LỜI NGỎ
" Lời quê chắp nhặt dông dài
mua vui cũng được một vài trống canh"
Nguyễn Du
mua vui cũng được một vài trống canh"
Nguyễn Du
Trong cuộc đời có nhiều trò chơi,có những trò chơi không lành mạnh,nhưng cũng có không ít trò chơi bổ ích và lý thú.Có những trò chơi chỉ kéo dài đôi ba phút hay chỉ vài ngày,nhưng cũng có những trò chơi trở thànhnhữngcuộc chơi hết cả đời người,thậm chí có khi còn hơn thế nữa.Đây có thể cũng là một trò chơi.
Sở dĩ tôi tạo ra chữ Nôm mới này là vì nhân một hôm xem truyền hình,thấy một số người Nhật đi biểu tình,trong đó những biểu ngữ họ viết đều bằng chữ Hán.Bỗng dưng tôi nghĩ người Nhật có đến bốn cách viết,trong đó cách viết Hán tự (Kanji)vẫn được giảng dạy tại nhà trường và vẫn sử dụng trên thực tế vậy tại sao chúng ta không làm được chuyện đó.Nghĩ như thế nhưng tôi nhận thức được rằng ở nước ta đã từng dùng chữ Hán,Nôm và kết quả là không thể đại chúng hóa được,do đó việc sử dụng hoàn toàn Hán Nôm là điều không thể. Sau đó tôi lại nghĩ tại sao mình không dùng cách ghép âm,bằng cách dùng chính các ký tự của chữ Hán để gán đặt cho chúng là những âm vị,rồi kết hợp lại thành tiếng(âm tiết). Kết quả là cách kí âm mới chữ Việt ra đời,ở đây tôi tạm gọi là chữ NômVN.
Sau khi hoàn thành,có người đặt câu hỏi:
1 - Tại sao lại phải làm ra thêm một loại chữ viết nữa trong khi chúng ta đang có một loại chữ dễ học, dễ đọc, dễ viết?.
2 - Chữ Nôm VN này xem ra cũng không quan hệ gì với chữ Nôm xưa vậy học để làm gì? .
3 - Phải mất bao lâu để học chữ Nôm VN này? Có lợi gì khi học loại chữ mới này?.
Xin thưa:
1- Rõ ràng chữ quốc ngữ hiện nay là một công cụ hết sức hữu hiệu trong việc truyền bá kiến thức cho cộng đồng.Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là tạo nên một khoảng cách giữa hiện tại với quá khứ của dân tộc trong vấn đề chữ viết,khoảng cách này xem ra càng ngày càng lớn.Thử hỏi có bao nhiêu người ở nước ta hiện nay viết được bài thơ Thần - Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên của nước ta như nguyên bản,hay chí ít cũng viết,đọc và giải thích được các chữ "Vạn thế sư biểu"hay"Khuê văn các"tại Văn Miếu Quốc Tử Giám chứ chưa nói đến các câu đối,mà đây là trường Đại học đầu tiên,nơi tiêu biểu cho văn hóa nước Việt,là niềm tự hào của dân tộc Đại Việt.(Nơi thường được giới thiệu với quốc khách,các nguyên thủ quốc gia). Làm sao ta tự hào cho được khi đa số không đọc được tối thiểu những gì mà ta cho là niềm hảnh diện của dân tộc.Tất nhiên điều đó không phải lỗi tại ai,mà tại lịch sử chữ viết đã rẽ sang một lối khác,một lối đi có quá ít cơ hội để trở về. Do đó việc làm sao quay trở về với chữ viết mà ông cha ta đã từng viết và vẫn còn hiện hữu trong lòng dân tộc là một câu hỏi lớn.Chỉ khi nào làm được điều đó,chúng ta mới nhìn về quá khứ với một niềm tự hào dân tộc trọn vẹn.Tất nhiên không có gì mới mà không có khó khăn,nhưng muốn có một thành tựu nhất định thì phải dụng công nhất định. Trong hướng suy nghĩ đó chữ Nôm VN này ra đời.
