Xin chào các anh/chị!
Trước năm 2020 khi nói đến đầu tư chứng khoán người ta nghĩ nó chỉ dành cho những tổ chức, công ty, ngân hàng… hoặc các cá nhân có trình độ chuyên môn tài chính tham gia, nói chung là nhóm đối tượng có kiến thức kinh tế sâu rộng. Hơn nữa việc mở tài khoản và tiến hành giao dịch mua/bán chứng khoán khá là bất tiện khi chỉ có ít công ty môi giới chứng khoán, khách hàng thường phải đến tận địa chỉ văn phòng môi giới để mở tài khoản hoặc tiến hành giao dịch mua/bán.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, phần lớn mỗi người đều có ít nhất 1 chiếc điện thoại thông minh và đã cài ứng dụng Internet Banking của một ngân hàng nào đó. Vì vậy chúng ta có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp trên ứng dụng ngân hàng với chỉ một số ít thao tác và KYC (xác thực danh tính) bằng ảnh chụp 2 mặt căn cước công dân rất dễ dàng. Bất ký cá nhân nào cũng có thể có một hoặc nhiều tài khoản chứng khoán và tham gia giao dịch mua/bán trực tiếp trên điện thoại, chúng ta gọi đây là những nhà đầu tư cá nhân. Giờ đây bất kỳ bà nội trợ, cán bộ nghỉ hưu, sinh viên, nhân viên văn phòng… đều có thể tham gia giao dịch mua/bán chứng khoán rất dễ dàng ngay trên điện thoại thông minh của mình.
Có bao nhiêu người đang đầu tư chứng khoán ở Việt Nam?
Theo thống kê của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), trong 22 năm hoạt động, tính đến 1/7/2022 cả nước có tổng 6.161 triệu tài khoản chứng khoán, trong đó có 6.105 triệu tài khoản chứng khoán là nhà đầu tư cá nhân. Riêng năm 2021 đã có hơn 1.5 triệu tài khoản được mở và năm 2022 có hơn 3 triệu tài khoản mở mới, chỉ 2 năm mà số tài khoản chứng khoán mới mở gấp đôi 20 năm trước cộng lại :shrug:. Thế mới thấy công nghệ đã thúc đẩy các nhà đầu tư cá nhân đến với chứng khoán ghê gớm đến mức nào.
Có những nhóm nhà đầu tư nào trên thị trường chứng khoán?
Tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán chỉ có 2 nhóm các nhà đầu tư:
Nhà đầu tư cá nhân: là những người đang tham gia mua/bán chứng khoán với tư cách cá nhân bằng số tiền tiết kiệm của họ. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến tiền nhàn rỗi của cá nhân mang đi đầu tư chứ không tính tiền vay mượn nhé các bạn.
Nhà đầu tư tổ chức (còn gọi nhà đầu tư chuyên nghiệp): Là các công ty, tổ chức có tư cách pháp nhân đã đăng ký theo pháp luật, họ thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn. Các tổ chức này thường có các phòng ban, bộ phận gồm các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm tài chính, kế toán để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư, Ví dụ:
Công ty đầu tư và quỹ tín thác đầu tư: Dành cho các cá nhân không muốn tự mình đầu tư, họ sẽ chuyển tiền và giao cho một quỹ đầu tư nào đó tiến hành nghiên cứu, phân tích, mua/bán và đầu tư thay cho họ với cam kết về 1 khoản lời nào đó, chẳng hạn 15% / 1 năm.
Công ty bảo hiểm: Công ty bảo hiểm quản lý phí bảo hiểm của những người tham gia bảo hiểm và sử dụng số tiền đó để đầu tư dưới các hình thức như: gửi ngân hàng, đầu tư vào chứng khoán.
Quỹ hưu trí và quỹ bảo hiểm xã hội khác.
Các công ty tài chính, các Ngân hàng thương mại… cũng có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua bán chứng khoán cho chính mình.
Như vậy khi tham gia thị trường chứng khoán, ngoài mục tiêu có lợi nhuận, chúng ta còn phải chạy đua hiệu suất cùng các nhà đầu tư tổ chức với các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia tài chính, kế toán đầy kinh nghiệm, mới đọc qua đã toát mồ hôi và bắt đầu nản rồi.
