Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    Bàn về võ học Phật gia và Đạo gia trong một số tác phẩm của Kim Dung.

    QaniTri
    QaniTri
    Admin

    Nam Libra Monkey
    Tổng số bài gửi : 1568
    Tiền xu Ⓑ : 3891
    Được cảm ơn № : 6
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 07/01/2013
    Đến từ Đến từ : HCMC
    Côngviệc / Sởthix Côngviệc / Sởthix : Languages, Softwares, Sciences, Martial arts

    dựng - Bàn về võ học Phật gia và Đạo gia trong một số tác phẩm của Kim Dung. Empty Bàn về võ học Phật gia và Đạo gia trong một số tác phẩm của Kim Dung.

    Bài gửi by QaniTri 15th July 2015, 16:05

    Tác giả bài viết trong một đêm nổi hứng nên quyết định viết một vài sơ lược về võ học Phật gia và Đạo gia trong các tiểu thuyết của Kim Dung, mong mọi người ủng hộ. Do khá lười đọc các tác phẩm của ông (đến giờ cũng chỉ có các bộ Thiên Long Bát Bộ, Tiếu Ngạo Giang Hồ và Xạ điêu tam bộ khúc (AHXĐ, TĐĐH và YTĐLK) là người viết có đọc kỹ, còn những bộ còn lại có thể gọi là gà mờ hoặc không biết gì cũng không sai – vì vậy phần viết dưới đây chủ yếu là những gì tác giả tiếp thu được qua những bộ truyện trên), cho nên chắc chắn sẽ có nhiều sai sót, có gì xin sửa chữa một cách nhẹ nhàng chứ đừng chửi bới ném đá tội nghiệp J)). Xin lưu ý, những kiến thức được viết ra dưới đây đơn thuần chỉ theo chuẩn trong tiểu thuyết võ học của Kim Dung, chúng ta không bàn đến trên thực tế lịch sử (bởi có những vấn đề Kim Dung đã tiểu thuyết hóa không gần với sự thật lịch sử khi người ta khám phá ra). Những vấn đề trong sự thật chúng ta sẽ bàn đến sau, trong một dịp khác. Ngoài ra, trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ chủ yếu giới hạn võ học Phật gia trong phạm vi Thiếu Lâm Tự (nghĩa là sẽ có đôi chỗ mở rộng nếu cần bàn thêm).
     
    [list="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; list-style: none; color: rgb(0, 0, 0); font-family: 'trebuchet ms', tahoma, arial, sans-serif; font-size: 14px; line-height: 18px; background-color: rgb(255, 255, 255);"]
    [*]1.      Tổng yếu về võ học Phật gia và Đạo gia:

    [/list]
    Phần này sẽ đề cập qua một số vấn đề tổng quát cho những người muốn học và hiểu về hai trường phái võ thuật này.
     
    [list="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; list-style: none; color: rgb(0, 0, 0); font-family: 'trebuchet ms', tahoma, arial, sans-serif; font-size: 14px; line-height: 18px; background-color: rgb(255, 255, 255);"]
    [*]a.                  Nhìn chung tiến triển chậm chạp nhưng chắc chắn, và càng lên cao càng không có điểm dừng:

    [/list]
     
