Vậy nghề cao quý nhất tại VN là nghề gì? Và có lẽ ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này dễ dàng. Đó là nghề giáo, nghề giáo luôn được coi là một trong những nghề cao quý nhất, bởi họ là những người dìu dắt thế hệ trẻ của đất nước.
Nghề giáo luôn được mọi người kính trọng bởi những gì họ đã làm, đã cống hiến.
Những cách kích thích tinh thần làm việc hăng say sau khi nghỉ tết http://yeah1.com/xa-hoi/cach-de-vuc-day-tinh-than-lam-viec-sau-tet.html
Vì vậy không phải ai cũng có thể trở thành những người thầy, người cô - những người đặt hết tâm huyết cũng như tình yêu con người, trách nhiệm lớn lao đối với lớp trẻ, với xã hội.
Tuy nhiên với những ai có niềm đam mê với sự nghiệp của những “kỹ sư tâm hồn” thì những lý do sau đây có thể chính là động lực để bạn đến gần hơn với nghề giáo.
1. Bạn là người có tầm ảnh hưởng lớn đối với thế hệ trẻ: Là một nhà giáo bạn đã nắm trong tay cơ hội truyền đạt và dậy dỗ cho hàng trăm các bạn trẻ. Bạn là người trực tiếp uốn nắn các em từ những buổi ban đầu chập chững. Vì vậy bạn hãy hỏi bất kỳ ai rằng, người nào có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đối với một đứa trẻ? Và cơ hội bạn nghe được nhiều nhất đó chính là thầy, cô giáo.
2. Bạn là diễn viên, nhà hùng biện, người kể chuyện và nhà tổ chức chuyên nghiệp: Là giáo viên bạn sẽ phải đảm nhiệm tất cả các công việc trên và thậm chí còn hơn thế rất nhiều. Bạn sẽ có cơ hội đối mặt với nhiều thách thức. Bạn phải truyền cảm hứng, hướng dẫn, vui chơi với các em thông qua các hoạt động và các kinh nghiệm mà mình đã từng trải qua. Trong một ngày đứng trên bục giảng bạn phải thể hiện được khả năng tổ chức, lên kế hoạch, đào tạo và vui chơi.
3. Dạy học là công việc rất có ý nghĩa: Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mang đến niềm vui, sự thăng hoa cho mình thì nghề giáo sẽ cho bạn tất cả những cảm giác đó. Không chỉ dạy dỗ rập khuôn những điều trên sách vở, hướng các em làm theo lẽ phải… Là một giáo viên, bạn còn được giúp đỡ, khai trí cho tầng lớp trẻ trong xã hội cũng như khi bạn đào tạo một thế thệ người lao động cho tương lai.
4. Luôn trau dồi, học hỏi: “Học, học nữa, học mãi” đó là châm ngôn của những ai yêu nghề giáo. Kiến thức là vô tận và bởi vậy những người thầy, người cô cần phải trau dồi, rèn luyện và tìm hiểu những điều mới, những cách dạy mới thông qua sách báo hay những lớp học dành cho cán bộ giảng dạy để không bị tụt hậu so với nền giáo dục của các nước trên thế giới. Có như vậy họ mới có đủ khả năng để dìu dắt cho những thế hệ tương lai của đất nước.
5. Mọi người đều tôn trọng và yêu quý giáo viên: Nếu bạn là một giáo viên, bạn có thể tự hào và hãnh diện khi nói về nghề nghiệp của mình. Giáo viên được yêu quý, tôn trọng vì rất nhiều lý do và có lẽ lý do mà họ được mọi người ngưỡng mộ nhất đó là lòng kiên nhẫn, khả năng điều khiển và truyền đạt cho hàng chục con người. Và vì tất cả những lý do chúng ta đã có ngày 20/11 (Ngày nhà giáo Việt Nam) để tỏ lòng biết ơn cũng như ngợi ca công lao của những người thầy người cô.
Nguồn: http://www.molisa.gov.vn/
Nghề giáo luôn được mọi người kính trọng bởi những gì họ đã làm, đã cống hiến.
Những cách kích thích tinh thần làm việc hăng say sau khi nghỉ tết http://yeah1.com/xa-hoi/cach-de-vuc-day-tinh-than-lam-viec-sau-tet.html
Vì vậy không phải ai cũng có thể trở thành những người thầy, người cô - những người đặt hết tâm huyết cũng như tình yêu con người, trách nhiệm lớn lao đối với lớp trẻ, với xã hội.
Tuy nhiên với những ai có niềm đam mê với sự nghiệp của những “kỹ sư tâm hồn” thì những lý do sau đây có thể chính là động lực để bạn đến gần hơn với nghề giáo.
1. Bạn là người có tầm ảnh hưởng lớn đối với thế hệ trẻ: Là một nhà giáo bạn đã nắm trong tay cơ hội truyền đạt và dậy dỗ cho hàng trăm các bạn trẻ. Bạn là người trực tiếp uốn nắn các em từ những buổi ban đầu chập chững. Vì vậy bạn hãy hỏi bất kỳ ai rằng, người nào có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đối với một đứa trẻ? Và cơ hội bạn nghe được nhiều nhất đó chính là thầy, cô giáo.
2. Bạn là diễn viên, nhà hùng biện, người kể chuyện và nhà tổ chức chuyên nghiệp: Là giáo viên bạn sẽ phải đảm nhiệm tất cả các công việc trên và thậm chí còn hơn thế rất nhiều. Bạn sẽ có cơ hội đối mặt với nhiều thách thức. Bạn phải truyền cảm hứng, hướng dẫn, vui chơi với các em thông qua các hoạt động và các kinh nghiệm mà mình đã từng trải qua. Trong một ngày đứng trên bục giảng bạn phải thể hiện được khả năng tổ chức, lên kế hoạch, đào tạo và vui chơi.
3. Dạy học là công việc rất có ý nghĩa: Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mang đến niềm vui, sự thăng hoa cho mình thì nghề giáo sẽ cho bạn tất cả những cảm giác đó. Không chỉ dạy dỗ rập khuôn những điều trên sách vở, hướng các em làm theo lẽ phải… Là một giáo viên, bạn còn được giúp đỡ, khai trí cho tầng lớp trẻ trong xã hội cũng như khi bạn đào tạo một thế thệ người lao động cho tương lai.
4. Luôn trau dồi, học hỏi: “Học, học nữa, học mãi” đó là châm ngôn của những ai yêu nghề giáo. Kiến thức là vô tận và bởi vậy những người thầy, người cô cần phải trau dồi, rèn luyện và tìm hiểu những điều mới, những cách dạy mới thông qua sách báo hay những lớp học dành cho cán bộ giảng dạy để không bị tụt hậu so với nền giáo dục của các nước trên thế giới. Có như vậy họ mới có đủ khả năng để dìu dắt cho những thế hệ tương lai của đất nước.
5. Mọi người đều tôn trọng và yêu quý giáo viên: Nếu bạn là một giáo viên, bạn có thể tự hào và hãnh diện khi nói về nghề nghiệp của mình. Giáo viên được yêu quý, tôn trọng vì rất nhiều lý do và có lẽ lý do mà họ được mọi người ngưỡng mộ nhất đó là lòng kiên nhẫn, khả năng điều khiển và truyền đạt cho hàng chục con người. Và vì tất cả những lý do chúng ta đã có ngày 20/11 (Ngày nhà giáo Việt Nam) để tỏ lòng biết ơn cũng như ngợi ca công lao của những người thầy người cô.
Nguồn: http://www.molisa.gov.vn/