Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT VÀ NGUYÊN TẮC CHÍNH TẢ

    QaniTri
    QaniTri
    Admin

    Nam Libra Monkey
    Tổng số bài gửi : 1609
    Tiền xu Ⓑ : 3986
    Được cảm ơn № : 6
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 07/01/2013
    Đến từ Đến từ : HCMC
    Côngviệc / Sởthix Côngviệc / Sởthix : Languages, Softwares, Sciences, Martial arts

    HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT VÀ NGUYÊN TẮC CHÍNH TẢ Empty HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT VÀ NGUYÊN TẮC CHÍNH TẢ

    Bài gửi by QaniTri 23rd June 2017, 14:17

    Bài nghiên cứu của Giáo Sư LÊ NGỌC TRỤ trong VIỆT-NGỮ CHÍNH-TẢ TỰ VỊ
    Được biên sọan năm 1959 qua tham khảo với nhiều học giả đương đại như Nguyễn Hiến Lê, Tạ Quang Phát...



    HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT (Phần 1)

    Vì là tiếng mẹ-đẻ, nói ra hiểu liền, nên chúng ta thường ít để ý đến tánh cách của mỗi phần tử tạo nên tiếng Việt. Chớ khi khảo xét tường tận, ta thấy từ sự kết cấu các âm thể đến cách tiếng-nói biến đổi chuyển di, hầu hết đều có mạch lạc, ở trong vòng hệ thống tinh thần ngôn ngữ học.

    Hệ thống tinh thần Việt ngữ ấy, chúng ta có thể tóm lược đại thể thành nguyên tắc trụ cốt là “luật tương đồng đối xứng của các âm thể: các âm thể đồng tánh cách phát âm và đồng chỗ phát âm đi chung nhau và đổi lẫn nhau.”

    I. NGUYÊN ÂM VÀ VẬN.

    1. Nguyên âm - Theo chỗ phát âm, có ba lọai: nguyên âm trước, nguyên âm giữa [ư, ơ(â), (ă) a mà ă ở trước a, â ở sau ơ], và nguyên âm sau (u, ô, o)

    Theo cách phát âm cũng có ba lọai: nguyên-âm hẹp (i, u, ư), nguyên âm trung (ê, ô, ơ mà â gắt hơn ơ) và nguyên âm rộng (e, a, o mà ă gắt hơn a).

    Các nguyên âm tóm thành bảng dưới đây:

    Trước Giữa Sau

    Hẹp i(y) ư u

    trung ê ô ơ

    Rộng e a (ă) o


    Theo nguyên tắc trên, các nguyên âm đồng tánh cách đổi lẫn nhau.

    a) Đồng chỗ phát âm:

    Nguyên âm trước:
    i ~ ê : bịnh = bệnh; lịnh = lệnh; nghinh= nghênh; kỷ > ghế
    i ~ iê : kính kiếng; chinh > chiêng; thinh > tiếng…
    i ~ êy : chỉ > giấy; vi > vô; thi > thây…
    i ~ ă : niên > năm; tiến > giắm; thiết > sắt…
    ê ~ e : kế (mẫu) > (mẹ) ghẻ; tế >cha; mệ ~ mẹ
    ê ~ ay : để > đáy; tề > tày; thế > thay ; lễ > lạy…
    ê ~ êy (ây): tệ > bậy; trệ > chày; nê > lầy…

    Nguyên âm giữa :
    ă ~ iê …
    â ~ ă : cân > khăn; bắc > bấc; ân (hận) > ăn năn…
    â ~ ơ : nhân = nhơn; hận > hờn; chân = chơn…
    â ~ ư : câng = cưng; bậc = bực; chân = chưn
    ơ ~ ư : thơ = thư ; tợ = tự…
    ươ ~ ư : khương > gừng; cương > cứng…
    ưu ~ âu: ngưu > ngâu; khưu = khâu…
    a vì là nguyên âm gốc nên đổi lẫn với các nguyên âm khác:
    a ~ ă : làm > lằm; đạm > đằm thắm; giáp : cặp;…
    ă ~ ươ : bằng = bường; hằng > thường; trương > giăng;…
    a ~ e : đam = đem; sàm > gièm; xa > xe; hàn > hèn;…
    a ~ ê : mạng = mệnh; trát = trết, phết…
    a ~ iê càn = kiền; cang > giềng; phàn = phiền; …
    a ~ i : lãnh = lĩnh; sanh = sinh; thạnh = thịnh;…
    a ~ ơ : đan = đơn; can = cơn (cớ); san = sơn;…
    a ~ â : bàu = bầu (cử); mày = mầy; này = nầy;…
    a ~ o : giác > góc; lãng > sóng; đánh ~ đóng;…
    a ~ ô : kháng > chống; manh (nha) > mộng; nam > nôm;…

