Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    Bí quyết đàm phán thành công của GS Phan Văn Trường-phần 1

    careehello
    careehello

    Tổng số bài gửi : 89
    Tiền xu Ⓑ : 178
    Được cảm ơn № : 0
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 27/09/2016

    Bí quyết đàm phán thành công của GS Phan Văn Trường-phần 1 Empty Bí quyết đàm phán thành công của GS Phan Văn Trường-phần 1

    Bài gửi by careehello 9th December 2016, 11:47

    Giáo sư Phan Văn Trường, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế đồng thời là tác giả của cuốn Một đời thương thuyết, đạt giải thưởng Sách hay năm 2016.
    Cẩm nang việc làm chia sẻ kiến thức hay về công tác tuyển dung nhân sự,  xem thêm http://thphule.edu.vn/

    Đọc E-paper

    Ông là một nhân vật tiếng tăm trong giới thương thuyết thế giới vào những năm 1970, từng dẫn những đoàn đàm phán có khi đến 200 người để đi chào bán các dự án nhà máy điện lực, hóa dầu, máy lọc nước, hệ thống tàu điện, đường sắt với giá trị hàng triệu đôla. Gần 40 năm du hành khắp năm châu với nghề thương thuyết, ông đã dùng hết 18 sổ hộ chiếu, in dấu chân ở hàng trăm nước, hàng chục đôi giày đã mòn mất đế sau những chuyến đi dài ngày. Vị giáo sư này luôn xuất hiện với nụ cười hiền hậu và phong thái nho nhã khiến người đối diện khó đoán tuổi ông đã ngoài 70. Ông chia sẻ:

    Trông bề ngoài của tôi còn trẻ trung thế này có lẽ vì tôi là người rất hạnh phúc. Tôi đã đi qua những năm tháng cuộc đời thật đẹp dù những năm đầu khá vất vả. Năm 17 tuổi, tôi là một anh chàng “cù bơ cù bất” trên đất Pháp, không một đồng xu dính túi. Tôi đã từng ngủ ngoài công viên vào mùa đông tuyết lạnh, kinh qua các công việc rửa xác chết, hầu bàn, cạo ống khói, sơn nhà… và chịu sự kỳ thị khắc nghiệt từ những người da trắng. May mắn tốt nghiệp Trường Quốc gia Cầu đường, tôi trở thành anh kỹ sư không có quốc tịch Pháp.

    * Chắc ông học rất giỏi mới vào được một trường hàng đầu nước Pháp?

    - Trái lại, tôi không có khiếu học, lại hay quậy nên ít khi được điểm cao. Tôi không được như cha mình, một người nổi tiếng học giỏi, 19 tuổi làm tri huyện thời Pháp thuộc. Cha tôi từng có viết một cuốn sách khá nổi tiếng là Cái bong bóng lợn, có thể được xem là ghi chép của một thời kỳ lịch sử, qua đó người đọc biết thêm những phong tục xưa cũ mà hiện nay đã bị mai một đi nhiều, cũng như thêm yêu những nét dân gian rất đỗi bình dị, thân thiết và hiền hòa. Sau này, tôi đã in 2.000 ấn bản cuốn sách này để tôn vinh ông và dành tặng cho những ai yêu mến văn chương của cha tôi.

    Về phần mình thì tôi học không giỏi nhưng lại may mắn khi đi thi, dù chỉ đậu ở mức điểm thấp nhất. Tôi đậu vào Trường Quốc gia Cầu đường cũng nhờ… ăn may. Tuy nhiên, tôi chơi thể thao rất giỏi, từ bóng đá, bóng chuyền đến tennis, golf. Tôi hát hay và có chút đào hoa. Dù vậy, ở một quốc gia mà người bản địa có sự kỳ thị khắc nghiệt như Pháp vào thời ấy thì sự nghiệp của tôi cứ mãi lẹt đẹt trong nhiều năm trời.

    * Và bước rẽ trái của sự nghiệp đến với ông thế nào?

    - Tôi hay gọi đùa đó là “cuộc khởi nghĩa Phan Văn Trường” diễn ra năm tôi gần 40 tuổi. Có lẽ ông trời thấy tôi đã làm đủ mọi nghề mà sự nghiệp vẫn chẳng đâu vào đâu nên cho tôi một cơ hội chăng? Năm đó, có một chuyên viên “săn đầu người” đến hỏi tôi: “Anh có muốn vào làm việc cho một công ty lớn về điện lực không?”.

    Câu hỏi khiến tôi băn khoăn rất nhiều, liệu tôi có nên nhận lời khi mình chẳng có chút kiến thức và kinh nghiệm nào về điện? Một người bạn cao niên khá thân thiết đã nói với tôi: “Anh là người có tài nhưng chưa gặp may, nay cơ hội đến anh nên nắm bắt. Trong tay có trăm nghề thì mình không sợ gì, người thông minh, giao tiếp mềm mỏng và giọng nói ấm áp như anh chắc sẽ tiến thân rất nhanh. Anh chưa biết gì về điện thì biết đâu sẽ có một phụ tá giỏi giúp anh”. Lời động viên của người bạn ấy đã giúp cho tôi có thêm quyết tâm mở ra một con đường đi mới cho đời mình.

    * Nhưng làm thế nào một anh kỹ sư cầu đường lại trở thành một người cố vấn, thương thuyết?

    - Đó là một cơ duyên rất lạ. Ngày đầu tiên nhận việc ở công ty mới, tôi có dịp đi cùng thang máy với một người đàn ông trông rất đạo mạo. Ông hỏi tôi: “Cậu là ai?”. Tôi lúc đó là một người chưa “biết mình biết ta”, liền hỏi lại một câu phần nào khiếm nhã: “Vậy ông là ai?”. Ông ấy không trả lời, nhưng khi thang máy lên đến tầng năm, ông nói: “Cậu vào đây”. Sau khi dẫn tôi vào một căn phòng sang trọng, ông hỏi: “Cậu đến công ty này để làm gì”. Tôi thật thà trả lời: “Cháu không biết mình sẽ làm việc gì nữa”. “Tại sao người ta thuê cậu?”. “Cháu cũng không biết tại sao người ta thuê mình”. “Cậu có thông thạo về địa lý, địa dư, nhân sự ở các nước Á châu không?”. “Cháu có biết”. “Vậy cậu có nói được tiếng Indonesia không?”. “Cháu nói được”. “Mai tôi đi Indonesia, cậu sẽ đi cùng tôi”. Sau này, tôi mới biết ông ấy là chủ tịch tập đoàn điện lực mà tôi làm việc.

    Từ đó, tôi trở thành trợ lý kiêm cố vấn cho ông chủ tịch. Tôi viết báo cáo và chuẩn bị những thông tin đầy đủ cho các buổi đàm phán của ông. Theo chân vị chủ tịch này, tôi đã được gặp các vị quan chức đứng đầu nhà nước Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc… thậm chí được dùng cơm trong tư thất của Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng. Sau đó, tôi trở thành nhà quản trị hai công ty con của tập đoàn này, mỗi công ty có hơn 22 ngàn người và trở thành người đại diện cho tập đoàn đi thực hiện các cuộc đấu thầu, thương thuyết.

    Nguồn: http://www.molisa.gov.vn/


      Hôm nay: 28th March 2024, 20:17