Nhưng lạc quan lên bạn của tôi, các nhà đầu tư cá nhân cũng có rất nhiều lợi thế mà nếu biết cách phát huy lợi thế, hạn chế các yếu tố bất lợi, chúng ta có thể tạo ra tỷ suất lợi nhuận tốt hơn rất nhiều so với các nhà đầu tư tổ chức đó bạn à! :laughing:
Lợi thế của các nhà đầu tư tổ chức so với nhà đầu tư cá nhân
Năng lực tài chính: Cái này thì rõ ràng rồi, tổ chức họ có rất nhiều tiền, tài sản của họ có thể gấp hàng chục lần so với số vốn đầu tư của một cá nhân, vì thế họ có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách mua/bán nhiều mã chứng khoán, nhằm mục đích lấy các khoản lời của mã này để bù đắp các khoản lỗ của các mã khác, cuối cùng tạo ra tỷ suất lợi nhuận tổng thể lớn cho tổ chức.
Hơn nữa nếu trong trường hợp chứng khoán giảm giá, họ vẫn còn đủ tiền để mua ở mức giá đáy nhằm mục đích trung bình giá mua của họ ở mức thấp. Còn mỗi cá nhân giàu lắm cũng chỉ đủ tiền mua vài mã chứng khoán, nếu chẳng may mua xong mà giá giảm thì chỉ biết đứng ngoài thị trường chờ đợi cổ phiếu của mình tăng giá trở lại vì đã hết tiền. :laughing:
Ví dụ cá nhân và tổ chức cùng mua mã chứng khoán ABC với giá 10000 đ / 1 cổ phiếu. Sau khi mua giá cổ phiếu giảm giá còn 7000 đ / 1 cổ phiếu, cá nhân thì hết tiền còn tổ chức họ vẫn còn tiền để mua thêm nên giá của cá nhân mua vẫn là 10000 đ/ 1 cổ phiếu, còn trung bình giá mua của tổ chức là (10000 + 7000)/2 = 8500 đ/ 1 cổ phiếu. Như vậy khi giá cổ phiếu về mức 10000đ, nhà đầu tư cá nhân mới hòa vốn còn nhà đầu tư tổ chức đã lãi 10000/8500 = 17.64% :clap:
Như vậy nhiều tiền là một lợi thế !
Kiến thức tài chính, kỹ năng giao dịch và quản lý vốn: Họ có đầy đủ phòng ban gồm các nhiều chuyên gia tài chính, kế toán nên có thể hiểu rõ báo cáo tài chính, kế toán, dòng tiền, tỷ trọng danh mục đầu tư… và nhiều cái đầu cộng lại – mà toàn đầu chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ – chắc chắn sẽ hơn 1 cái đầu rồi đúng không bạn? :ok_hand:
Như vậy có kiến thức sâu rộng, nhiều cái đầu cùng tham gia là một lợi thế !
Tâm lý đầu tư: Trước khi quyết định mua/bán cổ phiếu nào, họ cần chuẩn bị kế hoạch trước hàng tuần và trải qua hàng loạt quy trình xét duyệt từ cấp thấp tới cấp cao để đi đến quyết định đầu tư chính thức. Thời gian đủ lâu để những tin tức tốt/xấu hàng ngày của thị trường không thể ảnh hưởng đến các quyết định của nhà đầu tư tổ chức, còn đối với cá nhân do có thể tự mình quyết định mua/bán cổ phiếu ngay và luôn trên điện thoại, vì thế chỉ cần có tin tức nào lớn ảnh hưởng tới thị trường cũng có thể khiến nhà đầu tư cá nhân bị tâm lý FOMO (mua nhanh không lỡ cơ hội) hoặc bán tháo vì sợ lỗ. :nauseated_face:
Như vậy không bị ảnh hưởng tâm lý tham lam hoặc sợ hãi khi mua/bán là một lợi thế!
Thời gian dành cho việc công việc đầu tư: Nhà đầu tư tổ chức dành 100% thời gian cho công việc của họ, ít nhất 8 tiếng / 1 ngày và 5 ngày / 1 tuần làm việc. Còn đối với nhà đầu tư cá nhân thường chúng ta đang có một công việc chính lao động hàng ngày và chỉ dành thời gian nghiên cứu, phân tích thị trường và giao dịch cổ phiếu vào thời gian rảnh, vì thế trung bình nhà đầu tư cá nhân dành khoảng 1-2 tiếng / 1 ngày cho công việc đầu tư. Bạn thấy đó, thời gian bạn dành cho đầu tư chỉ bằng 1/4 của tổ chức !!! :thinking:
Như vậy dành nhiều thời gian cho công việc đầu tư là một lợi thế!