    Nguyên âm sau:
    u ~ â : Hấp > hút; sập ~ sụp; nấm núm;
    u ~ o : thụ > thọ; trú > trọ; trọc > đục; tùng = tòng;. ..
    u ~ ô : chủng > giống (nòi); chúng : đông ; trùng : chồng (chập);…
    ô ~ o : hộ > họ; cộng : cọng; độc > đọc (sách); long > rồng;….
    o ~ uô :phòng > buồng; phóng > buông;…
    u ~ uô: chung > chuông; hung > huông ; hùng > huồng;…

    b) Đồng cách phát âm:
    Nguyên âm hẹp:
    i ~ ư : đình > dừng; ti = tư; thịnh > đựng;…
    ư ~ u : tự > chùa…
    u ~ ư : cũ > mưa; phủ > vừa; tu > sửa; phụng > vựng;…

    Nguyên âm trung
    ô ~ ơ : ô > dơ (nhơ); cố > cớ; độ > cỡ;…
    iê ~ ươ : kiếm > gươm; kiếp > cướp; liễm > lượm;….
    iê ~ uô : liên > luôn; tiến > tuôn; nhiễm > nhuộm;…
    iê ~ â : tiến = tấn;…
    ươ ~ ô : lương > (xương) sống; hường = hồng…
    ươ ~ uơ : thương > chuộng; dược > thuốc.

    Nguyên âm rộng:
    a ~ e : tham > thèm; giảm > kém; …
    a ~ o : bác > bóc; lạc > lọt; hát ~ hót; lát ~ lót;…

    Dấu riêng
    < : do gốc Hán-Việt, như cũ < cựu.
    < : tiếng Hán-Việt cho ra chữ nôm cựu > cũ.
    ~ : đổi lẫn nhau.


    2). Vận.

    Có vận trơn (nguyên âm ở cuối) và vận cản (phụ âm cuối) họp theo lối dịu giọng, nhị trùng âm hoặc tam trùng âm.

    a) Lỗi dịu giọng, để cho tíếng “dịu” bớt, thường thêm nguyên âm a (trở thành bán âm) trong vận trơn, hoặc một nguyên âm đồng lọai khi là vận cản.
    Vận trơn Vận cản
    Nguyên âm trước:
    i + a = ia i + ê = iê
    bi > bia; li > lìa; thì >thìa linh : thiêng; tỉnh > giếng; Kính > kiếng
    Nguyên âm giữa:
    ư -> ư + a = ưa ư -> ư + ơ
    ơ -> ư + a = ưa trưng = trương
    dư > thừa; cứ > cựa;…
    sở > thửa; tợ > tựa;…
    Nguyên âm sau:
    u
    ô -> u + a = ua u -> u + ô = uô
    o
    du > dua; vụ > mùa ; chung > chuông
    tu > tua; thố > chua lung > luông (tuồng)
    vũ (võ) múa;…
    b) Lối nhị trùng âm và tam trùng âm.

    Vận trơn. Các nguyên âm giữa họp được với hai lọai nguyên âm trước và nguyên âm sau.
    Nguyên âm giữa Trước (i,y) Sau (o,u) 
    a ai ao
    ă ăy (ay) ău (au)
    ơ ơi ơu
    â ây âu
    ư ưi ưu
    ươ ươi ươu

    Nguyên âm dài (a, ơ, ư) ghép với bán âm dài (i,o) : ai, ao, ơi, ưi. Hai nguyên âm gắt ă, â ghép với bán âm đồng tánh cách gắt y, u: ăy, (ay), ău (au), ây, âu.
    Với tính cách đối xứng tương đồng, lọai nguyên âm trước ráp với loại nguyên âm sau, và ngược lại:
    Nguyên âm trước: 
    i iu
    iê iêu
    ê êu
    e eo
    Nguyên âm sau:
    u ui
    uô uôi
    ô ôi
    o oi

    Trong lọai “họp khẩu”, bán âm o ghép với a (ă), e (hoa, hoặc, khỏe…), bán âm u ghép với â, y (tuân, thủy…)

