“Mình làm ở một công ty đã lâu năm. Không phải là một nhân viên xuất sắc, có nhiều khi cũng không hoàn thành nhiêm vụ được giao, nhưng đến kỳ tăng lương thì mình vẫn muốn được tăng lương. Vậy, phải đàm phán với sếp như thế nào ?”
Đây là một tình huống mà một khán giả nữ đã đặt ra taị buổi hội thảo Getting To Yes được tổ chức tại Hà Nội mới đây. Tuy chỉ là vấn đề riêng của khán giả này nhưng thực ra, câu chuyện “sếp ơi, em muốn tăng lương” là một thứ muôn thuở mà bất cứ ai đi làm công ăn lương đều từng trải qua.
Ai mà chẳng muốn được tăng lương, nhưng nhiều khi cũng có lúc làm không được việc nên chẳng dám đề xuất, hoặc có lúc cũng nghĩ mình xứng đáng được tăng và đề xuất lên sếp thì sếp lại cứ “từ từ đã”, “chưa phải là lúc này” hay thậm chí là “em cần cống hiến nhiều hơn”!!!
Tổng quát hóa, đây là một bài toán về đàm phán với sếp mà bạn cần vượt qua. Nguyên tắc đầu tiên, hãy nhớ rằng “bản chất của một thương vụ đàm phán thành công là khi khoảng lợi ích của hai bên gặp được nhau” – Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch nói.
Điều đó có nghĩa là khi bạn đang chuẩn bị bước vào phòng sếp để hỏi xin về chuyện tăng lương, hãy chuẩn bị tinh thần rằng không phải mọi mong muốn của mình sẽ được đáp ứng. Tất nhiên là bạn vẫn sẽ có thể được tăng lương, nhưng ghi nhớ: “Trong đàm phán, không ai có thể có được phần lợi cao nhất về mình, bạn buộc phải hy sinh”.
Theo đó, Đại sứ Nguyễn Hông Thạch bày cho bạn 2 phương án để giải quyết bài toán đàm phán với sếp như sau:
Các bạn sinh viên có nhu cầu tìm việc làm thêm vào dịp tết, tham khảo thêm http://camnanggiadinh.com.vn/tim-kiem-viec-lam-trong-dip-tet-n17422.html
Cách 1: Chỉ ra cho sếp thấy “tăng lương cho tôi thì chỉ có lợi cho ông thôi”
Để tăng lương cho bạn thì sếp cần thấy được một giá trị gì đó từ việc ấy, còn nếu không, ông ấy sẽ không làm. Trong bối cảnh bạn cũng không phải là một nhân viên thật sự xuất sắc, sếp cũng hoàn toàn không có cơ sở gì để tin rằng bạn sẽ có giá trị hơn nếu được tăng lương cả.
Việc bạn phải làm là hãy chuẩn bị một vài “lời hứa” mang đến giá trị trước khi bước vào phòng sếp để hỏi xin tăng lương. Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch mách nước:
“Bạn có thể nói rằng gia đình sắp có chuyện lớn cần nguồn tài chính (bố mẹ ốm, vợ đẻ con). Những động lực này sẽ khiến tôi làm việc gấp 2, gấp 3, bất chấp cả thời gian tại công ty để mang về cho gia đình nhiều tiền hơn”.
Với một lý do mà sếp thấy hợp lý như thế này, bạn hãy sau đó đề xuất tăng lương rằng: “Có thể trước đó tôi không xứng đáng nhưng bây giờ với việc hoàn cảnh gia đình buộc tôi phải làm việc nhiều hơn, việc sếp tăng lương sẽ là một động lực cho tôi cống hiến nhiều hơn”.
Hơn nữa, đối với sếp, đồng lương tăng thêm này vừa giống như một sự hỗ trợ cho nhân viên của mình khi họ gặp khó khăn (một điều mà sếp tốt luôn làm), cũng vừa giống như một sự tưởng thưởng trong tương lai khi mà nhân viên đã làm việc chăm chỉ hơn.
Cân nhắc thiệt hơn trong trường hợp này, dám chắc là đa số các sếp sẽ đồng ý tăng lương. “Khi sếp ở thế 49-50 thì tăng lương sẽ như là sự khuyến khích để nhân viên cống hiến hơn” – Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch nói.