2- Như đã nói "đây chỉ là một cuộc chơi" mục đích của việc đưa ra chữ NômVN này là nhằm tạo điều kiện cho chữ Hán Việt,vốn rất nhiều trong tiếng Việt của chúng ta xuất hiện như hình thức vốn có của nó. Chữ Nôm VN này có chức năng như phần vỏ ngoài bọc đường của một viên thuốc,dĩ nhiên nó không phải là thành phần chủ yếu để giúp ta trị căn bịnh,nhưng nếu không có nó thì thật khó mà nuốt được thuốc dẫu rằng người bịnh thừa biết rằng đó là thứ mà họ cần để chửa căn bịnh trầm kha. Bởi vì tôi cho rằng khi ta học một tiếng nào đó,mục đích đầu tiên là để giao tiếp hoặc nói hay viết,nếu không như thế thì cho dù thứ tiếng ấy có sâu xa,gắn bó với lịch sử như thế nào chúng ta cũng không thể nào bỏ công sức ra để học được. Trong trường hợp này chữ Nôm xưa và chữ Hán Việt là một minh chứng. Trong tiếng Việt từ Hán Việt chiếm đến 70%, đây là một kho tàng vô giá đối với người Việt,người Việt ngày nay sử dụng nó trên mọi lãnh vực,họ nói được,nghe được,hiểu được,chỉ có con chữ là họ không viết được mà thôi(ở đây nói số đông). Như ta biết một từ gồm:chức năng ngữ pháp,hình vị,âm vị và ngữ nghĩa. Như vậy người Việt nói và nghe được âm,hiểu được nghĩa thì xem như đã đi hết 3/4 đoạn đường,chỉ còn 1/4 đoạn đường là viết con chữ (hình vị), nhưng đành phải bỏ.Vì sao như vậy? Câu trả lời là: Vì muốn sử dụng được chữ Hán Việt phải dùng chữ Nôm để viết các từ thuần Việt hay các từ Hán Việt đã Việt hoá,mà chỉ riêng việc học chữ Hán thôi cũng quá khó rồi nói chi học chữ Nôm. Còn nếu chỉ học chữ Hán thôi thì học rồi chẳng biết sử dụng vào đâu,hay chỉ thỉnh thoảng mới đọc đâu đó vài ba chữ,vì vậy việc bỏ ra nhiều công sức để học một loại chữ như vậy là điều quá khó đối với quảng đại quần chúng. Chính vì vậy chữ Nôm VN này được tạo ra nhằm mục đích làm cho người học có thể viết được tất cả các chữ thuần Việt hay các từ Hán Việt đã Việt hoá theo phong cách chữ Hán một cách dễ dàng,từ đó tạo điều kiện cho các từ Hán Việt xuất hiện theo đúng hình thức mà cha ông ta đã sử dụng tự ngày xưa. Tôi nghĩ rằng bất cứ chữ viết nào nếu được đại chúng hóa thì việc học chữ ấy hết sức thuận tiện. Chữ Nôm xưa kia cũng như chữ Hán,phải nhớ từng chữ,nếu quên thì không có cách gì thay thế được. Ngược lại chữ Nôm VN này dễ nhớ,do đó khi ta quên một từ Hán Việt nào đó ta có thể viết chữ Nôm VN thay thế. Chữ Nôm VN này hoàn toàn không giống chữ Nôm xưa,nhưng nó có thể kết hợp với hình thức chữ Hán Việt trong chữ viết, đây chính là cách học chữ Hán một cách tự nhiên. Như thế là học mà chơi, mà chơi cũng là học.
3-Với 41 kí tự cùng một số quy tắc viết,bất cứ ai cũng có thể học nó trong vài ngày,thậm chí đối với vài người chỉ mất vài giờ. Cái lợi của việc học và viết chữ Nôm VN là có thể áp dụng các chữ Hán Việt trong Tiếng Việt của chúng ta bằng chính hình thức chữ Hán,nếu bất cứ ai viết và hiểu được 40% vốn từ Hán Việt thì xem như ta đã mở ra một cánh cửa để tiếp xúc với quá khứ của dân tộc qua chữ viết. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tiếng Hoa,Nhật(Kanji),Hàn(Hanja). Vì tiếng Nhật và Hàn cũng như tiếng Việt, trên 50% là Hán Tự,có chữ viết,nghĩa giống Tiếng Việt,kể cả phát âm rất nhiều tiếng gần với tiếng Việt. Đó là cái lợi của việc dùng chữ Nôm VN này.