Kết nối trực tiếp với công ty đang đầu tư: Đối với các nhà đầu tư tổ chức, khi đầu tư vào một công ty, họ hoàn toàn có thể làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo, ban giám đốc của công ty đó về báo cáo tài chính, kế hoạch của công ty hiện tại, kế hoạch trong tương lai… và rất nhiều vấn đề khác liên quan đến công ty mà họ đang đầu tư. Còn bạn với tư cách nhà đầu tư cá nhân, tìm được thông tin liên lạc với ban giám đốc công ty đã khó chứ chưa nói việc sắp xếp được một cuộc hẹn để thảo luận về các vấn đề hiện tại, tương lai của công ty đang đầu tư. :heart:
Như vậy làm việc trực tiếp với lãnh đạo các công ty đang đầu tư là một lợi thế!
Đọc xong phân tích lợi thế của nhà đầu tư tổ chức phía trên, chắc bạn đang cảm thấy hoang mang vì nhà đầu tư cá nhân có quá ít lợi thế so với họ chiến thắng họ trên thị trường đúng không? Thành thật mà nói là đúng như vậy, tuy nhiên chúng ta nên tự tin phát huy lợi thế của cá nhân và tìm cách khắc phục những bất lợi phía trên thì cơ hội dành chiến thắng rất cao đó. :thumbsup::thumbsup::thumbsup:
Lợi thế nhà đầu tư cá nhân so với tổ chức
Không phải chịu trách nhiệm trước bất kỳ ai: Các nhà đầu tư tổ chức thường do nhiều cá nhân hoặc tổ chức khác góp vốn (gọi là các cổ đông), vì vậy ban giám đốc phải có trách nhiệm báo cáo hiệu suất lời/lỗ cuối mỗi quý, mỗi năm cho các cổ đông. Do đó vào thời điểm cuối năm các nhà đầu tư tổ chức phải chịu áp lực tâm lý lớn khi phải cơ cấu lại danh mục đầu tư sao cho có con số lãi/lỗ hợp lý trước các cổ đông khiến hoạt động mua/bán chứng khoán của họ bị ảnh hưởng. Họ có thể phải bán một số cổ phiếu đang lỗ lớn để không phải tìm lý do giải thích cho các cổ đông chứ không có thời gian chờ đợi giá cổ phiếu đó hồi phục, hoặc họ phải mua một số cổ phiếu đang tăng trưởng nóng để làm đẹp con số trong báo cáo… Các nhà đầu tư cá nhân không phải chịu trách nhiệm trước bất kỳ ai nên họ có tâm lý thoải mái quyết định việc mua/bán ở bất cứ thời điểm nào trong năm, thậm chí có thể kéo dài sang các năm khác.
Như vậy không phải chịu trách nhiệm lãi/lỗ hàng năm là một lợi thế.
Không cần cạnh tranh với các đối thủ khác: Các nhà đầu tư tổ chức cũng là đối thủ cạnh tranh lẫn nhau về hiệu suất đầu tư (lãi/lỗ). Do tổ chức cần huy động vốn từ nhiều cổ đông, vì thế họ cần có tỷ lệ lãi/lỗ hợp lý – lãi phải cao hơn và lỗ thì phải ít hơn các đối thủ – để có lý do thuyết phục các cổ đông tại sao nên rót vốn vào tổ chức họ mà không rót vốn vào tổ chức khác. Nếu các thông số kém hơn đối thủ, nhiều cổ đông có thể rút tiền giữa chừng khiến họ phải bán một số cổ phiếu tốt để có tiền mặt với giá không mong muốn. Hoặc họ có thể không huy động đủ vốn để mua cổ phiếu ở giá đáy nhằm mục đích trung bình giá cổ phiếu. Hoặc họ phải mua/bán chứng khoán khi chưa đạt mục tiêu ban đầu với mục đích làm cho tỷ lệ lãi/lỗ tốt hơn các đối thủ…Các nhà đầu tư cá nhân giao dịch bằng tiền của chính họ nên không cần cạnh tranh để huy động vốn, không sợ ai rút vốn giữa chừng và càng không phải cố gắng làm cho tỷ lệ lãi/lỗ của mình đẹp trên sổ sách. Họ chỉ phải quan tâm đầu tư sao cho có lợi nhuận là được!
Như vậy không cần lo cạnh tranh với đối thủ nào là một lợi thế.
