Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    Tình trạng hoa mắt chóng mặt ở mẹ bầu nói lên điều gì?

    maivy01
    maivy01

    Tổng số bài gửi : 1
    Tiền xu Ⓑ : 2
    Được cảm ơn № : 0
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 05/07/2023

    Tình trạng hoa mắt chóng mặt ở mẹ bầu nói lên điều gì? Empty Tình trạng hoa mắt chóng mặt ở mẹ bầu nói lên điều gì?

    Bài gửi by maivy01 20th July 2023, 09:17

    Trong quá trình mang thai, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt. Điều này khiến họ nảy sinh tâm lý lo lắng, gây ảnh hưởng đến tinh thần và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt do đâu? Tình trạng này cho biết điều gì?
     

    Mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt cho biết điều gì?

    Tình trạng hoa mắt chóng mặt ở mẹ bầu nói lên điều gì? Shutterstock_1392623666

     
    Hoa mắt chóng mặt khi mang bầu là một hiện tượng sinh lý phổ biến và thường xảy ra trong quá trình thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, và trong một số trường hợp, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể, mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt có thể do:
     

    Thiếu máu

     
    Thiếu máu thường là nguyên nhân được nghĩ đến đầu tiên khi mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt. Khi mẹ bị thiếu máu, lượng máu được vận chuyển lên não sẽ giảm, dẫn đến tình trạng  thiếu oxy, gây hoa mắt chóng mặt. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất là thiếu sắt. 
     
    Thiếu máu sắt không chỉ gây hoa mắt chóng mặt, mà còn có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao và suy nhược. Ngoài ra, tình trạng này cũng gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi khi làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, đặc biệt làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở cả mẹ và bé...
     
    Tìm hiểu: Thiếu máu khi mang thai phải làm sao?
     

    Thay đổi nội tiết tố

     
    Trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi bên trong nội tiết để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, điển hình là giảm sản xuất testosterone. 
     
    Sự thay đổi của hệ thống nội tiết cũng khiến các mạch mái bị giãn ra, làm tăng lượng máu cung cấp cho thai nhi. Tuy nhiên, điều này cũng có thể khiến các mạch máu bị áp lực, làm giảm huyết áp, đồng thời khiến việc lưu thông máu đến não bộ và tim của mẹ bầu bị ảnh hưởng, gây hoa mắt, chóng mặt.
     

    Hạ huyết áp

     
    Như đã nhắc đến ở trên, mang thai khiến nội tiết trong cơ thể mẹ bầu thay đổi, điều này ẽ làm ảnh hưởng đến huyết áp, khiến huyết áp giảm.
     
    Huyết áp thấp có thể khiến mẹ bị chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng hoặc đang nằm ngồi dậy. Đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai, mẹ không nên quá lo lắng, đa phần các trường hợp huyết áp thấp không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe em bé. Sau khi sinh, huyết áp của mẹ sẽ nhanh chóng ổn định trở lại.
     
    Dù vậy, để đảm bảo an toàn mẹ vẫn nên đi khám thai định kỳ để kiểm tra các chỉ số sức khỏe, phát hiện và tránh các biến chứng có thể xảy ra.
     

    Ốm nghén

     
    Một số mẹ bầu có thể gặp tình trạng ốm nghén, dẫn tới buồn nôn và nôn liên tục trong thai kỳ. Điều này có thể khiến mẹ bị mệt mỏi. Ngoài ra, tình trạng uồn nôn và nôn liên tục cũng có thể dẫn đến việc mẹ bầu không muốn ăn, gây thiếu hụt chất dinh dưỡng, não sẽ không nhận được đủ năng lượng để hoạt động bình thường, dẫn tới hoa mắt chóng mặt. 
     

    Mạch máu bị áp lực

     
    Trong quá trình mang thai, kích thước của tử cung ngày càng lớn và đè lên các mạch máu, khiến việc lưu thông máu bị ảnh hưởng. Điều này có thể gây hoa mắt chóng mặt ở mẹ bầu, đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thai kỳ khi bé đã lớn. 
     
