Trong buổi talkshow đầu tiên của cuộc thi “Thực hiện ước mơ”, câu chuyện tìm kiếm và thực hiện ước mơ được chia sẻ bởi hai vị khách mời: TS. Lê Thị Thanh Mai - Trưởng Ban Công tác Sinh viên; Trưởng Ban Hướng nghiệp - Tư vấn tuyển sinh - ĐHQG TP.HCM và anh Hoàng Sơn Việt – Quán quân của chương trình truyền hình thực tế “Người giấu mặt” mùa đầu tiên tại Việt Nam.
Tìm kiếm và thực hiện ước mơ chưa bao giờ dễ dàng đối với bất kì ai nhưng có rất nhiều cách để nhận ra và tạo thêm động lực để theo đuổi.
4 yếu tố “chốt” ước mơ
Sở thích, năng lực, nhu cầu xã hội và hoàn cảnh gia đình là bốn yếu tố luôn phải được cân nhắc kỹ để đưa ra quyết định. Trong các ước mơ được chọn, ước mơ được tổng hòa từ bốn yếu tố này một cách chắc chắn nhất thì ước mơ đó khả thi nhất.
Có thể, ước mơ thứ nhất của bạn là bay vào vũ trụ, ước mơ thứ hai là đạt giải Nobel Vật lý còn ước mơ thứ ba là trở thành một giáo viên dạy Vật lý. Khi tổng hòa ba yếu tố trên, ước mơ thứ ba được xếp sau hai ước mơ còn lại nhưng về tính khả thi thì cao hơn nên khả năng thành công cũng cao hơn.
Tìm kiếm việc làm nhanh chóng, uy tín trên web tuyển dụng nhân sự, tham khảo ngay http://congly.vn/xa-hoi/giao-duc/tim-kiem-viec-lam-va-nguon-nhan-luc-tren-careerlink-197946.html
Làm sao để biết được đam mê thật sự của mình?
TS. Lê Thị Thanh Mai - Trưởng Ban Công tác Sinh viên; Trưởng Ban Hướng nghiệp - Tư vấn tuyển sinh - ĐHQG TP.HCM chia sẻ 3 yếu tố nhận biết một đam mê thật sự: “Đam mê thật sự là điều mình có khả năng theo đuổi và quyết tâm thực hiện nó đến cùng, sẵn sàng gác lại những sở thích khác để thực hiện đam mê và biết chấp nhận sự thất bại, tìm ra nguyên nhân của sự thất bại để rút kinh nghiệm”.
Các bạn học sinh có thể làm các câu hỏi trắc nghiệm tính cách hoặc tham khảo ý kiến những người xung quanh để lựa chọn ngành nghề của mình. Tuy nhiên, cô Mai khuyến khích các bạn trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động hằng ngày. Chúng ta có thể tham gia nhiều cuộc thi để chọn ra đâu là lĩnh vực mình dốc hết công sức vào và thật sự yêu thích nó. Cuộc thi “Thực hiện ước mơ” cũng là một sân chơi cho các bạn trải nghiệm và sống với ước mơ của mình.
Làm sao để đi đúng định hướng nghề nghiệp?
Không nên chọn một nghề nào đó chỉ vì chúng ta thích mà cần xét đến các điều kiện khác, chẳng hạn như ưu điểm, nhược điểm của bản thân mình. Tuy nhiên, có những nhược điểm vẫn có thể khắc phục được bằng cách xây dựng kế hoạch hoàn thiện bản thân thật thực tế, cụ thể. Kế hoạch này phải được cập nhật định kì.
Đối với học sinh, mỗi học kỳ có thể điểm lại bản thân có còn yêu thích công việc đang chọn, những nhược điểm đã được hạn chế như thế nào và trả lời câu hỏi về khả năng thành công của bản thân.
Sự thất bại luôn chực chờ
Anh Hoàng Sơn Việt – Quán quân của chương trình truyền hình thực tế “Người giấu mặt” mùa đầu tiên tại Việt Nam chia sẻ: “Trên bất kì cuộc hành trình nào, sự thất bại cũng luôn chực chờ đi bên ta nên phải cố gắng rất nhiều để có thể thành công. Nhưng, thất bại cũng không vô ích, sau mỗi lần thất bại, chúng ta cần đứng lên và tìm ra bài học cho bản thân mình”.
