Vào khoảng năm 850, người Trung Quốc đã tạo ra thuốc súng bằng natri nitrat, than và lưu huỳnh, ban đầu thuốc súng chỉ được sử dụng để làm pháo hoa, nhưng vào thời nhà Tống, họ đã biết sử dụng thuốc súng để chế tạo một loại mìn ném bằng tay hay có thể gọi là "lựu đạn cổ" có khả năng sát thương 1 vùng rộng. Cho đến khoảng thế kỷ XV, XVI, người châu Âu cũng đã tạo ra được loại lựu đạn riêng của họ.
Những loại lựu đạn ban đầu chỉ là những ống kim loại có chứa thuốc súng, khi sử dụng, người dùng sẽ châm lửa vào bấc rồi ném quả lựu đạn đó đi. Tuy nhiên, loại lựu đạn này không thích hợp cho những trận chiến dưới điều kiện ẩm ướt và thiết kế thô sơ của nó khiến cho nó trở nên nguy hiểm đối với người sử dụng.
Cho đến Chiến tranh Thế giới thứ I, loại lựu đạn mới đã được ra đời. Với hệ thống đánh lửa mới được các kỹ sư thời ấy chế tạo, những quả lựu đạn đã trở nên thuận tiện và an toàn hơn khi sử dụng.
Hãy cùng đi tìm hiểu về thứ vũ khí này.
1. Những điều cơ bản
Những quả lựu đạn có thể coi là những trái bom nhỏ, được thiết kế để sử dụng trong phạm vi nhỏ. phương pháp hoạt động của chúng khá đơn giản: thuốc nổ chứa trong bom, lựu đạn sẽ được kích nổ, chúng tạo ra sức nóng và áp lực để phá hủy những thứ trong phạm vi của vụ nổ.
Trong những quả lựu đạn có thể có chứa rất nhiều loại chất, khi kích hoạt lựu đạn, nó có thể nổ tung và tạo ra lửa nhưng cũng có loại lựu đạn chỉ xì khói mù ra xung quanh, có loại lại chỉ tạo ra những tiếng nổ nhỏ kèm theo chớp làm lóa mắt đối phương và có loại phát ra khí độc.
Có rất nhiều kiểu hệ thống kích nổ nhưng chủ yếu được chia thành hai loại là nổ chậm và va chạm. Như tên gọi của chúng, những loại lựu đạn có hệ thống kích nổ kiểu va chạm sẽ phát nổ khi quả lựu đạn đập vào một vật nào đó với lực vừa đủ. Trong những quả lựu đạn này có chứa nitroglycerine hoặc những chất dễ cháy nổ khi va chạm, thứ chất lỏng này sẽ bốc cháy khi có lực tác dụng và kích hoạt quả lựu đạn, đối với loại lựu đạn này cần sử dụng súng phóng như RPG.
Còn loại nổ chậm sẽ được kích hoạt nhờ vào những loại chốt, ngòi trên quả lựu đạn, nó còn có tên gọi khác là lựu đạn cẩm tay. Loại lựu đạn bình dân nhất mà chúng ta thường thấy là bom xăng: chất cháy ( thường là xăng, dầu) sẽ được đựng trong những chai thủy tinh có miếng vải bịt chặt nắp, người sử dụng sẽ đốt miếng vải rồi ném quả bom xăng đi. Lực va đập sẽ khiến chai vỡ ra làm tràn chất cháy ra ngoài, những chất này sẽ bắt lửa từ miếng vải và đốt cháy mục tiêu.
Cả 2 kiểu hệ thống kích nổ đều được tạo ra nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho người sử dụng, những quả lựu đạn sẽ nổ khi đã đạt khoảng cách an toàn. Tất nhiên là phải loại trừ lỗi từ người sử dụng, không thiếu những trường hợp do những lỗi nhỏ trong thao tác sử dụng mà đã dẫn đến những tai nạn thương tiếc xảy ra.
2. Lựu đạn cầm tay
Loại lựu đạn cầm tay thông dụng nhất là lựu đạn chống bộ binh. Loại lựu đạn này thường được sử dụng để tấn công những tiểu đội của đối phương. Để tăng thêm sức sát thương, nó được thiết kế để sau khi phát nổ có thể phóng những mảnh gang nằm trên thân ra xung quanh. Loại lựu đạn này đã được sử dụng từ Thế chiến thứ I.