    Vận cản.- Vận cản là vận có phụ âm cuối. Phụ-âm cuối có hai lọai: tỵ âm cuối (m, n, nh, ng) và tắc âm cuối (p, t, ch ). Mỗi loại có bốn phụ âm, tùy chỗ phát âm tai môi, tại nớu (răng), tại cúa và tại màng cúa, đối chiếu nhau:
    Môi Nớu Cúa Màng cúa
    tỵ âm m n nh ng
    tắc âm p t ch c

    Các phụ âm cuối của hai lọai cùng một chỗ phát âm có liên quan; hoặc đi chung với nhau, hoặc đổi lẫn nhau:
    - đi chung với nhau theo luật thuận-thinh-âm.
    Môi Nớu Cúa Màng-cúa
    m/p n/t nh/ch ng/c
    nươm nướp; chan chát; thinh thích; phong phóc
    sùm sụp; vùn vụt; xình xịch; vằng vặc

    - đổi lẫn nhau, vì gần nhau, phụ âm môi gần phụ âm nớu; phụ âm cúa gần phụ âm màng-cúa.
    1:
    m ~ n : niên > năm; tiễn > giắm; thôn > xóm; bàn > mâm; hõan > chậm
    p ~ t : hấp >hút; sáp ~ sát; ngột ~ ngộp; dụt ~ dập; lạp > dắt
    2:
    nh ~ ng: kính > kiếng; tỉnh > giếng; trình >chừng; lương > lành; linh > thiêng
    ch ~ c: bích > biếc; xích > thước. tích > tiếc; họach > vạc; bạch > bạc

    II. PHỤ ÂM.

    Có hai lọai chánh, kể khi luồng âm bị chận tạm trong miệng (tắc âm) hay bị ép sát gần cúa (sát âm) trước khi phát ra thành tiếng. Mỗi lọai phụ âm trong (hoặc thanh) đối chiếu với lọai đục (hoặc trọc) và chia làm bốn bộ, tùy chỗ phát âm.

    Các phụ-âm sắp thành bảng như dưới đây:
    HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT VÀ NGUYÊN TẮC CHÍNH TẢ 2d8kvpz



    Theo nguyên tắc trên, chẳng kể các tiếng đã biến đổi do ảnh hưởng giọng Tàu hoặc mấy tiếng láng giềng khác, các phụ âm đồng bộ đỗi lẫn nhau.

    - âm môi:
    b ~ b : bại > (ống) bễ; bạn > bọn; bỉnh > bánh; …
    m ~ m : ma > mè; ma > mài; mãnh > mạnh; mi > mày; …
    ph ~ ph : phế > phổi; phái > phe ; phan (phiên) > phướng …
    v ~ v : vạn > vàn; viên > vườn; việt > vượt; …
    b ~ m : bàn > mâm; muộn > buồn; mồ (côi) ~ bồ côi; …
    ph ~ b : phòng > buồng; phán > bán; phủ > búa ; …
    ph ~ m : phẩu (phẫu) > mổ; …
    ph ~ v : phủ > vừa (mới); phụ > vợ; phương > vuông; …
    v ~ m : vạn > muôn; vụ > mùa; vọng > mong; …

    - âm nớu:
    đ ~ đ : đái > đội; điện > đền ; đảo > đổ; đỗ ~ đậu; …
    t ~ t : tá > tớ; tản > tan; tàm > tằm; tề : tày; …
    th ~ th : thì > thìa; thể > thái; thán > than; …
    n ~ n : nam > nồm; ni ~ nầy; nương > nàng; …
    x ~ x : xa > xe; xung > xông; xúy > xúi; …
    d ~ d : dị > dể; di > dời; dụng > dùng; duy > dây; …
    l ~ l : lợi > lời; lễ > lạy; lị > lài; liên > liền; …
    r ~ r : rồi ~ rỗi; ran ~ rền; …
    đ ~ t : đại > túi; đội > tụi; tỳ > đày (tớ) ; đà (công) > tài; …
    đ ~ d : đao > dao; đái > dải; đình > dừng; …
    đ ~ th : đại > thay; đề (lại) > thầy; đà : (ngựa) thồ; …
    đ ~ n : điếm > niệm; đổi ~ nỗi; nối > đói; …
    đ ~ x : đang > xanh; …
    d ~ t : dựa ~ tựa; …
    d ~ th: dược > thuốc ; du > thau; dũng > thùng; …
    d ~ l : dần ~ lần; day ~ lay; lánh > dành; …
    d ~ r di > rợ; danh > (con) ranh ; dổi ~ rổi
    th ~ x : thanh > xanh ; thành > xong ; thường > xòang; xích > thước; xuy > thổi; xá > tha; …
    th ~ l : thiểm > liếm; linh > thiêng ; la > thét; …
    n ~ t : tiêu > nêu; …
    n ~ l lọai : nòi; nê > lầy; …
    l ~ r : liêm > rèm ; lan > ràn; lương > rường; lánh > riêng; …

