Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    Bản Di chúc của Bác viết năm 1965

    QaniTri
    QaniTri
    Admin

    Nam Libra Monkey
    Tổng số bài gửi : 1568
    Tiền xu Ⓑ : 3891
    Được cảm ơn № : 6
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 07/01/2013
    Đến từ Đến từ : HCMC
    Côngviệc / Sởthix Côngviệc / Sởthix : Languages, Softwares, Sciences, Martial arts

    Bản Di chúc của Bác viết năm 1965 Empty Bản Di chúc của Bác viết năm 1965

    Bài gửi by QaniTri 20th August 2015, 00:44

    Năm 1965, khi tròn 75 tuổi, Bác Hồ bắt tay vào viết “Tuyệt đối bí mật” chúc. Lúc này, đồng bào và chiến sĩ cả nước đang sôi nổi thi đua lập thành tích chúc thọ Bác.

    Từ ngày 10 đến ngày 14-5-1965, mỗi ngày Người dành từ một đến hai tiếng để viết và đã hoàn thành bản thảo Di chúc đầu tiên gồm 3 trang, do chính Người tự đánh máy, ở cuối đề ngày 15-5-1965.

    Ngày 10-5, từ 9h đến 10h sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu thảo tài liệu “Tuyệt đối bí mật” - Di chúc.

    Ngày 11-5, từ 5h 45' sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi tiễn đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Italia về nước. Sau đó từ 9h đến 10h, Người viết tiếp tài liệu “Tuyệt đối bí mật”.

    Ngày 12-5, từ 9h đến 10h sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục viết tài liệu “Tuyệt đối bí mật”.

    Ngày 13-5, từ 9h đến 10h sáng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục viết tài liệu “Tuyệt đối bí mật”.

    Ngày 14-5, sáng sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Hợp tác xã nông nghiệp Phương Đông (Từ Liêm, Hà Nội).

    10h sáng, Người họp Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng bàn về công tác đào tạo cán bộ. Từ 14h đến 16h, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết phần cuối tài liệu “Tuyệt đối bí mật”.

    18h, Người tiếp các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng đến chúc thọ Người.

    Ngày 15-5, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Hà Nội đi thăm Trung Quốc.

    Dưới đây là bản thảo đánh máy “Tuyệt đối bí mật” năm 1965 của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Bản Di chúc của Bác viết năm 1965 25657_384236551892_1806710_nBản Di chúc của Bác viết năm 1965 25657_384236616892_5960006_nBản Di chúc của Bác viết năm 1965 25657_384236506892_4036455_n
    Nguyên văn bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀ
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    -------------------------

    Tuyệt đối bí mật Nhân dịp mừng 75 tuổi

    Người làm thơ rất nổi tiếng, ở Trung Quốc đời nhà Đường là cụ Đỗ Phủ có câu thơ rằng “nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Nghĩa là: Người thọ 70, xưa nay hiếm.

    Nǎm nay, tôi đã 75 tuổi. Tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn mạnh khỏe. Tuy vậy, tôi cũng đã là lớp người “xưa nay hiếm”.

    Ai đoán biết tôi sẽ sống và phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng mấy năm mấy tháng nữa?

    Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi. Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột.

    Trước hết nói về Đảng - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

    Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

    Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

    Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

    Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".

    Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.

    Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.

    Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.

    Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

    Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

    Còn non, còn nước, còn người,
    Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!


    Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.

    Về phong trào cộng sản thế giới - là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!

    Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình.

    Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.

    *
    * *

    Về việc riêng - Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân.

    Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.

    Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây 1 cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.

    Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp.

    Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam.

    Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

    Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.

    Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

    Hà nội, ngày 15 tháng 5 nǎm 1965
    Hồ Chí Minh
    Dữ liệu lấy từ Facebook
    QaniTri
    QaniTri
    Admin

    Nam Libra Monkey
    Tổng số bài gửi : 1568
    Tiền xu Ⓑ : 3891
    Được cảm ơn № : 6
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 07/01/2013
    Đến từ Đến từ : HCMC
    Côngviệc / Sởthix Côngviệc / Sởthix : Languages, Softwares, Sciences, Martial arts

    Bản Di chúc của Bác viết năm 1965 Empty Nghiên cứu bút tích di chúc Bác Hồ dưới góc độ ngôn ngữ học

    Bài gửi by QaniTri 20th August 2015, 00:49

    Nghiên cứu bút tích di chúc Bác Hồ dưới góc độ ngôn ngữ học
    PGS.TS Trần Trọng Đăng Đàn Nghiên cứu song song Di chúc và bút tích Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có rất nhiều thu hoạch bổ ích về mặt nhận thức, tư tưởng cũng như về mặt văn hóa, khoa học. Trong phạm vi bài này tôi chỉ xin đề cập đến một thu hoạch mà lâu nay hình như chưa được nghiên cứu đúng mức. Đó là việc Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng và vận dụng bảng chữ cái Việt Nam khi viết Di chúc. 