4-Trong trường hợp ta viết các từ Hán Việt thì tôi đề nghị chỉ nên dùng các từ ghép mà thôi,nếu ta sử dụng được 500 từ ghép có chọn lọc,có nghĩa là ta biết tối thiểu 700 từ Hán do đó việc nghiên cứu vào kho Hán Nôm xưa là điều nằm trong tầm tay.
Cuối cùng tôi nhận thức được rằng đây là một việc làm quá ư táo bạo và khó khăn,trong khi năng lực còn nhiều bất cập,nhất là lảnh vực ngôn ngữ học,do đó kính mong các vị thức giả vui lòng lượng thứ cho nếu như chữ NômVN này làm phiền lòng quý vị.
Đà lạt ngày 21 tháng 12 năm 2008
Viên Như
I - LÍ DO TẠO CHỮ NÔM VN
Tiếng Việt từ ngàn xưa đã phát triển một cách mạnh mẽ,có quy luật và tính cộng đồng rất cao,điều nay có thể chứng minh qua quá trình lịch sử của dân tộc ta.Mặc dù trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc,hệ thống giáo dục của nước ta phải dùng chữ Hán để làm quốc tự,tất cả văn chương có tính bác học đều được ghi chép bằng loại chữ này,tất nhiên là các tài liệu,thư tịch của Việt Nam cũng không ngoại lệ; thậm chí ngay cả vào những lúc nước nhà độc lập lâu dài nhất trong lịch sử như thời Lí,Trần chúng ta cũng dùng chữ Hán làm quốc tự.Thế mà trên thực tế người Việt vẫn nói tiếngViệt,không những thế mà người Việt còn Việt hóa các âm Hán,sử dụng theo cách riêng của mình,mà đáng lí ra điều này phải xảy ra ngược lại mới phải;có nghĩa là chúng ta phải bị Hán hóa tiếng nói của chúng ta.Bởi vì chúng ta đã dùng chữ Hán làm chữ viết chính cho quốc gia,thì việc đồng hóa tiếng nói là điều có thể,nhất là đối với một nước có một nền văn hóa,chính trị và quân sự lớn mạnh như nước Trung Hoa,một nền văn hóa đã làm ảnh hưởng sâu đậm đối với những nước mà họ đã từng xâm chiếm.Điều ấy chứng minh cho thấy rõ ràng tiếng Việt đã phát triển có tính cộng đồng rất cao,tất nhiên một tiếng nói phát triển như thế thì chắc chắn tự nó tất phải có những quy luật chặt chẽ.
Khi đã biết như vậy thì vấn đề mà chúng ta cần phải đặt ra là:
Với một tiếng nói phát triển bền vững như vậy,tại sao không có chữ viết riêng cho mình?Liệu có phải chữ Hán đã trói buộc ông cha ta đến nỗi mất đi niềm tự hào dân tộc hay không?Hay những tiền nhân xưa kia cũng đã từng muốn tìm kiếm một chữ viết riêng cho nước mình nhưng chưa hoàn thành,hay đã hoàn thành mà vì một lí do nào đó không thể truyền bá một cách rộng rãi được?.
Câu trả lời là cha ông ta luôn có niềm tự hào dân tộc,lịch sử chống ngoại xâm của chúng ta chứng minh điều đó,tất nhiên lòng tự hào dân tộc đó cũng được thể hiện qua việc tìm kiếm chữ viết cho riêng mình mà kết quả là chữ Nôm đã ra đời,không những chỉ ra đời để thỏa mãn trong giới Nho sĩ thôi,mà người Việt còn muốn dùng nó như là quốc tự,để không những thoát ra khỏi những ràng buộc về chính trị và quân sự mà cả về văn hóa nữa.Điều này đã được thể hiện khi Hồ Quý Li lên ngôi ra Chiếu Chỉ lấy chữ Nôm làm quốc tự.