Các nhà thiết kế đã thành công khi tạo ra lựu đạn chống bộ binh với độ bền cao và nhất là thuận tiện trong việc sử dụng cũng như chế tạo. Cấu tạo bên trong của quả lựu đạn gồm có một hệ thống điều khiển hóa học nằm giữa khoang chứa chất nổ. Vỏ ngoài của nó gồm nhiều miếng gang ghép lại, trên vỏ có lỗ để tiếp thuốc nổ vào trong.
Quá trình bắt đầu kích hoạt quả lựu đạn cho đến khi nó hoạt động chỉ khoảng vài giây, bắt đầu bằng việc người sử dụng giật chốt của quả lựu đạn. Cái chốt nằm trên đầu có nhiệm vụ giữ cho đòn bẩy ở vị trí an toàn, khi giật chốt ra, chiếc đòn bẩy này sẽ bật ra khỏi vị trí an toàn. Lúc này, do không còn gì giữ lò xo, chiếc lò xo sẽ đẩy đầu đánh lửa đập vào mũ gõ, sự va chạm tạo ra một tia điện nhỏ kích hoạt nguyên liệu cháy chậm được đặt trong quả lựu đạn. Thời gian để đoạn nguyên liệu cháy chậm cháy hết là 4s, sau khoảng thời gian này, kíp nổ được nối với đoạn nguyên liệu trên sẽ được kích hoạt và quả lựu đạn sẽ nổ tung. Khi quả lựu đạn nổ, không những nó tạo ra nhiệt để thiêu cháy những thứ trong phạm vi gần, vụ nổ còn tạo ra sức ép và đẩy những mảnh gang trên vỏ quả lựu đạn ra xung quanh, gây sát thương cho những gì nằm trên đường bay của chúng.
Nhược điểm lớn nhất của lựu đạn cầm tay chính là thời gian delay từ khi kích hoạt cho đến khi chúng nổ, khoảng thời gian này có thể kéo dài từ 2 đến 6 giây. Chính nhược điểm này có thể tạo ra cơ hội cho đối phương phản công lại bằng chính quả lựu đạn mà bạn vừa ném ra. Vì lý do này, trong một số trường hợp, những quả lựu đạn va chạm sẽ hữu dụng hơn nhiều so với lựu đạn cầm tay.
3. Lựu đạn va chạm
Lựu đạn va chạm hoạt động giống như những quả bom được phóng ra từ máy bay, những quả lựu đạn này sẽ nổ ngay khi chúng chạm vào một vật với lực vừa đủ. Những loại lựu đạn này khó có thể sử dụng bằng cách ném như lựu đạn cầm tay, thông thường người ta sẽ sử dụng những ống phóng với loại lựu đạn này. Quân đội Mỹ sử dụng những ống phóng lựu được gắn trực tiếp với súng, còn những lực lượng quân đội khác thường sử dụng những súng phóng tên lửa.
Những quả lựu đạn va chạm không được phép để trong súng phóng nếu chưa thật sự có ý định sử dụng, vì chỉ cần 1 sai lầm nhỏ thôi cũng có thể dẫn đến tai nạn. Không như những quả lựu đạn cầm tay có chốt để kích hoạt, những quả lựu đạn va chạm thường có hệ thống tháo chốt tự động. Có 2 loại chốt tự động là loại chốt tự bung khi được phóng ra khỏi súng và loại sẽ bung ra nhờ gia tốc hoặc lực xoay sau khi được phóng.
Lựu đạn va chạm được thiết kế với hình dáng khí động học với đầu, đuôi và cánh. Cũng như lựu đạn cầm tay, lựu đạn va chạm có cấu tạo bên trong gồm có mũ gõ gắn với kíp nổ, nhưng thay vì hệ thống lò xo thì ở đầu của lựu đạn va chạm sẽ có búa gõ.