    - âm cúa:
    Ch ~ ch: chinh > chiêng; chính > chiếng ; chẩu > (cùi) chỏ; ….
    tr ~ tr : trệ > trễ; trú > trọ; trình > (ở) truồng; …
    gi ~ gi : giác > gióc; …
    s ~ s : sái > sai ; sài > sói; si > say (mê); …
    ch ~ tr : chè < trà; chén < trản; chém < trảm ; trầm > chìm; …
    ch ~ gi : tranh > giành; trương > giương ; trượng > giượng (dượng); …
    s ~ gi : sàm > gièm; sàng > giường; sát > giết; …
    nh ~ gi : gia > nhà ; nha (thái) > giá (đậu); …

    - âm màng cúa:
    k ~ k : cá > cái; cát > cắt; cấp > kíp; …
    k ~ g : các > gác; cân > gân; can > gan ; ký > ghi ; …
    k ~ kh : can > (khô) khan; cân > khăn; cuồng > khùng; khiếu > kêu; …
    kh ~ kh : khai > khui; khê > khe ; khiếp > khớp; …
    kh ~ g : khiêu > gợi; khương : gừng ; khóai > gỏi; …
    kh ~ qu : khuẩn ~ quẫn; khóang > quặng; …
    kh ~ h : khí > hơi; khứu > hửi; khái > ho; …
    h ~ h : hàn > hèn ; hàng > hãng; hận > hờn; …
    h ~ ng : ngọai > ngòai; nga > ngài; nghi > ngờ; …
    qu ~ qu : quá > qua; quái > quẻ; quỹ > quầy; …
    qu ~ k : quyển > cuốn; …
    qu ~ g : quả > góa; …
    Ngoài ra, cách phát âm của v giống như cách phát âm của mấy tiếng “họp khẩu” có h hoặc q khởi đầu, nên cũng có sự đổi lẫn giữa hai loại phụ âm v và h : hòa > và; họa > vẽ; họach > vạch; hòang > vàng; hoang > vắng; …

    Đây là đại-cương về nguyên tắc căn bản của hệ thống ngôn ngữ. Nhờ đó ta hiểu được then chốt biển đổi của một số nhiều tiếng Việt, bởi, ngoài luật phát âm kể trên, tiếng nói còn bị ảnh hưởng của luật suy loại, do các âm thinh kế gần thường ảnh hưởng với nhau, hoặc do tập quán tạo nên, như âm d cũng đỗi với nh ( dơ ~ nhơ; nhện ~ dện;…) hoặc l đổi ra s hay ch: lạp > sáp; lực > sức; lang > chàng; làm > chàm; … 

    III. Thinh.

    Tiếng Việt có tám giọng, thành hệ thống liên hệ nhau: bốn giọng bổng đối chiếu với bốn giọng trầm:

    Bổng: ngang, hỏi, sắc, sắc nhập
    Trầm: huyền, ngã, nặng, nặng nhập

    Đối chiếu với tứ thinh tiếng Hán-Việt: bình, thượng, khứ, nhập thì giọng bổng là thanh thinh, giọng trầm là trọc thinh, tóm thành bảng như dưới đây:

    Bình Thượng Khứ Nhập 
    thanh hoặc thượng ngang hỏi sắc sắc bổng
    trọc hoặc hạ huyền ngã nặng nặng trầm

    Luật “tương đồng đối xứng” càng thấy rõ rệt trong thinh tiếng Việt. Các thinh đồng bực đi chung và đổi lẫn nhau: thinh bổng với thinh bổng, thinh trầm với thinh trầm. Riêng về tiếng Hán-Việt, các thinh còn tùy thuộc âm khởi đầu: âm khởi đầu là thanh âm thì thuộc thanh thinh (giọng bổng) :âm đầu là trọc âm thì thuộc trọc thinh (giọng trầm).