TS. Thanh Mai cho rằng: “không nên tự hài lòng với kết quả hiện tại với việc lựa chọn ngành nghề của mình. Ngày càng nhiều ngành học mới ra đời để thay thế những ngành nghề đã lỗi thời. Thị trường lao động cũng không ngừng biến đổi nên lúc nào cũng cần có sự chuẩn bị về kỹ năng, tinh thần và kế hoạch cả khi thành công lẫn lúc thất bại. Vì khi ta chưa biết làm gì lúc đang thất bại, bản thân rất dễ bị chán nản và bỏ cuộc”.
Chúng ta nên thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình lao động nhưng cũng không nên chọn một nghề vì nó là ngành đang “hot”.
Trượt đại học chỉ là bước đệm cho sự thành công.
Hai lần thi trượt đại học, Sơn Việt vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình. Lần thứ 3 đi thi, anh đỗ ngành “Thương mại điện tử” của trường Đại học Hà Nội.
Mỗi người có một con đường để thành công khác nhau và có người thành công từ những thất bại. Nhưng với Sơn Việt, tuổi trẻ là phải “dám nghĩ, dám làm và dám chấp nhận”. Đó là từ bỏ cơ hội làm việc cho tập đoàn nổi tiếng, là những lần đầu tư kinh doanh lớn…Tuy nhiên, thất bại chỉ là những trải nghiệm “khác thường” trong cuộc sống “bình thường”…
Hoàng Sơn Việt luôn trân quý những lần thành công và cả những thất bại bởi anh coi đó là bài học quý giá trên đường đời để thêm vào hành trang sống của mình. Chàng trai ngày nào mò mẫm làm CD nhạc Quốc tế nay trở thành Quản lý nội dung cho một chuyên trang âm nhạc nổi tiếng.
Sơn Việt cũng nhắn gửi đến các bạn trẻ rằng: “khi đã xác định được con đường tương lai thì bằng mọi giá phải đặt chân đi tới vì kế hoạch nếu không triển khai thì mãi mãi vẫn nằm trên giấy”.
Hãy làm theo những gì bạn thực sự đam mê. Nếu chưa tìm ra, cứ tiếp tục tìm kiếm và đừng bao giờ bỏ cuộc vì bạn sẽ được thấy hoa hồng trải dài trên con đường bạn bước.
Nguồn: http://laodong.com.vn/
Tìm kiếm và thực hiện ước mơ chưa bao giờ dễ dàng đối với bất kì ai nhưng có rất nhiều cách để nhận ra và tạo thêm động lực để theo đuổi.
4 yếu tố “chốt” ước mơ
Sở thích, năng lực, nhu cầu xã hội và hoàn cảnh gia đình là bốn yếu tố luôn phải được cân nhắc kỹ để đưa ra quyết định. Trong các ước mơ được chọn, ước mơ được tổng hòa từ bốn yếu tố này một cách chắc chắn nhất thì ước mơ đó khả thi nhất.
Có thể, ước mơ thứ nhất của bạn là bay vào vũ trụ, ước mơ thứ hai là đạt giải Nobel Vật lý còn ước mơ thứ ba là trở thành một giáo viên dạy Vật lý. Khi tổng hòa ba yếu tố trên, ước mơ thứ ba được xếp sau hai ước mơ còn lại nhưng về tính khả thi thì cao hơn nên khả năng thành công cũng cao hơn.
Tìm kiếm việc làm nhanh chóng, uy tín trên web tuyển dụng nhân sự, tham khảo ngay http://congly.vn/xa-hoi/giao-duc/tim-kiem-viec-lam-va-nguon-nhan-luc-tren-careerlink-197946.html
Làm sao để biết được đam mê thật sự của mình?
TS. Lê Thị Thanh Mai - Trưởng Ban Công tác Sinh viên; Trưởng Ban Hướng nghiệp - Tư vấn tuyển sinh - ĐHQG TP.HCM chia sẻ 3 yếu tố nhận biết một đam mê thật sự: “Đam mê thật sự là điều mình có khả năng theo đuổi và quyết tâm thực hiện nó đến cùng, sẵn sàng gác lại những sở thích khác để thực hiện đam mê và biết chấp nhận sự thất bại, tìm ra nguyên nhân của sự thất bại để rút kinh nghiệm”.
