Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    Sao băng là gì ?

    QaniTri
    QaniTri
    Admin

    Nam Libra Monkey
    Tổng số bài gửi : 1568
    Tiền xu Ⓑ : 3891
    Được cảm ơn № : 6
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 07/01/2013
    Đến từ Đến từ : HCMC
    Côngviệc / Sởthix Côngviệc / Sởthix : Languages, Softwares, Sciences, Martial arts

    Sao băng là gì ? Empty Sao băng là gì ?

    Bài gửi by QaniTri 15th July 2016, 18:12

    Sao băng là gì ? 302905_191317120943993_386568564_n
     
    Sao băng còn gọi là sao sa hay sao đổi ngôi (ảnh Lorenzo Lovato)
    Sao băng ( còn được gọi là sao sa hay sao đổi ngôi ) là sự bốc cháy của các vật thể nhỏ (thiên thạch ) của vũ trụ khi chúng bay vào khí quyển trái đất. Các vật thể này chuyển động với vận tốc rất nhanh đã nén không khí ở phía trước khiến chúng đạt đến nhiệt độ rất cao và bốc cháy.
    Chỉ có những thiên thạch tương đối lớn mới có khả năng xuống tói mặt đất, còn lại hầu hết đều bị cháy hoàn toàn trong bầu khí quyển của trái đất. Khi các thiên thạch va vào Trái đất chúng để lại vết tích rất rõ rang, và độ ảnh hưởng phụ thuộc hoàn toàn vào khối lượng và vận tốc chuyển động của thiên thạch.
    Với những thiên thạch lớn này sẽ tạo thành 1 vệt rất dài và phần đầu rất sang được gọi là Quả cầu lửa ( fire ball). Fire ball thực sự là 1 hiện tượng lí thú trong thiên văn quan sát.
     
    Mưa sao băng là gì ?
    Mưa sao băng là sự kiện xuất hiện nhiều sao băng trong 1 khoảng thời gian ngắn ( vài ngày hoặc vài chục ngày ). Mưa sao băng không có nghĩa là nhìn thấy sao băng nhiều …như mưa. Trong lịch sử thi thoảng có xuất hiện những trận mưa sao băng rất lớn với mật độ lên tới hang nghìn sao trong 1 giờ. Tuy nhiên các trận mưa có mật độ cỡ khoảng 100 sao/ h đã là rất lớn và gây sự thích thú cho người quan sát.
     
    Tại sao mưa sao băng lại có chu kì ?
    Sao băng là gì ? 313507_191317320943973_1833855085_n
     
    Một sao băng lớn còn gọi là fireball của trận mưa sao Leonids. Leonids cũng là trận mưa sao nổi tiếng với nhiều fireball xuất hiện
    Nguyên nhân chính làm xuất hiện mưa sao băng chính là các Sao Chổi. Sao Chổi là những thiên thể quay quanh mặt trời với quỹ đạo Hyperbol hoặc elip rất dẹt. Do được cấu tạo bởi băng, bụi và đá nên khi chuyển động gần Mặt Trời chúng bị tan tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo. Nếu các sao Chổi lại đi qua hoặc ở gần quỹ đạo của Trái Đất thì khi Trái Đất chuyển động đến gần điểm giao nhau đó các bụi khí sẽ bay vào trong khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng và được gọi là Mưa Sao băng.
    Vì quỹ đạo của Trái Đất và các sao Chổi là xác định nên các giao điểm là xác định trên đường đi của Trái Đất. Trong hành trình chuyển động quanh Mặt trời hang năm của mình Trái Đất sẽ đi qua những giao điểm đó tại thời điểm xác định, do đó các trận mưa sao băng là có chu kỳ, và chu kỳ của tất cả các trận mưa sao băng đều là 1 năm.
     