    A. Tiếng Nôm với luật Bổng-Trầm.

    Xét về đại thể, dầu là tiếng “đơn” hay tiếng “đôi lấp-lày”. Thinh của tiếng ta đã theo luật căn bản mà chúng tôi gọi luật bổng-trầm, hoặc chuyển đổi nhau hoặc đi chung với nhau.

    a) Bổng:
    1. Chuyển đổi nhau:
    Tan ~ tản ~ tán; không > chẳng; chỉ > giấy; bản > ván; gián > can; giảm > kém; tủa ~ tua; giới > cai; kế (mẫu) > (mẹ) ghẻ; kỷ > ghế > tỉnh > giếng; tiển (tiễn) > tên.

    2. đi chung với nhau:
    - ngang-ngang: hay ho; bơ ngơ
    - ngang-hỏi: bây bẩy; dể duôi; năn nỉ; nghỉ ngơi; …
    - ngang-sắc: mau-mắn; lơ láo; nói năng
    - hỏi-hỏi: bải hỏai; tỉ mỉ; xửng-vửng;…
    - hỏi-sắc: giỏi giắn; khỏe khoắn; mát mẻ; chải chuốt; … 
    - sắc-sắc: đứng đắn; dính dấp; nhúc nhích; …

    b) Trầm:
    1. chuyển đổi nhau:
    lời ~ lãi ~ lợi; dẫu ~ dầy; đã ~ đà; cũng ~ cùng; đôi > đợi; mãnh > mạnh; quỹ > quầy; trệ > trễ; trì > chầy; kỵ > giỗ; kỵ > cữ; tự > chữ; độ > cỡ.

    2. đi chung với nhau:
    huyền-huyền: dôi dào; nồng nàn; dần dà;
    huyền-ngã: cằn cỗi; lần- ữa; dễ dàng; giữ gìn;
    huyền-nặng: đầy đặn; rời rạc; lẹ làng; ngại ngùng.
    ngã-ngã: kỹ lưỡng; lẵng nhẵng; chẫm rãi
    ngã-nặng: nghĩ ngợi; mạnh mẽ; rực rỡ; chững chặc; …
    nặng-nặng : cặm cụi; chậm chạp; ngượng nghịu.

    Luật bổng trần được chứng minh với tiếng đôi loại “bình nhập” họp theo luật thuận-thinh-âm: tiếng đầu thuộc thinh bình (ngang huyền) tiếng kép thuộc thinh nhập, theo vận m/p, n/t, nh/ch,ng/e;
    bổng: nươm nướp; vun vút; thinh thích, rưng rức;
    trầm: nườm nượp, vùn vụt, thình thịch, vằng vặc;

    Loại tiếng nầy nếu không giữ đúng luật bổng-trầm thì nghe không thuận tai được.
    Muốn mạnh ý, người ta thêm vận a hoặc ơ ghép vào giữa hai tiếng đôi sẵn có thành tiếng kép bốn chữ. Vận a hoặc ơ cũng giữ đúng luật bổng-trầm, nghĩa là nếu hai tiếng thuộc loại bổng thì vận a hoặc ơ ở thinh bổng, thuộc loại trầm, thì ở thinh trầm:
    lắc lẻo = lắc la lắc lẻo; vất-vưởng = vất vơ vất vưởng.
    đì đùng = đì đà đì đùng; trặc trẹo = trặc trờ trặc trẹo; …
    Với giọng mai mỉa bỏ lừng, thì ghép vận iêc để kéo dài tiếng ra; học hiệc; giỏi giếc; thôi thiếc; dược diệc; … Vận iêc nầy vẫn theo đúng luật thuận-thinh-âm.

    B. Tiếng Hán-Việt với Luật Thanh-Trọc.

    Tiếng Hán-Việt là chữ Hán đọc theo giọng Việt, nên còn giữ đặc tánh của tiếng Trung Hoa là theo nguyên tắc thanh trọc: ”những thanh âm thuộc thanh thinh, những trọc âm thuộc trọc thinh”, tóm lược đại thể như bảng sau đây:

    Enlarge this image
    HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT VÀ NGUYÊN TẮC CHÍNH TẢ 20aqqt10



    Nhưng vì lâu đời biến đổi, hai loại thanh âm và trọc âm của tiếng Hán-Việt hỗn hợp nhau. Như tíếng Việt không có âm môi thang p, âm nầy đã trở thành âm môi trọc b, vì vậy ta thấy những tiếng khởi đầu bằng b, thuộc trọc thinh viết dấu ngã, như bãi, mà cũng thuộc thanh thinh viết dấu hỏi, như bổn. Xét tiếng Hán-Việt ngày nay ta thấy tình trạng các âm như vầy:

    Enlarge this image
    HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT VÀ NGUYÊN TẮC CHÍNH TẢ 1f25d910


    Theo đây thì các nguyên âm thuộc thanh thinh và các hữu âm thuộc trọc thinh; còn mấy phụ âm khác thì thanh, trọc lẫn lộn. Như vậy, làm sao phân biệt? Nhờ vịn theo phiên thiết của tự điển chữ Hán, phương pháp nầy còn giữ đúng nguyên tắc thanh trọc của giọng Trung Hoa.

