Bất chấp những vấn đề nảy sinh về đạn phản lực, hợp đồng trị giá 490 triệu USD mua 36 tổ hợp pháo phản lực Pinaka đã chính thức được Bộ Quốc phòng Ấn Độ phê chuẩn.
Chúng tôi chia sẻ những kiến thức mới nhất về công nghệ thông tin, tham khảo ngay http://tailieucntt.com/
Quyết định đặt mua thêm 2 trung đoàn pháo phản lực Pinaka Mark-1 (mỗi trung đoàn biên chế 18 xe phóng) do Cơ quan nhà nước về Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) chế tạo đã được Bộ quốc phòng nước này đưa ra vào cuối tuần trước.
Theo đó, sẽ có tới 4 nhà thầu chính cùng tham giao vào hợp đồng này, gồm các Công ty nhà nước như Bharat Earth Movers Limited (BEML) và Ordnance Factory Board (OFB), cũng như các công ty quốc phòng tư nhân là Larsen & Toubro (L&T) và Tata Power SED.
Hợp đồng quy định, BEML sẽ cung cấp nhiều loại xe khung gầm, trong khi L&T và Tata Power sẽ chế tạo hệ thống pháo phản lực, còn OFB chịu trách nhiệm về việc cung ứng một số lượng chưa xác định đạn phản lực cho các tổ hợp này.
Tuy nhiên, "Mới đây, các lỗi nghiêm trọng đối với đạn phản lực Pinaka-1 đã được ghi nhận trong các cuộc thử nghiệm và diễn tập thực binh cho thấy một số đạn đã nổ trên không, thậm chí là ngay tại vị trí phóng".
Các điều tra ban đầu cho thấy, loại thuốc nổ sử dụng cho đạn có chất lượng kém. Điều đó đã làm dấy lên câu hỏi rằng liệu có nên tạm dừng đặt sản xuất thêm và đưa vào sử dụng loại pháo phản lực này cho đến khi những lỗi trên được khắc phục hay không", Rahul Bhonsle - nhà phân tích quân sự, cựu sĩ quan Quân đội Ấn Độ cho biết.
Một tổ hợp pháo phản lực Pinaka-1 thực hành khai hỏa.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho rằng Lục quân nước này hài lòng với các tổ hợp pháo phản lực Pinak-1 nhưng "không hề khẳng đinh hệ thống này hoàn hảo, chúng đang được phát triển để trở nên hiệu quả hơn, những phiên bản hiện nay là chấp nhận được. Triển vọng nâng cấp chúng vẫn còn lớn".
Đạn phản lực có những lỗi nghiêm trọng nào?
Một quan chức Lục quân Ấn độ giấu tên tiết lộ rằng có những lỗi kỹ thuật xảy ra đối với 2 trung đoàn đang vận hành pháo phản lực Pinaka-1, nhưng ông này không cho biết chi tiết hoặc chỉ rõ đã có những lỗi nào.
Theo nguồn tin chính thức, đạn pháo phản lực không đáng tin cậy cả về "cự ly xạ kích lẫn tính đồng bộ".
"Việc chấp nhận đưa vào sản xuất hàng loạt các tổ hợp Pinaka-1 căn cứ trên một số báo cáo về chất lượng mà lại chủ yếu từ OFB, nơi sản xuất bộ phận động lực như tầm bắn ngắn, tạo luồng lửa lớn sau khi khai hỏa và những tai nạn liên quan đến việc đạn nổ ngay trên bệ phóng,...", tướng Ấn Độ về hưu Bhupinder Yadav khẳng định.
"Bên cạnh đó, ngòi nổ của đạn phản lực cũng có vấn đề". Pinaka-1 có tầm bắn 40km và nó được sản xuất nhằm thay thế các tổ hợp pháo phản lực BM-21 đã lạc hậu do Nga sản xuất hiện có trong biên chế Lục quân Ấn Độ.
Với nhiều vấn đề như thế nhưng Pinaka Mark-1 vẫn được đặt mua đã khiến ngành công nghiệp quốc phòng nước này vui mừng hết sức.
Theo một nguồn tin thân cận từ Lục quân Ấn Độ, họ muốn có thêm phiên bản có tầm bắn xa hơn và mong chờ các tổ hợp Pinaka Mark-2 có tầm bắn tới 60km, nhưng khung thời gian để phát triển những loại này vẫn chưa được xác định.
