Có cán bộ DN đi tuyên truyền về xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã bị công an xã, huyện, bắt nhốt ở địa phương vì cho là lừa đảo. Hôm sau công ty phải cử người can thiệp, nhờ một đồng chí phó chủ tịch xuống tận nơi để "giải cứu" thì mới được thả.
Ông Nguyễn Văn Minh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty XKLĐ Chuyên gia Thanh Hóa cho biết, thực tế hoạt động tuyển dụng lao động đi XKLĐ của DN còn gặp nhiều cản trở, khó khăn trong việc tiếp xúc với người dân để tuyển dụng.
Năng lực làm việc, kỹ năng giao tiếp ở môi trường công sở giúp bạn tạo ảnh hưởng tốt với sếp và đồng nghiệp, xem ngay http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/223-7889-bi-quyet-tiep-thi-hinh-anh-noi-cong-so.html
“Một thực tế hiện nay mà hầu như DN nào cũng gặp phải là vấn đề cấp “giấy phép con”. Khi triển khai, tỉnh thì cho phép nhưng cứ xuống huyện là mắc. Có những huyện tới 3 tháng mà DN vẫn chưa tiếp cận được với người dân để tuyên truyền và tuyển dụng” – ông Minh nói tại hội nghị đối thoại với DN XK LĐ hôm nay 8.3.
Cũng theo ông này, có lần công ty cử cán bộ đi tỉnh làm việc xin phép tuyển dụng lao động, thì có tỉnh còn không cho vào. Thậm chí có đồng chí chủ tịch còn nói với cán bộ của ông rằng: “Nhiều năm nay không có xuất khẩu lao động cũng không chết ai cả. Muốn vào huyện này phải chờ thường vụ họp cho ý kiến, mà thường vụ thì không biết lúc nào mới họp. Có thể nói là “trên thì rải thảm, mà dưới thì rải đinh” – ông Minh kể thêm về các bất cập.
Thậm chí, ông Minh còn kể một câu chuyện rất hài hước. Có cán bộ DN đi tuyên truyền về xuất khẩu lao động đã bị công an xã, huyện, bắt nhốt ở địa phương vì cho là lừa đảo. Hôm sau công ty phải cử người can thiệp, nhờ một đồng chí phó chủ tịch xuống tận nơi để giải cứu thì mới được thả.
Ông Minh kiến nghị, địa phương nên linh động để DN vào tuyển dụng chỉ cần giấy phép của Bộ LĐTBXH và công văn giới thiệu của tỉnh đồng ý chứ không cần xin công văn, ý kiến của tuyến xã nữa.
Trong khi đó, ông Vũ Công Bình - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty LOD thì cho biết, hiện nay một số DN XKLĐ đang cạnh tranh không lành mạnh, hay tăng phí. Vấn đề này ở một số địa phương chưa được quan tâm, bởi nếu DN nào có phí cao hơn thì địa phương sẽ cộng tác vì được chia hoa hồng nhiều hơn.
Về phía người lao động, theo ông Bình cho biết có tới 90% người lao động đi XKLĐ có trình độ tay nghề thấp nên cũng có không ít vấn đề. Người lao động nôn nóng muốn đi nhanh, đi những thị trường có thu nhập cao mà không cần qua đào tạo nghề. Khi người lao động vi phạm gần như không được xử lý, còn nếu có vấn đề gì xảy ra DN luôn luôn phải bảo vệ người lao động.
Ông Bình kiến nghị: “Để giải quyết vấn đề đưa người lao động đi nước ngoài công khai minh bạch, nên chăng chúng ta xây dựng cổng điện tử, sàn giao dịch thông qua Cục Quản lý lao động ngoài nước giúp cho cơ quan quản lý tốt hơn. Điều này giúp cho các DN tham gia phải có trách nhiệm hơn, việc quản lý giám sát cũng thuận lợi hơn. Người lao động sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất”.
Trước các kiến nghị của DN, ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, Bộ luôn lắng nghe các ý kiến của DN. "Lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH sẽ tích cực giải đáp cũng như hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn. Nếu DN nào còn khó khăn trong việc tiếp cận với địa phương thì ngay sau hội nghị có thể trao đổi thêm với tôi. Tôi sẽ đích thân gọi điện cho tỉnh đề nghị phối hợp hỗ trợ thêm cho các DN" - ông Dung nói.
Theo thông tin từ Bộ LĐTBXH, hiện nay có hơn 300 DN đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác đưa người đi làm việc ở nước ngoài thì hoạt động này cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Tình trạng loạn thu phí ở một số thị trường như Đài Loan, Nhật Bản, rồi tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn ra ngoài làm việc, cư trú bất hợp pháp làm ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín của lao động Việt Nam. Bên cạch đó, một số các DN cũng chưa thực hiện tốt công tác đào tạo lao động, quản lý và hỗ trợ lao động kh đi XKLĐ làm việc ở nước ngoài.
