Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    Chủ quan nên thiệt thòi

    kamepngonlam
    kamepngonlam

    Tổng số bài gửi : 122
    Tiền xu Ⓑ : 225
    Được cảm ơn № : 0
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 29/12/2016
    06032017

    Chủ quan nên thiệt thòi Empty Chủ quan nên thiệt thòi

    Bài gửi by kamepngonlam

    Vì tin tưởng doanh nghiệp, người lao động đã “nhắm mắt ký đại” các bản thỏa thuận. Kết quả là phải gánh chịu mọi thiệt hại

    Chúng tôi chia sẻ những kiến thức mới nhất về công nghệ thông tin, xem thêm   http://thanhcntt.com/

    “Thật ra tôi đã nhận thấy một số bất hợp lý liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình nhưng do chủ quan và cũng có phần nể nang nên đã bỏ qua. Đến khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp thì mới gánh chịu hậu quả, thiệt thòi”. Ông Nguyễn Hồng Huynh - nguyên nhân viên Công ty Dịch vụ công ích (DVCI) quận 3, TP HCM - đã cho biết như vậy.

    Ai bảo không thắc mắc!

    Ông Huynh làm việc tại Công ty DVCI quận 3 từ năm 1994. Đến năm 2004, ông được ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn với chức vụ và công việc là nhân viên Phòng Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước của công ty. Đến năm 2007, theo kết luận tại cuộc họp của ban giám đốc công ty, ông Huynh được điều động về làm nhân viên Ban Quản trị chung cư 1AB Cao Thắng. “Lúc đó, tôi thắc mắc thì được trả lời là chỉ thay đổi công việc và nơi làm việc thôi chứ lương vẫn như cũ. Vì nghĩ đây chỉ là sự phân công nội bộ nên tôi không thắc mắc gì nữa. Không ngờ 6 tháng sau, lương của tôi bỗng nhiên bị chuyển qua hệ lương khoán chỉ 2,2 triệu đồng/tháng, trong khi HĐLĐ của tôi có quy định bậc, ngạch, hệ số lương rõ ràng” - ông Huynh cho biết.

    Theo ông Huynh, việc điều động công tác năm 2007 dẫn đến thay đổi chức danh công việc, chế độ, mức lương của ông nhưng công ty không có quyết định chính thức mà chỉ có một tờ trình nội bộ của Phòng Quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước. “Trong 2 năm tiếp theo, tôi chỉ được nhận lương khoán như thế, mãi đến năm 2010, công ty mới cho tôi ký lại HĐLĐ mới, trong đó ghi mức lương khoán 2,2 triệu đồng. Như vậy trong suốt các năm từ 2008-2010, công ty trả lương khoán 2,2 triệu đồng cho tôi là căn cứ vào đâu?” - ông Huynh thắc mắc.


    Đến năm 2016, chung cư 1AB Cao Thắng tổ chức hội nghị và bầu ra ban quản trị mới. Lúc này, ông Huynh được xếp vào diện dôi dư, bị chấm dứt HĐLĐ theo điều 44 Bộ Luật Lao động. Ông Huynh cho rằng nếu căn cứ theo điều 44 Bộ Luật Lao động thì ông phải được đào tạo lại hoặc bố trí công tác khác hoặc có thể chuyển sang làm việc không trọn thời gian. Ông Huynh nói: “Tôi còn trong tuổi lao động và đã lấy bằng đại học nhưng công ty vẫn không bố trí công tác khác là không thỏa đáng”.

    Trả lời khiếu nại của ông Huynh, ông Nguyễn Trường Phi, Phó Giám đốc Công ty DVCI quận 3, cho rằng việc cắt giảm nhân sự làm công việc quản lý nhà, chung cư là không tránh khỏi. Theo chủ trương của TP, nhà thuộc sở hữu nhà nước và các chung cư do Công ty DVCI quận 3 quản lý mỗi ngày một giảm và việc cắt giảm nhân sự diễn ra trong nhiều năm qua chứ không riêng gì ông Huynh. Công ty cũng đã đề nghị ông Huynh làm bảo vệ tại một số điểm nhưng ông không đồng ý. “Trở lại sự việc năm 2007, không thể nói ông Huynh không biết gì. Thực tế, ngoài lương khoán 2,2 triệu đồng, công ty có bố trí thêm nhiều nguồn khác để ông Huynh có thu nhập chứ không phải chỉ trả bao nhiêu đó. Lẽ ra khi thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng thì ông phải lên tiếng; đằng này ông lại im lặng, đến giờ mới khiếu nại thì đã quá trễ” - ông Phi cho biết.

    Hợp đồng không thời hạn hết hạn!

    Trong khi đó thì chị Lê Thị Thu Trang (Công ty Hyogo Shoes Việt Nam; quận Bình Tân, TP HCM) cho biết Tết rồi, chị ăn một cái Tết đầy ấm ức. Đột nhiên ngày 27 Tết, chị nhận được quyết định chấm dứt HĐLĐ với lý do hết hạn, trong khi HĐLĐ của chị không xác định thời hạn!

    Chị Trang cho biết: “Tôi làm việc cho công ty từ năm 2013. Tháng 1-2015, tôi ký HĐLĐ thời hạn 1 năm và đến năm 2016, khi HĐLĐ hết hạn, công ty không ký HĐLĐ mới và tôi vẫn tiếp tục làm việc. Theo luật định, HĐLĐ của tôi đã trở thành không xác định thời hạn. Đột ngột, tháng 1-2017, công ty đưa tôi ký một phụ lục HĐLĐ ghi lùi ngày lại là 1-1-2014 về việc “điều chỉnh mức lương tham gia bảo hiểm”. Thời hạn của phụ lục hợp đồng là 36 tháng. Thấy mức lương trong bản phụ lục khác biệt nhiều so với mức lương thực hưởng và lương ghi trong HĐLĐ năm 2015, tôi thắc mắc thì được trả lời là để hợp thức hóa một số khoản chứ không ảnh hưởng gì cả. Ai ngờ ký phụ lục bữa trước thì bữa sau công ty ra quyết định chấm dứt HĐLĐ do hết hạn. Vậy là tôi bị công ty lừa”.

    Quá bức xúc, chị Trang khiếu nại lên UBND quận Bình Tân. Trong buổi hòa giải mới đây, công ty thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với chị Trang và đồng ý bồi thường 5 tháng tiền lương. “Quả thật vấn đề tôi khiếu nại không chỉ thuần túy là đòi bồi thường mà là phải trả lại sự công bằng cho tôi. Đây là kinh nghiệm “xương máu”, từ nay khi đặt bút ký bất cứ thứ gì, tôi cũng sẽ hết sức cẩn thận để tránh thiệt thân” - chị Trang đúc kết.

    Nguồn: http://www.thanhnien.vn


    _________________
    Cùng du lịch Việt Nam và khám phá thế giới qua website chúng tôi, xem ngay   http://tokyubinhduong.com/
    Share this post on: reddit

    No Comment.


      Hôm nay: 7th May 2024, 04:30