Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    Về quê thăm đền Cao

    QaniTri
    QaniTri
    Admin

    Nam Libra Monkey
    Tổng số bài gửi : 1568
    Tiền xu Ⓑ : 3891
    Được cảm ơn № : 6
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 07/01/2013
    Đến từ Đến từ : HCMC
    Côngviệc / Sởthix Côngviệc / Sởthix : Languages, Softwares, Sciences, Martial arts

    Về quê thăm đền Cao Empty Về quê thăm đền Cao

    Bài gửi by QaniTri 18th October 2015, 00:18

    Xa quê ngoài 30 năm nhưng ký ức với tôi còn trong ngần cái tuổi ấu thơ, mấy đứa mặc quần cộc rủ nhau leo núi lên thăm đền Cao. Từ ngày rời quê, tha hương cũng một đôi lần tôi về thăm nơi di tích cổ kính này. Nhưng ấn tượng của lần này thì khác! Ấy là hội đồng hương Kinh Môn (đa phần đều là thợ mỏ) cư trú tại vùng Đông Bắc TP Cẩm Phả, tổ chức một cuộc về thăm di tích của quê nhà.
    Nằm ở xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, cách TP Hải Dương hơn 30km về phía đông, toạ trên đỉnh cao nhất 246m (so với mực nước biển) của dãy núi An Phụ có chiều dài 17km gồm hai nhánh kéo dài: Phía đông đến tận phố An Lưu, trụ sở của huyện Kinh Môn, phía tây chạy dài tới sông Kinh Thầy, đối diện với núi Cả của Chí Linh, xung quanh cụm di tích đền Cao còn nhiều đỉnh núi nhỏ cùng những khe, đèo đã được dân gian đưa vào thơ ca và thêu dệt thành nhiều sự tích.
    Về quê thăm đền Cao Images633910_Tr12
    Đền Cao.
    Lễ hội ở đền Cao (An Phụ sơn từ) được tổ chức kéo dài trong ba tháng, từ ngày 1 tháng giêng đến hết ngày 1-4 (theo âm lịch) là ngày giỗ chính của An Sinh Vương Trần Liễu.
    Đền Cao (tên chữ là An Phụ sơn từ) nằm trong cụm di tích An Phụ. Đỉnh núi chia làm 2 ngọn nhỏ: Ngọn phía nam có đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu (thân phụ của Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Đền An Phụ nằm khoảng giữa 2 dãy núi, gần chùa Tường Vân cổ kính, tục gọi là chùa Cao. Bên chùa còn trụ đá Kinh Thiên (trụ đá chọc trời), trước chùa có một giếng ngọc, nước luôn đầy và trong mát quanh năm. Dưới độ cao 200m (thấp hơn An Phụ sơn từ gần 50m) là tượng đài Trần Hưng Đạo, một công trình tưởng niệm hoành tráng được nhà nước ta xây dựng cuối thế kỷ 20, tạc bằng đá xanh núi Nhồi Thanh Hoá, cao 9,7m, gồm 65 viên, chia thành 8 thớt, gia cố bằng lõi bê tông cốt thép. Tượng đặt trên bệ cao 3m, tổng cộng là 12,7m. Tượng được tạc ở độ tuổi đại vương chừng 55-60, tức khoảng thời gian sau khi hoàn thành 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã đặt phiến đá đầu tiên xây dựng bức tượng vào ngày 20-8 năm Quý Dậu (tức ngày 5-10-1993). Cách chùa 100m về phía đông có một khoảng đất bằng phẳng, xung quanh kè đá, gọi là bàn cờ tiên. Xung quanh đền và chùa còn một số cây cảnh cổ xanh tốt. Đặc biệt là một số cây đại có tuổi thọ tới 700 năm, chứng minh cho sự trường tồn của di tích này. An Phụ là dãy núi đất pha sa thạch và sỏi kết, thoai thoải dễ leo, có thể lên từ bất cứ hướng nào. Phía đông có 4 khe nhỏ: Khe Gạo, Khe Tài, Khe Đá, Khe Lim. Xưa rừng có nhiều gỗ quý như lim, tùng, bách… Hiện nay rừng được trồng lại với nhiều loại cây ăn quả, lấy gỗ và khai thác nhựa...
    Từ đỉnh An Phụ nhìn về đông bắc là đỉnh Yên Tử, quanh năm mây phủ như nóc nhà miền đông bắc, nơi bảo lưu nhiều di tích lịch sử thời Trần, chốn Phật tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Gần hơn, ngay chân núi vài cây số là dãy núi đá vôi Dương Nham (Kính Chủ) như hòn non bộ khổng lồ giữa bể cạn mênh mang sóng lúa với một hang động được xếp vào hạng Nam Thiên lục động lưu giữ nhiều ấn tích của các học giả xưa như Phạm Sư Mạnh, một danh sĩ triều Trần. Tây Bắc Dương Nham, dòng sông Kinh Thầy lượn gần chân núi tạo nên cảnh sơn thuỷ hũu tình và cũng là con đường thuỷ giao thông thuận tiện.
    Lễ hội ở đền Cao (An Phụ sơn từ) được tổ chức kéo dài trong ba tháng, từ ngày 1 tháng giêng đến hết ngày 1-4 (theo âm lịch) là ngày giỗ chính của An Sinh Vương Trần Liễu. Nếu tới thăm khu di tích đền Cao, du khách còn có thể thăm viếng đình Huệ Trì, cách chân núi không bao xa, là nơi thờ Thiện Nhân, Thiện Khánh (nữ tướng của Hai Bà Trưng) xưa…

    Tử Văn - Báo Quảng Ninh


      Hôm nay: 28th April 2024, 01:31