Như vậy là cuối cùng sự giao thoa Văn hoá giữa Việt Nam và Trung Hoa trải qua hàng ngàn năm đã có kết quả,đứa con tinh thần đã ra đời,đứa con này do chính người Việt sinh ra và nuôi lớn,nhưng điều không may mắn là chữ Nôm này cũng chỉ lớn lên trong giới Nho sĩ.Bởi vì nó cũng được thành lập trên nguyên tắc Lục thư của chữ Hán (thậm chí còn hơn Lục thư nữa) cho nên tính đại chúng của nó không cao. Bởi vì muốn học được chữ Nôm người ta phải học chữ Hán,mà chỉ riêng việc học chữ Hán thôi thì đã quá khó đối với đại đa số quần chúng rồi nói chi đến thêm chữ Nôm.Như vậy,tuy có chữ viết riêng rồi,nhưng việc đem chữ viết ấy đến cho mọi người thì hầu như vẫn còn dậm chân tại chỗ.Chính vì vậy ngày nay chữ Nôm đã không đóng một vai trò tích cực trong thật tế.Tuy nhiên điều mà chúng ta cần phải ghi nhận và trân trọng là ông cha chúng ta đã từng có hoài bão muốn có một chữ viết riêng cho đất nước mình và đã thực hiện được hoài bão đó;hay nói khác hơn là muốn có một nền độc lập hoàn toàn trên mọi mặt quân sự,chính trị cũng như văn hóa. Ngày nay tuy ta không còn viết theo hình thức đó nữa,nhưng chữ Nôm là một di sản văn hóa hết sức quý giá đối với dân tộc ta.Tôi nhận thức được rằng việc tạo nên một chữ viết khác trong khi đang có một loại chữ thông dụng như hiện nay là điều không dễ được xã hội chấp nhận,nhưng với mong muốn thực hiện được những hoài bão của tiền nhân xưa kia nên tôi tạo ra chữ Nôm VN này, và xem đây như một nén nhang thắp lên để hướng về quá khứ.Đó chính là lí do tôi tạo ra chữ Nôm VN này.
II - MỤC ĐÍCH TẠO CHỮ NÔM VN
Mặc dầu đã có chữ Nôm,nhưng rõ ràng loại chữ này vẫn chưa làm thỏa mãn và đáp ứng được mong muốn đương thời,do đó hoài bão này luôn theo đuổi người Việt.Chính vì vậy khi người Tây đến,rất sớm,họ đã đưa ra một cách kí âm tiếng Việt theo phương pháp của tây phương. Đứa con tinh thần này do người Tây sinh ra,nhưng nó đã được nuôi nấng bởi chính người Việt,đứa con này đã khôn lớn và đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với đất nước Việt Nam đến ngày nay,vì nó đáp ứng được những mong muốn của người Việt.Tuy nhiên trong tiềm thức của người Việt,hình thức chữ Hán vẫn còn in đậm,vì con chữ này đã đi cùng với người Việt suốt hàng ngàn năm,nhất là khi muốn đưa con chữ vào trang trí ở những nơi tôn nghiêm,chùa chiền,miếu mạo,đình làng thì chữ quốc ngữ hiện nay khó mà hòa nhập với chữ Hán,chính vì vậy người Việt vẫn tiếp tục tìm kiếm,kết quả là các loại chữ viết theo mẫu tự La Tinh nhưng sắp xếp theo kiểu chữ Hán ra đời, hoặc theo hình vuông,hoặc hình tròn hay các hình thức khác,miễn sao khi đưa vào trang trí các nơi tôn nghiêm người ta có được cảm giác có một sự cổ kính,hay nói khác hơn là có sự hòa điệu giữa quá khứ và hiện tại.Tuy nhiên đây cũng chỉ là một kiểu chữ viết,chứ không phải là một loại chữ mới. Như vậy cái hoài bão có được một chữ viết riêng lấy chất liệu từ chữ Hán,có tính đại chúng cao vẫn còn đó.Kế thừa những khát vọng đó của tiền nhân,tôi đề nghị ở đây một cách viết mới chữ Việt,hay một cách kí âm mới tiếng Việt mà tôi tạm gọi là chữ Nôm VN,lấy chất liệu từ chữ Hán.Sở dĩ tôi làm như vậy là nhằm tạo điều kiện cho các từ Hán Việt xuất hiện như ông cha ta ngày xưa đã từng viết,như thế chúng ta mới có cơ hội nhiều hơn trong việc tiếp xúc quá khứ trong vấn đề chữ viết.Đó là mục đích của việc tạo ra chữ Nôm VN này.