Mua bán nhanh để tận dụng cơ hội: Do hoạt động mua/bán chứng khoán của các nhà đầu tư tổ chức thường do nhiều phòng ban, nhiều cấp xét duyệt nên quá trình mua bán cổ phiếu không thể diễn ra ngay và luôn được. Khi thị trường có các đợt sóng tăng mạnh hoặc giảm giá mạnh trong vài ngày hoặc vài tuần, nhà đầu tư tổ chức không thể theo kịp diễn biến nhanh của thị trường nên không thể tận dụng cơ hội kiếm được khoản lãi lớn khi thị trường tăng mạnh hoặc cắt lỗ nhanh hạn chế thua lỗ khi thị trường đang bị bán tháo. Còn nhà đầu tư cá nhân có thể làm điều này chỉ với một lần bấm nút trên điện thoại, họ có thể ra quyết định mua bán ngay và luôn để đón các đợt sóng tăng/giảm lớn.
Như vậy mua bán cổ phiếu nhanh đôi khi bất lợi, đôi khi lại là một lợi thế.
Không bắt buộc phải giao dịch: Đa số các nhà đầu tư cá nhân thường xem nghề đầu tư như nghề tay trái, vì thế nếu không thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu, họ sẽ dành thời gian làm công việc chuyên môn chính của họ để kiếm tiền và chờ đợi cơ hội đầu tư thuận lợi nhất. Còn các nhà đầu tư tổ chức nếu 6 tháng hoặc 1 năm mà không thực hiện giao dịch mua/bán cổ phiếu nào thì cơ hội giải thể của tổ chức đó khá cao, vì vậy họ bắt buộc phải giao dịch chứng khoán hàng năm kể cả trong thời điểm khi cơ hội chưa thật sự rõ ràng.
Như vậy không bắt buộc phải giao dịch là một lợi thế.
Có thời gian rất dài để đi cùng thị trường: Nhà đầu tư tổ chức thường liên tục cơ cấu lại danh mục đầu tư khi tìm thấy cơ hội mới, trung bình thời gian giữ cổ phiếu của họ là 3 đến 5 năm. Còn các nhà đầu tư cá nhân đầu tư bằng số tiền tiết kiệm của họ, vì thế họ có thể giữ cổ phiếu trong khoảng thời gian rất dài, thậm chí đến khi họ nghỉ hưu. Nếu như bạn đã chọn được cổ phiếu tốt với giá hợp lý, bạn nên giữ cổ phiếu tới hơn 10, 20 năm và xem nó như một khoản tiết kiệm khi về già. Trong khoản thời gian dài như thế Hà đảm bảo chỉ có lãi ít hoặc nhiều chứ không bao giờ lỗ.
Như vậy có thể giữ cổ phiếu trong thời gian dài là một lợi thế.
Không bị áp lực chi phí hàng tháng: Nhà đầu tư tổ chức phải trả lương, thưởng hàng tháng, hàng năm cho hàng chục, hàng trăm nhân viên trong tổ chức của họ, ngoài ra còn chi phí thuê văn phòng, đi công tác, tổ tư vấn… Nguồn tiền đó lấy từ đâu nếu các khoản đầu tư cổ phiếu chưa sinh lời? Vì thế họ chịu áp lực phải có lời khi đầu tư và khoản lời đó ít nhất phải đủ để chi tiêu hàng tháng, hàng năm cho tổ chức. Nếu không đủ chi phí họ sẽ phải chấp nhận bán lỗ một số cổ phiếu để cân đối dòng tiền. Còn nhà đầu tư cá nhân không phải trả bất cứ chi phí nào hàng tháng nên tâm lý đầu tư rất thoải mái.
Như vậy không bị áp lực chi phí hàng tháng, hàng năm là một lợi thế.
Qua những phân tích phía trên chúng ta có thể tự tin rằng nhà đầu tư cá nhân cũng có rất nhiều lợi thế, nếu chúng ta biết phát huy lợi thế của nhà đầu tư cá nhân và học hỏi để biến những lợi thế của các nhà đầu tư tổ chức thành của mình thì Hà tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể có lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao vượt trội hơn so với các nhà đầu tư tổ chức trong quá trình đầu tư cổ phiếu trong thị trường chứng khoán. Do bài quá dài nên Hà sẽ viết một bài khác để hướng dẫn các bạn biến những lợi thế của các nhà đầu tư tổ chức thành của cá nhân nhé.
Các anh/chị muốn có thêm ý kiến để trao đổi thảo luận thì bình luận dưới bài viết này nhé, Hà luôn chào đón tất cả quan điểm cùng chiều lẫn trái chiều để chúng ta cùng học hỏi thêm lẫn nhau.
Chúc các bạn đầu tư chứng khoán có lợi nhuận và thành công!