                Võ học Phật gia và Đạo gia, trong các tiểu thuyết võ học của Kim Dung đều có những môn võ công lợi hại bậc nhất. Những cao thủ của hai trường phái này như Vô Danh Thần Tăng, Thập Tam Tuyệt Thần Tăng, Phương Chứng đại sư của Thiếu Lâm hay Trương Tam Phong, Vương Trùng Dương, Hoàng Thường, Vô Nhai Tử của Đạo gia đều là những người gần như vô địch ở thời đại của mình. Tuy vậy, võ công của cả hai trường phái thường tiến triển rất chậm chạp, đòi hỏi tính kiên nhẫn cao của người tập luyện, cho dẫu là bậc thiên tư cao vợi cũng không thoát khỏi điều này. Rất khó để có những hiện tượng vừa chỉ mới thanh niên đã có võ công độc bá thiên hạ như trường hợp của Trương Vô Kỵ, Đoàn Dự hay Lệnh Hồ Xung trong Phật môn hay Đạo gia chính tông võ học. Vô Danh Tăng chỉ có được thần công kinh thế khi đã ở Tàng Kinh Các tới 42 hay 43 năm. Trương Tam Phong, mặc dù đã nổi tiếng kể từ thời tráng niên, song phải đến hơn trăm tuổi mới luyện tới mức tối cao tòng tâm sở dục, dụng ý bất dụng lực trong con đường luyện võ. Vương Trùng Dương tuy là thiên hạ vô địch trong Ngũ bá, nhưng tuổi đời của ông lớn hơn Tứ bá còn lại có đến 16, 17 năm, và với thời gian tu luyện lâu như vậy Trung Thần Thông mới có thể áp đảo Đông, Tây, Nam, Bắc mà giành được ngôi đệ nhất. Hoàng Thường, cũng phải đến cuối đời, sau 1 thời gian dài dằng dặc nghiên cứu hàng ngàn quyển sách Đạo gia cũng như hơn 40 năm khổ công nghiên cứu khắc chế võ công địch nhân, mới có thể cho ra bảo vật võ lâm Cửu Âm Chân Kinh. Vô Nhai Tử, Thiên Sơn Đồng Mỗ hay Lý Thu Thủy tuổi đời cũng đã hơn 80, 90.
     
                Tuy tiến triển chậm, nhưng tiến độ phát triển võ học của 2 trường phái này vô cùng vững chắc và càng lên cao càng thâm hậu khó có điểm dừng, như những lời của Châu Bá Thông nói với Quách Tĩnh trên Đào hoa đảo hay những hiểu biết của Lý Thu Thủy về võ công Thiếu Lâm khi lần đầu đối diện với Hư Trúc trong lần chạm trán Thiên Sơn Đồng Mỗ. Vì vậy, thành tựu kinh thế chỉ thực sự đến với người luyện võ khi tuổi đời đã khá cao, trải nhiều năm miệt mài khổ luyện, nhưng khi thần công cáo thành thì thiên hạ khó có đối thủ là vì vậy.
     
    [list="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; list-style: none; color: rgb(0, 0, 0); font-family: 'trebuchet ms', tahoma, arial, sans-serif; font-size: 14px; line-height: 18px; background-color: rgb(255, 255, 255);"]
    [*]b.                  Có liên quan mật thiết đến các kiến thức của Phật học và Đạo gia, nhưng theo những cách không giống nhau:

    [/list]
     