    Trong Hồ Chí Minh toàn tập (1), tập 12, bút tích 4 bản thảo Di chúc được in trong 10 trang phụ bản; tiếp theo là bản in nguyên văn 4 bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 10 trang (từ trang 497 đến trang 506); tiếp theo nữa là Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969, gồm 4 trang (từ trang 509 đến 512).

    Nghiên cứu so sánh giữa bút tích các bản thảo Di chúc do chính Hồ Chủ tịch viết tay hoặc đánh máy với các bản in nguyên văn Di chúc, cũng như nghiên cứu các bản bút tích đó trong sự so sánh với Di chúc công bố năm 1969, ta thấy có những chữ cái sau đây khác nhau:

    1 - Trường hợp chữ cái z:

    — d à z (zân, zo, zịp, zạ, zục, zựng, zùng, zưỡng, zự, zũng, zần, zã...)

    — gi à z (zai, zữ, zàu, záo, zà, zúp, zan, zõi, zao, zành, zặc, zới, zữa, zờ, zản...)

    2 - Trường hợp chữ cái f :

    — ph à f (fúc, fũ, fục, fong, fòng, fóng, fải, fê, fát, fáp, fí, fổ, fấn, fần, fúng, fó, fụ, fương, fủ, fát, fe, fô...)

    3 - Trường hợp dùng ng thay cho ngh:

    — ngh à ng (ngĩa, ngĩ, ngiệp, ngiêm, ngị, ngề...)

    4 - Trường hợp không viết thêm dấu sắc ( / ) khi chữ đã trọn nghĩa:

    Trên bút tích các bản thảo của Di chúc do chính Hồ Chủ tịch đánh máy hoặc viết tay có ít nhất là 54 chữ sau đây không viết thêm dấu sắc khi chữ đã trọn nghĩa: ap, boc, bưc, băc (2 lần), biêt (2 lần), cach (14 lần), cac (26 lần), câp, cat, chuc (2 lần), chăc (3 lần), chưc, đưc, đăc, đôt (2 lần), fuc (2 lần), fat (2 lần), fap (3 lần), gop (3 lần), hêt (4 lần), it, khăp (2 lần), khac (4 lần), kêt (8 lần), khich, lơp (2 lần), mac (4 lần), măt, mat (4 lần), nươc (17 lần), nhăc, nhât (14 lần), oc, quôc (5 lần), quyêt, rât (8 lần), ret, suôt (4 lần), sưc (7 lần), sot, tăt, tôt (7 lần), tiêt, thât (2 lần), trươc (4 lần), thich, tiêp, tac (2 lần), trach, thâp, viêt, vêt, xuât, zup...

    Như vậy, trong bút tích các bản thảo Di chúc tổng số dấu sắc (ù) được giảm bớt ít nhất là 168 lần.

    Nghiên cứu việc không viết thêm dấu sắc (ù) khi chữ đã trọn nghĩa qua các bút tích Di chúc, nhất là ở bản bút tích do Hồ Chủ tịch tự đánh máy, ta có thể bắt gặp một số chữ như: hết, kết, nhất, tốt... vẫn có đánh dấu sắc ( ù) nhưng trong các bút tích Di chúc viết tay thì hầu như dấu sắc ( ù) đối với các chữ nói trên đều bị gạt bỏ cả. Có thể xem việc các dấu ( ù) rơi vào những chữ vừa nói ở trên chỉ là do sơ ý lúc đánh máy mà thôi.

    Những sự thay thế, giản lược của Hồ Chủ tịch trong việc sử dụng, vận dụng bảng chữ cái, cho đến khi viết Di chúc, là kết quả của cả một quá trình thể nghiệm lâu dài và mang tính khoa học cao. Nói “thể nghiệm khoa học” bởi vì việc làm đó được gạn lọc và khi thấy có vấn đề gì mới thì thêm vào hoặc gạt bỏ ngay khi tác giả thấy có chỗ nào đó không hợp lý. Điều này sẽ càng được sáng tỏ khi nghiên cứu bút tích của Hồ Chủ tịch ở một phạm vi rộng hơn.