Trước năm 2020 khi nói đến đầu tư chứng khoán người ta nghĩ nó chỉ dành cho những tổ chức, công ty, ngân hàng… hoặc các cá nhân có trình độ chuyên môn tài chính tham gia, nói chung là nhóm đối tượng có kiến thức kinh tế sâu rộng. Hơn nữa việc mở tài khoản và tiến hành giao dịch mua/bán chứng khoán khá là bất tiện khi chỉ có ít công ty môi giới chứng khoán, khách hàng thường phải đến tận địa chỉ văn phòng môi giới để mở tài khoản hoặc tiến hành giao dịch mua/bán.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, phần lớn mỗi người đều có ít nhất 1 chiếc điện thoại thông minh và đã cài ứng dụng Internet Banking của một ngân hàng nào đó. Vì vậy chúng ta có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp trên ứng dụng ngân hàng với chỉ một số ít thao tác và KYC (xác thực danh tính) bằng ảnh chụp 2 mặt căn cước công dân rất dễ dàng. Bất ký cá nhân nào cũng có thể có một hoặc nhiều tài khoản chứng khoán và tham gia giao dịch mua/bán trực tiếp trên điện thoại, chúng ta gọi đây là những nhà đầu tư cá nhân. Giờ đây bất kỳ bà nội trợ, cán bộ nghỉ hưu, sinh viên, nhân viên văn phòng… đều có thể tham gia giao dịch mua/bán chứng khoán rất dễ dàng ngay trên điện thoại thông minh của mình.
Có bao nhiêu người đang đầu tư chứng khoán ở Việt Nam?
Theo thống kê của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), trong 22 năm hoạt động, tính đến 1/7/2022 cả nước có tổng 6.161 triệu tài khoản chứng khoán, trong đó có 6.105 triệu tài khoản chứng khoán là nhà đầu tư cá nhân. Riêng năm 2021 đã có hơn 1.5 triệu tài khoản được mở và năm 2022 có hơn 3 triệu tài khoản mở mới, chỉ 2 năm mà số tài khoản chứng khoán mới mở gấp đôi 20 năm trước cộng lại :shrug:. Thế mới thấy công nghệ đã thúc đẩy các nhà đầu tư cá nhân đến với chứng khoán ghê gớm đến mức nào.
Có những nhóm nhà đầu tư nào trên thị trường chứng khoán?
Tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán chỉ có 2 nhóm các nhà đầu tư:
Nhà đầu tư cá nhân: là những người đang tham gia mua/bán chứng khoán với tư cách cá nhân bằng số tiền tiết kiệm của họ. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến tiền nhàn rỗi của cá nhân mang đi đầu tư chứ không tính tiền vay mượn nhé các bạn.
Nhà đầu tư tổ chức (còn gọi nhà đầu tư chuyên nghiệp): Là các công ty, tổ chức có tư cách pháp nhân đã đăng ký theo pháp luật, họ thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn. Các tổ chức này thường có các phòng ban, bộ phận gồm các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm tài chính, kế toán để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư, Ví dụ:
Công ty đầu tư và quỹ tín thác đầu tư: Dành cho các cá nhân không muốn tự mình đầu tư, họ sẽ chuyển tiền và giao cho một quỹ đầu tư nào đó tiến hành nghiên cứu, phân tích, mua/bán và đầu tư thay cho họ với cam kết về 1 khoản lời nào đó, chẳng hạn 15% / 1 năm.
Công ty bảo hiểm: Công ty bảo hiểm quản lý phí bảo hiểm của những người tham gia bảo hiểm và sử dụng số tiền đó để đầu tư dưới các hình thức như: gửi ngân hàng, đầu tư vào chứng khoán.
Quỹ hưu trí và quỹ bảo hiểm xã hội khác.
Các công ty tài chính, các Ngân hàng thương mại… cũng có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua bán chứng khoán cho chính mình.
Như vậy khi tham gia thị trường chứng khoán, ngoài mục tiêu có lợi nhuận, chúng ta còn phải chạy đua hiệu suất cùng các nhà đầu tư tổ chức với các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia tài chính, kế toán đầy kinh nghiệm, mới đọc qua đã toát mồ hôi và bắt đầu nản rồi.
