấy đều mừng ít, lo nhiều không biết cậu sẽ xoay sở ra sao khi chỉ có một mình sống xa nhà. “Nhưng với sự giúp đỡ của bạn bè, em đã từng bước vượt qua khóa học hết sức thuận lợi. Mỗi học kỳ, em đều nhận được học bổng của trường, của các tổ chức khuyến học và bằng khen cho sinh viên tiêu biểu, xuất sắc toàn khoa” – Viết Anh chia sẻ.
Tốt nghiệp ra trường, Viết Anh trở về quê nhà, dù công việc có đôi lúc gặp khó khăn, nhưng em vẫn luôn kiên trì vượt qua. “Em nghĩ, dù cơ thể mình có mang khiếm khuyết, nhưng chỉ cần cái đầu còn khỏe mạnh, minh mẫn, mình có thể làm được tất cả. Sau bao nhiêu thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, cuối cùng em cũng đã có thể sống tự tin, tự lập bằng chính sức lao động của mình. Thành quả ấy không phải chỉ mình em cố gắng mà được. Em rất biết ơn bố mẹ, chị gái, biết ơn các thầy cô và bạn bè đã hết lòng giúp đỡ em vượt qua khó khăn. Em sẽ nỗ lực hơn nữa để báo đáp mọi người và xây dựng cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn”.
Với nghị lực và ý chí vươn lên của mình, năm 2013, Viết Anh vinh dự được đại diện cho hàng ngàn người khuyết tật của tỉnh Đắc Lắc tham dự Hội nghị Biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ IV.
(Theo Tạp chí Người Bảo trợ)
Ideavietnam.org