                Sự song hành giữa võ học Thiếu Lâm và chính tông Phật pháp đã được Vô Danh Thần Tăng giảng giải rất kỹ trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ. Theo đó, Phật pháp đóng vai trò như là “thuốc giải” cho những tác hại nghiêm trọng mà tăng nhân có thể phạm phải khi mê muội luyện tập những pháp môn võ công nguy hiểm mà trễ nải kinh thiền. Như lời của Vô Danh Tăng, người xuất gia vốn phải lấy từ bi làm trọng, việc học võ công cốt để tráng kiện thân thể và hàng phục yêu ma bảo vệ Phật môn, thế nhưng 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm Tự là những môn võ công độc địa vô cùng, có thể dễ dàng lấy mạng người trong chớp mắt. Nếu sa đà luyện tập võ công mà bỏ bê Phật pháp tất sẽ sa vào ma đạo, vào võ học chướng, lúc đó lệ khí và tà niệm sẽ thấm vào phủ tạng và tinh thần, nguy hại cho bản thân người luyện võ còn hơn cả độc dược. Vì vậy, mỗi hạng võ công đều phải có Phật pháp từ bi tương ứng để hóa giải. Chỉ khi Phật pháp hưng thịnh, ý niệm từ bi càng cao mới có thể luyện thành nhiều môn thần công tuyệt kỹ. Phật pháp và võ học tưởng như trái ngược nhau, thứ thì để phổ độ chúng nhân, vị tha đức độ, thứ lại để hại người, nhưng song hành với nhau là để bổ sung, hóa giải cho nhau. Luyện võ công Phật môn mà lại trễ nải Phật pháp là mang vạ vào thân vậy. Như Huyền Trừng đại sư, người được chính Vô Danh Thần Tăng thừa nhận là siêu phàm tuyệt tục về võ học, nhưng cũng chỉ vì quá si mê võ đạo mà bỏ bê thiền học, cho nên tự chuốc lấy nguy hại, cân mạch đứt hết mà trở thành phế nhân.  Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn, những cao thủ võ lâm tuyệt thế, cũng chỉ vì không hiểu điều này,  miễn cưỡng học các thần kỹ Thiếu Lâm mà mang nội thương trầm trọng. (Tuy vậy, trong một số trường hợp có vẻ như điều này chưa hẳn đã đúng hoàn toàn, ví dụ như Kim Luân Pháp Vương hay 2 tên nô bộc A Tam, A Nhị của Triệu Mẫn, tâm địa tà đạo nhưng lại có những thăng tiến vượt bậc trong võ học Phật môn của Mật Tông phái và Kim Cương môn – mặc dù có thể nhiều người cho rằng đó không phải những môn võ chính tông của Phật gia ở Thiếu Lâm)
     
                Trong khi đó, mối liên hệ giữa võ học và kiến thức Đạo gia có vẻ trực tiếp và có căn cơ hơn. Võ học Đạo gia dù ít hay nhiều đều phản ánh những kiến thức, những hiểu biết của Đạo giáo về thế giới và nhân sinh. Căn bản võ công Đạo gia đều được xây dựng từ những nền tảng ấy. Dễ thấy những môn võ học như Thái Cực Quyền, Thái Cực Kiếm của Võ Đang; Tiên Thiên Công, Thiên Cang Bắc Đẩu Trận của Toàn Chân Giáo; Lăng Ba Vi Bộ, Thiên Giám Thần Công của phái Tiêu Dao hay những yếu quyết võ công quan trọng trong Cửu Âm Chân Kinh đều được xây dựng dựa trên những quan niệm về Thái Cực, Âm – Dương, Kinh Dịch, Ngũ hành, Bát quái, Kỳ môn độn giáp… vốn là những kiến thức đặc sắc của Đạo giáo. Những bậc tổ sư khai sáng của các phái võ Đạo gia đều là những người tài hoa về nhiều mặt, am hiểu lượng kiến thức đồ sộ và phong phú, như Hoàng Thường đã đọc hàng ngàn cuốn sách của Đạo giáo để viết nên bộ Vạn Thọ Đạo Tạng; như Trương Tam Phong và Vương Trùng Dương mà vị trí của hai ông trong lịch sử Đạo giáo rực rỡ không kém so với võ công của mình; hay như Vô Nhai Tử cũng rất giỏi cầm kỳ thi họa… Dựa trên những vốn am hiểu lớn lao của mình, các vị kỳ nhân võ học ấy mới phát triển võ học Đạo gia tới mức đỉnh cao.
     
                Như vậy, nếu như những kiến thức Đạo giáo gần như là cái gốc trực tiếp để những căn bản võ học Đạo gia ra đời, thì Phật môn chính tông lại đóng vai trò song hành và tương trợ - hóa giải cho võ công Phật gia. Tuy mối liên hệ là không giống nhau, nhưng muốn đạt tới những trình độ tinh thuần cao siêu trong mỗi trường phái đều không thể không am hiểu những kiến thức thiền học và đạo học.
     