III - PHƯƠNG PHÁP TẠO CHỮ NÔM VN
Từ xưa tới nay chữ viết của nước ta viết bằng :
1- Hoàn toàn bằng chữ Hán: Tài liệu quốc gia,thư tịch bang giao,ghi chép lịch sử,văn học nghệ thuật.
2- Chữ Nôm: Chủ yếu trong việc nghi lễ,thơ,phú.
3- Chữ La Tinh: Quốc ngữ hiện nay. Được sử dụng trên mọi mặt của xã hội.
Như vậy chúng ta thấy :
A - Chữ Hán và Nôm Ở đây nói hình vị) Ngày nay không còn được sử dụng chính thức ở nước ta nữa,mặc dầu những con chữ đó là một phần rất quan trọng trong nền văn hóa của chúng ta.Nhược điểm của nó chính là khó nhớ,tính liên tưởng không cao.
B- Chữ La Tinh :Dễ học,dễ đọc,khắc phục được nhược điểm trên của chữ Hán,Nôm nên dễ đại chúng hóa,kết quả là trở thành quốc ngữ của nước ta,nhưng nó cũng có nhược điểm là chia cách quá khứ với hiện tại của dân tộc trong vấn đề chữ viết,mà chữ viết chính là công cụ chuyên chở văn hóa,nên sự chia cách này có ảnh hưởng tiêu cực nhất định tới văn hóa nước ta.
Từ những nhận định trên,chữ Nôm VN được tạo ra theo hướng vừa hiện đại vừa truyền thống;hay nói khác hơn là kết hợp hài hòa giữa quá khứ và hiện tại.
Hiện đại : Về phần kết hợp ngữ âm vẫn không khác gì hiện nay.
a- Vẫn sử dụng phương thức phát âm theo những kí hiệu và đánh vần theo một trật tự nhất định.
b- Chỉ mất rất ít thời gian để học các kí tự cũng như cách ghép các âm,vần thành tiếng.
c- Vẫn có thể ghi lại các âm Hán Việt như mẫu tự La Tinh đang làm.
Truyền thống: Hình vị theo kiểu chữ Hán.
a -Vẫn giữ được hình thức quen thuộc của chữ Hán để có tính phương đông.
b -Tạo điều kiện để viết chữ Hán Việt như hình thức vốn có của nó,từ đó kích thích người học cần học chữ Hán.Vì ngôn ngữ Việt càng cao thì từ Hán Việt càng nhiều.
c -Làm cho người học càng lúc càng thấy gần gủi với những gì mà ông cha ta đã lưu lại qua chữ viết.
IV - CHẤT LIỆU TẠO CHỮ NÔM VN
Các kí tự (hình vị)đều sử dụng chất liệu chữ Hán,ngoài những mục đích đã nêu trên nó còn tạo nền tảng cho việc soạn thảo chữ Hành, Thảo, Triện, Lệ ( chỉ mang tính hình thức).
Với những lí do,mục đích,phương pháp và chất liệu như đã nêu trên,tôi đề nghị ở đây một chữ Nôm VN với 41 kí tự,các chữ số,các kí hiệu dấu,ngày,tháng,năm và các quy tắc ghép âm vị thành âm tiết.Với 41 kí tự này ta có thể viết tất cả chữ trong tiếng Việt hiện nay theo phong cách chữ Hán.
V - CƠ SỞ NGỮ ÂM ĐỂ TẠO CHỮ NÔM VN
Ngữ âm của một Tiếng trong tiếng Việt gồm các âm như sau:
1 -Phụ âm đầu(Fâđ): [(*)Phụ âm đầu câm-b-ckq-d-đ-g-h-m-n-l-r-s-t-v-x-gi(z)-ch-kh-ng-nh-th-tr-ph].
2 - Nguyên âm giữa(Ngâ):[a-ă-â-o-ô-ơ-u-ư-i [+y]-e-ê và tất cả các nguyên âm phức khác].
3 - Phụ âm cuối(Fâđ)[(*)phụ âm câm-c-m-n-t-p-ch-ng-nh].
