Thông cáo của KQ Mỹ hôm thứ Ba cho biết, máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35 và thế hệ 4 F-16 đã bắt đầu đợt huấn luyện chung mới, có vẻ trong đó có các trận không chiến giả định.
Nhiều công việc có mức lương khủng, môi trường thân thiện đang đợi bạn, tham khảo ngay tìm việc nhanh
Mặc dù sau này, F-35 sẽ thay thế F-16 và các chiến đấu cơ thế hệ 4 khác của Không quân Mỹ nhưng trong tương lai gần, bộ đôi này sẽ cùng tham gia các đợt huấn luyện tác chiến chung.
"Đợt huấn luyện gồm 2 mục tiêu chính, đầu tiên là cho phi công của F-35 cọ sát với các tình huống chiến đấu không-đối-không nhằm chống lại máy bay chiến đấu thế hệ 4 giả định của đối phương. Đây là điều mà họ sẽ phải đối mặt trên chiến trường thực ngày nay" - Bản thông cáo giải thích.
Mục đích thứ hai là cho phi công làm quen với các nhiệm vụ tương lai, trong đó 2 loại máy bay sẽ phối hợp hành động.
Theo thông cáo, đợt huấn luyện này đã bắt đầu từ tháng 10 tại căn cứ không quân Luke, bang Arizona và sẽ tiếp tục được tiến hành thường nhật.
Giới chuyên gia quân sự nhận định, khối lượng nhẹ và khả năng cơ động cao mang lại cho F-16 lợi thế trong không chiến tầm gần. Trong khi đó, các máy bay tàng hình F-35 được thiết kế để phát hiện và tiêu diệt mục tiêu của đối phương từ khoảng cách xa trước khi phải đối đầu trực diện.
F-35 đối đầu F-16: Trai trẻ sẽ lại thua bà già? - Ảnh 1.
F-35 liệu đã vượt qua được F-16 hay chưa?
"F-35 chết chắc nếu không chiến"
Hiện chưa rõ kết quả của đợt huấn luyện mới ra sao nhưng đây không phải lần đầu tiên F-35 và F-16 thực hiện các bài tập không chiến giả định. Kết quả của đợt thử nghiệm trước đây cho thấy F-35, vũ khí đắt đỏ nhất của quân đội Mỹ, lại tỏ ra yếu thế trước tiêm kích F-16 được sản xuất 40 năm trước.
Cụ thể, trong bản báo cáo do trang War is Boring tiết lộ vào tháng 7 năm ngoái, một phi công từng thử nghiệm khả năng không chiến của F-35 đã phàn nàn rằng tiêm kích thế hệ mới của Mỹ không đạt khả năng chiến đấu như kỳ vọng.
"Phi công thử nghiệm thừa nhận F-35 không có khả năng không chiến" - dòng tiêu đề của bài viết trên War is boring nhấn mạnh - "Tiêm kích tàng hình mới chết chắc nếu không chiến".
Theo bản báo cáo, không quân Mỹ đã tổ chức cuộc chiến giả định gần căn cứ không quân Edwards để kiểm tra khả năng cận chiến trên không của F-35 ở độ cao từ 3.000 mét tới 9.000 mét.
Trong đó, phi công của F-35 và F-16 được phép sử dụng các loại vũ khí để "bắn hạ" lẫn nhau.
Tuy nhiên, F-35 đã có màn thể hiện "tồi tệ" đến mức hoàn toàn không phù hợp để không chiến với máy bay khác trong cự ly gần.
F-35 đối đầu F-16: Trai trẻ sẽ lại thua bà già? - Ảnh 2.
Bức ảnh chụp chung với F-16 khiến F-35 bị ném đá tơi tả. Nhiều người chỉ trích rằng thiết kế của nó không hiệu quả như F-16 khi phải duy trì vận tốc thấp.
Viên phi công nhận định, F-35 "thua xa về khả năng cơ động" trong mỗi lần chạm trán cùng F-16, mặc dù chiếc F-16 này đã phải mang thêm 2 thùng dầu phụ để tăng thời gian hoạt động trên không, khiến trọng lượng của nó tăng lên đáng kể.
F-35 gặp nhiều vấn đề về khí động học, đặc biệt là ở phần mũi máy bay khi vọt lên, khiến máy bay trở nên vụng về, chậm chạp trong việc né tránh hỏa lực của đối phương.
Tốc độ tối đa của F-35 là 1.930 km/h, đồng nghĩa với việc nó sẽ không thể chạy thoát được nếu bị một chiếc F-16 với vận tốc tối đa 2.120 km/h đuổi theo.