Bình thường khi còn nằm trong súng, quả lựu đạn sẽ ở trạng thái khóa. Kíp nổ của nó nằm ở phần đuôi, bên dưới kíp nổ là một lò xo nhưng lúc này đang bị nén lại và giữ chặt bời hai cái ghim, chúng giữ không cho lò xo đẩy kíp nổ lên phía trước để cho búa gõ không gõ tới được. Khi được phóng ra, lựu đạn bay ra khỏi súng phóng.Với hình dáng khí động học và những cái rãnh xẻ bên trong súng, quả lựu đạn có thể vừa bay vừa xoay tròn, nó sẽ tạo ra một lực ly tâm để khi bay ra đủ xa, lực ly tâm sẽ làm cho hai cái ghim bị bật ra. Lúc này lò xo bên dưới kíp nổ không còn được giữ chặt nữa nên nó sẽ bung lên và đẩy kíp nổ về phía trước. Lúc này, lựu đạn đã chuyển sang trạng thái mở và sẽ phát nổ khi búa gõ đập vào kíp nổ. Khi lựu đạn rơi xuống đất hoặc chạm mạnh vào một vật thể nào đó với một lực vừa đủ, phần đầu sẽ bị thụt vào, hai cái lò xo bị nén lại và búa gõ sẽ đập vào kíp nổ, kết quả là lựu đạn phát nổ.
Súng kèm ống phóng lựu.
4. Tổng kết
Khoa học- kỹ thuật phát triển sẽ thúc đẩy công nghệ quân sự phát triển theo. Ngày nay, quả lựu đạn đời mới sử dụng đồng hồ điện tử để kích nổ. Với công nghệ mới này, những quả lựu đạn sẽ càng trở nên an toàn cho người dùng và thuận tiện khi sử dụng hơn nữa, người lính có thể thiết lập thời gian và tính toán khoảng cách hợp lý khi dùng.
Có thể nói, kể từ khi ra đời, lựu đạn đã chứng minh được sức mạnh cũng như công dụng của nó qua các thời kỳ, và chắc chắn là trong tương lai gần, nó vẫn sẽ là thành phần không thể thiếu trong các cuộc chiến tranh.
Khả năng hoạt động của những trái lựu đạn cầm tay phụ thuộc vào khả năng ném của người sử dụng. Cũng vì lí do đó mà vào thế kỷ 18, trong đội quân của Napoleon có một lực lượng riêng được gọi là Grenadiers với nhiệm vụ tấn công đối phương bằng lựu đạn. Vậy thế nào là ném những quả lựu đạn như thế nào là hiệu quả nhất? Chếch góc 45 độ? Xa 300m? Hay vị trí tấn công phải sát thương được nhiều người nhất? Tất cả mọi thứ con người sáng tạo ra đều với mục đích phục vụ chính bản thân chúng ta. Vậy lựu đạn phục vụ cho mục đích gì ngoài chiến tranh? Có lẽ chỉ khi tất cả chúng ta ném bỏ những trái lựu đạn sang một bên để đến với một thế giới hòa bình hơn thì đó mới là cú ném hiệu quả nhất.
Genk.vn
Những loại lựu đạn ban đầu chỉ là những ống kim loại có chứa thuốc súng, khi sử dụng, người dùng sẽ châm lửa vào bấc rồi ném quả lựu đạn đó đi. Tuy nhiên, loại lựu đạn này không thích hợp cho những trận chiến dưới điều kiện ẩm ướt và thiết kế thô sơ của nó khiến cho nó trở nên nguy hiểm đối với người sử dụng.
Cho đến Chiến tranh Thế giới thứ I, loại lựu đạn mới đã được ra đời. Với hệ thống đánh lửa mới được các kỹ sư thời ấy chế tạo, những quả lựu đạn đã trở nên thuận tiện và an toàn hơn khi sử dụng.
Hãy cùng đi tìm hiểu về thứ vũ khí này.
1. Những điều cơ bản
Những quả lựu đạn có thể coi là những trái bom nhỏ, được thiết kế để sử dụng trong phạm vi nhỏ. phương pháp hoạt động của chúng khá đơn giản: thuốc nổ chứa trong bom, lựu đạn sẽ được kích nổ, chúng tạo ra sức nóng và áp lực để phá hủy những thứ trong phạm vi của vụ nổ.
Trong những quả lựu đạn có thể có chứa rất nhiều loại chất, khi kích hoạt lựu đạn, nó có thể nổ tung và tạo ra lửa nhưng cũng có loại lựu đạn chỉ xì khói mù ra xung quanh, có loại lại chỉ tạo ra những tiếng nổ nhỏ kèm theo chớp làm lóa mắt đối phương và có loại phát ra khí độc.
