F-15 Eagle là chiếc máy bay tiêm kích chiến thuật siêu âm 2 động cơ được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, do McDonnell Douglas/Boeing IDS sản xuất theo đặt hàng của Không quân Mỹ và phục vụ mục đích xuất khẩu.
Nhiều công việc có mức lương trên 1000usd đang chờ đợi bạn, xem ngay nhé https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-tai/ha-noi/HN
Cất cánh lần đầu tiên vào ngày 27/7/1972, chính thức được giới thiệu ngày 9/1/1976, cho đến thời điểm hiện tại đã có trên 1.200 chiếc F-15 được sản xuất.
Với các ưu điểm như độ cơ động rất cao, được trang bị các khí tài điện tử tinh vi cùng vũ khí có uy lực lớn, F-15 đã giữ vị trí tiêm kích chủ lực của Không quân Mỹ một thời gian rất dài, cho đến tận khi F-22 Raptor đi vào trực chiến.
Trong tay Không lực Mỹ cũng như các quốc gia đồng minh, F-15 đã lập nên thành tích vô cùng đáng nể đó là chiến thắng tuyệt đối trong hơn 100 trận không chiến với máy bay đối phương.
Đặc biệt hơn vào năm 1983, một sự việc khó tin đã xảy ra với chiếc F-15D của Israel, khi nó hạ cánh an toàn chỉ với 1 cánh sau vụ va chạm trên không với một chiếc A-4N.
Ngoài phiên bản chiếm ưu thế trên không F-15A/B/C/D, đến năm 1986 Mỹ đã giới thiệu biến thể nâng cấp bổ sung khả năng tấn công mục tiêu mặt đất F-15E Strike Eagle, nó được đánh giá tương đương với dòng Su-30 của Nga.
Thời gian vừa qua có một diễn biến rất đáng chú ý, đó là xuất hiện các bức ảnh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chụp ảnh cùng với tiêm kích F-15 của Mỹ và Nhật Bản.
Từ đó đã xuất hiện câu hỏi là liệu Việt Nam có quan tâm đến dòng chiến đấu cơ này và có ý định đặt mua để phối hợp cùng Su-30MK2, do các tính năng ưu việt của F-15 đã được thể hiện ngoài đời thực còn Su-30MK2 thì chưa từng qua thực chiến.
Tuy nhiên nhận định này là hơi vội vàng và cũng cần phải nói thêm rằng trong hoạt động đối ngoại quân sự, việc quân nhân nước này chụp ảnh lưu niệm với phông nền là một phương tiện chiến đấu hiện đại của đối tác là rất đỗi bình thường.
Ngoài ra với chi phí khai thác và bảo dưỡng không kinh tế hơn Su-30MK2, nếu Việt Nam quyết định trang bị dòng chiến đấu cơ Eagle sẽ gặp phải muôn vàn khó khăn về cơ sở hạ tầng cũng như vấn đề đồng bộ hóa vũ khí trang bị, thông tin liên lạc.
Quan trọng nhất, Mỹ vẫn chưa có ý định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam mà mới chỉ nới lỏng việc cung cấp các trang thiết bị để hỗ trợ cho việc thực thi chủ quyền trên biển
Nguồn: http://tintuc.vn
Nhiều công việc có mức lương trên 1000usd đang chờ đợi bạn, xem ngay nhé https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-tai/ha-noi/HN
Cất cánh lần đầu tiên vào ngày 27/7/1972, chính thức được giới thiệu ngày 9/1/1976, cho đến thời điểm hiện tại đã có trên 1.200 chiếc F-15 được sản xuất.
Với các ưu điểm như độ cơ động rất cao, được trang bị các khí tài điện tử tinh vi cùng vũ khí có uy lực lớn, F-15 đã giữ vị trí tiêm kích chủ lực của Không quân Mỹ một thời gian rất dài, cho đến tận khi F-22 Raptor đi vào trực chiến.
Trong tay Không lực Mỹ cũng như các quốc gia đồng minh, F-15 đã lập nên thành tích vô cùng đáng nể đó là chiến thắng tuyệt đối trong hơn 100 trận không chiến với máy bay đối phương.
Đặc biệt hơn vào năm 1983, một sự việc khó tin đã xảy ra với chiếc F-15D của Israel, khi nó hạ cánh an toàn chỉ với 1 cánh sau vụ va chạm trên không với một chiếc A-4N.
Ngoài phiên bản chiếm ưu thế trên không F-15A/B/C/D, đến năm 1986 Mỹ đã giới thiệu biến thể nâng cấp bổ sung khả năng tấn công mục tiêu mặt đất F-15E Strike Eagle, nó được đánh giá tương đương với dòng Su-30 của Nga.
Thời gian vừa qua có một diễn biến rất đáng chú ý, đó là xuất hiện các bức ảnh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam chụp ảnh cùng với tiêm kích F-15 của Mỹ và Nhật Bản.
Từ đó đã xuất hiện câu hỏi là liệu Việt Nam có quan tâm đến dòng chiến đấu cơ này và có ý định đặt mua để phối hợp cùng Su-30MK2, do các tính năng ưu việt của F-15 đã được thể hiện ngoài đời thực còn Su-30MK2 thì chưa từng qua thực chiến.
Tuy nhiên nhận định này là hơi vội vàng và cũng cần phải nói thêm rằng trong hoạt động đối ngoại quân sự, việc quân nhân nước này chụp ảnh lưu niệm với phông nền là một phương tiện chiến đấu hiện đại của đối tác là rất đỗi bình thường.
Ngoài ra với chi phí khai thác và bảo dưỡng không kinh tế hơn Su-30MK2, nếu Việt Nam quyết định trang bị dòng chiến đấu cơ Eagle sẽ gặp phải muôn vàn khó khăn về cơ sở hạ tầng cũng như vấn đề đồng bộ hóa vũ khí trang bị, thông tin liên lạc.
Quan trọng nhất, Mỹ vẫn chưa có ý định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam mà mới chỉ nới lỏng việc cung cấp các trang thiết bị để hỗ trợ cho việc thực thi chủ quyền trên biển
Nguồn: http://tintuc.vn