Nhưng lạc quan lên bạn của tôi, các nhà đầu tư cá nhân cũng có rất nhiều lợi thế mà nếu biết cách phát huy lợi thế, hạn chế các yếu tố bất lợi, chúng ta có thể tạo ra tỷ suất lợi nhuận tốt hơn rất nhiều so với các nhà đầu tư tổ chức đó bạn à! :laughing:
Lợi thế của các nhà đầu tư tổ chức so với nhà đầu tư cá nhân
Năng lực tài chính: Cái này thì rõ ràng rồi, tổ chức họ có rất nhiều tiền, tài sản của họ có thể gấp hàng chục lần so với số vốn đầu tư của một cá nhân, vì thế họ có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách mua/bán nhiều mã chứng khoán, nhằm mục đích lấy các khoản lời của mã này để bù đắp các khoản lỗ của các mã khác, cuối cùng tạo ra tỷ suất lợi nhuận tổng thể lớn cho tổ chức.
Hơn nữa nếu trong trường hợp chứng khoán giảm giá, họ vẫn còn đủ tiền để mua ở mức giá đáy nhằm mục đích trung bình giá mua của họ ở mức thấp. Còn mỗi cá nhân giàu lắm cũng chỉ đủ tiền mua vài mã chứng khoán, nếu chẳng may mua xong mà giá giảm thì chỉ biết đứng ngoài thị trường chờ đợi cổ phiếu của mình tăng giá trở lại vì đã hết tiền. :laughing:
Ví dụ cá nhân và tổ chức cùng mua mã chứng khoán ABC với giá 10000 đ / 1 cổ phiếu. Sau khi mua giá cổ phiếu giảm giá còn 7000 đ / 1 cổ phiếu, cá nhân thì hết tiền còn tổ chức họ vẫn còn tiền để mua thêm nên giá của cá nhân mua vẫn là 10000 đ/ 1 cổ phiếu, còn trung bình giá mua của tổ chức là (10000 + 7000)/2 = 8500 đ/ 1 cổ phiếu. Như vậy khi giá cổ phiếu về mức 10000đ, nhà đầu tư cá nhân mới hòa vốn còn nhà đầu tư tổ chức đã lãi 10000/8500 = 17.64% :clap:
Như vậy nhiều tiền là một lợi thế !
Kiến thức tài chính, kỹ năng giao dịch và quản lý vốn: Họ có đầy đủ phòng ban gồm các nhiều chuyên gia tài chính, kế toán nên có thể hiểu rõ báo cáo tài chính, kế toán, dòng tiền, tỷ trọng danh mục đầu tư… và nhiều cái đầu cộng lại – mà toàn đầu chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ – chắc chắn sẽ hơn 1 cái đầu rồi đúng không bạn? :ok_hand:
Như vậy có kiến thức sâu rộng, nhiều cái đầu cùng tham gia là một lợi thế !
Tâm lý đầu tư: Trước khi quyết định mua/bán cổ phiếu nào, họ cần chuẩn bị kế hoạch trước hàng tuần và trải qua hàng loạt quy trình xét duyệt từ cấp thấp tới cấp cao để đi đến quyết định đầu tư chính thức. Thời gian đủ lâu để những tin tức tốt/xấu hàng ngày của thị trường không thể ảnh hưởng đến các quyết định của nhà đầu tư tổ chức, còn đối với cá nhân do có thể tự mình quyết định mua/bán cổ phiếu ngay và luôn trên điện thoại, vì thế chỉ cần có tin tức nào lớn ảnh hưởng tới thị trường cũng có thể khiến nhà đầu tư cá nhân bị tâm lý FOMO (mua nhanh không lỡ cơ hội) hoặc bán tháo vì sợ lỗ. :nauseated_face:
Như vậy không bị ảnh hưởng tâm lý tham lam hoặc sợ hãi khi mua/bán là một lợi thế!
Thời gian dành cho việc công việc đầu tư: Nhà đầu tư tổ chức dành 100% thời gian cho công việc của họ, ít nhất 8 tiếng / 1 ngày và 5 ngày / 1 tuần làm việc. Còn đối với nhà đầu tư cá nhân thường chúng ta đang có một công việc chính lao động hàng ngày và chỉ dành thời gian nghiên cứu, phân tích thị trường và giao dịch cổ phiếu vào thời gian rảnh, vì thế trung bình nhà đầu tư cá nhân dành khoảng 1-2 tiếng / 1 ngày cho công việc đầu tư. Bạn thấy đó, thời gian bạn dành cho đầu tư chỉ bằng 1/4 của tổ chức !!! :thinking:
Như vậy dành nhiều thời gian cho công việc đầu tư là một lợi thế!
