Việc trở thành công dân toàn cầu giúp người trẻ linh hoạt hơn, có vốn sống đa dạng, có điều kiện tích lũy kiến thức, kỹ năng sống không có trong sách vở. Để trở thành công dân toàn cầu bạn trẻ nên bắt đầu bằng việc tích cực tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa hoặc đơn giản là vác balô du lịch nước ngoài. Mục đích của chương này là nhằm xem xét vấn đề năng lực công dân toàn cầu và giao thoa văn hóa. Hai vấn đề này thường được đưa ra tranh luận và có phần chồng chéo nhau, dựa trên tư tưởng cơ sở của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước, những khái niệm công dân toàn cầu hiếm khi được tranh luận trong cùng một bối cảnh. Tuy thế, chúng vẫn là những khái niệm quen thuộc được ví như là “một con voi” trong phòng, những vấn đề mang tính chất áp đảo, ảnh hưởng sâu sắc đến phương pháp và công cụ để chuyển tải khái niệm năng lực công dân toàn cầu và giao thoa văn hóa từ lý thuyết ứng dụng vào thực tiễn. Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu xem xét các khía cạnh mà năng lực công dân toàn cầu và giao thoa văn hóa có thể bổ sung lẫn mâu thuẫn với quốc sắc của hai nền văn hóa hai bên bán cầu khác nhau: Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (Mỹ) và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Việt Nam). Theo các chứng cớ có tính cách truyền khẩu cũng như kinh nghiệm của hai tác giả, một người Mỹ và một người Việt Nam, cung như các kết quả của công trình Khảo sát về Giá Trị Thế Giới (World Values Surveys), một điểm tương đồng mà cả nước Mỹ và Việt Nam cùng chia sẻ là lòng tự hào dân tộc một cách sâu sắc.
http://cong-dan-toan-cau.tumblr.com/
Công dân toàn cầu
Trong chương trình cong dan toan cau này, chúng tôi sẽ điểm lại các khái niệm về công dân toàn cầu và năng lực giao thoa văn hóa, phần tiếp theo sẽ dành cho phần thảo luận về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước trong bối cảnh của hai nước Hoa Kỳ (Mỹ) và Việt Nam. Chúng tôi sẽ minh họa một vài thách thức liên quan đến việc giáo dục thanh niên thành các công dân có năng lực toàn cầu trong các nước mà chủ nghĩa dân tộc, đối lập với chủ nghĩa yêu nước, là thế giới quan, hay là hệ tư tưởng chủ đạo. Cuối cùng, chúng tôi sẽ kết thúc bằng cách xem xét các ý nghĩa của việc giáo dục công dân toàn cầu trong các quốc gia khác nhau mà trong đó người dân có những cách nhìn khác biệt về đất nước mình và các nước khác. Công dân toàn cầu là một khái niệm tập hợp thống nhất các khái niệm cổ điển về công dân, với các quy định về quyền, bổn phận và phục vụ đối với một chính thể quốc gia. Tuy nhiên, thay vì cam kết bổn phận với một quốc gia, phạm vi hoạt động trí tuệ, cảm giác liên đới và phụ thuộc vào nhau mở rộng ra với toàn nhân loại. Với cách nhìn mới này, “quyền lợi của một quốc gia” chưa phải là điều quan trọng nhất mà lại được quan tâm và tính toán cùng với quyền lợi của nhân dân của các nước khác. Tính công dân toàn cầu hợp lẽ và kiên định khiến cho một công dân ủng hộ hay phản đối các quyền lợi của một quốc gia, dựa trên cơ sở là các quyền lợi đó sẽ hòa hợp hay tổn hại đến các quyền lợi của các quốc gia khác.http://cong-dan-toan-cau.tumblr.com/