4 - Các thanh dấu(T): [bình-sắc[s]-huyền[h]-nặng[n]- hỏi[h?]ngã[ng].
(*) Phụ âm câm ở đây chỉ các vị trí phụ âm không phát âm khi nói và không có hình vị khi viết theo mẫu tự La Tinh, trong chữ Nôm VN các phụ âm này không phát âm khi nói, nhưng có hình vị khi viết.
Từ cách hiểu này ta có các cấu tạo một Tiếng trong Tiếng Việt như sau:
1 - [1+2+3+4]=[Fâđ+Ngâ+Fâc+T]
Ví dụ : dũng [d + u + ng + ng]
2 - [1+2+3c+4]=[Fâđ+Ngâ+Fâc câm +T]
Ví dụ : nó+ [ n + o + Fâc câm + s]
Ví dụ : nó+ [ n + o + Fâc câm + s]
3 - [1c+2+3+4]=[Fâđ câm +Ngâ+Fâc+T]
Ví dụ : +anh [Fâđ câm + a +nh +b]
4 - [1c+2+3c+4]=[Fâđ câm+Ngâ+Fâc câm +T]
Ví dụ : +ọ+ [Fâđ câm + o + Fâc câm +n]
Ví dụ : +ọ+ [Fâđ câm + o + Fâc câm +n]
Trong chữ Nôm VN này tôi chỉ đưa ra các yếu tố cấu tạo tiếng và 4 cách cấu tạo tiếng nhằm phục vụ cho việc viết chữ Nôm VN,các phần vần, đánh vần thành tiếng thì cũng như cách mà học sinh học tại trường.
-Trong chữ Nôm VN này,do cho rằng các phụ âm[c,k,q]đều phát âm là /k/ vì vậy ở đây chỉ sử dụng một kí tự chung cho ba phụ âm này.
- Tương tự như thế đối với các phụ âm[ngh -ng] [gh-g].- Riêng đối với [d - gi(z)] thì cần thêm sự góp ý.
Đối với phụ âm [gi] phát âm là /z/ như trong [giản] đọc là /zản/ hay [giải] đọc là /zải/ do đó ở đây dùng [z] thay[gi]. Dùng như thế khi ta viết âm/zì/ trong [cái gì] hay /zìn/trong [giữ gìn]mà không lầm lẩn khi viết [gì] đọc là/zì/ như ta viết hiện nay.Bởi vì /gi/=/z/ chỉ là phụ âm đầu,chưa đủ yếu tố hình thành một tiếng trong tiếng Việt.Vì một tiếng trong tiếng Việt tối thiểu là âm giữa (nguyên âm).
- Đối với thanh hỏi,ngã,ở đây tôi có đưa ra kí hiệu.Tuy nhiên theo tôi, nên bỏ bớt một thanh(ngã)vì nghĩa của từ đã được chỉ ra trong ngữ cảnh.
1 - Với tên chữ cái ta đọc bằng cách ghép âm đầu với vần ê. Phương thức này trước nay chỉ áp dụng cho một số tên chữ cái mà thôi. Bao gồm : b,c,d,đ,g,p,t,v. Số còn lại h,k,l,m,n,r,s,x đọc khác.
Ví dụ : b = b+ê, v = v+ê .2- Với âm chữ cái ta đọc bằng cách ghép âm đầu với vần ờ, phương thức này áp dụng cho tất cả âm chữ cái.
Ví dụ : t = t+ờ , m= m+ờ
3 - Như vậy đối với tên chữ cái,ngay trong 29 chữ cái đã có cách đọc không thống nhất.còn trước nay ta không xếp các chữ: ch,gh,gi,kh,ng,ngh,nh,qu,th,tr,ph như là chữ cái. Nhưng trên thực tế chúng là những chữ cái. Vì vậy khi gặp trường hợp các chữ này cần phải đọc tên chữ cái (letter name)thì không biết đọc sao.
Ví dụ : QU- NG ( Viết tắc từ Quảng Ngãi) TH- TH ( Viết tắc từ Thanh Thủy) ta phải đọc làm sao.Có thể do như vậy mà vấn đề A bờ cờ và A bê cê vẫn còn tồn tại.
