Tất cả máy bay... lên bờ!
Kiếm việc làm trong dịp tết, giúp bạn tăng thu nhập, xem thêm http://camnanggiadinh.com.vn/tim-kiem-viec-lam-trong-dip-tet-n17422.html
Sau sự cố kíp chiến đấu tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov không thể khắc phục kịp thời bộ phận cáp hãm trên mặt boong khiến chiếc MiG-29K gặp nạn, toàn bộ máy bay tiêm kích gồm cả MiG-29K và Su-33 được lệnh chuyển sân lên bờ, đồn trú tạm thời tại căn cứ không quân Hmeymim thuộc tỉnh Latakia của Syria.
Từ căn cứ này, các máy bay thuộc biên chế tàu Kuznetsov đã liên tiếp xuất kích thực hiện các chuyến bay trinh sát và dồn dập thực hành tiến công hỏa lực đường không vào các vị trí của lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Tuy nhiên, lực lượng phục vụ, đảm bảo kỹ thuật ở sân bay Hmeymim vốn đang căng thẳng tột độ trước cường độ xuất kích của hàng chục lần chiếc cả tiêm kích lẫn trực thăng trong giai đoạn quyết định của chiến dịch giải phóng TP. Aleppo, nay lại phải gánh thêm gần 20 chiếc tiêm kích của Không quân hải quân thì quả thực quá vất vả.
Chuỗi hoạt động có mắt xích bị sự cố đặc biệt khiến nhiều khâu tác chiến bị ảnh hưởng. Vì vậy, các kỹ sư Nga đã nỗ lực khắc phục để đón các máy bay của mình về tổ, nhưng tất cả chỉ là biện pháp tạm thời, mang tính vá víu. Thế rồi lại có Su-33 rơi vì hệ thống cáp hãm.
Như vậy, có thể thấy sự cố trên là cực kỳ nghiêm trọng bên cạnh một loạt các lỗi, hỏng khác của tàu sân bay này.
Đánh chìm tàu sân bay Kuznetsov: Quyết định khó khăn - Trung Quốc cũng lãnh đạn! - Ảnh 1.
Tiêm kích Su-33 xuất kích từ tàu sân bay Kuznetsov.
Trung Quốc cũng đang đứng ngồi không yên với tàu sân bay Liêu Ninh cùng loại với Kuznetsov mà nước này mua lại từ Ukraine. Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc được cho là cũng gặp những vấn đề tương tự, thậm chí còn nghiêm trọng hơn do con tàu đã bị bỏ xó hàng chục năm trời.
Cả hai tàu sân bay Kuznetsov và Liêu Ninh đều chính thức trở thành cỗ quan tài di động trên biển, trong đó "thành tích" của hàng không mẫu hạm Trung Quốc "đáng nể hơn" khi chỉ trong một thời gian ngắn nó đã khiến có 3 phi công tử nạn.
Đánh chìm tàu sân bay Kuznetsov?
Sau những sự cố liên tiếp, các nhà bình luận quân sự phương Tây đang nhận định tàu sân bay Kuznetsov là nỗi hổ thẹn của Hải quân Nga, là cỗ quan tài - máy chém tiêm kích trên hạm.
Mặc dù cả hai viên phi công trên MiG-29K và Su-33 đều được cứu sống kịp thời, nhưng chắc chắn tâm lý của họ cùng những phi công khác trên tàu sân bay Kuznetsov bị ảnh hưởng nặng nề. Liệu sau đây họ có còn vững tâm trước mỗi lần xuất kích để rồi khi quay về "tổ" trong những mối nguy hiểm rình rập?
Hơn ai hết, các tướng lĩnh chỉ huy Hải quân và Không quân Hải quân Nga rất hiểu điều này, nhưng khắc phục thế nào là điều không dễ, thậm chí còn khó hơn lên giời vì những sự cố này đều mang tính hệ thống. Một khi đã là lỗi thiết kế thì "bótay.com".
Đánh chìm tàu sân bay Kuznetsov: Quyết định khó khăn - Trung Quốc cũng lãnh đạn! - Ảnh 2.
Tiêm kích Su-33 hạ cánh xuống tàu sân bay Kuznetsov.