Vậy tóm lại, ở cách này, chìa khóa là làm sao bạn phải chỉ ra được cho sếp rằng nếu “ông tăng lương cho tôi thì chỉ có lợi cho ông mà thôi”.
Cách 2: Hãy thanh thản chấp nhận
Một phương án khác mà Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch đưa ra, đó là nếu bạn đã không phải là nhân viên xuất sắc rồi thì hãy chấp nhận mà đừng hỏi sếp gì về chuyện tăng lương cả. Bằng không, chính bạn sẽ nhận được những ấn tượng, đánh giá rất xấu từ sếp đó.
“Nhu cầu được tăng lương là nhu cầu rất chính đáng, thế nhưng bây giờ chúng ta thử đặt địa vị chúng ta là ông chủ thì chúng ta có chấp nhận tăng lương cho người như mình (một nhân viên không xuất sắc, nhiều khi không làm được việc) không ?”
Có một quy tắc kinh điển trong đàm phán là nếu cứ cố để mình đạt được lợi ích cao nhất thì bạn sẽ mất đi nhiều thứ, dù vô hình ở hiện tại, nhưng là rất giá trị trong tương lai.
Vị Đại sứ Việt Nam tại Iran lý giải rằng nếu rõ ràng chuyện bạn được tăng lương chẳng hợp lý chút nào mà bạn vẫn cứ nài nỉ, xin xỏ sếp mãi thì cái bạn mất là việc sếp đánh giá bạn là người “không biết mình là ai”.
Kết quả là có khi bạn vừa không được lên lương, lại vừa bị sếp ghi nhớ với một hình ảnh xấu xí. Biết đâu, ngay trước khi bạn đi xin, sếp cũng đang cân nhắc cho tăng lương. Rồi chỉ một câu xin tăng lương được nói ra thôi, nỗ lực của bạn và ý định của sếp cùng lúc sẽ tan vào mây khói.
Tóm lại, theo Đại sứ, khi đàm phán tăng lương, không chỉ tiêu chí được tăng lương mà phải đảm bảo cả tiêu chí giữ quan hệ với các đồng nghiệp.
Nguồn: http://cafef.vn/
Đây là một tình huống mà một khán giả nữ đã đặt ra taị buổi hội thảo Getting To Yes được tổ chức tại Hà Nội mới đây. Tuy chỉ là vấn đề riêng của khán giả này nhưng thực ra, câu chuyện “sếp ơi, em muốn tăng lương” là một thứ muôn thuở mà bất cứ ai đi làm công ăn lương đều từng trải qua.
Ai mà chẳng muốn được tăng lương, nhưng nhiều khi cũng có lúc làm không được việc nên chẳng dám đề xuất, hoặc có lúc cũng nghĩ mình xứng đáng được tăng và đề xuất lên sếp thì sếp lại cứ “từ từ đã”, “chưa phải là lúc này” hay thậm chí là “em cần cống hiến nhiều hơn”!!!
Tổng quát hóa, đây là một bài toán về đàm phán với sếp mà bạn cần vượt qua. Nguyên tắc đầu tiên, hãy nhớ rằng “bản chất của một thương vụ đàm phán thành công là khi khoảng lợi ích của hai bên gặp được nhau” – Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch nói.
Điều đó có nghĩa là khi bạn đang chuẩn bị bước vào phòng sếp để hỏi xin về chuyện tăng lương, hãy chuẩn bị tinh thần rằng không phải mọi mong muốn của mình sẽ được đáp ứng. Tất nhiên là bạn vẫn sẽ có thể được tăng lương, nhưng ghi nhớ: “Trong đàm phán, không ai có thể có được phần lợi cao nhất về mình, bạn buộc phải hy sinh”.