Các bạn học sinh có thể làm các câu hỏi trắc nghiệm tính cách hoặc tham khảo ý kiến những người xung quanh để lựa chọn ngành nghề của mình. Tuy nhiên, cô Mai khuyến khích các bạn trải nghiệm thực tế thông qua các hoạt động hằng ngày. Chúng ta có thể tham gia nhiều cuộc thi để chọn ra đâu là lĩnh vực mình dốc hết công sức vào và thật sự yêu thích nó. Cuộc thi “Thực hiện ước mơ” cũng là một sân chơi cho các bạn trải nghiệm và sống với ước mơ của mình.
Làm sao để đi đúng định hướng nghề nghiệp?
Không nên chọn một nghề nào đó chỉ vì chúng ta thích mà cần xét đến các điều kiện khác, chẳng hạn như ưu điểm, nhược điểm của bản thân mình. Tuy nhiên, có những nhược điểm vẫn có thể khắc phục được bằng cách xây dựng kế hoạch hoàn thiện bản thân thật thực tế, cụ thể. Kế hoạch này phải được cập nhật định kì.
Đối với học sinh, mỗi học kỳ có thể điểm lại bản thân có còn yêu thích công việc đang chọn, những nhược điểm đã được hạn chế như thế nào và trả lời câu hỏi về khả năng thành công của bản thân.
Sự thất bại luôn chực chờ
Anh Hoàng Sơn Việt – Quán quân của chương trình truyền hình thực tế “Người giấu mặt” mùa đầu tiên tại Việt Nam chia sẻ: “Trên bất kì cuộc hành trình nào, sự thất bại cũng luôn chực chờ đi bên ta nên phải cố gắng rất nhiều để có thể thành công. Nhưng, thất bại cũng không vô ích, sau mỗi lần thất bại, chúng ta cần đứng lên và tìm ra bài học cho bản thân mình”.
TS. Thanh Mai cho rằng: “không nên tự hài lòng với kết quả hiện tại với việc lựa chọn ngành nghề của mình. Ngày càng nhiều ngành học mới ra đời để thay thế những ngành nghề đã lỗi thời. Thị trường lao động cũng không ngừng biến đổi nên lúc nào cũng cần có sự chuẩn bị về kỹ năng, tinh thần và kế hoạch cả khi thành công lẫn lúc thất bại. Vì khi ta chưa biết làm gì lúc đang thất bại, bản thân rất dễ bị chán nản và bỏ cuộc”.
Chúng ta nên thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình lao động nhưng cũng không nên chọn một nghề vì nó là ngành đang “hot”.
Trượt đại học chỉ là bước đệm cho sự thành công.
Hai lần thi trượt đại học, Sơn Việt vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình. Lần thứ 3 đi thi, anh đỗ ngành “Thương mại điện tử” của trường Đại học Hà Nội.
Mỗi người có một con đường để thành công khác nhau và có người thành công từ những thất bại. Nhưng với Sơn Việt, tuổi trẻ là phải “dám nghĩ, dám làm và dám chấp nhận”. Đó là từ bỏ cơ hội làm việc cho tập đoàn nổi tiếng, là những lần đầu tư kinh doanh lớn…Tuy nhiên, thất bại chỉ là những trải nghiệm “khác thường” trong cuộc sống “bình thường”…
Hoàng Sơn Việt luôn trân quý những lần thành công và cả những thất bại bởi anh coi đó là bài học quý giá trên đường đời để thêm vào hành trang sống của mình. Chàng trai ngày nào mò mẫm làm CD nhạc Quốc tế nay trở thành Quản lý nội dung cho một chuyên trang âm nhạc nổi tiếng.
Sơn Việt cũng nhắn gửi đến các bạn trẻ rằng: “khi đã xác định được con đường tương lai thì bằng mọi giá phải đặt chân đi tới vì kế hoạch nếu không triển khai thì mãi mãi vẫn nằm trên giấy”.
Hãy làm theo những gì bạn thực sự đam mê. Nếu chưa tìm ra, cứ tiếp tục tìm kiếm và đừng bao giờ bỏ cuộc vì bạn sẽ được thấy hoa hồng trải dài trên con đường bạn bước.
Nguồn: http://laodong.com.vn/