Có nhiều người đưa ra quan điểm cực đoan rằng, Nga hãy dũng cảm "đánh chìm tàu sân bay Kuznetsov" để rũ bỏ gánh nặng lo âu, để không còn phải nghe tới những vụ máy bay rơi, phi công đã thiệt mạng!
Khách quan mà nói, họ có lý bởi lẽ thà không có tàu sân bay "cà khổ" nói trên thì hơn vì trên thực tế ở chiến trường Syria, chỉ cần máy bay của Không quân Nga đã đủ bao quát hết mọi nhiệm vụ oanh kích các mục tiêu của IS. Càng cố sử dụng thì sẽ càng khiến Hải quân Nga thêm "mang tiếng" mà thôi.
Chưa biết lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga có "nghe theo" lời "xúi dại là đánh chìm nó" hay không, nhưng trước mắt, có lẽ, để giữ thể diện, tàu sân bay Kuznetsov vẫn sẽ phải tiếp tục thực hiện sứ mệnh thêm một thời gian nữa ở Syria rồi mới rút về.
Nhược bằng Hải quân Nga âm thầm lặng lẽ quay đầu về bờ ngay lập tức thì chẳng khác nào chính thức thừa nhận nó là chiếc tàu sân bay vô dụng.
Đánh chìm tàu sân bay Kuznetsov: Quyết định khó khăn - Trung Quốc cũng lãnh đạn! - Ảnh 3.
Khói đen mù mịt từ tàu sân bay Kuznetsov.
Khổ nỗi, giờ này có muốn âm thầm rút lui cũng chẳng được, vì sẽ lại có một màn "trống rong cờ mở" bằng khói đen hoành tráng nữa. Phương Tây hẳn đang rất ngóng chờ "ngày về" của Kuznetsov để lại được dịp dè bỉu "chiếc phà" chở máy bay cổ lỗ sĩ.
Nguồn: http://soha.vn/danh-chim-tau-san-bay-kuznetsov-quyet-dinh-kho-khan-trung-quoc-cung-lanh-dan-2016120716120068.htm
Kiếm việc làm trong dịp tết, giúp bạn tăng thu nhập, xem thêm http://camnanggiadinh.com.vn/tim-kiem-viec-lam-trong-dip-tet-n17422.html
Sau sự cố kíp chiến đấu tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov không thể khắc phục kịp thời bộ phận cáp hãm trên mặt boong khiến chiếc MiG-29K gặp nạn, toàn bộ máy bay tiêm kích gồm cả MiG-29K và Su-33 được lệnh chuyển sân lên bờ, đồn trú tạm thời tại căn cứ không quân Hmeymim thuộc tỉnh Latakia của Syria.
Từ căn cứ này, các máy bay thuộc biên chế tàu Kuznetsov đã liên tiếp xuất kích thực hiện các chuyến bay trinh sát và dồn dập thực hành tiến công hỏa lực đường không vào các vị trí của lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Tuy nhiên, lực lượng phục vụ, đảm bảo kỹ thuật ở sân bay Hmeymim vốn đang căng thẳng tột độ trước cường độ xuất kích của hàng chục lần chiếc cả tiêm kích lẫn trực thăng trong giai đoạn quyết định của chiến dịch giải phóng TP. Aleppo, nay lại phải gánh thêm gần 20 chiếc tiêm kích của Không quân hải quân thì quả thực quá vất vả.
Chuỗi hoạt động có mắt xích bị sự cố đặc biệt khiến nhiều khâu tác chiến bị ảnh hưởng. Vì vậy, các kỹ sư Nga đã nỗ lực khắc phục để đón các máy bay của mình về tổ, nhưng tất cả chỉ là biện pháp tạm thời, mang tính vá víu. Thế rồi lại có Su-33 rơi vì hệ thống cáp hãm.
Như vậy, có thể thấy sự cố trên là cực kỳ nghiêm trọng bên cạnh một loạt các lỗi, hỏng khác của tàu sân bay này.
Đánh chìm tàu sân bay Kuznetsov: Quyết định khó khăn - Trung Quốc cũng lãnh đạn! - Ảnh 1.