    [list="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; list-style: none; color: rgb(0, 0, 0); font-family: 'trebuchet ms', tahoma, arial, sans-serif; font-size: 14px; line-height: 18px; background-color: rgb(255, 255, 255);"]
    [*]2.      Một số góc nhìn và so sánh cụ thể giữa hai trường phái

    [/list]
                Phần này sẽ đề cập một vài góc nhìn về cách thức rèn luyện sức khỏe và thiên hướng võ công của mỗi trường phái
     
    [list="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; list-style: none; color: rgb(0, 0, 0); font-family: 'trebuchet ms', tahoma, arial, sans-serif; font-size: 14px; line-height: 18px; background-color: rgb(255, 255, 255);"]
    [*]a.                  Cách thức rèn luyện thân thể, gia tăng sức khỏe

    [/list]
     
    -                     Thiếu Lâm: Võ học Thiếu Lâm chính tông trong các tiểu thuyết của Kim Dung dường như chỉ có một báu vật nội công tâm pháp đáng chú ý nhất là Dịch Cân Kinh – một trong những đại kỳ công của võ lâm thiên hạ do Đạt Ma Sư Tổ để lại (trước đây Cửu Dương Chân Kinh cũng được cho là Phật môn tâm pháp, nhưng thực chất nó mang nhiều màu sắc của Đạo gia hơn theo như Vô Kỵ nhận xét, và theo như một số nguồn tin thì trong bản chỉnh sửa mới đây, Cửu Dương Chân Kinh do một đạo sĩ, về già lại tu hành theo Phật pháp viết nên dựa trên nguyên lý Thái Dương đối lập với Cửu Âm Chân Kinh – vì vậy khó có thể coi Cửu Dương Chân Kinh là Phật môn tâm pháp chính tông như Dịch Cân Kinh). Khi đọc truyện, chúng ta có thể thấy võ công Thiếu Lâm nghiêng về tăng cường sức khỏe và khí lực chủ yếu tập trung ở ngoại công với những phương thức co – duỗi gân cốt và kinh mạch kết hợp với hít thở. Những đồ hình trong Dịch Cân Kinh là những tư thế luyện tập các phương thức như vậy nhằm phát huy những khả năng tiềm ẩn ở huyệt đạo và kinh mạch con người, khiến cơ thể tráng kiện, công lực gia tăng, do vậy uy lực các môn tuyệt kỹ sẽ mạnh mẽ hơn. Thêm vào đó là những công phu hộ thể như Kim Chung Trạo, Thiết Bố Sam, khiến người học có một thân thể cứng như sắt đá, gia tăng sức bảo vệ khỏi những tổn thương từ ngoại lực.
     
    -                     Đạo gia: Trong khi phái Thiếu Lâm rèn luyện công lực thiên về ngoại công, thì dường như Đạo gia lại thiên về các phương pháp tĩnh tâm, an thần, thở ngược hay bế khí để gia tăng nội lực và khí công của bản thân người luyện võ, nghĩa là hướng về nội công một cách có chiều sâu. Những Tiên Thiên Công hay Thái Cực thần công đều rất chú trọng những phương pháp này và khá khác biệt so với cách luyện công của Thiếu Lâm.
     
                Tuy nhiên, tác giả muốn nhấn mạnh chữ “thiên về”, bởi vì dù võ học Đạo gia nghiêng về luyện khí tĩnh thần nhưng cũng có những bí quyết về dịch cân đoạn cốt, nghịch hành kinh mạch như ở trong Cửu Âm Chân Kinh; và võ học Phật gia không phải không có những cách thức tĩnh tâm vận hành khí công nội thể trong Dịch Cân Kinh.
     
                (Lưu ý: Đây chỉ là những suy luận, đánh giá chủ quan của tác giả sau khi đọc truyện. Vì là quan điểm nên người viết không khẳng định nó đúng hay không, vì không có kiến thức về y học. Sự khác biệt giữa cách thức rèn luyện nội lực, đặc biệt là khí công của Đạo gia và Phật gia trên thực tế mọi người có thể tìm hiểu thêm về Phép đạo dẫn và phương thức luyện khí sẽ biết Cười tươi. Đây là một bài viết trao đổi quan điểm khi đọc truyện nên tác giả không ngần ngại phơi bày những suy nghĩ – cho dù là thiển cận của mình, mong mọi người thông cảm).
     