"Lục quân có thể phải đặt hàng thêm các tổ hợp pháo phản lực BM-30 Smerch do Nga sản xuất bởi chúng tin cậy hơn nhiều.
Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn phải ưu tiên phát triển Pinaka-2 và các phiên bản tiếp theo để tăng tính tự chủ sản xuất trong nước và giảm sự phụ thuộc vào các vũ khí, trang bị nhập khẩu từ nước ngoài. Nhưng để làm được điều này thì cần phải có nhiều sự hỗ trợ hơn nữa", nguồn tin từ Lục quân Ấn Độ khẳng định.
Không có một thông tin chính thức nào từ DRDO bình luận về lộ trình hoàn thành phiên bản Pinaka Mark-2. Bộ Quốc phòng chính thức tuyên bố: "Các thử nghiệm ban đầu của mẫu pháo phản lực Pinaka Mark-2 đã được triển khai, nhưng chưa có khung thời gian cụ thể cho tới khi chúng chính thức được giới thiệu".
Hệ thống pháo phản lực Pinaka Mark-2 khá tương đồng với Pinaka Mark-1, sự thay đổi đáng kể nhất chính là đạn với tầm bắn xa hơn, nhưng Lục quân Ấn Độ cho rằng "đạn hiện vẫn đang là vấn đề nghiêm trọng nhất".
Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông tin thêm là DRDO đã cam kết rằng Lục quân Ấn Độ sẽ sớm có được một hệ thống hoàn hảo hơn với động cơ đẩy được cải tiến, có độ tin cậy và tầm bắn xa hơn so với Pinaka-1.
"Bộ Quốc phòng thậm chí đã gợi ý với DROD rằng họ nên đặt mua chuyển giao công nghệ chế tạo động cơ đẩy và ngòi nổ từ nước ngoài thay vì cứ loay hoay tự làm, có thể khiến thời gian bị kéo dài thêm tới 4 năm".
Nguồn: http://soha.vn/hop-dong-490-trieu-usd-mua-36-to-hop-phao-phan-luc-pinaka-cnqp-an-do-mung-roi-nuoc-mat-2016120812015931.htm
Chúng tôi chia sẻ những kiến thức mới nhất về công nghệ thông tin, tham khảo ngay http://tailieucntt.com/
Quyết định đặt mua thêm 2 trung đoàn pháo phản lực Pinaka Mark-1 (mỗi trung đoàn biên chế 18 xe phóng) do Cơ quan nhà nước về Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) chế tạo đã được Bộ quốc phòng nước này đưa ra vào cuối tuần trước.
Theo đó, sẽ có tới 4 nhà thầu chính cùng tham giao vào hợp đồng này, gồm các Công ty nhà nước như Bharat Earth Movers Limited (BEML) và Ordnance Factory Board (OFB), cũng như các công ty quốc phòng tư nhân là Larsen & Toubro (L&T) và Tata Power SED.
Hợp đồng quy định, BEML sẽ cung cấp nhiều loại xe khung gầm, trong khi L&T và Tata Power sẽ chế tạo hệ thống pháo phản lực, còn OFB chịu trách nhiệm về việc cung ứng một số lượng chưa xác định đạn phản lực cho các tổ hợp này.
Tuy nhiên, "Mới đây, các lỗi nghiêm trọng đối với đạn phản lực Pinaka-1 đã được ghi nhận trong các cuộc thử nghiệm và diễn tập thực binh cho thấy một số đạn đã nổ trên không, thậm chí là ngay tại vị trí phóng".
Các điều tra ban đầu cho thấy, loại thuốc nổ sử dụng cho đạn có chất lượng kém. Điều đó đã làm dấy lên câu hỏi rằng liệu có nên tạm dừng đặt sản xuất thêm và đưa vào sử dụng loại pháo phản lực này cho đến khi những lỗi trên được khắc phục hay không", Rahul Bhonsle - nhà phân tích quân sự, cựu sĩ quan Quân đội Ấn Độ cho biết.
