Learn

The forum of documents and methods for studying - Lượm lặt kiến thức


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay

    QaniTri
    QaniTri
    Admin

    Nam Libra Monkey
    Tổng số bài gửi : 1568
    Tiền xu Ⓑ : 3891
    Được cảm ơn № : 6
    Ngày khởi sự Ngày khởi sự : 07/01/2013
    Đến từ Đến từ : HCMC
    Côngviệc / Sởthix Côngviệc / Sởthix : Languages, Softwares, Sciences, Martial arts

    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Empty Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay

    Bài gửi by QaniTri 18th October 2015, 01:39

    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Toa-tam-bao-chua-Phat-Tich-Bac-Ninh1-640x479


    Chùa Phật Tích (Phật Tích tự 佛跡寺) còn gọi là chùa Vạn Phúc (Vạn Phúc tự 萬福寺) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam. Chùa Phật Tích được xếp hạng Di tích Lịch sử- Văn hóa tại Quyết định số 313/VH-VP, ngày 28 tháng 4 năm 1962 của Bộ Văn hóa.
     
    Toàn cảnh chùa Phật Tích(Tiên Du,Bắc Ninh)
    1 of 17
     
     

    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Cong-chua-Phat-Tich-Bac-Ninh-630x420
    Cổng chùa Phật Tích (Tiên Du,Bắc Ninh)


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Ben-ngoai-chua-Phat-Tich-Bac-Ninh1-736x420
    Chùa Phật Tích nhìn từ bên ngoài


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Nhung-bac-thang-da-dam-mau-thoi-gian1-747x420
    Những bậc thang đá đậm màu thời gian


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Toa-tam-bao-chua-Phat-Tich-Bac-Ninh1-561x420
    Tòa tam bảo chùa Phật Tích (Tiên Du,Bắc Ninh)


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Tuong-adida-bao-vat-tran-son-chua-Phat-Tich-Bac-Ninh1-315x420
    Tượng adida bảo vật trấn sơn chùa Phật Tích (Tiên Du,Bắc Ninh)


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Phat-aida-bang-da-xanh-302x420
    Phật A Di Đà bằng đá xanh


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay ChuyetChuyet_mummy-485x420
    Tượng Chuyết Thuyết Tổ


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Tuong-thu-630x420
    Tượng thú điêu khắc thời Lý


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Duong-toi-vuon-thap-sau-chua-Phat-Tich-Bac-Ninh1-560x420
    Đường tới vườn tháp sau chùa Phật Tích (Tiên Du,Bắc Ninh)


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Vuon-thap-chua-Phat-Tich-Bac-Ninh-733x420
    Vườn bảo tháp chùa Phật Tích (Tiên Du,Bắc Ninh)


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Thap-la-noi-cat-giu-xa-li-cua-cac-nha-su-co-cong-voi-chua1-560x420
    Tháp là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư có công với chùa


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Long-tri-596x420
    Long Trì (Ao Rồng)


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Quan-Am-vien-chua-Phat-Tich-Bac-Ninh-560x420
    Quan Âm Viện chùa Phật Tích (Tiên Du,Bắc Ninh)


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Duong-len-dinh-nui-chua-Phat-Tich-Bac-Ninh-739x420
    Đường lên đỉnh núi chùa Phật Tích (Tiên Du,Bắc Ninh)


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Toa-bao-thap-chua-Phat-Tich-Bac-Ninh-560x420
    Tòa bảo tháp chùa Phật Tích (Tiên Du,Bắc Ninh)


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Dai-tuong-adida-630x420
    Đại tượng phật A Di Đà


    Chùa Phật Tích - Dấu ấn xưa và nay Tuong-adida-va-toa-bao-thap-nhin-tu-xa-633x420
    Tượng A-Di-Đà và tòa bảo tháp nhìn từ xa








