Tiêm kích Su-33 xuất kích từ tàu sân bay Kuznetsov.
Trung Quốc cũng đang đứng ngồi không yên với tàu sân bay Liêu Ninh cùng loại với Kuznetsov mà nước này mua lại từ Ukraine. Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc được cho là cũng gặp những vấn đề tương tự, thậm chí còn nghiêm trọng hơn do con tàu đã bị bỏ xó hàng chục năm trời.
Cả hai tàu sân bay Kuznetsov và Liêu Ninh đều chính thức trở thành cỗ quan tài di động trên biển, trong đó "thành tích" của hàng không mẫu hạm Trung Quốc "đáng nể hơn" khi chỉ trong một thời gian ngắn nó đã khiến có 3 phi công tử nạn.
Đánh chìm tàu sân bay Kuznetsov?
Sau những sự cố liên tiếp, các nhà bình luận quân sự phương Tây đang nhận định tàu sân bay Kuznetsov là nỗi hổ thẹn của Hải quân Nga, là cỗ quan tài - máy chém tiêm kích trên hạm.
Mặc dù cả hai viên phi công trên MiG-29K và Su-33 đều được cứu sống kịp thời, nhưng chắc chắn tâm lý của họ cùng những phi công khác trên tàu sân bay Kuznetsov bị ảnh hưởng nặng nề. Liệu sau đây họ có còn vững tâm trước mỗi lần xuất kích để rồi khi quay về "tổ" trong những mối nguy hiểm rình rập?
Hơn ai hết, các tướng lĩnh chỉ huy Hải quân và Không quân Hải quân Nga rất hiểu điều này, nhưng khắc phục thế nào là điều không dễ, thậm chí còn khó hơn lên giời vì những sự cố này đều mang tính hệ thống. Một khi đã là lỗi thiết kế thì "bótay.com".
Đánh chìm tàu sân bay Kuznetsov: Quyết định khó khăn - Trung Quốc cũng lãnh đạn! - Ảnh 2.
Tiêm kích Su-33 hạ cánh xuống tàu sân bay Kuznetsov.
Có nhiều người đưa ra quan điểm cực đoan rằng, Nga hãy dũng cảm "đánh chìm tàu sân bay Kuznetsov" để rũ bỏ gánh nặng lo âu, để không còn phải nghe tới những vụ máy bay rơi, phi công đã thiệt mạng!
Khách quan mà nói, họ có lý bởi lẽ thà không có tàu sân bay "cà khổ" nói trên thì hơn vì trên thực tế ở chiến trường Syria, chỉ cần máy bay của Không quân Nga đã đủ bao quát hết mọi nhiệm vụ oanh kích các mục tiêu của IS. Càng cố sử dụng thì sẽ càng khiến Hải quân Nga thêm "mang tiếng" mà thôi.
Chưa biết lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga có "nghe theo" lời "xúi dại là đánh chìm nó" hay không, nhưng trước mắt, có lẽ, để giữ thể diện, tàu sân bay Kuznetsov vẫn sẽ phải tiếp tục thực hiện sứ mệnh thêm một thời gian nữa ở Syria rồi mới rút về.
Nhược bằng Hải quân Nga âm thầm lặng lẽ quay đầu về bờ ngay lập tức thì chẳng khác nào chính thức thừa nhận nó là chiếc tàu sân bay vô dụng.
Đánh chìm tàu sân bay Kuznetsov: Quyết định khó khăn - Trung Quốc cũng lãnh đạn! - Ảnh 3.
Khói đen mù mịt từ tàu sân bay Kuznetsov.
Khổ nỗi, giờ này có muốn âm thầm rút lui cũng chẳng được, vì sẽ lại có một màn "trống rong cờ mở" bằng khói đen hoành tráng nữa. Phương Tây hẳn đang rất ngóng chờ "ngày về" của Kuznetsov để lại được dịp dè bỉu "chiếc phà" chở máy bay cổ lỗ sĩ.
Nguồn: http://soha.vn/danh-chim-tau-san-bay-kuznetsov-quyet-dinh-kho-khan-trung-quoc-cung-lanh-dan-2016120716120068.htm