Có rất nhiều kiểu hệ thống kích nổ nhưng chủ yếu được chia thành hai loại là nổ chậm và va chạm. Như tên gọi của chúng, những loại lựu đạn có hệ thống kích nổ kiểu va chạm sẽ phát nổ khi quả lựu đạn đập vào một vật nào đó với lực vừa đủ. Trong những quả lựu đạn này có chứa nitroglycerine hoặc những chất dễ cháy nổ khi va chạm, thứ chất lỏng này sẽ bốc cháy khi có lực tác dụng và kích hoạt quả lựu đạn, đối với loại lựu đạn này cần sử dụng súng phóng như RPG.
Còn loại nổ chậm sẽ được kích hoạt nhờ vào những loại chốt, ngòi trên quả lựu đạn, nó còn có tên gọi khác là lựu đạn cẩm tay. Loại lựu đạn bình dân nhất mà chúng ta thường thấy là bom xăng: chất cháy ( thường là xăng, dầu) sẽ được đựng trong những chai thủy tinh có miếng vải bịt chặt nắp, người sử dụng sẽ đốt miếng vải rồi ném quả bom xăng đi. Lực va đập sẽ khiến chai vỡ ra làm tràn chất cháy ra ngoài, những chất này sẽ bắt lửa từ miếng vải và đốt cháy mục tiêu.
Cả 2 kiểu hệ thống kích nổ đều được tạo ra nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho người sử dụng, những quả lựu đạn sẽ nổ khi đã đạt khoảng cách an toàn. Tất nhiên là phải loại trừ lỗi từ người sử dụng, không thiếu những trường hợp do những lỗi nhỏ trong thao tác sử dụng mà đã dẫn đến những tai nạn thương tiếc xảy ra.
2. Lựu đạn cầm tay
Loại lựu đạn cầm tay thông dụng nhất là lựu đạn chống bộ binh. Loại lựu đạn này thường được sử dụng để tấn công những tiểu đội của đối phương. Để tăng thêm sức sát thương, nó được thiết kế để sau khi phát nổ có thể phóng những mảnh gang nằm trên thân ra xung quanh. Loại lựu đạn này đã được sử dụng từ Thế chiến thứ I.
Các nhà thiết kế đã thành công khi tạo ra lựu đạn chống bộ binh với độ bền cao và nhất là thuận tiện trong việc sử dụng cũng như chế tạo. Cấu tạo bên trong của quả lựu đạn gồm có một hệ thống điều khiển hóa học nằm giữa khoang chứa chất nổ. Vỏ ngoài của nó gồm nhiều miếng gang ghép lại, trên vỏ có lỗ để tiếp thuốc nổ vào trong.
Quá trình bắt đầu kích hoạt quả lựu đạn cho đến khi nó hoạt động chỉ khoảng vài giây, bắt đầu bằng việc người sử dụng giật chốt của quả lựu đạn. Cái chốt nằm trên đầu có nhiệm vụ giữ cho đòn bẩy ở vị trí an toàn, khi giật chốt ra, chiếc đòn bẩy này sẽ bật ra khỏi vị trí an toàn. Lúc này, do không còn gì giữ lò xo, chiếc lò xo sẽ đẩy đầu đánh lửa đập vào mũ gõ, sự va chạm tạo ra một tia điện nhỏ kích hoạt nguyên liệu cháy chậm được đặt trong quả lựu đạn. Thời gian để đoạn nguyên liệu cháy chậm cháy hết là 4s, sau khoảng thời gian này, kíp nổ được nối với đoạn nguyên liệu trên sẽ được kích hoạt và quả lựu đạn sẽ nổ tung. Khi quả lựu đạn nổ, không những nó tạo ra nhiệt để thiêu cháy những thứ trong phạm vi gần, vụ nổ còn tạo ra sức ép và đẩy những mảnh gang trên vỏ quả lựu đạn ra xung quanh, gây sát thương cho những gì nằm trên đường bay của chúng.
Nhược điểm lớn nhất của lựu đạn cầm tay chính là thời gian delay từ khi kích hoạt cho đến khi chúng nổ, khoảng thời gian này có thể kéo dài từ 2 đến 6 giây. Chính nhược điểm này có thể tạo ra cơ hội cho đối phương phản công lại bằng chính quả lựu đạn mà bạn vừa ném ra. Vì lý do này, trong một số trường hợp, những quả lựu đạn va chạm sẽ hữu dụng hơn nhiều so với lựu đạn cầm tay.