Theo đó, Đại sứ Nguyễn Hông Thạch bày cho bạn 2 phương án để giải quyết bài toán đàm phán với sếp như sau:
Các bạn sinh viên có nhu cầu tìm việc làm thêm vào dịp tết, tham khảo thêm http://camnanggiadinh.com.vn/tim-kiem-viec-lam-trong-dip-tet-n17422.html
Cách 1: Chỉ ra cho sếp thấy “tăng lương cho tôi thì chỉ có lợi cho ông thôi”
Để tăng lương cho bạn thì sếp cần thấy được một giá trị gì đó từ việc ấy, còn nếu không, ông ấy sẽ không làm. Trong bối cảnh bạn cũng không phải là một nhân viên thật sự xuất sắc, sếp cũng hoàn toàn không có cơ sở gì để tin rằng bạn sẽ có giá trị hơn nếu được tăng lương cả.
Việc bạn phải làm là hãy chuẩn bị một vài “lời hứa” mang đến giá trị trước khi bước vào phòng sếp để hỏi xin tăng lương. Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch mách nước:
“Bạn có thể nói rằng gia đình sắp có chuyện lớn cần nguồn tài chính (bố mẹ ốm, vợ đẻ con). Những động lực này sẽ khiến tôi làm việc gấp 2, gấp 3, bất chấp cả thời gian tại công ty để mang về cho gia đình nhiều tiền hơn”.
Với một lý do mà sếp thấy hợp lý như thế này, bạn hãy sau đó đề xuất tăng lương rằng: “Có thể trước đó tôi không xứng đáng nhưng bây giờ với việc hoàn cảnh gia đình buộc tôi phải làm việc nhiều hơn, việc sếp tăng lương sẽ là một động lực cho tôi cống hiến nhiều hơn”.
Hơn nữa, đối với sếp, đồng lương tăng thêm này vừa giống như một sự hỗ trợ cho nhân viên của mình khi họ gặp khó khăn (một điều mà sếp tốt luôn làm), cũng vừa giống như một sự tưởng thưởng trong tương lai khi mà nhân viên đã làm việc chăm chỉ hơn.
Cân nhắc thiệt hơn trong trường hợp này, dám chắc là đa số các sếp sẽ đồng ý tăng lương. “Khi sếp ở thế 49-50 thì tăng lương sẽ như là sự khuyến khích để nhân viên cống hiến hơn” – Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch nói.
Vậy tóm lại, ở cách này, chìa khóa là làm sao bạn phải chỉ ra được cho sếp rằng nếu “ông tăng lương cho tôi thì chỉ có lợi cho ông mà thôi”.
Cách 2: Hãy thanh thản chấp nhận
Một phương án khác mà Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch đưa ra, đó là nếu bạn đã không phải là nhân viên xuất sắc rồi thì hãy chấp nhận mà đừng hỏi sếp gì về chuyện tăng lương cả. Bằng không, chính bạn sẽ nhận được những ấn tượng, đánh giá rất xấu từ sếp đó.
“Nhu cầu được tăng lương là nhu cầu rất chính đáng, thế nhưng bây giờ chúng ta thử đặt địa vị chúng ta là ông chủ thì chúng ta có chấp nhận tăng lương cho người như mình (một nhân viên không xuất sắc, nhiều khi không làm được việc) không ?”
Có một quy tắc kinh điển trong đàm phán là nếu cứ cố để mình đạt được lợi ích cao nhất thì bạn sẽ mất đi nhiều thứ, dù vô hình ở hiện tại, nhưng là rất giá trị trong tương lai.
Vị Đại sứ Việt Nam tại Iran lý giải rằng nếu rõ ràng chuyện bạn được tăng lương chẳng hợp lý chút nào mà bạn vẫn cứ nài nỉ, xin xỏ sếp mãi thì cái bạn mất là việc sếp đánh giá bạn là người “không biết mình là ai”.
Kết quả là có khi bạn vừa không được lên lương, lại vừa bị sếp ghi nhớ với một hình ảnh xấu xí. Biết đâu, ngay trước khi bạn đi xin, sếp cũng đang cân nhắc cho tăng lương. Rồi chỉ một câu xin tăng lương được nói ra thôi, nỗ lực của bạn và ý định của sếp cùng lúc sẽ tan vào mây khói.
Tóm lại, theo Đại sứ, khi đàm phán tăng lương, không chỉ tiêu chí được tăng lương mà phải đảm bảo cả tiêu chí giữ quan hệ với các đồng nghiệp.
Nguồn: http://cafef.vn/