    [list="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; list-style: none; color: rgb(0, 0, 0); font-family: 'trebuchet ms', tahoma, arial, sans-serif; font-size: 14px; line-height: 18px; background-color: rgb(255, 255, 255);"]
    [*]b.                  Thiên hướng võ thuật

    [/list]
     
    -                     Phật gia: Võ học Thiếu Lâm nặng về ngoại công (như ở trên đã dẫn), và như lời của Kim Dung đã bình luận trong Thiên Long Bát Bộ: cả ngàn năm nay, võ công phái Thiếu Lâm hầu như chỉ một đường dương cương. Chiêu thức trong các tuyệt kỹ võ công Phật gia nhìn chung trực tiếp, mạnh mẽ, có những môn công phu có thể khiến vỡ đá tan bia như Đại Kim Cương Quyền, Đại Lực Kim Cương Chưởng, Kim Cương Phục Ma Thần Công hay La Hán Phục Ma Công; hay có thể cắt nát cả sắt, cả đồng như Bát Nhã Chưởng, Đa La Diệp Chỉ, Ma Ha Chỉ; thiêu cháy cả cỏ cây như Nhiêm Mộc Đao Pháp; và cũng có khi biến ảo thần kỳ như Thiên Thủ Như Lai Chưởng. Chính vì cương mãnh kinh thế hãi tục như vậy, Vô Danh Thần Tăng nhận xét rằng 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm độc địa nguy hiểm có thể lấy mạng người dễ như trở bàn tay cũng không phải nói quá. Ngoài ra, Long Tượng Bát Nhã Công của phái Mật Tông ở Tây Tạng, tương truyền nếu luyện thành thì chưởng pháp sẽ có đại lực của voi của rồng, cương mãnh vô địch. Kim Luân Pháp Vương luyện đến tầng thứ 11 trên tổng cộng 13 tầng của môn võ này đã có kình lực chưởng phong như muôn hòn núi nặng khiến Châu Bá Thông cũng phải kinh hãi.
     
    -                     Đạo gia: Theo ý kiến chủ quan của người viết, nếu như võ công Phật gia thiên về dương cương, thì võ công Đạo gia có được sự hài hòa giữa âm nhu và dương cương một cách hoàn chỉnh hơn, và đặc biệt phần lớn võ công Đạo gia thiên hướng về nhu khắc cương. Bắc Minh Thần Công của phái Tiêu Dao vốn cũng là công lực mang tính âm nhu. Cửu Âm Chân Kinh của Hoàng Thường cũng thiên về âm hàn – dựa trên nguyên lý Thái Âm của Đạo giáo (chính vì Quách Tĩnh học được những yếu quyết nội công quan trọng nhất của Cửu Âm Chân Kinh nên trong chưởng lực Hàng Long Thập Bát Chưởng của anh ta có thể từ chí cương chuyển thành chí nhu, lúc ẩn lúc hiện – trong khi Hàng Long Chưởng vốn đơn thuần chỉ là một môn võ công thuần dương cương tiêu biểu của võ lâm). Trương Tam Phong, mặc dù như Vô Kỵ nhận xét, ông là người có sở học hài hòa nhất giữa âm và dương – cương và nhu, song điều làm ông trở thành vĩ nhân võ học cũng lại chính là cái lẽ nhu khắc cương của Thái Cực Quyền và Thái Cực Kiếm.
     
    [list="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; list-style: none; color: rgb(0, 0, 0); font-family: 'trebuchet ms', tahoma, arial, sans-serif; font-size: 14px; line-height: 18px; background-color: rgb(255, 255, 255);"]
    [*]3.      Một số đại thần công và những nhân vật đại diện tiêu biểu của hai trường phái:

    [/list]
                Dưới đây sẽ điểm qua một vài thần công uy chấn giang hồ cũng như những tên tuổi đặc sắc cho mỗi trường phái.
     