Chưa hết, mũ bay còn quá cồng kềnh so với không gian chật hẹp bên trong buồng lái, khiến phi công F-35 gặp trở ngại khi quan sát phía sau máy bay.
Tuy nhiên, văn phòng chương trình F-35 của Lầu Năm Góc và nhà sản xuất Lockheed Martin đã nhanh chóng phản bác lại những chỉ trích trên.
Trong email gửi tới các phóng viên, họ nói rằng bản báo cáo của viên phi công thử nghiệm "đã không tường thuật đầy đủ câu chuyện" về trận không chiến giả định giữa F-35 và F-16, bởi khi đó, F-35 không được trang bị những tính năng mang lại cho nó lợi thế.
Theo các quan chức Lầu Năm Góc, chiếc F-35 mà viên phi công thử nghiệm điều khiển chưa có lớp phủ đặc biệt để giúp nó tàng hình trước radar đối phương.
F-35 lúc này cũng chưa có các cảm biến cho phép phát hiện máy bay đối phương trước khi bị phát hiện và "chưa được trang bị các loại vũ khí hay phần mềm cho phép phi công ngắm bắn, tấn công mà không cần hướng máy bay thẳng về phía mục tiêu".
F-35 đối đầu F-16: Trai trẻ sẽ lại thua bà già? - Ảnh 3.
Dù nhận được những tràng pháo tay vang dội nhưng F-35 gặp hết trục trặc này đến trục trặc khác trong quá trình phát triển và thử nghiệm.
Thế nhưng, thời gian trôi qua, bất chấp những tuyên bố mạnh miệng của nhà sản xuất, tiêm kích đắt đỏ của Mỹ vẫn chưa thoát khỏi những lùm xùm vì lỗi kỹ thuật, lỗi phần mềm, trục trặc động cơ, ghế phóng...
Đáng chú ý, tháng 9 vừa qua, Không quân Mỹ đã quyết định dừng hoạt động của 10 chiếc tiêm kích F-35 Lightning II vừa mới tiếp nhận chưa đầy một tháng.
Nguyên nhân được đưa ra cho quyết định này vẫn là do các máy bay trên có nhiều khiếm khuyết trong thiết kế gây mất an toàn khi hoạt động.
Nguồn: http://soha.vn/f-35-doi-dau-f-16-trai-tre-se-lai-thua-ba-gia-2016113011393507.htm
Nhiều công việc có mức lương khủng, môi trường thân thiện đang đợi bạn, tham khảo ngay tìm việc nhanh
Mặc dù sau này, F-35 sẽ thay thế F-16 và các chiến đấu cơ thế hệ 4 khác của Không quân Mỹ nhưng trong tương lai gần, bộ đôi này sẽ cùng tham gia các đợt huấn luyện tác chiến chung.
"Đợt huấn luyện gồm 2 mục tiêu chính, đầu tiên là cho phi công của F-35 cọ sát với các tình huống chiến đấu không-đối-không nhằm chống lại máy bay chiến đấu thế hệ 4 giả định của đối phương. Đây là điều mà họ sẽ phải đối mặt trên chiến trường thực ngày nay" - Bản thông cáo giải thích.
Mục đích thứ hai là cho phi công làm quen với các nhiệm vụ tương lai, trong đó 2 loại máy bay sẽ phối hợp hành động.
Theo thông cáo, đợt huấn luyện này đã bắt đầu từ tháng 10 tại căn cứ không quân Luke, bang Arizona và sẽ tiếp tục được tiến hành thường nhật.
Giới chuyên gia quân sự nhận định, khối lượng nhẹ và khả năng cơ động cao mang lại cho F-16 lợi thế trong không chiến tầm gần. Trong khi đó, các máy bay tàng hình F-35 được thiết kế để phát hiện và tiêu diệt mục tiêu của đối phương từ khoảng cách xa trước khi phải đối đầu trực diện.
F-35 đối đầu F-16: Trai trẻ sẽ lại thua bà già? - Ảnh 1.
F-35 liệu đã vượt qua được F-16 hay chưa?
"F-35 chết chắc nếu không chiến"
Hiện chưa rõ kết quả của đợt huấn luyện mới ra sao nhưng đây không phải lần đầu tiên F-35 và F-16 thực hiện các bài tập không chiến giả định. Kết quả của đợt thử nghiệm trước đây cho thấy F-35, vũ khí đắt đỏ nhất của quân đội Mỹ, lại tỏ ra yếu thế trước tiêm kích F-16 được sản xuất 40 năm trước.