    Tâm điểm và Cực điểm của mưa sao băng là gì ?
    Khi quan sát các trận mưa sao băng ta thường có cảm giác các sao băng đều xuất phát hoặc hướng về một khu vực cụ thể trên bầu trời, khu vực đó gọi là tâm điểm của mưa sao băng. Trang các trận mưa sao băng, Tâm điểm này nằm trong khu vực của chòm sao nào thì trặn mưa sao băng sẽ được mang tên chòm sao đó. Các trận mưa sao băng có tâm điểm nhưng không có nghĩa chỉ ở hướng của Tâm điểm mới có, chỉ là quan sát hướng này sẽ dễ gặp sao băng hơn mà thôi.
    Một đặc trưng quan trọng khác của mưa sao băng là Cực điểm. Cực điểm chính là số sao băng ối đa có thể quan sát trong 1 giờ. Cực điểm của mỗi trận mưa sao băng thường diễn ra trong vài giờ và có thể được dự báo trước cả về thời điểm và số lượng sao băng. Cực điểm của mưa sao băng cũng không có nghĩa là chỉ trong thời gian đó mới có sao băng. Như đã nói mỗi trận mưa sao băng diễn ra có khi cả chục ngày nên trong khoảng thời gian đó đêm nào cũng có thẻ nhìn thấy sao băng, tất nhiên là càng gần cực điểm thì càng có khả năng quan sát được nhiều sao băng.
     
    Một năm có bao nhiêu trận mưa sao băng ?
    Một năm có rất nhiều trặn mưa sao băng. Như năm 2008 có hơn 30 trận mưa sao băng ( chi tiết xem tại http://www.imo.net/calendar/2008 ). Tuy nhiên chúng ta chỉ quan tâm với các trận mưa sao băng tương đối lớn. cỡ trên 30 sao /h. Một vài trận mưa sao băng lớn hang năm :
     
    Quadrantids (QUA) Từ 1 đến 5 tháng 1 hàng năm. Cực điểm thường vào 3 – 4 tháng 1.
    η-Aquariids (ETA) Từ 19 tháng 4 đến 28 tháng 5 hàng năm. Cực điểm vào 5-6 tháng 5
    Perseids (PER) Từ 17 tháng 7 đến 24 tháng 8. Cực điểm vào 12-13 tháng 8.
    Orionids (ORI) Từ 2 đến 7 tháng 10. Cực điểm vào 4-5 tháng 10.
    Leonids (LEO) Từ 10 đến 23 tháng 11. Cực điểm vào 16-17 tháng 11.
    Geminids (GEM) Từ 07 đến 17 tháng 12. Cực điểm vào 12-13 tháng 12.
     
    Thời gian diễn ra cực điểm là thay đổi hang năm, và sẽ biết được chính xác khi gần đến ngày diễn ra mưa sao băng.
    Có nhiều trận mưa sao băng diễn ra không ổn định từng năm. Có thể năm nay có nhiều nhưng sang năm lại có rất ít. Vì vậy các bạn nên chú ý theo dõi các thông báo từ các CLB Thiên văn để biết chính xác hơn.
     
    Ở đâu thì có thể xem được mưa sao băng ?
    Do Tâm điểm của mỗi trần mưa sao băng ở những vùng xác định trên bầu trời nên những địa điểm nào nhìn thấy chòm sao đó là đều có thể thấy được mưa sao băng. Càng nằm gần về các cực thì càng ít nhìn được bầu trời bên kia bán cầu. Do Việt Nam nằm gần xích đạo có thể quan sát hầu hết bầu trời nên có thể khẳng định mọi nơi ở Việt Nam đều quan sát được mưa sao băng.
     
    Quan sát mưa sao băng như thế nào ?
     
    Hình ảnh chụp hàng loạt các sao băng của trận mưa sao băng Leonids 2001 bằng cách để độ phơi sáng của máy ảnh hơn 1 tiếng (ảnh Tago Shusaku)
    Kẻ thù của quan sát thiên văn nói chung và mưa sao băng nói riêng là mây và sự ô nhiễm ánh sáng trong thành phố. Hẳn nhiên nhiều mây thì ta chẳng nhìn thấy gì rồi, nhưng ánh sáng thành phố cũng cản trở rất nhiều việc quan sát bầu trời. Bạn nào có dịp về thôn quê sẽ thấy bầu trời rất lấp lánh với hàng nghìn ngôi sao trong khi ở thành phố chỉ thấy vài ngôi sao có độ sáng lớn.
     