    [list="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; list-style: none; color: rgb(0, 0, 0); font-family: 'trebuchet ms', tahoma, arial, sans-serif; font-size: 14px; line-height: 18px; background-color: rgb(255, 255, 255);"]
    [*]a.                  Võ học Phật môn:

    [/list]
    -                     Một số tuyệt kỹ tiêu biểu:
    + Nội công tâm pháp và thần công hộ thể: Dịch Cân Kinh, Kim Chung Trạo, Thiết Bố Sam, Kim Cương Bất Hoại Thể;
    + Quyền pháp và Chưởng pháp: Đại Kim Cương Quyền, La Hán Phục Hổ Quyền, Bát Nhã Chưởng, Đại Lực Kim Cương Chưởng, Thiên Thủ Như Lai Chưởng;
    + Chỉ pháp và Trảo pháp: Ma Ha Chỉ, Đa La Diệp Chỉ, Vô Tướng Kiếp Chỉ, Niêm Hoa Chỉ, Đại Lực Kim Cương Chỉ, Long Trảo Thủ;
    + Cước pháp: Thiếu Lâm Liên Hoàn Cước, Như Ảnh Tùy Hình Thoái;
    + Các môn huyền công khác: Kim Cương Phục Ma Thần Công; La Hán Phục Ma Thần Công, Kim Cương Phục Ma Khuyên, Long Tượng Bát Nhã Huyền Công (của phái Mật Tông ở Tây Tạng)…
    Và một số môn luyện về binh khí như trường kiếm, trượng, côn, ám khí…
     
    Trong đó, có những môn rất khó luyện, dành cả đời tu tập cũng chưa chắc đã cáo thành một thần công. Ví dụ như Dịch Cân Kinh, được coi là bảo điển quý nhất của Thiếu Lâm Tự, từ ngàn năm số người luyện thành hiếm vô cùng, bởi chỉ có thể học những bí yếu trong cuốn kinh thư này khi người luyện có được hai chữ “trước ý”, tức là khi luyện tập một bảo vật võ lâm chí tôn lại không cầu có thăng tiến trong võ học, thì mới luyện được thần công. Theo như lời của Mộ Dung Bác, chỉ có thiên hạ đệ nhất kiếm là Lục Mạch Thần Kiếm mới có thể sánh ngang với bộ kinh thư này của Thiếu Lâm Tự. Các môn công phu như Bát Nhã Chưởng, Ma Ha Chỉ, Đại Kim Cương Quyền là những công phu bí truyền trong phái không phải ai cũng có cơ duyên được học, và càng luyện lên cao càng không biết đâu là điểm dừng. Hoặc như Long Tượng Bát Nhã Công của Thiếu Lâm Mật Tông ở Tây Vực, có tất cả 13 tầng, nhưng cho dẫu là người có thiên tư cao đến mấy, khổ luyện đến mấy cũng chưa từng có ai vượt quá được tầng thứ 9, chỉ có Kim Luân Pháp Vương – ngoài thiên tư còn có ý chí phục hận, sẵn sang chấp nhận rủi ro khi luyện – mới đạt tới tầng thứ 11 của môn võ này. Tương truyền nếu muốn luyện hết 13 tầng của công phu này phải mất hàng trăm năm.
     
    -                     Những nhân vật đại diện tiêu biểu: Đạt Ma tổ sư, Vô Danh Thần Tăng, Thập Tam Tuyệt Thần Tăng, Huyền Trừng, Phương Chứng, Kim Luân Pháp Vương, Tam đại thần tăng (Độ Ách, Độ Nạn, Độ Kiếp)…
                Khá nhiều những nhân vật xuất chúng vô địch của Phật môn võ học trong từng thời kỳ trong tiểu thuyết Kim Dung thường là những nhân vật truyền thuyết (như Đạt Ma, Thập Tam Tuyệt Thần Tăng) hoặc nhân vật tình huống (Vô Danh Thần Tăng). Với võ công siêu phàm vượt bực cùng đức độ từ bi đáng ngưỡng mộ, các thần tăng của Thiếu Lâm Tự thường được người đời tề danh ở những vị trí hàng đầu trong võ lâm thiên hạ. Trong đó Vô Danh Thần Tăng được nhiều độc giả bình chọn là người có võ công cao nhất trong thế giới võ hiệp của Kim Dung.
     