    Tục truyền
    Ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên, xã Phật Tích đã nằm trong địa bàn diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo Ân Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ. Trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo đầu tiên của đất nước (trung tâm Dâu – Luy Lâu). Và nhà sư Ân Độ Khâu-đà-la đã về đây dựng chùa và truyền đạo. Nhưng phải đến đời Lý (1010¬1225) thì chùa Phật Tích mới được xây dựng với qui mô lớn. Chùa Phật Tích được triều Lý ưu ái đặc biệt bởi nó nằm trong vùng văn hóa lâu đời của xứ Kinh Bắc, quê hương của vua Lý.
    Lịch sử hình thành và phát triển
    Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ tư (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, làng đổi tên là Phật Tích và dời cả lên trên sườn núi.
    Trải qua thời gian, chùa Phật Tích bị tàn phá nặng nề. Vào thời Lê, năm 1686, chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn và đổi tên là Vạn Phúc tự.
    Nhưng rồi vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn tại sau đó được gần 300 năm. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và chùa bị tàn phá, hư hỏng nhiều. Khi hòa bình lập lại (1954) đến nay, chùa Phật Tích được khôi phục dần. Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A di đà bằng đá quý giá. Tháng 4 năm 1962, Nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch sử – văn hóa. Sau đó nhân dân trồng phía sau chùa một khu rừng với trên một vạn cây thông và cây bạch đàn, và trồng ở trước cửa chùa vườn cây ăn quả. Cho tới nay, chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị tam thế, 8 gian nhà Tổ, và 7 gian nhà thờ Mẫu.
    Cảnh quan và kiến trúc
    Chùa Phật Tích, một công trình văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, cho đến nay vẫn còn giữ được nhiều di vật cổ quý giá.Ngôi chùa có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi. Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60 m, rộng khoảng 33 m, mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật.
    Ba cấp nền chùa: Chùa được kiến trúc theo kiểu Nội công ngoại quốc (giống với lối kiến trúc tại chùa Bổ Đà, một ngôi chùa nổi tiếng khác ở xứ Kinh Bắc), sân chùa là cả một vườn hoa mẫu đơn rực rỡ. Bên phải chùa là Miếu thờ Đức chúa tức bà Trần Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở chùa này nên có câu đối “Đệ nhất cung tần quy Phật địa. Thập tam đình vũ thứ tiên hương”. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ. Ông mất tại đây năm 1644 thọ 55 tuổi; hiện nay chùa còn giữ được pho tượng của Chuyết công đã kết hỏa lúc đang ngồi thiền.
    Bậc nền thứ hai là nơi có các kiến trúc cổ ngày nay không còn được thấy. Khi đào xuống nền ngôi chùa này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di vật điêu khắc thời nhà Lý và nền móng của một ngôi tháp gạch hình vuông, mỗi cạnh dài 8,5 m.
    Nền thứ ba cao nhất, có Long Trì (Ao Rồng) là một cái ao hình chữ nhật, đã cạn nước.
    Bức tượng Phật A di đà bằng đá xanh ngồi trên tòa sen cao 1,87 m, một tác phẩm điêu khắc đặc sắc của nền mỹ thuật nước nhà nói chung và nghệ thuật tạc tượng nói riêng. Tượng người chim đánh trống, một nhân vật thần thoại, thể hiện ước mơ thoát tục và khát vọng vươn tới của con người. Đặc biệt, phía trước chùa Phật Tích có một hàng thú 10 con: tê giác, trâu, voi, sư tử, ngựa… to lớn. Tất cả các di vật cổ bằng đá nói trên đều là những tác phẩm nghệ thuật tài hoa của các nghệ nhân dựng chùa buổi đầu tiên với những nét rất đặc trưng cho thời Lý.
    Khu Bảo Tháp: Sau sân nền có 32 ngọn tháp xây bằng gạch và đá là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở đây, phần lớn được dựng vào thế kỷ 17.Ngọn tháp lớn nhất là Tháp Phổ Quang, cao 5,10 m gồm đế, khám thờ, hai tầng diềm và mái mui luyện với chóp tròn.
    Điêu khắc đá: Nhiều tác phẩm điêu khắc thời nhà Lý còn được giữ tại chùa cho đến nay. Ngay ở bậc thềm thứ hai, có 10 tượng thú bằng đá cao 10 m, gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại hai con, nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn.
    Quan trọng nhất là pho tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh ngồi thiền định trên tòa sen, tính theo mét hệ cao 1,86 m; thêm phần bệ thì đạt 2,69 m. Trên bệ và trong những cánh sen, có những hình rồng và hoa lá, một nét đặc trưng của mỹ thuật thời Lý.
    Ở chùa còn có những di vật thời Lý khác như đá ốp tường, đấu kê…trên đó chạm khắc các hình Kim Cương, Hộ Pháp, thần điểu, các nhạc công, vũ nữ v.v…
    Lễ Hội
    Lễ hội Khán hoa mẫu đơn là một trong những lễ hội diễn ra với quy mô lớn, sớm nhất tỉnh Bắc Ninh, tồn tại và phát triển qua hàng nghìn năm theo ngôi chùa Phật Tích cùng với câu chuyện tình cảm động Từ Thức gặp tiên.
    Lễ hội chùa Phật Tích thường được tổ chức trong ba ngày, từ mồng 3 đến mồng 5 Tết âm lịch hàng năm, trong đó ngày chính hội là mồng 4. Từ ngày khai hội (mồng 3 tết), rất đông du khách đã kéo về chùa Phật Tích để lễ Phật, cầu bình an. Hàng vạn người có mặt tại đây đã khiến các lối lên chùa, tháp chuông, Đại phật tượng A di đà chật cứng.
    https://www.youtube.com/watch?v=t9ijBayKer8

    hanhtrinhtamlinh.com


      Hôm nay: 29th March 2024, 16:21