    Trong Hồ Chí Minh toàn tập có tất cả 63 phụ bản, trong số đó có 10 phụ bản là bút tích của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh do chính tác giả viết hoặc tự đánh máy bằng chữ quốc ngữ. 9 trong số 10 bút tích đó có thể sử dụng để khảo sát cho vấn đề này. Đó là các bút tích trên các phụ bản:

    SỐ TTTÊN BÚT TÍCHNĂM VIẾTIN TRƯỚC TRANGSỐ TẬP
    1Bà trưng trắc19262252
    2Bìa tác phẩm “Đường Kách Mệnh” xuất bản lần đầu tiên vào năm19272592
    3Thư gửi vệ quốc đoàn, tự vệ, dân quân toàn quốc, tháng 1 năm 19471947435
    4Thư của Chủ Tịch Hồ Chí Minh gửi đoàn cán bộ đi công tác ngoại giao , tháng 2-194819483855
    5Thư gửi các đồng chí Liên khu Bốn, tháng 9-194919496835
    6Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Lớp chính đảng liên khu Năm, năm 195319532017
    7Cảm tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi trong Sổ vàng 1955 lưu niệm tại điện Cremli, ngày 13-7-19551955238
    8Thư gửi cán bộ và giáo viên bổ túc văn hóa, ngày 17 tháng 12 -195919595779
    9- Di chúc nhân dịp mừng tuổi 75 viết ngày 15-5-1965
    - Di chúc viết lúc vừa tròn 78 tuổi
    - Di chúc viết tháng 5- 1968
    - Di chúc viết ngày 10-5-1969
    1965
    1968
    1968
    1969
    495
    495
    495
    495
    12
    12
    12
    12


    Nghiên cứu việc Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sử dụng và vận dụng bảng chữ cái Việt Nam hồi những năm 1926 - 1927 lúc viết bài Bà Trưng Trắc hay Đường cách mệnh ta thấy: nhiều lần tác giả thay “ph” thành “f” (phải --> fải, phong --> fong, pháp --> fáp, phần--> fần, phố --> fố ); thay “d” thành “z” (dân --> zân, dựng --> zựng); hoặc “gi” thành “z” (gieo --> zeo, giờ --> zờ)... và trong bút tích các bản Di chúc viết vào những năm 1965 - 1969 cách thay thế đó vẫn được giữ nguyên. Trong khi đó, ở các bút tích viết năm 1926, 1927, nhiều lần chữ “đ” được viết thành chữ “d” (đường --> dường, động --> dộng, đầu --> dầu, đồng --> dồng, đánh --> dánh, điều --> diều, được --> dược, đến --> dến, đảm --> dảm, đủ --> dủ, đàn --> dàn); nhiều lần chữ “c” được viết thành chữ “k” (cách --> kách, có ® kó, cai --> kai, cảnh --> kảnh, cứu --> kứu, cùng --> kùng, cửu --> kửu, cả --> kả, cờ --> kờ, cẩm --> kẩm, can --> kan, cũng --> kũng); nhiều chữ chưa đánh thêm dấu sắc (ù) cũng đã trọn nghĩa, nhưng tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh vẫn đánh thêm dấu sắc ( ù) : trắc, nước, fúc, sách, fáp, ít, mất, biết, kết; nhưng trong các bút tích của Di chúc viết vào những năm 1965 - 1969 thì các trường hợp như thế hoàn toàn không còn được áp dụng nữa.


    Xem xét một số bút tích của Hồ Chủ tịch viết vào thời gian từ 1946 - 1959, chẳng hạn như : Thư gửi vệ quốc đoàn, tự vệ, dân quân toàn quốc, ta thấy: Trong bản bút tích này chữ “đ” không thay bằng chữ “d” nữa (đánh úp, Đầu tiên, đứng lên, chiến đấu, mưa đạn, đua nhau, đem, đồng bào, đang); chữ “c” cũng không thay bằng chữ “k” nữa (cùng, các, cách, của, cái, càng, cứ, con). Thế nhưng, ở đây nhiều chữ chưa đánh dấu sắc (ù) cũng đã trọn nghĩa thì Hồ Chủ tịch vẫn còn cứ đánh dấu sắc (ù) : tức, các, biết, giáp, nước. Cách thay thế “ph” bằng “f” thì trong bản bút tích này vẫn được giữ nguyên (pháp --> fáp, phong --> fong); việc thay chữ “z” cho chữ “d”, hoặc cho chữ “gi” cũng được giữ nguyên (zân, zan, ziêt, zặc, záp, zũng, zữ).