    Để tránh tình trạng này, mẹ bầu nên nằm nghiêng khi đi ngủ thay vì nằm ngửa. Khi nằm ngửa, tử cung có thể gây cản trở lưu lượng máu từ các chi dưới lên tim, gây ra hoa mắt chóng mặt hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
     

    Tiểu đường thai kỳ

    Tình trạng hoa mắt chóng mặt ở mẹ bầu nói lên điều gì? Khong_xet_nghiem_tieu_duong_thai_ky_co_sao_khong_1_465d1e5e97
     
    Mẹ bầu có thể mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ khi mà mức đường trong máu quá cao. Tình trạng này liên quan đến sự gia tăng sản xuất và rối loạn chuyển hóa hormone insulin. 
     
    Tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết hoặc huyết áp cao, dẫn đến tình trạng chóng mặt và hoa mắt. Mặt khác, bệnh cũng khiến tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng... ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé.
     
    Nếu mắc bệnh, mẹ bầu cần theo dõi mức đường trong máu và tuân thủ chế độ ăn uống được chỉ định bởi bác sĩ để kiểm soát bệnh.
     

    Cơ thể thiếu nước

     
    Trong quá trình mang thai nếu cơ thể mẹ không được cung cấp đủ nước hoặc bị mất nước thì hoạt động sinh  lý sẽ bị ảnh hưởng, áp lực máu cũng sụt giảm, làm giảm lưu lượng máu lên não, gây hoa mắt, chóng mặt. 
     
    Để tránh gặp phải tình trạng này, mẹ bầu nên cung cấp đủ lượng nước hàng ngày cho cơ thể bằng cách uống 8 - 10 cốc nước. 
     

    Mang thai ngoài tử cung

     
    Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh không gắn kết vào tử cung mà phát triển trong một phần khác của hệ thống sinh sản. Tình trạng này thể gây ra hoa mắt chóng mặt, đau bụng dữ dội và chảy máu âm đạo. 
     
    Mang thai ngoài tử cung nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách có thể khiến tính mạng của mẹ bị đe dọa. Do đó, khi có các dấu hiệu bất thường, cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị. 
     

    Tiền sản giật

     
    Hoa mắt chóng mặt, kèm theo tăng huyết áp, phù nề và đau đầu có thể là các triệu chứng của tiền sản giật. Đây cũng là một trong những tình trạng nguy hiểm, mẹ tuyệt đối không nên chủ quan.
     
    Khi gặp các dấu hiệu nêu trên, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời.
     

    Làm sao để khắc phục tình trạng hoa mắt chóng mặt ở mẹ bầu?



    Tình trạng hoa mắt chóng mặt ở mẹ bầu có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vẫn đề sức khỏe. Do đó, nếu các triệu chứng trở nên quá nghiêm trọng, kéo dài hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe cụ thể.


    Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng các biện pháp dươi đây để hỗ trợ khắc phục triệu chứng:


    • Nghỉ ngơi: Khi cảm thấy hoa mắt chóng mặt, bạn nên nghỉ ngơi và nằm nghỉ trong vòng vài phút. Nếu cảm thấy khó chịu, hãy nằm nghiêng về phía bên trái để giúp cải thiện lưu thông máu.
    • Điều chỉnh tư thế: Tránh đứng dậy hoặc thay đổi tư thế quá nhanh, hãy nghỉ một chút trước khi đứng lên từ tư thế nằm hoặc ngồi.
    • Bổ sung sắt: Thiếu máu thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây hoa mắt chóng mặt. Do đó, bổ sung sắt đầy đủ sẽ giúp mẹ cải thiện, phòng ngừa tình trạng này, đồng thời đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu
    • Uống đủ nước: Đảm bảo mẹ bầu uống đủ nước trong ngày để tránh bị mất nước và giảm nguy cơ hoa mắt chóng mặt.
    • Tránh nóng bức và đứng quá lâu: Nhiệt độ cao và đứng quá lâu một chỗ có thể làm tăng nguy cơ hoa mắt chóng mặt.
    • Vận động nhẹ nhàng: Tập luyện nhẹ nhàng và thường xuyên có thể giúp cải thiện sự lưu thông máu và giảm triệu chứng hoa mắt chóng mặt.
    • Thay đổi chế độ ăn: Cân nhắc điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn nhiều bữa lớn, ăn nhiều rau xạnh, hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều muối, nhiều đường...
    • Tránh các chất kích thích: Hạn chế caffeine và nicotine, vì chúng có thể gây mất nước và làm tăng nguy cơ hoa mắt chóng mặt.


    Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!


      Hôm nay: 27th April 2024, 19:13