Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    Khoảng cách thế hệ, ai là người hoá giải?

    avatar
    congdantoancau

    Tổng số bài gửi : 633
    Tiền xu Ⓑ : 1732
    Được cảm ơn № : 27
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 12/05/2014

    Khoảng cách thế hệ, ai là người hoá giải? Empty Khoảng cách thế hệ, ai là người hoá giải?

    Bài gửi by congdantoancau 25th June 2014, 09:23

    Xung đột thế hệ có thể chỉ là một cuộc tranh luận nảy lửa giữa bố mẹ và con cái, nhưng đôi khi cũng có thể là mâu thuẫn đỉnh điểm phải cần đến sự can thiệp của tòa án.

    Những phiên tòa đau đớn

    Chị Trần Thị Thu Thủy là thẩm phán đã 12 năm. Trong tất cả các phiên xử chị từng có mặt thì những vụ kiện giữa cha mẹ và con cái bao giờ cũng khiến chị phải đau lòng hơn cả. Có gia đình vì bất lực với con mà phải báo công an đưa con vào trại cai nghiện.

    Con trai phần vì cần tiền hút xách, phần vì cho rằng mẹ cha đã chẳng quan tâm đến mình nên một mực đòi bán nhà chia phần. Cha mẹ không đồng ý anh ta vác đơn đi kiện… Có trường hợp em gái kiện anh trai đánh mẹ…

    Ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc, người dân vẫn còn kể với nhau về vụ án một người con vác đơn kiện đòi tiền nuôi mẹ. Ông viết trong đơn rất thống thiết yêu cầu tòa án trả lại lẽ công bằng (?) cho 8 năm ròng nuôi mẹ. Ông con tính rất chi tiết số tiền nuôi mỗi ngày là 50.000đ nhân với 8 năm sẽ ra một khoản cần đòi là 146 triệu 50 ngàn đồng.

    Khi những xung đột gia đình bị đẩy lên đến đỉnh điểm người ta thường cậy nhờ đến sự can thiệp của tòa án. Nhưng tòa án lương tâm sẽ còn xét xử tội bất hiếu đến nghìn đời sau nữa...


    Clip về người con hành hạ mẹ vừa qua lan đi rất nhanh trong cộng đồng mạng và dư luận. Công luận phẫn nộ vì người con ngang nhiên thẳng tay tát vào mặt bà mẹ già yếu. Rất nhiều ý kiến thường bắt đầu bằng chuyện "xã hội coi trọng giá trị tiền bạc, luân thường đạo lý bị xem nhẹ" và bằng cụm từ "bọn trẻ bây giờ…".

    Một 9X đã kỳ công thu thập tất cả các tài liệu về chuyện con ngược đãi mẹ và đưa ra một kết luận: Tất cả những trường hợp con bạc đãi cha mẹ điển hình được báo chí nhắc tới thì người con đều ở tầm tuổi 40-50. Bạn này kết luận: không thể nhắm mắt kết luận cộng dồn 8X, 9X trong nhóm "bọn trẻ bây giờ…".

    Nhưng như vậy cũng không có nghĩa là giữa thế hệ 8X, 9X bây giờ với các thế hệ ông bà, bố mẹ của họ hoàn toàn không có khoảng cách hay sự mâu thuẫn.

    Nhiều 8X, 9X khi không tìm được tiếng nói đồng thuận từ cha mẹ đã tìm đến giải pháp bỏ nhà đi, hoặc thu mình trong phòng riêng như ốc đảo. Nhiều người trẻ ở thành thị bận rộn với lịch học hành làm việc, vui chơi và dành rất ít thời gian sinh hoạt chung cùng gia đình và càng ít hơn nữa thời gian dành cho việc chia sẻ trao đổi thông tin với cha mẹ.

    Họ sống như thể ở trọ trong nhà mình và điều này càng đào sâu thêm hố ngăn cách giữa các thế hệ trong gia đình. Các đề tài nghiên cứu về chủ đề này đều chỉ ra rằng nguyên nhân chính của những xung đột xảy ra là bởi: người trẻ thì sẵn sàng tiếp cận và ủng hộ cái mới, trong khi người già (bố mẹ, ông bà...) thì luôn bảo vệ những điều đã và đang có.

    Hãy dành cơ hội cho cha mẹ được hiểu mình

    Các đề tài nghiên cứu về xung đột gia đình đều đưa ra những kỹ năng sống cơ bản để giải quyết xung đột gia đình. Các yếu tố quan trọng là: cần tạo cơ hội cho các thế hệ trong gia đình hiểu biết lẫn nhau bằng cách chia sẻ nhiều hơn, không tránh né xung đột mà đối mặt và giải quyết xung đột bằng cách dung hòa hợp lý nhất.

    "Chúng ta còn được gặp mẹ cha bao nhiêu lần nữa trong đời". Đó là một topic đã được post lên khá nhiều diễn đàn và thu hút giới trẻ comment. Đó là câu hỏi của những người con xa nhà lên thành phố học hành, lập nghiệp. Có những người giật mình nhận ra rằng một năm mình về thăm mẹ được 2 lần, có người thảng thốt đã 5 năm rồi không về quê với mẹ.

    Một chàng trai mải mê với làm ăn, bộn bề công việc đã lâu không được chăm sóc mẹ mình. Và khi anh vội vàng săn sóc mẹ thì mẹ đã lâm bệnh nặng và không còn sống với anh ta được bao lâu nữa. Câu chuyện post lên diễn đàn này làm nhiều người trăn trở.

    Không chỉ có những người con tìm đường về với cha mẹ mà các thế hệ mẹ cha ông bà cũng cần trao cho người trẻ cơ hội để hiểu những người đi trước. Các nghiên cứu về xung đột gia đình đều chỉ ra rằng đa số các bậc làm cha làm mẹ ít quan tâm đến các nhu cầu tâm lý của con cháu mình.

    Có những bạn chỉ muốn sở hữu một xưởng đóng giày, hay một trại nuôi dế nhưng bố mẹ thì một mực yêu cầu phải trở thành kỹ sư công nghệ thông tin hay cử nhân ngành tài chính. Có những người không muốn đến trường mà dồn sức thực hiện ước mơ của mình trong khi cha mẹ tuyên bố: "Nếu không có bằng ĐH mang về đây thì đừng nghĩ đến chuyện bước vào nhà này".

    Chỉ đến khi thành công với cửa hàng "Chấy, nhổ tóc sâu tóc bạc", thì anh chàng Nguyễn Anh Dũng mới hết bị cha mẹ than phiền. Anh chàng này đã từng bỏ học ĐH Ngoại thương giữa chừng để lăn lộn vào Sài Gòn tìm ý tưởng kinh doanh trong sự ngỡ ngàng của cha mẹ. Anh chàng này đã từng nghỉ công việc kinh doanh thuận lợi để đầu tư cho một cửa hàng không giống ai: nhổ tóc bạc...

    Để hóa giải xung đột, điều đầu tiên là chia sẻ. Bạn có thể mở lòng mình được chứ?

    http://hocmai.vn/


      Hôm nay: 8th May 2024, 08:10