    Một kẻ thù khác của việc quan sát là …Mặt trăng. Ánh sáng từ trăng cũng át gần hết các ngôi sao khác, nên nếu không phải là quan sát trăng thì tốt nhất nên chọn những thời điểm không có trăng để quan sát như đầu hoặc cuối tháng. Tuy nhiên các trận mưa sao băng lại diễn ra vào những ngày xác định không cho phép ta lựa chọn, vì vậy ta nên đợi cho trăng lặn hoặc chưa mọc để quan sát.
    Một chú ý khác là sẽ quan sát được nhiều sao băng hơn khi Tâm điểm của các trận mưa sao băng đã xuất hiện trên bầu trời, nhưng điều này không đồng nghĩa là trước khi chòm sao đó xuất hiện trên bầu trời thì không có sao băng.
    Tóm lại là các bạn nên tìm chỗ quang, tối . Và nếu được thì nên nằm để có thể nhìn được bầu trời rộng hơn.
     
    Chụp ảnh sao băng như thế nào ?
    Thời gian xuất hiện sao băng là rất nhỏ, chưa đến 1 s. Cách tốt nhất để chụp được ảnh là chúng ta phải “ôm cây đợi thỏ”. Điều bạn cần là 1 máy ảnh có khả năng phơi ảnh lâu, tức là khả năng nhận ánh sang lâu. Ta hướng máy ảnh về phía tâm điểm và đặt chế độ phơi ảnh càng lâu càng tốt. Nếu trong khoảng thời gian đang phơi ảnh mà có sao băng ở khu vực chụp thì ta đã chộp được chú sao băng ấy. Nếu các bạn để ý sẽ thấy các ngôi sao bình thường ở các ảnh về sao băng thường là 1 đoạn dài, đó chính là do nhật động trong quá trình phơi ảnh. 


    Lục Giác Mùa Đông - Hội thiên văn Hà Nội (HAS)
    VietAstro
    QaniTri
    QaniTri
    Admin

    Nam Libra Monkey
    Tổng số bài gửi : 1568
    Tiền xu Ⓑ : 3891
    Được cảm ơn № : 6
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 07/01/2013
    Đến từ Đến từ : HCMC
    Côngviệc / Sởthix Côngviệc / Sởthix : Languages, Softwares, Sciences, Martial arts

    Sao băng là gì ? Empty Re: Sao băng là gì ?

    Bài gửi by QaniTri 15th July 2016, 18:16

    Sao băng, hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển. (Lưu ý là rất nhiều người cho rằng đó là do ma sát, tuy nhiên ma sát ở các tầng cao của khí quyển là không đủ lớn để có thể làm nóng thiên thạch đến mức phát sáng, do mật độ không khí ở đây rất loãng). Khi thiên thạch chuyển động với vận tốc siêu thanh, nó sinh ra các sóng xung kích (shock wave) do nó "va chạm" với các "hạt" của khí quyển và nén chúng nhanh hơn so với chúng có thể dãn ra khỏi đường chuyển động của thiên thạch. Với vận tốc cao như vậy, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng. Những sao băng sáng, thậm chí sáng hơn cả độ sáng biểu kiến của Kim Tinh, đôi khi được gọi là quả cầu lửa.
    còn tốc độ của sao băng thì phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của thiên thạch đo' trong vũ trụ vi dụ:Sao băng Sư tử (Leonid) di chuyển với tốc độ 251.000 km/h khi lao vào khí quyển trái đất.chính vì vậy mà khoảnh khắc bạn nhìn thấy sao băng sẽ rất ngắn ngủi 


    Trả lời tại vnexpress.net


      Hôm nay: 9th May 2024, 04:53