Kết nối trực tiếp với công ty đang đầu tư: Đối với các nhà đầu tư tổ chức, khi đầu tư vào một công ty, họ hoàn toàn có thể làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo, ban giám đốc của công ty đó về báo cáo tài chính, kế hoạch của công ty hiện tại, kế hoạch trong tương lai… và rất nhiều vấn đề khác liên quan đến công ty mà họ đang đầu tư. Còn bạn với tư cách nhà đầu tư cá nhân, tìm được thông tin liên lạc với ban giám đốc công ty đã khó chứ chưa nói việc sắp xếp được một cuộc hẹn để thảo luận về các vấn đề hiện tại, tương lai của công ty đang đầu tư. :heart:
Như vậy làm việc trực tiếp với lãnh đạo các công ty đang đầu tư là một lợi thế!
Đọc xong phân tích lợi thế của nhà đầu tư tổ chức phía trên, chắc bạn đang cảm thấy hoang mang vì nhà đầu tư cá nhân có quá ít lợi thế so với họ chiến thắng họ trên thị trường đúng không? Thành thật mà nói là đúng như vậy, tuy nhiên chúng ta nên tự tin phát huy lợi thế của cá nhân và tìm cách khắc phục những bất lợi phía trên thì cơ hội dành chiến thắng rất cao đó. :thumbsup::thumbsup::thumbsup:
Lợi thế nhà đầu tư cá nhân so với tổ chức
Không phải chịu trách nhiệm trước bất kỳ ai: Các nhà đầu tư tổ chức thường do nhiều cá nhân hoặc tổ chức khác góp vốn (gọi là các cổ đông), vì vậy ban giám đốc phải có trách nhiệm báo cáo hiệu suất lời/lỗ cuối mỗi quý, mỗi năm cho các cổ đông. Do đó vào thời điểm cuối năm các nhà đầu tư tổ chức phải chịu áp lực tâm lý lớn khi phải cơ cấu lại danh mục đầu tư sao cho có con số lãi/lỗ hợp lý trước các cổ đông khiến hoạt động mua/bán chứng khoán của họ bị ảnh hưởng. Họ có thể phải bán một số cổ phiếu đang lỗ lớn để không phải tìm lý do giải thích cho các cổ đông chứ không có thời gian chờ đợi giá cổ phiếu đó hồi phục, hoặc họ phải mua một số cổ phiếu đang tăng trưởng nóng để làm đẹp con số trong báo cáo… Các nhà đầu tư cá nhân không phải chịu trách nhiệm trước bất kỳ ai nên họ có tâm lý thoải mái quyết định việc mua/bán ở bất cứ thời điểm nào trong năm, thậm chí có thể kéo dài sang các năm khác.
Như vậy không phải chịu trách nhiệm lãi/lỗ hàng năm là một lợi thế.
Không cần cạnh tranh với các đối thủ khác: Các nhà đầu tư tổ chức cũng là đối thủ cạnh tranh lẫn nhau về hiệu suất đầu tư (lãi/lỗ). Do tổ chức cần huy động vốn từ nhiều cổ đông, vì thế họ cần có tỷ lệ lãi/lỗ hợp lý – lãi phải cao hơn và lỗ thì phải ít hơn các đối thủ – để có lý do thuyết phục các cổ đông tại sao nên rót vốn vào tổ chức họ mà không rót vốn vào tổ chức khác. Nếu các thông số kém hơn đối thủ, nhiều cổ đông có thể rút tiền giữa chừng khiến họ phải bán một số cổ phiếu tốt để có tiền mặt với giá không mong muốn. Hoặc họ có thể không huy động đủ vốn để mua cổ phiếu ở giá đáy nhằm mục đích trung bình giá cổ phiếu. Hoặc họ phải mua/bán chứng khoán khi chưa đạt mục tiêu ban đầu với mục đích làm cho tỷ lệ lãi/lỗ tốt hơn các đối thủ…Các nhà đầu tư cá nhân giao dịch bằng tiền của chính họ nên không cần cạnh tranh để huy động vốn, không sợ ai rút vốn giữa chừng và càng không phải cố gắng làm cho tỷ lệ lãi/lỗ của mình đẹp trên sổ sách. Họ chỉ phải quan tâm đầu tư sao cho có lợi nhuận là được!
Như vậy không cần lo cạnh tranh với đối thủ nào là một lợi thế.