3. Lựu đạn va chạm
Lựu đạn va chạm hoạt động giống như những quả bom được phóng ra từ máy bay, những quả lựu đạn này sẽ nổ ngay khi chúng chạm vào một vật với lực vừa đủ. Những loại lựu đạn này khó có thể sử dụng bằng cách ném như lựu đạn cầm tay, thông thường người ta sẽ sử dụng những ống phóng với loại lựu đạn này. Quân đội Mỹ sử dụng những ống phóng lựu được gắn trực tiếp với súng, còn những lực lượng quân đội khác thường sử dụng những súng phóng tên lửa.
Những quả lựu đạn va chạm không được phép để trong súng phóng nếu chưa thật sự có ý định sử dụng, vì chỉ cần 1 sai lầm nhỏ thôi cũng có thể dẫn đến tai nạn. Không như những quả lựu đạn cầm tay có chốt để kích hoạt, những quả lựu đạn va chạm thường có hệ thống tháo chốt tự động. Có 2 loại chốt tự động là loại chốt tự bung khi được phóng ra khỏi súng và loại sẽ bung ra nhờ gia tốc hoặc lực xoay sau khi được phóng.
Lựu đạn va chạm được thiết kế với hình dáng khí động học với đầu, đuôi và cánh. Cũng như lựu đạn cầm tay, lựu đạn va chạm có cấu tạo bên trong gồm có mũ gõ gắn với kíp nổ, nhưng thay vì hệ thống lò xo thì ở đầu của lựu đạn va chạm sẽ có búa gõ.
Bình thường khi còn nằm trong súng, quả lựu đạn sẽ ở trạng thái khóa. Kíp nổ của nó nằm ở phần đuôi, bên dưới kíp nổ là một lò xo nhưng lúc này đang bị nén lại và giữ chặt bời hai cái ghim, chúng giữ không cho lò xo đẩy kíp nổ lên phía trước để cho búa gõ không gõ tới được. Khi được phóng ra, lựu đạn bay ra khỏi súng phóng.Với hình dáng khí động học và những cái rãnh xẻ bên trong súng, quả lựu đạn có thể vừa bay vừa xoay tròn, nó sẽ tạo ra một lực ly tâm để khi bay ra đủ xa, lực ly tâm sẽ làm cho hai cái ghim bị bật ra. Lúc này lò xo bên dưới kíp nổ không còn được giữ chặt nữa nên nó sẽ bung lên và đẩy kíp nổ về phía trước. Lúc này, lựu đạn đã chuyển sang trạng thái mở và sẽ phát nổ khi búa gõ đập vào kíp nổ. Khi lựu đạn rơi xuống đất hoặc chạm mạnh vào một vật thể nào đó với một lực vừa đủ, phần đầu sẽ bị thụt vào, hai cái lò xo bị nén lại và búa gõ sẽ đập vào kíp nổ, kết quả là lựu đạn phát nổ.
Súng kèm ống phóng lựu.
4. Tổng kết
Khoa học- kỹ thuật phát triển sẽ thúc đẩy công nghệ quân sự phát triển theo. Ngày nay, quả lựu đạn đời mới sử dụng đồng hồ điện tử để kích nổ. Với công nghệ mới này, những quả lựu đạn sẽ càng trở nên an toàn cho người dùng và thuận tiện khi sử dụng hơn nữa, người lính có thể thiết lập thời gian và tính toán khoảng cách hợp lý khi dùng.
Có thể nói, kể từ khi ra đời, lựu đạn đã chứng minh được sức mạnh cũng như công dụng của nó qua các thời kỳ, và chắc chắn là trong tương lai gần, nó vẫn sẽ là thành phần không thể thiếu trong các cuộc chiến tranh.
Khả năng hoạt động của những trái lựu đạn cầm tay phụ thuộc vào khả năng ném của người sử dụng. Cũng vì lí do đó mà vào thế kỷ 18, trong đội quân của Napoleon có một lực lượng riêng được gọi là Grenadiers với nhiệm vụ tấn công đối phương bằng lựu đạn. Vậy thế nào là ném những quả lựu đạn như thế nào là hiệu quả nhất? Chếch góc 45 độ? Xa 300m? Hay vị trí tấn công phải sát thương được nhiều người nhất? Tất cả mọi thứ con người sáng tạo ra đều với mục đích phục vụ chính bản thân chúng ta. Vậy lựu đạn phục vụ cho mục đích gì ngoài chiến tranh? Có lẽ chỉ khi tất cả chúng ta ném bỏ những trái lựu đạn sang một bên để đến với một thế giới hòa bình hơn thì đó mới là cú ném hiệu quả nhất.
Genk.vn