Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    Nhu cầu tiếp nhận thông tin của người khiếm thị

    avatar
    congdantoancau

    Tổng số bài gửi : 633
    Tiền xu Ⓑ : 1732
    Được cảm ơn № : 27
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 12/05/2014

    Nhu cầu tiếp nhận thông tin của người khiếm thị Empty Nhu cầu tiếp nhận thông tin của người khiếm thị

    Bài gửi by congdantoancau 22nd June 2014, 00:49

    Thông qua việc thu nhận ý kiến phản hồi từ các hoạt động mở rộng trong phạm vi cả nước như Hội thảo, tập huấn, hợp tác chia sẻ nguồn lực và nhất là việc tìm hiểu bạn đọc khiếm thị tại Thư viện KHTH Tp HCM trong nhiều năm và gần đây

    Nhu cầu tiếp nhận thông tin của người khiếm thị 500_d0d694a4-0bcc-4316-acff-bcf6d9c03e2e

    Thông qua việc thu nhận ý kiến phản hồi từ các hoạt động mở rộng trong phạm vi cả nước như Hội thảo, tập huấn, hợp tác chia sẻ nguồn lực và nhất là việc tìm hiểu bạn đọc khiếm thị tại Thư viện KHTH Tp HCM trong nhiều năm và gần đây là một số thư viện Tỉnh, thành, Hội người mù, Trường cho người mù, các Trung tâm và mái ấm nhà mở cho người khiếm thị… có thể tóm tắt nhu cầu đọc của người khiếm thị như sau:

    Về nội dung: Cũng đa dạng như các thành phần độc giả khác, tuy vậy yêu cầu nhiều nhất vẫn là sách giáo khoa phổ thông và sách học ngoại ngữ, rồi đến sách Văn học, sách về Xã hội – Chính trị, Âm nhạc, Y học cổ truyền, Tài liệu tham khảo như Từ điển, Bách khoa toàn thư, Sách giáo khoa chương trình đại học, các ngành nghề thủ công, khoa học ứng dụng như Tin học cho người mù, Tin tức nói chung.

    Về loại hình: Tài liệu in thông thường như sách, báo, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ cho những người mắt kém nhưng cố gắng vẫn có thể tiếp cận được.

    Sách chữ nổi thường là dành cho người khiếm thị bẩm sinh, còn trẻ, rất cần thiết cho các em học sinh khiếm thị học đọc và học viết. Nhìn chung số người sử dụng chữ nổi không nhiều. Muốn đọc được chữ nổi thì phải học. Trong khi đó những người hoàn toàn khiếm thị chủ yếu là do tuổi tác, họ không học chữ nổi nữa. Người nhược thị - chiếm đa số - vẫn còn nhìn thấy được nên không cần đến chữ nổi và người mắc chứng khó đọc thì hoàn toàn không cần. Sách nói (CD, cassettes) phù hợp cho mọi người có vấn đề về mắt. Trình duyệt Web để người mù có thể đọc thông tin trên Website.

    Phương tiện hỗ trợ đọc: Máy tính và các Phần mềm chuyên dụng đọc tiếng Việt như NDC, VCL, Mata, đọc tiếng nước ngoài như Jaws, Máy đọc sách nói kỹ thuật số Victor Reader, Máy cassettes, Máy trợ thị SmartView.

    Cơ hội: - Hiện nay có rất nhiều lựa chọn để người khiếm thị có thể truy cập được thông tin. Bên cạnh chữ Braille truyền thống đã có chữ Braille được máy tính hoá (Computerised Braille) Bên cạnh sách nói dạng analog là băng cassettes đã có sách nói kỹ thuật số (Digital Talking books) và rất nhiều hỗ trợ công nghệ khác.

    Trở ngại: - Tình hình đã được cải thiện rất nhiều nhưng người khiếm thị trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng còn gặp nhiều trở ngại trong việc truy cập tài liệu, chủ yếu là:

    - Một tỉ lệ rất nhỏ tài liệu trên toàn thế giới (khoảng 2%-5%) được chuyển sang các dạng khác nhau cho người khiếm thị. Ở Việt nam, tỉ lệ này là không đáng kể.

    - Sách chữ nổi ít người sử dụng vì những lí do đã nêu trên, chiếm nhiều diện tích và khó chia sẻ.

    - Sách chữ lớn, chữ đại chưa được các nhà xuất bản ở nước ta quan tâm, trong khi đó máy trợ thị CCTV lại rất đắt, cá nhân không thể trang bị được.

    - Sách nói là băng cassetes khó tìm các đoạn cần nghe.

    - Máy tính và các ứng dụng của nó tương đối phức tạp. Cần một số mức độ tập huấn nhất định. Đọc Web hiện nay cũng còn nhiều điểm cần khắc phục. Hầu hết các Website đều thiết kế cho người sáng mắt.

    - Cơ hội sử dụng công nghệ cho người nghèo còn rất hạn chế

    http://khatvongsang.vicongdong.vn/


      Hôm nay: 28th April 2024, 02:20