Cụ thể, trong bản báo cáo do trang War is Boring tiết lộ vào tháng 7 năm ngoái, một phi công từng thử nghiệm khả năng không chiến của F-35 đã phàn nàn rằng tiêm kích thế hệ mới của Mỹ không đạt khả năng chiến đấu như kỳ vọng.
"Phi công thử nghiệm thừa nhận F-35 không có khả năng không chiến" - dòng tiêu đề của bài viết trên War is boring nhấn mạnh - "Tiêm kích tàng hình mới chết chắc nếu không chiến".
Theo bản báo cáo, không quân Mỹ đã tổ chức cuộc chiến giả định gần căn cứ không quân Edwards để kiểm tra khả năng cận chiến trên không của F-35 ở độ cao từ 3.000 mét tới 9.000 mét.
Trong đó, phi công của F-35 và F-16 được phép sử dụng các loại vũ khí để "bắn hạ" lẫn nhau.
Tuy nhiên, F-35 đã có màn thể hiện "tồi tệ" đến mức hoàn toàn không phù hợp để không chiến với máy bay khác trong cự ly gần.
F-35 đối đầu F-16: Trai trẻ sẽ lại thua bà già? - Ảnh 2.
Bức ảnh chụp chung với F-16 khiến F-35 bị ném đá tơi tả. Nhiều người chỉ trích rằng thiết kế của nó không hiệu quả như F-16 khi phải duy trì vận tốc thấp.
Viên phi công nhận định, F-35 "thua xa về khả năng cơ động" trong mỗi lần chạm trán cùng F-16, mặc dù chiếc F-16 này đã phải mang thêm 2 thùng dầu phụ để tăng thời gian hoạt động trên không, khiến trọng lượng của nó tăng lên đáng kể.
F-35 gặp nhiều vấn đề về khí động học, đặc biệt là ở phần mũi máy bay khi vọt lên, khiến máy bay trở nên vụng về, chậm chạp trong việc né tránh hỏa lực của đối phương.
Tốc độ tối đa của F-35 là 1.930 km/h, đồng nghĩa với việc nó sẽ không thể chạy thoát được nếu bị một chiếc F-16 với vận tốc tối đa 2.120 km/h đuổi theo.
Chưa hết, mũ bay còn quá cồng kềnh so với không gian chật hẹp bên trong buồng lái, khiến phi công F-35 gặp trở ngại khi quan sát phía sau máy bay.
Tuy nhiên, văn phòng chương trình F-35 của Lầu Năm Góc và nhà sản xuất Lockheed Martin đã nhanh chóng phản bác lại những chỉ trích trên.
Trong email gửi tới các phóng viên, họ nói rằng bản báo cáo của viên phi công thử nghiệm "đã không tường thuật đầy đủ câu chuyện" về trận không chiến giả định giữa F-35 và F-16, bởi khi đó, F-35 không được trang bị những tính năng mang lại cho nó lợi thế.
Theo các quan chức Lầu Năm Góc, chiếc F-35 mà viên phi công thử nghiệm điều khiển chưa có lớp phủ đặc biệt để giúp nó tàng hình trước radar đối phương.
F-35 lúc này cũng chưa có các cảm biến cho phép phát hiện máy bay đối phương trước khi bị phát hiện và "chưa được trang bị các loại vũ khí hay phần mềm cho phép phi công ngắm bắn, tấn công mà không cần hướng máy bay thẳng về phía mục tiêu".
F-35 đối đầu F-16: Trai trẻ sẽ lại thua bà già? - Ảnh 3.
Dù nhận được những tràng pháo tay vang dội nhưng F-35 gặp hết trục trặc này đến trục trặc khác trong quá trình phát triển và thử nghiệm.
Thế nhưng, thời gian trôi qua, bất chấp những tuyên bố mạnh miệng của nhà sản xuất, tiêm kích đắt đỏ của Mỹ vẫn chưa thoát khỏi những lùm xùm vì lỗi kỹ thuật, lỗi phần mềm, trục trặc động cơ, ghế phóng...
Đáng chú ý, tháng 9 vừa qua, Không quân Mỹ đã quyết định dừng hoạt động của 10 chiếc tiêm kích F-35 Lightning II vừa mới tiếp nhận chưa đầy một tháng.
Nguyên nhân được đưa ra cho quyết định này vẫn là do các máy bay trên có nhiều khiếm khuyết trong thiết kế gây mất an toàn khi hoạt động.
Nguồn: http://soha.vn/f-35-doi-dau-f-16-trai-tre-se-lai-thua-ba-gia-2016113011393507.htm