Nguồn: http://www.baomoi.com/
Ông Nguyễn Văn Minh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty XKLĐ Chuyên gia Thanh Hóa cho biết, thực tế hoạt động tuyển dụng lao động đi XKLĐ của DN còn gặp nhiều cản trở, khó khăn trong việc tiếp xúc với người dân để tuyển dụng.
Năng lực làm việc, kỹ năng giao tiếp ở môi trường công sở giúp bạn tạo ảnh hưởng tốt với sếp và đồng nghiệp, xem ngay http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/223-7889-bi-quyet-tiep-thi-hinh-anh-noi-cong-so.html
“Một thực tế hiện nay mà hầu như DN nào cũng gặp phải là vấn đề cấp “giấy phép con”. Khi triển khai, tỉnh thì cho phép nhưng cứ xuống huyện là mắc. Có những huyện tới 3 tháng mà DN vẫn chưa tiếp cận được với người dân để tuyên truyền và tuyển dụng” – ông Minh nói tại hội nghị đối thoại với DN XK LĐ hôm nay 8.3.
Cũng theo ông này, có lần công ty cử cán bộ đi tỉnh làm việc xin phép tuyển dụng lao động, thì có tỉnh còn không cho vào. Thậm chí có đồng chí chủ tịch còn nói với cán bộ của ông rằng: “Nhiều năm nay không có xuất khẩu lao động cũng không chết ai cả. Muốn vào huyện này phải chờ thường vụ họp cho ý kiến, mà thường vụ thì không biết lúc nào mới họp. Có thể nói là “trên thì rải thảm, mà dưới thì rải đinh” – ông Minh kể thêm về các bất cập.
Thậm chí, ông Minh còn kể một câu chuyện rất hài hước. Có cán bộ DN đi tuyên truyền về xuất khẩu lao động đã bị công an xã, huyện, bắt nhốt ở địa phương vì cho là lừa đảo. Hôm sau công ty phải cử người can thiệp, nhờ một đồng chí phó chủ tịch xuống tận nơi để giải cứu thì mới được thả.
Ông Minh kiến nghị, địa phương nên linh động để DN vào tuyển dụng chỉ cần giấy phép của Bộ LĐTBXH và công văn giới thiệu của tỉnh đồng ý chứ không cần xin công văn, ý kiến của tuyến xã nữa.
Trong khi đó, ông Vũ Công Bình - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty LOD thì cho biết, hiện nay một số DN XKLĐ đang cạnh tranh không lành mạnh, hay tăng phí. Vấn đề này ở một số địa phương chưa được quan tâm, bởi nếu DN nào có phí cao hơn thì địa phương sẽ cộng tác vì được chia hoa hồng nhiều hơn.
Về phía người lao động, theo ông Bình cho biết có tới 90% người lao động đi XKLĐ có trình độ tay nghề thấp nên cũng có không ít vấn đề. Người lao động nôn nóng muốn đi nhanh, đi những thị trường có thu nhập cao mà không cần qua đào tạo nghề. Khi người lao động vi phạm gần như không được xử lý, còn nếu có vấn đề gì xảy ra DN luôn luôn phải bảo vệ người lao động.
Ông Bình kiến nghị: “Để giải quyết vấn đề đưa người lao động đi nước ngoài công khai minh bạch, nên chăng chúng ta xây dựng cổng điện tử, sàn giao dịch thông qua Cục Quản lý lao động ngoài nước giúp cho cơ quan quản lý tốt hơn. Điều này giúp cho các DN tham gia phải có trách nhiệm hơn, việc quản lý giám sát cũng thuận lợi hơn. Người lao động sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất”.
Trước các kiến nghị của DN, ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, Bộ luôn lắng nghe các ý kiến của DN. "Lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH sẽ tích cực giải đáp cũng như hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn. Nếu DN nào còn khó khăn trong việc tiếp cận với địa phương thì ngay sau hội nghị có thể trao đổi thêm với tôi. Tôi sẽ đích thân gọi điện cho tỉnh đề nghị phối hợp hỗ trợ thêm cho các DN" - ông Dung nói.
Theo thông tin từ Bộ LĐTBXH, hiện nay có hơn 300 DN đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác đưa người đi làm việc ở nước ngoài thì hoạt động này cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Tình trạng loạn thu phí ở một số thị trường như Đài Loan, Nhật Bản, rồi tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn ra ngoài làm việc, cư trú bất hợp pháp làm ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín của lao động Việt Nam. Bên cạch đó, một số các DN cũng chưa thực hiện tốt công tác đào tạo lao động, quản lý và hỗ trợ lao động kh đi XKLĐ làm việc ở nước ngoài.
Nguồn: http://www.baomoi.com/