    Chữ Hán là lối chữ biểu ý. Muốn ghi âm phải dùng hai chữ mà nói lái theo lối phiên thiết; lấy âm khởi đầu của tiếng trước với vận của tiếng sau, đọc nối liền lại; tiếng đầu định bực thanh, trọc, và tiếng sau dùng làm vận và định loại thinh của tiếng tìm.

    Thí-dụ chữ khứ.
    Khang-Hi tự-điển ghi: khưu + cứ thiết
    Từ nguyên ghi: khúc + dự thiết

    Tiếng đầu khưu hoặc khúc cho ra âm khởi đầu kh, thuộc tiếng không dấu (khưu) hoặc dấu sắc (khúc) và làm đại biểu cho thanh âm, thì tiếng tìm phải ở trong một của bốn thanh thinh: ngang, hỏi, sắc, sắc nhập.
    Tiếng sau, cứ hoặc dư cho ra vận ư, thuộc khứ thính, vì hai dấu giọng sắc, nặng thuộc thanh khứ thinh và trọc khứ thinh.
    Nhưng tiếng đầu thuộc thanh âm, vậy kết-quả tiếng tìm phải thuộc thanh khứ thinh:
    Kh + ư sắc = khứ.

    1. Tiếng đầu định bực thanh, trọc, nghĩa là: nếu tiếng đầu là thanh âm, tiếng tìm phải ở thanh thinh; tiếng đầu là trọc âm, tiếng tìm phải ở trọc thinh.

    Thí-dụ mấy tiếng sau nầy khi viết dấu hỏi, dấu ngã khác nhau là do tiếng đầu định bực thanh, trọc:

    Enlarge this image
    HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT VÀ NGUYÊN TẮC CHÍNH TẢ 243g8z10

    Chúng ta thấy rõ: sự định bực cho mỗi tiếng tùy âm khởi đầu . Đổ và đỗ cùng vận ngũ, đồng một vận mà khác bực là tại tiếng đầu đổng hoặc đô là tiếng có dấu hỏi hoặc ngang thuộc thanh âm nên đổ phải ở thanh thanh, viết dấu hỏi. Còn đỗ, viết dấu ngã vì tiếng đầu: đọng hoặc độc là tiếng có dấu nặng, thuộc trọc âm, (1)

    2. Tiếng sau định vận và loại thinh.
    Các tự điển Trung Hoa thường không chỉ tiếng đương sự ở loại thinh nào. Phải bằng cứ vào tiếng sau làm vận mà hiểu ra. Xin trở lại thí dụ tiếng khứ.
    “Muốn cho âm chữ khứ cho là (khưu + cứ thiết) hay (khưu + cự thiết) cũng được.
    “… Thay vào chữ cư hay cừ (bình thinh) thì chữ đương sự phải đọc là khư; thay vào bằng chữ cử hay cữ (nếu có chữ cữ, thượng thinh) thì chữ đương sự phải đọc là khử, chớ không còn là khứ được nữa.” (Trúc Khê, báo Nước Nam, số 107, 1941).

    Tóm lại, âm và thinh của tiếng Hán-Việt đã quy định theo “nguyên tắc thanh trọc”, đối với hệ thống ngôn ngữ của tiếng ta.

    Và trong ba phần của tiếng Việt, âm, vận, thinh, xét về phương diện tác dụng, mỗi phần đã theo đúng hệ thống tinh thần ngôn ngữ.


    ------------------------------------
    (1) Khi tiếng khởi đầu bằng nguyên âm thì tiếng tìm phải khởi đầu bằng nguyên-âm và kết quả của tiếng tìm là vận của tiếng sau.
    Thí dụ: a= ư + hà thiết ; ác = ô + các thiết
    á = y + giá thiết.



    Xem tiếp tại daovien.net


      Hôm nay: 22nd November 2024, 11:01