    [list="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; list-style: none; color: rgb(0, 0, 0); font-family: 'trebuchet ms', tahoma, arial, sans-serif; font-size: 14px; line-height: 18px; background-color: rgb(255, 255, 255);"]
    [*]b.                  Võ học Đạo gia:

    [/list]
    -                     Những võ công tiêu biểu:
    + Phái Tiêu Dao: Bắc Minh Thần Công, Thiên Sơn Lục Dương Chưởng, Thiên Sơn Chiết Mai Thủ, Lăng Ba Vi Bộ, Thiên Thượng Địa Hạ Duy Ngã Độc Tôn (theo một số nguồn tin thì mới đây Kim Dung đã sửa lại tên của môn võ công này), Thiên Giám Thần Công;
    + Toàn Chân Giáo: Tiên Thiên Công, Toàn Chân Kiếm Pháp, Thiên Cang Bắc Đẩu Trận;
    + Cửu Âm Chân Kinh: Đại Phục Ma Chưởng, Cửu Âm Thần Trảo, Tồi Tâm Chưởng, Di Hồn Đại Pháp (tuy nhiên dường như Kim Dung đã chỉnh sửa, một số môn võ công trong Cửu Âm Chân Kinh vốn không phải do Hoàng Thường sáng tác ra mà là của địch nhân của ông, ông ghi chép lại những môn võ công đó cùng với những cách hóa giải chúng);
    + Phái Võ Đang: Thái Cực Quyền, Thái Cực Kiếm, Bát Quái Chưởng, Võ Đang Miên Chưởng

     
    Trong đó Thái Cực Quyền, Thái Cực Kiếm là những môn võ có thật trong lịch sử, và được xem như một trong những tinh hoa của võ thuật phương Đông. Trong khi đó, Cửu Âm Chân Kinh được coi là một kinh văn bác đại tinh thâm, bảo vật của võ lâm khi ai cũng sống chết cố giành lấy được để về tu tập. Những công phu của phái Tiêu Dao và Toàn Chân cũng gần như hàng đầu thiên hạ so với phần còn lại của giang hồ.
     
    -                     Những nhân vật đại diện tiêu biểu: Trương Tam Phong, Vương Trùng Dương, Hoàng Thường, Vô Nhai Tử, Thiên Sơn Đồng Mỗ, Lý Thu Thủy (không tính Hư Trúc vì thật ra Hư Trúc có tu vị của ba đại cao thủ phái Tiêu Dao rồi)…
                Trương Tam Phong và Vương Trùng Dương về mặt nào đó cũng có thể coi như những nhân vật truyền thuyết giống như Đạt Ma và Thập Tam Tuyệt Thần Tăng của Phật môn. Họ đều là những người có võ công đệ nhất thiên hạ và là sư tổ khai sáng phái Võ Đang và Toàn Chân Giáo – những môn phái có thực trong lịch sử. Đặc biệt, Trương Tam Phong được coi là Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm, người được Kim Dung thừa nhận là cao thủ mạnh nhất trong thế giới võ thuật của mình – kể cả bằng con đường phỏng vấn trực tiếp tác giả lẫn thừa nhận trong tác phẩm Ỷ thiên Đồ long ký. Những cao thủ đạo gia, ngoài ra còn cho chúng ta cái cảm giác họ là những người đã thoát ra khỏi những gì trần tục của giang hồ, là những người đáng cho chúng ta ngưỡng vọng.
     
    Hội những người hâm mộ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung


      Hôm nay: 10th May 2024, 14:42