Một tổ hợp pháo phản lực Pinaka-1 thực hành khai hỏa.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho rằng Lục quân nước này hài lòng với các tổ hợp pháo phản lực Pinak-1 nhưng "không hề khẳng đinh hệ thống này hoàn hảo, chúng đang được phát triển để trở nên hiệu quả hơn, những phiên bản hiện nay là chấp nhận được. Triển vọng nâng cấp chúng vẫn còn lớn".
Đạn phản lực có những lỗi nghiêm trọng nào?
Một quan chức Lục quân Ấn độ giấu tên tiết lộ rằng có những lỗi kỹ thuật xảy ra đối với 2 trung đoàn đang vận hành pháo phản lực Pinaka-1, nhưng ông này không cho biết chi tiết hoặc chỉ rõ đã có những lỗi nào.
Theo nguồn tin chính thức, đạn pháo phản lực không đáng tin cậy cả về "cự ly xạ kích lẫn tính đồng bộ".
"Việc chấp nhận đưa vào sản xuất hàng loạt các tổ hợp Pinaka-1 căn cứ trên một số báo cáo về chất lượng mà lại chủ yếu từ OFB, nơi sản xuất bộ phận động lực như tầm bắn ngắn, tạo luồng lửa lớn sau khi khai hỏa và những tai nạn liên quan đến việc đạn nổ ngay trên bệ phóng,...", tướng Ấn Độ về hưu Bhupinder Yadav khẳng định.
"Bên cạnh đó, ngòi nổ của đạn phản lực cũng có vấn đề". Pinaka-1 có tầm bắn 40km và nó được sản xuất nhằm thay thế các tổ hợp pháo phản lực BM-21 đã lạc hậu do Nga sản xuất hiện có trong biên chế Lục quân Ấn Độ.
Với nhiều vấn đề như thế nhưng Pinaka Mark-1 vẫn được đặt mua đã khiến ngành công nghiệp quốc phòng nước này vui mừng hết sức.
Theo một nguồn tin thân cận từ Lục quân Ấn Độ, họ muốn có thêm phiên bản có tầm bắn xa hơn và mong chờ các tổ hợp Pinaka Mark-2 có tầm bắn tới 60km, nhưng khung thời gian để phát triển những loại này vẫn chưa được xác định.
"Lục quân có thể phải đặt hàng thêm các tổ hợp pháo phản lực BM-30 Smerch do Nga sản xuất bởi chúng tin cậy hơn nhiều.
Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn phải ưu tiên phát triển Pinaka-2 và các phiên bản tiếp theo để tăng tính tự chủ sản xuất trong nước và giảm sự phụ thuộc vào các vũ khí, trang bị nhập khẩu từ nước ngoài. Nhưng để làm được điều này thì cần phải có nhiều sự hỗ trợ hơn nữa", nguồn tin từ Lục quân Ấn Độ khẳng định.
Không có một thông tin chính thức nào từ DRDO bình luận về lộ trình hoàn thành phiên bản Pinaka Mark-2. Bộ Quốc phòng chính thức tuyên bố: "Các thử nghiệm ban đầu của mẫu pháo phản lực Pinaka Mark-2 đã được triển khai, nhưng chưa có khung thời gian cụ thể cho tới khi chúng chính thức được giới thiệu".
Hệ thống pháo phản lực Pinaka Mark-2 khá tương đồng với Pinaka Mark-1, sự thay đổi đáng kể nhất chính là đạn với tầm bắn xa hơn, nhưng Lục quân Ấn Độ cho rằng "đạn hiện vẫn đang là vấn đề nghiêm trọng nhất".
Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông tin thêm là DRDO đã cam kết rằng Lục quân Ấn Độ sẽ sớm có được một hệ thống hoàn hảo hơn với động cơ đẩy được cải tiến, có độ tin cậy và tầm bắn xa hơn so với Pinaka-1.
"Bộ Quốc phòng thậm chí đã gợi ý với DROD rằng họ nên đặt mua chuyển giao công nghệ chế tạo động cơ đẩy và ngòi nổ từ nước ngoài thay vì cứ loay hoay tự làm, có thể khiến thời gian bị kéo dài thêm tới 4 năm".
Nguồn: http://soha.vn/hop-dong-490-trieu-usd-mua-36-to-hop-phao-phan-luc-pinaka-cnqp-an-do-mung-roi-nuoc-mat-2016120812015931.htm