Mua bán nhanh để tận dụng cơ hội: Do hoạt động mua/bán chứng khoán của các nhà đầu tư tổ chức thường do nhiều phòng ban, nhiều cấp xét duyệt nên quá trình mua bán cổ phiếu không thể diễn ra ngay và luôn được. Khi thị trường có các đợt sóng tăng mạnh hoặc giảm giá mạnh trong vài ngày hoặc vài tuần, nhà đầu tư tổ chức không thể theo kịp diễn biến nhanh của thị trường nên không thể tận dụng cơ hội kiếm được khoản lãi lớn khi thị trường tăng mạnh hoặc cắt lỗ nhanh hạn chế thua lỗ khi thị trường đang bị bán tháo. Còn nhà đầu tư cá nhân có thể làm điều này chỉ với một lần bấm nút trên điện thoại, họ có thể ra quyết định mua bán ngay và luôn để đón các đợt sóng tăng/giảm lớn.
Như vậy mua bán cổ phiếu nhanh đôi khi bất lợi, đôi khi lại là một lợi thế.
Không bắt buộc phải giao dịch: Đa số các nhà đầu tư cá nhân thường xem nghề đầu tư như nghề tay trái, vì thế nếu không thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu, họ sẽ dành thời gian làm công việc chuyên môn chính của họ để kiếm tiền và chờ đợi cơ hội đầu tư thuận lợi nhất. Còn các nhà đầu tư tổ chức nếu 6 tháng hoặc 1 năm mà không thực hiện giao dịch mua/bán cổ phiếu nào thì cơ hội giải thể của tổ chức đó khá cao, vì vậy họ bắt buộc phải giao dịch chứng khoán hàng năm kể cả trong thời điểm khi cơ hội chưa thật sự rõ ràng.
Như vậy không bắt buộc phải giao dịch là một lợi thế.
Có thời gian rất dài để đi cùng thị trường: Nhà đầu tư tổ chức thường liên tục cơ cấu lại danh mục đầu tư khi tìm thấy cơ hội mới, trung bình thời gian giữ cổ phiếu của họ là 3 đến 5 năm. Còn các nhà đầu tư cá nhân đầu tư bằng số tiền tiết kiệm của họ, vì thế họ có thể giữ cổ phiếu trong khoảng thời gian rất dài, thậm chí đến khi họ nghỉ hưu. Nếu như bạn đã chọn được cổ phiếu tốt với giá hợp lý, bạn nên giữ cổ phiếu tới hơn 10, 20 năm và xem nó như một khoản tiết kiệm khi về già. Trong khoản thời gian dài như thế Hà đảm bảo chỉ có lãi ít hoặc nhiều chứ không bao giờ lỗ.
Như vậy có thể giữ cổ phiếu trong thời gian dài là một lợi thế.
Không bị áp lực chi phí hàng tháng: Nhà đầu tư tổ chức phải trả lương, thưởng hàng tháng, hàng năm cho hàng chục, hàng trăm nhân viên trong tổ chức của họ, ngoài ra còn chi phí thuê văn phòng, đi công tác, tổ tư vấn… Nguồn tiền đó lấy từ đâu nếu các khoản đầu tư cổ phiếu chưa sinh lời? Vì thế họ chịu áp lực phải có lời khi đầu tư và khoản lời đó ít nhất phải đủ để chi tiêu hàng tháng, hàng năm cho tổ chức. Nếu không đủ chi phí họ sẽ phải chấp nhận bán lỗ một số cổ phiếu để cân đối dòng tiền. Còn nhà đầu tư cá nhân không phải trả bất cứ chi phí nào hàng tháng nên tâm lý đầu tư rất thoải mái.
Như vậy không bị áp lực chi phí hàng tháng, hàng năm là một lợi thế.
Qua những phân tích phía trên chúng ta có thể tự tin rằng nhà đầu tư cá nhân cũng có rất nhiều lợi thế, nếu chúng ta biết phát huy lợi thế của nhà đầu tư cá nhân và học hỏi để biến những lợi thế của các nhà đầu tư tổ chức thành của mình thì Hà tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể có lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao vượt trội hơn so với các nhà đầu tư tổ chức trong quá trình đầu tư cổ phiếu trong thị trường chứng khoán. Do bài quá dài nên Hà sẽ viết một bài khác để hướng dẫn các bạn biến những lợi thế của các nhà đầu tư tổ chức thành của cá nhân nhé.
Các anh/chị muốn có thêm ý kiến để trao đổi thảo luận thì bình luận dưới bài viết này nhé, Hà luôn chào đón tất cả quan điểm cùng chiều lẫn trái chiều để chúng ta cùng học hỏi thêm lẫn nhau.
Chúc các bạn đầu tư chứng khoán có lợi nhuận và thành công!