4 - Vì những lí do trên, trong bảng chữ cái chữ nôm VN này tôi thống nhất cách đọc tên chữ cái như đề nghị trên.Đồng thời tôi cũng xếp các chữ ch,gi,gh,ng,ngh,nh,kh,ph,qu,th,tr là những chữ cái với đơn âm cố định.
Ví dụ: KH trước đây đọc là CA HÁT , hay TH đọc là TÊ HÁT, còn NGH thì ?. Nay trong chữ nôm VN này tôi đề nghị KH đọc là KHÊ, TH đọc THÊ , NG-NGH đọc là NGÊ hay nói khác hơn là áp dụng cách đọc tên chữ cái(trừ nguyên âm) bằng cách âm đầu + vần ê đối với tất cả tên chữ cái. Bởi vì ta đã có cách đọc thống nhất đối với âm chữ cái(trừ nguyên âm) là âm đầu + vần ờ,thì việc áp dụng âm đầu +vần ê cho cách đọc tên chữ cái cũng không gì lạ.VIII- PHÂN BIỆT KHI NÀO ĐỌC TÊN CHỮ CÁI (LETTER NAME) VÀ KHI NÀO ĐỌC ÂM CHỮ CÁI (LETTER SOUND) HAY NÓI KHÁC HƠN KHI NÀO ĐỌC A BỜ CỜ VÀ KHI NÀO ĐỌC A BÊ CÊ .1 - Vấn đề này đã được các nhà ngôn ngữ học trả lời nhiều,về lý thuyết thì thỏa đáng nhưng về thực tế thì có nhiều vấn đề nên vẫn còn bất cập.
Ví dụ : Chữ a, b, c. Mỗi chữ đều có 2 phần : tên chữ cái(letter name)và âm chữ cái(letter sound)
- Tên của chữ [a] là a, tên của chữ là bê, tên của chữ [c] là cê(kê)
- Âm của chữ [a] là /a/, âm của chữ là /bờ/, âm của chữ [c] là /cờ/ (kờ)
2 - Về lý thuyết thì như thế nhưng trên thực tế người học không dễ gì nhận ra được khi nào đọc tên chữ và khi nào là âm chữ nên lúng túng. Về vấn đề này tôi xin góp thêm í kiến như sau:
Khi ta đọc là /bê/ có nghĩa là ta đang đọc một từ như : Nhà, cửa, xe. Từ này có đầy đủ chức năng của một từ trong tiếng việc như : Từ loại (ở đây luôn luôn là danh từ), âm vị, hình vị, nghĩa.
Ở đây từ (bê) chức năng ngữ pháp là danh từ ,âm vị là /b/ hình vị là và nghĩa được quy định bởi thực tế. Ví dụ : Khối B, ông B, anh B.
Từ cách hiểu này cho ta biết tất cả các chữ viết tắt luôn luôn làTỪ(ở đây là danh từ) như : UBND, UNDP, VTV do vậy phải đọc theo tên chữ (như vê tê vê). Có thể có người hỏi vậy tam giác a bê cê, hay a bờ cờ. Trả lời ất nhiên là a bê cê. Vì a ,b, c trong tam giác này là những danh từ,ở đây (thông thường) a là tên(danh từ) của góc đỉnh, b là tên(danh từ) của góc trái và c là tên (danh từ) của góc phải.4 - Đối với âm chữ cái như khi ta đọc a b c là a bờ cờ,thì những chữ này không phải là từ nên chúng không thuộc từ loại nào và không có nghĩa, chúng chỉ có âm vị và hình vị. Do đó không thể đọc các chữ viết tắt như VN,UNDP,NHCT bằng âm ờ (tờ,nờ)được.Vì VN,UNDP,NHCT là những chữ có nghĩa hay chúng là những danh từ.Tóm lại ta phải đọc tất cả các từ viết tắt với âm [chữ cái +ê] . Còn [chữ cái +ơ] chỉ dùng giảng dạy về âm vị học, chứ không bao giờ sử dụng như là một từ,do đó không bao giờ có từ nào viết tắt lại đọc như cách này [chữ cái + ờ].Trên đây chỉ là những đề nghị của cá nhân tôi, mong sự góp í của những người quan tâm.
________________________
Link: blog viennhu | địa chỉ 2