    Thư gửi vệ quốc đoàn, tự vệ, dân quân toàn quốc do Hồ Chủ tịch viết tay vào những năm 1947; sang năm 1948, trong Bức thư gửi đoàn cán bộ đi công tác ngoại giao, có lẽ là do Chủ tịch tự đánh máy nên một số chữ Người đã áp dụng lúc viết Thư gửi vệ quốc đoàn, tự vệ, dân quân toàn quốc không được giữ lại như hồi năm 1947 nữa. Một số chữ “đ” vẫn được viết thành chữ “d” : đồng --> dồng, đường --> dường, đá --> dá, đem --> dem, đấu --> dấu, đỡ --> dỡ, đầy --> dầy, đủ --> dủ, đáng --> dáng; tuy nhiên trong chính văn bản này lại vẫn có những chữ như đứng thì vẫn giữ nguyên chữ đê (đ). Còn trường hợp thay chữ “c” bằng chữ “k” thì ở đây hoàn toàn không thấy nữa. Việc thay “ph” thành “f”, thay “z” cho các chữ “d”, “gi” thì có thể nói ở đây được khẳng định triệt để. Việc không đánh thêm dấu sắc ( ù) đối với các chữ đã trọn nghĩa thì thời gian này (1947) chỉ mới bắt đầu được thực hiện và có lẽ vì thế nên chưa thật triệt để: Các chữ chúc, bất thì vẫn giữ dấu sắc (ù), trong khi đó các chữ nước, zúp, các thì dấu sắc (ù) đã bị bỏ.

    Trong Thư gửi các đồng chí liên khu Bốn, tháng 9 năm 1949 do Hồ Chủ tịch tự đánh máy thì trong đó tình hình sử dụng, vận dụng bảng chữ cái vẫn giống như trong bút tích Bức thư gửi đoàn cán bộ đi công tác ngoại giao, viết năm 1948. Thế nhưng đến năm 1953, trong bút tích Thư gửi lớp chính đảng liên khu Năm thì việc không đánh thêm dấu sắc ( ù) cho các chữ mà không cần dấu sắc ( ù) cũng đã trọn nghĩa cũng như việc bỏ cách thay “đ” bằng “d” đã được thực hiện triệt để.

    Cho đến năm 1955, khi Hồ Chủ tịch viết Cảm tưởng trong Sổ vàng lưu niệm tại điện Cremli thì những cách vận dụng bảng chữ cái Việt Nam đã trùng khớp hoàn toàn với cách vận dụng trong các bút tích của Di chúc 1965 - 1969. Điều đó có thể thấy rõ hơn trong bút tích Bức thư của Hồ Chủ tịch gửi cán bộ và giáo viên bổ túc văn hóa ngày 17-12-1959.

    Như vậy, kết quả những thể nghiệm của Hồ Chủ tịch trong cách sử dụng, vận dụng bảng chữ cái Việt Nam, cho đến cuối thập kỷ 50, có thể xem như là hoàn thành, tức là hoàn thành vào khoảng 10 năm trước khi Chủ tịch viết Di chúc.

    Việc thay thế “d”, “gi” bằng “z”; “ph” bằng “f”; “ngh” bằng “ng” cũng như không đánh thêm dấu sắc ( ù) khi chữ đã trọn nghĩa, trước hết là tiết kiệm được công viết vì số chữ được giảm bớt mà nghĩa thì không đổi; lại giảm bớt được động tác nhấc bút lúc viết; thứ hai là tiết kiệm thì giờ lúc dạy đánh vần và học đánh vần. Ví dụ như chữ các: Thay vì phải phát âm: cờ-a-ca-a-cờ-ác là các-sắc-các thì chỉ cần phát âm: cờ-a-ca-a-cờ-ác là các, là đủ. Hoặc thay vì phải phát âm a-cờ-ác-cờ-ác là các-sắc-các thì chỉ cần phát âm: a-cờ-ác-cờ-ác-các là đủ. Hoặc ví dụ như chữ rất: Thay vì phải phát âm rờ-ớ-rớ-ớ-tờ-ất, là rất-sắc-rất thì chỉ cần phát âm rờ-ớ-rớ, ớ-tờ-ất, là rất là đủ; hoặc thay vì phải phát âm: ớ-tờ-ất-rờ-ất- là rất-sắc- rất thì chỉ cần phát âm: ớ-tờ-ất-rờ-ất-rất, là đủ, v.v...

    Thể nghiệm để đúc kết khoa học, góp sức làm cho ngôn ngữ dân tộc được phong phú hơn, dân dễ học, dễ nhớ mà ít tốn thì giờ, tiết kiệm công sức, đó là một điểm sáng thuộc loại sáng nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ điểm sáng này chúng ta có thể xem danh nhân Hồ Chí Minh không chỉ là về mặt văn hóa mà còn về mặt khoa học nữa.



    (Theo Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh)
    tinhdoancamau.com.vn





      Hôm nay: 27th April 2024, 04:31